BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1989/QĐ-TĐC | Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Quyết định số 08/2019/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (QCVN 4:2009/BKHCN) và Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy và Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn chứng nhận thiết bị điện và điện tử phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 402/QĐ-TĐC ngày 25 tháng 03 năm 2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc ban hành hướng dẫn chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện và điện tử phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đánh giá hợp chuẩn và hợp quy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra, Lãnh đạo các tổ chức chứng nhận được chỉ định, đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật và các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức triển khai thực hiện theo Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định này./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
CHỨNG NHẬN THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ PHÙ HỢP QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA QCVN 4:2009/BKHCN VÀ SỬA ĐỔI 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1989/QĐ-TĐC ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
1. Mục đích và phạm vi áp dụng
1.1. Văn bản này hướng dẫn việc chứng nhận hợp quy về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (sau đây viết tắt là sản phẩm điện và điện tử) được sản xuất và nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN.
1.2. Văn bản này hướng dẫn các tổ chức đánh giá sự phù hợp khi thực hiện việc chứng nhận/giám định sản phẩm điện và điện tử (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận/giám định) phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN đã đăng ký hoạt động chứng nhận/giám định theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành hoặc được thừa nhận theo quy định của pháp luật; Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh sản phẩm điện và điện tử thuộc đối tượng áp dụng của QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN khi thực hiện đăng ký chứng nhận/giám định hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa.
2.1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử ban hành kèm theo Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Sửa đổi 1 : 2016 QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử ban hành kèm theo Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN ngày 15 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016).
2.2. Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (sau đây viết tắt là Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN) và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN (sau đây viết tắt là Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN).
2.3. Quyết định số 3482/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2.4. Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây viết tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP).
2.5. Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn trong QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1: 2016 QCVN 4:2009/BKHCN được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định của văn bản mới.
Trường hợp các tiêu chuẩn viện dẫn trong QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1: 2016 QCVN 4:2009/BKHCN được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
3.1. Kiểu loại (Model): Là các sản phẩm điện và điện tử cùng tên gọi, cùng công dụng, cùng tính năng kỹ thuật, cùng thiết kế, cùng kết cấu, sử dụng cùng loại nguyên vật liệu, của cùng một nhà sản xuất.
3.2. Lô sản phẩm điện và điện tử: Là tập hợp các sản phẩm điện và điện tử cùng kiểu loại, được xác định về số lượng.
3.3. Lô sản phẩm điện và điện tử nhập khẩu: Là lô sản phẩm điện và điện tử nhập khẩu thuộc cùng một chuyến hàng và cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.
3.4. Mẫu đại diện cho lô hàng: Là số lượng sản phẩm điện và điện tử cụ thể của cùng kiểu loại (model), mang đầy đủ các đặc tính kỹ thuật, thiết kế, kết cấu đặc trưng và hoàn chỉnh của kiểu loại sản phẩm đăng ký chứng nhận, được lấy ngẫu nhiên trong lô hàng theo phương pháp xác suất thống kê theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-1:2007 , bậc kiểm tra S2, phương án lấy mẫu một lần, trong kiểm tra thường, giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) = 1,5, đại diện cho toàn bộ lô hàng để kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu về ngoại quan, ghi nhãn, kết cấu sản phẩm, tính đồng nhất và lấy mẫu thử nghiệm điển hình.
3.5. Mẫu thử nghiệm điển hình (gọi tắt là mẫu điển hình): Là số lượng sản phẩm điện và điện tử cụ thể của cùng kiểu loại (model), mang đầy đủ các đặc tính kỹ thuật, thiết kế, kết cấu đặc trưng và hoàn chỉnh của kiểu loại sản phẩm đăng ký chứng nhận, được lấy ngẫu nhiên trong lượng mẫu đại diện cho lô hàng hoặc được lấy ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất bình thường tại nhà sản xuất/ trên thị trường, dùng để thử nghiệm điển hình.
3.6. Thử nghiệm điển hình: Là việc tiến hành thực hiện xác định các đặc tính kỹ thuật của mẫu điển hình theo quy định của quy chuẩn, theo thủ tục hoặc quy trình được quy định tại tiêu chuẩn hay quy định kỹ thuật làm căn cứ kỹ thuật cho việc đánh giá chứng nhận sự phù hợp.
3.7. Kết quả thử nghiệm điển hình: Là kết quả của quá trình thử nghiệm trên mẫu điển hình.
4.1. Tổ chức chứng nhận có thể xem xét và ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau với tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước ngoài có đủ năng lực thực hiện các yêu cầu theo quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016. Việc ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau phải được thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 27/2007/TT-BKHCN ngày 31 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
4.2. Tổ chức chứng nhận có thể xem xét sử dụng kết quả đánh giá chứng nhận sự phù hợp của tổ chức chứng nhận có năng lực của nước ngoài thực hiện. Các tổ chức này phải được tổ chức công nhận là thành viên của PAC hoặc IAF hoặc thuộc Chương trình chứng nhận an toàn của Ủy ban điện quốc tế IEC (IEC CB Scheme) công nhận có năng lực phù hợp với các yêu cầu quy định đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17065 và/hoặc được thừa nhận theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia tương ứng với phạm vi các sản phẩm và tiêu chuẩn được quy định tại quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016.
