BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2000/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ban hành ngày 27 tháng 12 năm 1990 của Hội đồng Nhà nước
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1 : Nay ban hành tiêu chuẩn 10 TCN 404-2000 Phương pháp hậu kiểm giống cây trồng "
Điều 2 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ - CLSP, Giám đốc Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này .
Nơi nhận: | K/T BỘ TRƯỞNG |
BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
TIÊU CHUẨN
PHƯƠNG PHÁP HẬU KIỂM GIỐNG CÂY TRỒNG
( Method for conducting post control plots )
10TCN 404 - 2000
(Ban hành kèm theo quyết định số 20/2000/QĐ-BNN-KHCNngày 06 thán 03 năm 2000)
1. Phạm vi áp dụng:
Tiêu chuẩn này qui định những nguyên tắc và phương pháp đánh giá tính đúng giống, độ thuần và một số chỉ tiêu chất lượng khác của một lô giống, thông qua thí nghiệm đồng ruộng.
Tiêu chuẩn này được áp dụng đối với các lô giống cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày đang sản xuất, kinh doanh trong phạm vi cả nước, khi có yêu cầu của các cơ quan quản lý, cá nhân và tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc người sử dụng giống cây trồng.
2. Mục đích hậu kiểm:
Hậu kiểm giống cây trồng nhằm xác định :
- Tính đúng giống và độ thuần của lô giống làm cơ sở để sử dụng lô giống hoặc giải quyết những nghi ngờ, tranh chấp liên quan đến chất lượng lô giống.
- Trong trường hợp giống lai, hậu kiểm nhằm đánh giá thêm một số chỉ tiêu khác như : độ bất dục đực của dòng mẹ, năng suất F1 của cùng một tổ hợp lai nhưng bố mẹ được duy trì và nhân ở những điều kiện khác nhau .
3. Thuật ngữ :
Trong tiêu chuẩn này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau :
3.1. Hậu kiểm giống cây trồng - Post Control Plots - gọi tắt là Hậu kiểm :
Là đánh giá chất lượng (chủ yếu là tính đúng giống và độ thuần ) của một lô giống thông qua kiểm tra cây được gieo trồng từ mẫu hạt của lô giống đó trên ô thí nghiệm ngoài đồng. Hậu kiểm được thực hiện sau khi đã kiểm định ruộng giống và kiểm nghiệm trong phòng.
3.2. Tính đúng giống ( tính xác thực của giống ) - Varietal Trueness :
Một lô giống được coi là đúng giống nếu cây được gieo trồng từ mẫu hạt của lô giống đó, trong quá trình sinh trưởng - phát triển luôn biểu hiện các tính trạng đặc trưng phù hợp với mẫu chuẩn hoặc bảng mô tả giống.
3.3. Độ thuần giống - Varietal Purity :
Là mức độ đồng nhất về các tính trạng đặc trưng của các cây được gieo trồng từ mẫu hạt giống của cùng một lô giống. Độ thuần được tính bằng tỷ lệ phần trăm số cây của chính giống đó so với tổng số cây kiểm tra.
3.4. Cây khác dạng - Off Type Plant :
Là những cây có một hoặc nhiều tính trạng khác biệt với tính trạng đặc trưng của giống được kiểm tra.
3.5. Bảng mô tả giống - Table of Variety Characteristics :
Là bảng liệt kê các tính trạng đặc trưng của một giống nhằm mô tả giống mà dựa vào đó có thể phân biệt giống này với các giống khác.
3.6. Mẫu chuẩn - Standard Sample :
Là mẫu hạt giống hoặc cây mọc từ mẫu hạt giống đó, có các tính trạng đặc trưng phù hợp với bảng mô tả giống, do chính tác giả của giống đó cung cấp hoặc được nhân từ giống tác giả và được các cơ quan có thẩm quyền công nhận.
4. Nguyên tắc hậu kiểm:
4.1. Để kiểm tra tính đúng giống, thí nghiệm hậu kiểm phải được thiết kế để có thể so sánh các mẫu đại diện của các lô giống tham gia hậu kiểm với mẫu chuẩn của giống đó.
4.2. Để đánh giá độ thuần, thí nghiệm hậu kiểm phải được bố trí và thực hiện nhằm bảo đảm các thông tin thu được hoàn toàn chính xác.
5. Yêu cầu :
5.1. Mỗi thí nghiệm hậu kiểm chỉ kiểm tra các mẫu giống của cùng một giống. Các giống khác nhau sẽ được kiểm tra ở các thí nghiệm hậu kiểm khác nhau.
5.2. Thí nghiệm hậu kiểm có thể được thực hiện trước, đồng thời hoặc sau khi đã sử dụng lô hạt giống.Thời gian hậu kiểm tuỳ thuộc mục đích của thí nghiệm hoặc yêu cầu của các tổ chức, cá nhân có quyền lợi hoặc trách nhiệm liên quan đến lô giống.