4.3. Tổ chức chứng nhận có thể xem xét sử dụng kết quả thử nghiệm điển hình được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm của nước ngoài. Tổ chức thử nghiệm này đã được tổ chức công nhận là thành viên của ILAC, APLAC hoặc thuộc Chương trình chứng nhận an toàn của Ủy ban điện quốc tế IEC (IEC CB Scheme) công nhận có năng lực phù hợp với các quy định tại tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 đối với phạm vi thử nghiệm và/hoặc được thừa nhận theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia đối với sản phẩm theo các tiêu chuẩn tương ứng được quy định tại quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016.
Khi xem xét sử dụng kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm nước ngoài, tổ chức chứng nhận cần xem xét Phiếu kết quả thử nghiệm (Test report form) theo mẫu của CB Scheme (nếu đã tham gia CB Scheme) hoặc trong Phiếu kết quả thử nghiệm phải có phần thể hiện các ảnh chụp bên ngoài, bên trong sản phẩm và các linh kiện chính lắp trên sản phẩm; phải có phần liệt kê ký mã hiệu, thông số kỹ thuật và dấu chứng nhận phù hợp của các linh kiện lắp trên thiết bị.
4.4. Trước khi thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp hoặc sử dụng kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm nước ngoài phục vụ chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận phải báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các thông tin về tổ chức đánh giá sự phù hợp để theo dõi, quản lý.
Khi cần thiết, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ tổ chức kiểm tra việc thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp, sử dụng tổ chức thử nghiệm nước ngoài của các tổ chức chứng nhận cũng như năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp nước ngoài trước hoặc sau khi được thừa nhận hoặc sử dụng.
4.5. Khi thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp hoặc sử dụng tổ chức thử nghiệm nước ngoài, tổ chức chứng nhận phải chịu trách nhiệm về kết quả chứng nhận cuối cùng.
4.6. Tổ chức chứng nhận phải lựa chọn tổ chức thử nghiệm đã đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP để thử nghiệm cho mục đích đánh giá sự phù hợp. Ưu tiên sử dụng phòng thử nghiệm được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định.
4.7. Việc miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP .
Việc miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa sản xuất trong nước được thực hiện theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
5. Nguyên tắc lấy mẫu và thử nghiệm mẫu điển hình
5.1. Lấy mẫu
5.1.1. Mẫu đại diện cho lô hàng được lấy ngẫu nhiên trong lô hàng theo phương pháp xác suất thống kê theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7790-1:2007, bậc kiểm tra S2, phương án lấy mẫu một lần, trong kiểm tra thường, giới hạn chất lượng chấp nhận (AQL) = 1,5.
5.1.2. Mẫu điển hình được lấy ngẫu nhiên trong lượng mẫu đại diện cho lô hàng (đánh giá theo phương thức 7) hoặc được lấy ngẫu nhiên trong quá trình sản xuất bình thường tại nhà sản xuất/trên thị trường (đánh giá theo phương thức 5). Cỡ mẫu (số lượng sản phẩm) được lấy theo quy định của tiêu chuẩn tương ứng được quy định trong quy chuẩn. Đối với dây và cáp điện, trường hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng có nhiều kiểu loại sản phẩm và có quy định về phân nhóm lấy mẫu, tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện phân nhóm và lấy mẫu theo quy định của tiêu chuẩn đó.
5.1.3. Số lượng Mẫu lấy để thực hiện đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 phải đảm bảo đáp ứng số lượng Mẫu điển hình để thử nghiệm và 01 Mẫu lưu tại doanh nghiệp yêu cầu chứng nhận để kiểm tra hay thử nghiệm đối chứng khi cần thiết trong quá trình chứng nhận. Tham khảo Bảng A của Hướng dẫn này.
5.1.4. Việc lấy mẫu phải được lập thành biên bản có xác nhận (họ tên và chữ ký) của người lấy mẫu thuộc tổ chức đánh giá sự phù hợp và của đại diện doanh nghiệp. Mẫu điển hình được chụp ảnh tổng thể hình dạng bên ngoài, bên trong, phụ kiện, nhãn, kết cấu tổng thể và linh kiện bên trong. Các ảnh chụp được lưu trong hồ sơ của tổ chức chứng nhận.
5.1.5. Mẫu để thử nghiệm và để lưu phải được gắn niêm phong theo quy định của Chương trình đánh giá sự phù hợp do tổ chức đánh giá sự phù hợp công bố. Các công việc liên quan như phương pháp niêm phong/ký hiệu mẫu, vận chuyển, bảo quản mẫu, thời gian giao nhận mẫu, thông báo kết quả thử nghiệm, bảo mật, lưu mẫu, xử lý mẫu sau khi hết thời gian lưu mẫu,... được tổ chức chứng nhận giải thích rõ và thống nhất với doanh nghiệp và tổ chức thử nghiệm trước khi tiến hành.
5.2. Thử nghiệm mẫu
5.2.1. Mẫu điển hình phải được thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025, có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016, đã thực hiện đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP hoặc được thừa nhận theo quy định pháp luật. Ưu tiên sử dụng tổ chức thử nghiệm do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định.
Trong trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm điển hình đánh giá phù hợp tiêu chuẩn tương ứng quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 do tổ chức thử nghiệm được thừa nhận theo quy định pháp luật hoặc đã đăng ký hoạt động theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP cấp cho kiểu loại sản phẩm đăng ký chứng nhận hợp quy, tổ chức chứng nhận có thể xem xét tham khảo và sử dụng kết quả đã có (nếu phù hợp yêu cầu kỹ thuật của Quy chuẩn) để ra quyết định chứng nhận hợp quy. Tổ chức chứng nhận phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định chứng nhận được ban hành.
5.2.2. Mẫu điển hình được thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn tương ứng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 (khuyến khích áp dụng phiên bản tiêu chuẩn tương ứng mới nhất). Tham khảo Bảng A của Hướng dẫn này.
5.2.3. Việc thử nghiệm Mẫu điển hình khi giám sát đột xuất hoặc phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng trên thị trường phải được thử nghiệm tại tổ chức thử nghiệm đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định.
5.3. Đánh giá - xử lý kết quả thử nghiệm
5.3.1. Kết quả thử nghiệm mẫu điển hình được xem là phù hợp với quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 khi kết quả thử nghiệm của tất cả các chỉ tiêu kỹ thuật quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 tương ứng cho từng kiểu loại sản phẩm đều phù hợp.
5.3.2. Kết quả thử nghiệm mẫu điển hình được xem là không phù hợp khi có bất kỳ một chỉ tiêu nào không phù hợp với quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 tương ứng cho từng kiểu loại sản phẩm.
6. Nguyên tắc áp dụng phương thức chứng nhận và sử dụng dấu hợp quy.
6.1. Nguyên tắc áp dụng phương thức chứng nhận
Việc đánh giá sự phù hợp các sản phẩm điện và điện tử theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 được áp dụng theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN .
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm điện và điện tử được sản xuất bởi cơ sở sản xuất đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng/điều kiện bảo đảm quá trình sản xuất.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Phương thức này áp dụng đối với lô sản phẩm điện và điện tử chưa thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức 5.
6.2. Nguyên tắc sử dụng dấu hợp quy.
6.2.1. Dấu hợp quy (CR) phải được thể hiện phù hợp với các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN , Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN và các văn bản pháp quy liên quan.
6.2.2. Dấu hợp quy (CR) được gắn trên sản phẩm điện và điện tử hoặc bao gói của sản phẩm một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xóa được. Đối với các sản phẩm có kích thước quá nhỏ không đủ để gắn dấu hợp quy thì có thể gắn dấu hợp quy trên bao bì, trên nhãn đính kèm theo cách thức sao cho bảo đảm các nguyên tắc đã nêu ở trên.
6.2.3. Cách thể hiện dấu hợp quy (CR) và các thông tin liên quan trên sản phẩm điện và điện tử được quy định tại Phụ lục V của Hướng dẫn này. Trường hợp, sản phẩm điện và điện tử thuộc phạm vi áp dụng của quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 và quy chuẩn QCVN 9:2012/BKHCN và Sửa đổi 1:2018 thì dấu hợp quy (CR) chỉ được gắn lên sản phẩm khi đã đáp ứng tất cả các yêu cầu quy định tại cả hai quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này.
Khuyến khích các doanh nghiệp lồng ghép sử dụng dấu hợp quy (CR) và mã số, mã vạch trên sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy.
6.2.4. Tổ chức chứng nhận cung cấp mẫu dấu hợp quy (CR) và hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng dấu hợp quy, tự in/gắn dấu hợp quy cho các sản phẩm đã chứng nhận và chịu trách nhiệm về việc in/gắn và sử dụng dấu hợp quy này theo quy định của pháp luật. Nếu doanh nghiệp được chứng nhận có nhu cầu sử dụng dấu hợp quy (CR) do tổ chức chứng nhận in ấn thì gửi văn bản đề nghị và thanh toán mọi chi phí in ấn để tổ chức chứng nhận xem xét, tổ chức thực hiện.
7. Đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm điện và điện tử
7.1. Đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 5
Phương thức 5 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất để kết luận về sự phù hợp. Việc đánh giá giám sát được thực hiện thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 5 bao gồm:
7.1.1. Hồ sơ đăng ký
Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy, bao gồm:
7.1.1.1. Giấy đăng ký và/hoặc hợp đồng chứng nhận hợp quy (theo mẫu của tổ chức chứng nhận);
7.1.1.2. Các thông tin liên quan đến nhà sản xuất và các sản phẩm điện, điện tử yêu cầu chứng nhận hợp quy, bao gồm:
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax... của nhà sản xuất, địa điểm sản xuất.
- Tên gọi, nhãn hiệu, kiểu loại sản phẩm.
- Mô tả sản phẩm, hình ảnh của sản phẩm và linh kiện.
- Catalogue/Tài liệu hướng dẫn lắp đặt sử dụng,... (nếu có)
- Các tài liệu liên quan đến hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng sản xuất, giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (nếu có).
- Hồ sơ kiểm soát sản xuất (kể cả hồ sơ theo dõi, kiểm soát nguyên vật liệu) và hồ sơ thiết kế liên quan đến các loại sản phẩm điện và điện tử yêu cầu chứng nhận hợp quy.
- Quy trình sản xuất và các nội dung đặc thù liên quan đến loại sản phẩm điện và điện tử cụ thể (nếu có).
- Các kết quả thử nghiệm trên mẫu điển hình (nếu có), hoặc kết quả thử nghiệm đối với các linh kiện (nếu có).
- Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn/tiêu chuẩn đối với mẫu điển hình (nếu có).
- Các tài liệu và thông tin kỹ thuật có liên quan khác (nếu có).
7.1.2. Lấy mẫu điển hình, thử nghiệm mẫu, xử lý kết quả thử nghiệm
7.1.2.1. Việc lấy mẫu và thử nghiệm mẫu điển hình được thực hiện theo quy định tại Mục 5.1 và Mục 5.2 của Hướng dẫn này.
7.1.2.2. Việc xử lý kết quả thử nghiệm điển hình được thực hiện theo quy định tại Mục 5.3 của Hướng dẫn này và khi cần thiết, có thể xử lý tiếp như sau:
Trường hợp mẫu điển hình có kết quả thử nghiệm lần 1 không phù hợp với quy định tương ứng theo quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016, tổ chức chứng nhận có văn bản thông báo đến doanh nghiệp nêu rõ lý do mẫu sản phẩm không đạt cho doanh nghiệp biết để quyết định thực hiện việc thử nghiệm trên mẫu lưu hay thực hiện ngay việc khắc phục.
Khi thử nghiệm đối chứng trên mẫu lưu thì kết quả thử nghiệm trên mẫu lưu là cơ sở cho việc kết luận chứng nhận hay thực hiện khắc phục.
Khi thực hiện khắc phục thì sau khi khắc phục về mặt kỹ thuật, doanh nghiệp thông báo đến tổ chức chứng nhận kết quả khắc phục, tổ chức chứng nhận sẽ xem xét, xác nhận và thông báo cho doanh nghiệp biết trước khi tiến hành lấy mẫu lần 2 đối với kiểu loại sản phẩm này để thử nghiệm lại các chỉ tiêu không đạt (tổ chức chứng nhận cần xem xét thêm việc các chỉ tiêu đạt và không đạt có thể ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thử nghiệm). Kết quả thử nghiệm mẫu lần 2 sẽ là kết quả đánh giá cuối cùng. Trong trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu lần hai vẫn không đạt, tổ chức chứng nhận sẽ thông báo đến doanh nghiệp sản xuất về việc kiểu loại sản phẩm đó chưa đủ điều kiện để chứng nhận hợp quy tại thời điểm đánh giá.
7.1.3. Đánh giá quá trình sản xuất
7.1.3.1. Đánh giá quá trình sản xuất của doanh nghiệp
Việc đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm điện và điện tử được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Hướng dẫn này.
Ghi chú: Trường hợp doanh nghiệp có Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 hoặc ISO 9001 còn thời hạn hiệu lực (do tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định tại nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP cấp) thì tại lần đầu tiên khi thực hiện đánh giá chứng nhận, tổ chức chứng nhận cần xem xét hồ sơ và đánh giá kiểm chứng thực tế việc áp dụng các yêu cầu kiểm soát quá trình sản xuất và kiểm soát chất lượng. Khi phát hiện có sự không phù hợp (kết quả thử nghiệm mẫu không đạt, khiếu nại của khách hàng về chất lượng hay có bằng chứng về việc không duy trì hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng) thì tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá toàn bộ các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng tại cơ sở.