5.3. Ruộng hậu kiểm phải đồng đều, sạch cỏ, tuyệt đối không có cây cùng loài sót lại từ vụ trước. Trong suốt quá trình hậu kiểm, không được khử lẫn và sử dụng bất kỳ một loại thuốc diệt cỏ hoặc hormon sinh trưởng nào.
5.4. Đối chứng trong thí nghiệm hậu kiểm là mẫu chuẩn của chính giống đó. Giống tham gia hậu kiểm ở cấp nào thì mẫu chuẩn ở cấp đó. Có thể thu thập, bảo quản mẫu chuẩn với khối lượng lớn để sử dụng trong nhiều vụ. Nếu lượng mẫu chuẩn cũ gần hết, phải có lượng mẫu chuẩn mới chuẩn bị thay thế. Chất lượng của mẫu chuẩn mới phải được kiểm tra qua thí nghiệm so sánh với mẫu chuẩn cũ trên đồng ruộng và bảng mô tả giống.
Đối với giống nhập nội từ nước ngoài, cơ quan thực hiện hậu kiểm có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý chất lượng giống cây trồng tại các nước xuất khẩu giống đó để tìm nguồn mẫu chuẩn thích hợp hoặc bảng mô tả các tính trạng đặc trưng của giống.
6. Phương pháp tiến hành :
6.1. Bố trí thí nghiệm hậu kiểm :
- Thí nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên, không nhắc lại. Ô có dạng hình chữ nhật, được gieo trồng một mẫu hạt giống đại diện cho lô giống tham gia hậu kiểm. Các ô cách nhau một lối đi chăm sóc phù hợp với từng loại cây trồng.
- Diện tích của mỗi ô bảo đảm gieo trồng đủ số cây cần kiểm tra, tuỳ thuộc vào từng loại cây trồng và tiêu chuẩn qui định về độ thuần của loại cây trồng đó. Số cây trong một ô được tính theo công thức :
N = 4 x | 100 ------------------- 100 - S(%) |
Trong đó :
- S (%) là tiêu chuẩn qui định về độ thuần đồng ruộng.
- N là số cây cần kiểm tra thích hợp nhất có trong 1 ô.
Nếu điều kiện thực tế không cho phép, trong một số trường hợp, số cây cần kiểm tra của một mẫu giống ít nhất cũng phải bằng n = 1/4 N ( Xem phụ lục 1 ).
6.2. Các biện pháp kỹ thuật :
- Chỉ gieo trồng mỗi hốc 1 cây hoặc cấy 1 dảnh.
- Khi chuyển cây từ vườn ươm hoặc ruộng mạ ra ruộng thí nghiệm, phải nhổ ngẫu nhiên, liền khoảnh, không được chọn cây.
- Các biện pháp kỹ thuật khác thực hiện theo các qui phạm khảo nghiệm giống đã được ban hành.
6.3. Kiểm tra và đánh giá kết quả :
6.3.1. Thời kỳ và số lần kiểm tra:
Việc kiểm tra được tiến hành thường xuyên trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây. Tập trung vào các thời kỳ:
- Cây con.
- Trước khi ra hoa .
- Ra hoa, thụ phấn.
- Đang làm hạt.
Tuỳ từng loại cây, số lần kiểm tra trong mỗi thời kỳ có thể là một hay nhiều lần. Đặc biệt chú ý nhữnh tính trạng đặc trưng chỉ xuất hiện rõ trong một thời gian ngắn.
6.3.2. Đánh giá tính đúng giống:
So sánh cây của các mẫu giống tham gia hậu kiểm với cây mẫu chuẩn
( đối chứng ) và bảng mô tả tính trạng đặc trưng của giống. Nếu đa số cây của mẫu giống có các tính trạng đặc trưng phù hợp với mẫu chuẩn hoặc bảng mô tả giống thì mẫu giống đó bảo đảm tính đúng giống và ngược lại.
6.3.3. Đánh giá độ thuần của giống:
Quan sát, phát hiện, đếm và ghi chép số cây khác dạng có trong mỗi ô. Những cây khác dạng phải được đánh dấu hoặc có thể nhổ bỏ nếu đã được khẳng định chính xác. Thống kê qua các lần kiểm tra và tính kết quả theo công thức sau:
Tổng số cây kiểm tra - Số cây khác dạng
P(%) = -------------------------------------------------- x 100
Tổng số cây kiểm tra
P(%) lấy tới hai số lẻ sau đơn vị.
So sánh kết quả với tiêu chuẩn và kết luận về độ thuần của lô giống.