7.1.3.2. Kết quả đánh giá quá trình sản xuất được xem là phù hợp khi:
a) Không có điểm không phù hợp; hoặc
b) Có các điểm không phù hợp và doanh nghiệp sản xuất có kết quả thực hiện khắc phục hay kế hoạch thực hiện khắc phục được tổ chức chứng nhận kiểm tra và chấp nhận.
7.1.4. Cấp Giấy chứng nhận và cho phép sử dụng dấu hợp quy
7.1.4.1. Tổ chức chứng nhận thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 cho doanh nghiệp khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu của mẫu điển hình phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016.
- Kết quả đánh giá quá trình sản xuất là phù hợp.
Giấy chứng nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Hướng dẫn này) có thời hạn hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
7.1.4.2. Tổ chức chứng nhận hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng dấu hợp quy (CR) theo quy định tại Mục 6.2. của hướng dẫn này.
7.1.4.3. Giấy chứng nhận đã cấp chỉ có giá trị đối với các kiểu, loại sản phẩm đã được đánh giá chứng nhận và không thay thế cho nghĩa vụ của doanh nghiệp về chất lượng và an toàn đối với sản phẩm được chứng nhận. Doanh nghiệp không được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng giấy chứng nhận và dấu hợp quy (CR) cho pháp nhân khác khi không có sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức chứng nhận.
7.1.5. Giám sát sau chứng nhận, chứng nhận lại và chứng nhận mở rộng
7.1.5.1. Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận phải tiến hành đánh giá, giám sát định kỳ với tần suất không quá 12 tháng/1 lần hoặc đánh giá giám sát đột xuất khi có khiếu nại hoặc khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa trên thị trường có vấn đề về chất lượng.
7.1.5.2. Đánh giá giám sát sau chứng nhận bao gồm việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc mẫu lấy trên thị trường kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
7.1.5.2.1. Đánh giá quá trình sản xuất
Căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình sản xuất của lần đánh giá trước (chứng nhận lần đầu và lần giám sát trước liền kề), tổ chức chứng nhận quyết định các hạng mục cần đánh giá trong lần đánh giá giám sát này theo Phụ lục I của Hướng dẫn này.
7.1.5.2.2. Lấy mẫu, thử nghiệm mẫu điển hình khi giám sát định kỳ
a) Mẫu điển hình được lấy tại kho của doanh nghiệp sản xuất hoặc trên thị trường (tối thiểu phải có một đợt giám sát định kỳ mẫu điển hình được lấy trên thị trường), số kiểu sản phẩm điện và điện tử được lấy mẫu trong đợt đánh giá giám sát giảm so với đạt đánh giá ban đầu. Tổ chức chứng nhận căn cứ hồ sơ và tình hình sản xuất của doanh nghiệp để quyết định số mẫu cần lấy trong đợt đánh giá giám sát. Đối với trường hợp chứng nhận hợp quy cho sản phẩm có nhiều kiểu loại (model), mẫu điển hình của các đợt giám sát được tổ chức chứng nhận lấy từng phần trong số các kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận nhưng phải đảm bảo tối thiểu sau ba đợt đánh giá giám sát thì toàn bộ các kiểu loại đã được chứng nhận đều được lấy mẫu thử nghiệm.
b) Thử nghiệm mẫu điển hình được thực hiện như sau:
- Đối với các sản phẩm điện và điện tử là thiết bị điện quy định tại số thứ tự 1 đến số thứ tự 9 trong Bảng A hướng dẫn này: Thử nghiệm các chỉ tiêu 7, 10, 11 và 13 theo bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699 (IEC 60335).
- Đối với sản phẩm điện và điện tử là dây cáp điện quy định tại số thứ tự 10 trong Bảng A hướng dẫn này: Thử nghiệm các chỉ tiêu cơ bản được quy định tại mục 2.10 của QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 theo phương pháp thử quy định tại tiêu chuẩn công bố áp dụng.
7.1.5.2.3. Lấy mẫu, thử nghiệm mẫu điển hình khi giám sát đột xuất
a) Mẫu điển hình được lấy tại kho của doanh nghiệp sản xuất hoặc trên thị trường, kiểu sản phẩm điện và điện tử được lấy mẫu trong đợt đánh giá giám sát đột xuất là kiểu loại sản phẩm, hàng hóa có khiếu nại hoặc có vấn đề về chất lượng khi lưu thông trên thị trường.
b) Mẫu điển hình được thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn tương ứng quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 được quy định tại Bảng A của Hướng dẫn này.
7.1.5.3. Kết quả đánh giá giám sát là căn cứ để tổ chức chứng nhận đình chỉ hay hủy bỏ hiệu lực của Giấy chứng nhận đã cấp cho doanh nghiệp. Trường hợp kết quả thử nghiệm mẫu điển hình không phù hợp, tổ chức chứng nhận phải tiến hành thủ tục đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận, thời hạn đình chỉ không quá 03 tháng kể từ ngày ra quyết định. Doanh nghiệp phải thực hiện việc cô lập lô sản phẩm có kết quả thử nghiệm mẫu điển hình không phù hợp và có biện pháp thu hồi sản phẩm không đạt đang lưu thông trên thị trường, đồng thời thực hiện hành động khắc phục để loại bỏ sự không phù hợp của sản phẩm và thông báo cho tổ chức chứng nhận làm cơ sở cho việc thẩm tra hành động khắc phục và lấy mẫu thử nghiệm lại lần 2. Kết quả thẩm tra hành động khắc phục và thử nghiệm lần 2 sẽ là căn cứ để tổ chức chứng nhận có quyết định cuối cùng về việc khôi phục hoặc hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận. Nếu quá 03 tháng, doanh nghiệp sản xuất không hoàn tất việc khắc phục các nội dung không phù hợp mà không có lý giải thích hợp, tổ chức chứng nhận xem xét, quyết định hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận.
7.1.5.4. Ba tháng trước khi hết hạn hiệu lực Giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận thông báo để doanh nghiệp biết và làm thủ tục chứng nhận lại. Thủ tục chứng nhận lại được thực hiện theo quy định tại Mục 7.1.1 đến Mục 7.1.4 của Hướng dẫn này.
7.1.5.5. Khi có nhu cầu chứng nhận mở rộng đối với các sản phẩm điện và điện tử, doanh nghiệp lập hồ sơ theo Mục 7.1.1 của Hướng dẫn này gửi đến tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận đang còn hiệu lực. Tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá chứng nhận theo quy định tại Mục 7.1.2 đến Mục 7.1.4 của Hướng dẫn này.
Giấy chứng nhận cấp đối với các sản phẩm điện và điện tử được chứng nhận mở rộng có thời hạn hiệu lực theo hiệu lực của giấy chứng nhận đã cấp đang còn hiệu lực. Việc thực hiện giám sát định kỳ đối với các sản phẩm được cấp chứng nhận mở rộng được thực hiện cùng trong đợt giám sát định kỳ đối với các sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận lần đầu.
7.1.6. Thay đổi sau khi chứng nhận
7.1.6.1. Thay đổi đối với sản phẩm được chứng nhận
a) Khi doanh nghiệp có bất cứ yêu cầu thay đổi nào đối với sản phẩm đã được cấp chứng nhận (thay đổi linh kiện, kết cấu hay thiết kế của sản phẩm...) nhưng vẫn muốn giữ nguyên các thông tin liên quan đến sản phẩm (thông tin nhận dạng như nhãn hiệu, kiểu loại, thông số kỹ thuật, công bố về tính năng sử dụng...), doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo ngay bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận các thông tin chi tiết liên quan đến sự thay đổi trên sản phẩm để được xem xét hoặc thử nghiệm bổ sung và đánh giá về sự phù hợp trước khi chấp nhận để doanh nghiệp đưa vào sản xuất hay lưu thông;
b) Tổ chức chứng nhận phải tiến hành xem xét, lập hồ sơ bổ sung, đánh giá kỹ thuật về tác động của sự thay đổi đến sự phù hợp tổng thể của sản phẩm. Trường hợp sản phẩm sau chứng nhận có sự thay đổi về kết cấu, tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá chứng nhận lại theo hướng dẫn này. Trường hợp thay đổi không liên quan đến kết cấu, tổ chức chứng nhận quyết định tiếp tục duy trì kết quả chứng nhận đối với sản phẩm (kèm theo các thông tin bổ sung về sự thay đổi).
c) Trong mọi trường hợp thay đổi, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đảm bảo các thay đổi không làm giảm mức độ an toàn của sản phẩm.
7.1.6.2. Thay đổi các chi tiết về doanh nghiệp
a) Doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận phải thông báo chính thức bằng văn bản đến tổ chức chứng nhận về các thay đổi:
- Khi có sự thay đổi về tên doanh nghiệp, địa chỉ của doanh nghiệp, ...;
- Khi ngừng sản xuất quá 03 tháng;
- Khi giải thể hoặc phá sản.
b) Tổ chức chứng nhận phải cập nhật các thông tin thay đổi vào hồ sơ, xem xét để có quyết định thích hợp và thông báo bằng văn bản chấp nhận sự thay đổi cho doanh nghiệp.
7.1.7. Đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận
7.1.7.1. Trong trường hợp có ý kiến của các cơ quan quản lý có thẩm quyền hay có bằng chứng về sự không phù hợp của sản phẩm và/hoặc doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật hoặc không thông báo cho tổ chức chứng nhận về sự thay đổi đối với sản phẩm điện và điện tử đã được chứng nhận, tổ chức chứng nhận tiến hành xem xét thực hiện đánh giá giám sát đột xuất. Tùy theo mức độ vi phạm trên cơ sở kết quả đánh giá giám sát đột xuất, tổ chức chứng nhận phải thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp như đình chỉ (không quá 03 tháng) hoặc hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận theo nội dung quy định tại Mục 7.1.5.3 của Hướng dẫn này.