6.3.4. Đánh giá một số chỉ tiêu khác :
- Đối với các lô giống lúa lai F1 của cùng một tổ hợp lai được sản xuất trong nước, cần so sánh thêm về năng suất thực tế giữa chúng với mẫu chuẩn nhằm đánh giá đầy đủ hơn chất lượng của một lô giống. Vì vậy, thí nghiệm hậu kiểm các lô giống này phải thực hiện ba lần nhắc lại .
- Khi tiến hành hậu kiểm các dòng lúa bất dục đực đang được duy trì trong nước hay nhập nội để sản xuất giống lúa lai F1, cần kiểm tra thêm khả năng bất dục đực của các dòng này. Các cây hữu thụ ( toàn bộ hay từng phần ) đều được coi là cây khác dạng để tính độ thuần của dòng lúa bất dục đực theo tiêu chuẩn đã được qui định ( Xem phụ lục 2 ).
7. Công bố kết quả hậu kiểm :
Cơ quan tiến hành hậu kiểm phải có kết luận về kết quả hậu kiểm và thông báo cho các cơ quan quản lý chất lượng, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm và quyền lợi liên quan đến lô giống trong thời gian không quá 30 ngày sau khi kết thúc thí nghiệm hậu kiểm. ( Xem phụ lục 3 ).
PHỤ LỤC 1:
YÊU CẦU ĐỘ THUẦN ĐỒNG RUỘNG VÀ SỐ CÂY KIỂM TRATRONG THÍ NGHIỆM HẬU KIỂM
TT | Loại cây trồng | Cấp chất lượng | Yêu cầu độ thuần đồng ruộng | Số cây (khóm) cần kiểm tra trong TN hậu kiểm | |
|
|
| ( % ) | Phù hợp (N) | Tối thiểu ( n ) |
1
| Lúa thuần
| Giống gốc( giống tác giả, Siêu nguyên chủng ). Nguyên chủng Xác nhận
| ( 99,95 > 99,75 > 99,00
| 8.000 1.600 400
| 2.000 400 100
|
2
| Lúa lai: - Bố mẹ lúa lai 2 dòng - Bố mẹ lúa lai 3 dòng A, B, R - Giống lai F1 | Nguyên chủng Nguyên chủng Xác nhận Loại 1 Loại 2 | > 99,50 > 99,90 > 99,00 > 98,00 > 96,00 | 800 4.000 400 200 100 | 1.000
|
3
| Ngô lai: - Giống lai đơn - Giống lai kép, lai ba, lai không qui ước. |
| > 96,00 > 95,00 | 100 100 |
|
4
| Đậu đỗ, lạc, khoai tây | Nguyên chủng Xác nhận | > 99,00 > 98,00 | 400 200 | 100 |
5
| Cải bắp, xu hào | Nguyên chủng Xác nhận | > 99,00 > 95,00 | 400 100 | 100 |
6
| Dưa chuột, cà chua | Nguyên chủng Xác nhận | > 99,00 > 98,00 | 400 100 | 100 |
7 | Rau cải củ | Nguyên chủng Xác nhận | > 99,00 > 90,00 | 400 100 | 100 |
Ghi chú: Đối với những thí nghiệm hậu kiểm cần đánh giá về năng suất thì số cây cần kiểm tra, diện tích của 1 ô và số lần nhắc lại phải tuân theo các qui phạm khảo nghiệm giống cây trồng đã được ban hành.
PHỤ LỤC 2 :
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CỤ THỂ ÁP DỤNG ĐỐI VỚITHÍ NGHIỆM HẬU KIỂM CÁC DÒNG LÚA BẤT DỤC ĐỰC.
1. Thời vụ : Theo khung thời vụ tốt nhất của địa phương tiến hành thí nghiệm hậu kiểm. Riêng đối với các dòng TGMS ( Thermo sensitive genetic male sterile ), phải bảo đảm các điều kiện nhiệt độ, ánh sáng phù hợp với yêu cầu của dòng lúa bất dục đực.
2. Kiểm tra tính đúng giống : Theo phương pháp chung.
3. Kiểm tra độ thuần của giống :
3.1. Kiểm tra cây khác dạng : Theo phương pháp chung. Có thể nhổ bỏ những cây được xác định chắc chắn là cây khác dạng. Những cây còn nghi ngờ cần đánh dấu và bao bông cách li để tiếp tục theo dõi ( nếu cây đó có khả năng tung phấn ). Đếm và thống kê tổng số cây khác dạng đã được phát hiện.
3.2. Kiểm tra khả năng bất dục : chỉ kiểm tra khả năng bất dục đực của những cây được coi là đúng giống, sau khi đã kiểm tra và loại bỏ các cây khác dạng ( cây phân li + cây khác giống ).