7.1.7.2. Khi bị đình chỉ, doanh nghiệp có trách nhiệm tạm ngừng lưu thông sản phẩm đã được chứng nhận; thu hồi hàng hóa liên quan trên thị trường, thống kê lượng hàng tồn kho mang dấu hợp quy CR; thông báo cho tổ chức chứng nhận và cơ quan quản lý có thẩm quyền biết đồng thời thực hiện các hành động khắc phục.
7.1.7.3. Nếu quá thời hạn đình chỉ, mà không nhận được bằng chứng khắc phục thỏa đáng có liên quan đến nội dung đình chỉ, tổ chức chứng nhận xem xét và quyết định hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận và thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp. Trong trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải nộp lại Giấy chứng nhận cho tổ chức chứng nhận đã cấp, không được sử dụng dấu hợp quy (CR) trên sản phẩm liên quan kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực.
7.1.7.4. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận phải có báo cáo gửi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
7.2 Đánh giá chứng nhận hợp quy sản phẩm điện và điện tử theo phương thức 7
Phương thức 7 căn cứ kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm điện và điện tử để ra kết luận về sự phù hợp của lô. Kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần thực hiện các biện pháp giám sát tiếp theo.
Nội dung và trình tự thực hiện các hoạt động cơ bản trong Phương thức 7 bao gồm:
7.2.1. Hồ sơ đăng ký:
Doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy, bao gồm:
7.2.1.1. Giấy đăng ký và/hoặc hợp đồng chứng nhận hợp quy (theo mẫu của tổ chức chứng nhận);
7.2.1.2. Các thông tin, tài liệu liên quan đến lô hàng yêu cầu chứng nhận hợp quy, bao gồm:
a) Đối với lô hàng nhập khẩu: Doanh nghiệp nhập khẩu cần cung cấp bản sao bộ hồ sơ chứng từ của lô hàng, bao gồm:
- Hồ sơ nhập khẩu lô hàng (hợp đồng mua bán, hóa đơn mua bán, danh sách đóng gói, vận đơn, tờ khai hải quan và danh sách hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hải quan, CO/CQ, Catalogue/Tài liệu hướng dẫn lắp đặt sử dụng,...).
- Giấy đăng ký KTNN về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax,... của nhà nhập khẩu;
- Các tài liệu khác liên quan tới chất lượng (nếu có) gồm:
+ Kết quả thử nghiệm - đánh giá mẫu điển hình.
+ Giấy chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy.
b) Đối với lô hàng sản xuất trong nước/ lô hàng khác (lô hàng do Cơ quan Công an, Quản lý thị trường.... yêu cầu chứng nhận): Các thông tin và hồ sơ liên quan đến lô hàng, bao gồm:
- Tên, địa chỉ, điện thoại, fax ... của nhà sản xuất, địa điểm sản xuất;
- Tên gọi, nhãn hiệu, kiểu loại, số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận.
- Mô tả sản phẩm, hình ảnh của sản phẩm và linh kiện (nếu có).
- Catalogue/Tài liệu hướng dẫn lắp đặt sử dụng,... (nếu có)
- Lệnh sản xuất/đơn hàng/các quyết định liên quan tới lô hàng
- Các kết quả thử nghiệm trên mẫu điển hình (nếu có), hoặc kết quả thử nghiệm đối với các linh kiện (nếu có).
- Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn/tiêu chuẩn đối với mẫu điển hình (nếu có).
- Các tài liệu và thông tin kỹ thuật có liên quan khác (nếu có).
7.2.2. Trình tự đánh giá của tổ chức chứng nhận
7.2.2.1. Kiểm tra tổng quát sự phù hợp của hàng hóa với hồ sơ đăng ký chứng nhận và tiến hành phân lô hàng hóa.
7.2.2.2. Tiến hành lấy mẫu đại diện và lấy mẫu điển hình theo quy định tại Mục 5.1 của Hướng dẫn này. Đối với lô sản phẩm mà mẫu điển hình đã được đánh giá chứng nhận ở lô hàng trước, tổ chức chứng nhận phải thể hiện trong hồ sơ đã kiểm tra hình dạng, nhãn, kết cấu, linh kiện của mẫu phù hợp với kết quả thử nghiệm điển hình. Chụp ảnh lại các thay đổi nếu có thay đổi so với ảnh mẫu điển hình đã được thử nghiệm đánh giá trước đó.