Có ba phương pháp kiểm tra cây lúa bất dục và xác định khả năng bất dục của dòng lúa bất dục đực:
3.2.1. Kiểm tra bằng mắt :
Quan sát toàn bộ ô, căn cứ vào đặc điểm hình thái của các cây khi trỗ bông. Các cá thể trỗ nghẹn đòng, bao phấn màu trắng sữa hoặc trắng ngà, đầu bao phấn nhọn, khi nở hoa thử rung mạnh mà không có hạt phấn rơi trên tay tức là bao phấn không mở, hạt phấn lép không tung được, cây lúa như vậy là cây bất dục đực. Ngược lại, những cây trỗ thoát bình thường, bao phấn tròn mẩy, màu vàng, khi rung nhẹ có hạt phấn rụng là những cây hữu dục hay bất dục không hoàn toàn.
Tính tỷ lệ (%) cây hữu dục và cây bất dục không hoàn toàn trên tổng số cây kiểm tra.
3.2.2. Kiểm tra bằng bao cách li :
Khi bông mới nhú, chọn ngẫu nhiên 30 khóm liên tiếp trong ô, mỗi khóm chọn 1 - 2 bông, dùng bao giâý cách li để ngăn hạt phấn ngoài rơi vào. Sau khi bao 10 - 15 ngày, mở bao quan sát, tuỳ theo số hạt mẩy có trên bông để xác định khả năng bất dục của cây được kiểm tra.
Trên cơ sở quan sát bông của 30 khóm được bao cách li, tính :
- Tỷ lệ (%) cá thể hữu dục .
- Tỷ lệ (%) số hạt hữu dục ( hạt mẩy ) trên tổng số hạt kiểm tra.
3.2.3. Kiểm tra bằng kính hiển vi :
Trên bông lúa mới trỗ của các cây mẫu đại diện ( 10 cây / ô ), lấy ngẫu nhiên 5 hoa phần đầu, 5 hoa phần giữa, 5 hoa phần cuối bông, gắp bao phấn của các hoa để trên lam kính, nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch KI-1% , dùng panh xé các bao phấn để hạt phấn thoát ra ngoài, gắp bỏ vỏ bao, đặt lên kính để soi. Hạt phấn bình thường khi nhuộm có màu xanh đậm, tròn căng và kích thước đều nhau và ngược lại, nếu hạt phấn có hình dạng bất thường, không nhuộm màu hoặc chỉ bắt màu nhẹ là các hạt phấn bất dục.
Tuỳ theo các đièu kiện cụ thể và dạng hình bất dục, có thể áp dụng phương pháp kiểm tra bằng mắt kết hợp với phương pháp kiểm tra bằng bao cách li hoặc bằng kính hiển vi.
3.3. Đánh gía độ thuần của dòng lúa bất dục đực :
Các cây hữu dục và bất dục không hoàn toàn đều được coi như các cây khác dạng. Độ thuần của dòng lúa bất dục đực được tính :
Độ thuần (%) = 100% - ( Tỷ lệ (%) cây khác dạng + Tỷ lệ (%) cây hữu dục + Tỷ lệ (%) cây bất dục không hoàn toàn ).
So sánh với tiêu chuẩn trong phụ lục 1, xác định lô giống đạt hay không đạt.
PHỤ LỤC 3:
MẪU BÁO CÁO KẾT QỦA HẬU KIỂM
1. Tên giống : Cấp giống :
2. Vụ : Năm :
3. Địa điểm hậu kiểm :
4. Tổng số mẫu giống tham gia hậu kiểm :
5. Diện tích ô thí nghiệm : Số cây / ô:
6. Ngày gieo : Ngày ra hoa 10% (Bắt đầu) :
Ngày chín : Ngày ra hoa 80% (Kết thúc):
7. Phương pháp cách li :
8. Đất thí nghiệm :
- Loại đất :
- Cây trồng vụ trước :
9. Tóm tắt ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đối với ruộng hậu kiểm :
10. Tóm tắt tình hình sâu bệnh hại chính và ảnh hưởng của chúng :
11. Số liệu hậu kiểm :
TT | Mã số mẫu giống | Tổng số cây thực có của 1 mẫu giống | Tính đúng giống (đúng/sai ) | Số cây khác dạng trong 1 mẫu | Độ thuần của 1 mẫu giống | Năng suất thực thu ( kg / ô ) | Kết quả ( đạt / không đạt ) | |||
|
|
|
| giống | ( % ) | LN1 | LN2 | LN3 | TB |
|
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú ý :
- Nêu cụ thể các tính trạng sai khác của cây khác dạng.
- Báo cáo thêm kết quả quan sát các chỉ tiêu khác ( nếu có ).
12. Nhận xét và kết luận :
CƠ QUAN QUẢN LÝ | Ngày tháng năm |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.