7.2.2.3. Việc thử nghiệm mẫu điển hình được thực hiện theo quy định tại Mục 5.2 của Hướng dẫn này.
7.2.2.4. Việc xử lý kết quả thử nghiệm được thực hiện theo quy định tại Mục 5.3 của Hướng dẫn này và khi cần thiết, có thể xử lý tiếp như sau:
Trường hợp mẫu điển hình có kết quả thử nghiệm lần 1 không phù hợp với quy định tương ứng theo quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016, tổ chức chứng nhận có văn bản thông báo đến doanh nghiệp nêu rõ lý do mẫu sản phẩm không đạt cho doanh nghiệp biết để quyết định thực hiện việc thử nghiệm trên mẫu lưu. Kết quả thử nghiệm đối chứng trên mẫu lưu là cơ sở cho việc kết luận chứng nhận.
7.2.2.5. Đối với kiểu loại sản phẩm đã được chứng nhận theo lô hàng nhập khẩu trước đó, tổ chức chứng nhận có thể xem xét thừa nhận kết quả chứng nhận hợp chuẩn/hợp quy, kết quả thử nghiệm/đánh giá mẫu điển hình trong và ngoài nước còn hiệu lực hoặc không quá 03 năm kể từ ngày cấp. Việc xem xét thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp được thực hiện theo quy định tại Mục 4 của Hướng dẫn này. Tuy nhiên đối với từng lô hàng nhập khẩu, nếu các kết quả do khách hàng cung cấp được chấp nhận, tổ chức chứng nhận vẫn phải tiến hành kiểm tra, đánh giá sự phù hợp của lô hàng nhập khẩu với hồ sơ nhập khẩu, lấy mẫu thử nghiệm một số chỉ tiêu liên quan an toàn gồm các chỉ tiêu 7, 10, 11, 13 theo bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699 (IEC 60335) tương ứng đối với các sản phẩm là thiết bị điện và điện tử và các chỉ tiêu cơ bản không bao gồm chỉ tiêu thử kéo sau lão hóa của cách điện và vỏ bọc được quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 đối với sản phẩm dây và cáp điện.
7.2.2.6. Đối với lô hàng nhập khẩu có số lượng ít (từ 05 sản phẩm/ kiểu loại trở xuống đối với thiết bị và từ 40m/kiểu loại trở xuống đối với dây và cáp điện), trường hợp người nhập khẩu có văn bản cam kết sử dụng sản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (bán lẻ cho người tiêu dùng) và chịu mọi trách nhiệm đối với sản phẩm liên quan đến an toàn theo quy định của QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 trong quá trình sử dụng, tổ chức chứng nhận xem xét có thể chỉ thử nghiệm một số chỉ tiêu liên quan an toàn gồm các chỉ tiêu 7, 10, 11, 13 theo bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699 (IEC 60335) tương ứng đối với các sản phẩm là thiết bị điện và điện tử và thử nghiệm chỉ tiêu điện trở một chiều của ruột dẫn, chiều dày vỏ bọc và chiều dày cách điện, thử kéo trước lão hóa của cách điện và vỏ bọc được quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 đối với sản phẩm dây và cáp điện. Giấy chứng nhận cấp cho lô sản phẩm được chứng nhận trong trường hợp này không được sử dụng để làm căn cứ xét duyệt miễn giảm kiểm tra chất lượng theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Tổ chức chứng nhận cấp giấy chứng nhận cho các lô sản phẩm được chứng nhận theo trường hợp này phải có ghi chú “Giấy chứng nhận này không được sử dụng để xét duyệt miễn giảm kiểm tra chất lượng theo quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP”.
Trường hợp người nhập khẩu không có văn bản cam kết, việc thử nghiệm mẫu điển hình được thực hiện theo quy định tại Mục 5.2 của Hướng dẫn này, việc đánh giá kết quả và cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo quy định tại mục 7.2.2.7 của Hướng dẫn này.
7.2.2.7. Đánh giá kết quả, cấp Giấy chứng nhận hợp quy và cho phép sử dụng dấu hợp quy cho lô hàng hóa
a) Tổ chức chứng nhận thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 cho lô hàng khi đồng thời thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Kết quả kiểm tra tổng quan lô hàng phù hợp với hồ sơ.
- Kết quả thử nghiệm mẫu phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn.
b) Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô hàng được đánh giá chứng nhận và không thay thế cho nghĩa vụ của doanh nghiệp về chất lượng và an toàn đối với sản phẩm được chứng nhận (giấy chứng nhận cho lô hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Hướng dẫn này).
c) Tổ chức chứng nhận hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng dấu hợp quy (CR) theo quy định tại Mục 6.2. của hướng dẫn này.
d) Nếu kết quả đánh giá chứng nhận không phù hợp: Tổ chức chứng nhận có văn bản thông báo đến doanh nghiệp nêu rõ lý do lô hàng không phù hợp quy chuẩn, đồng thời thông báo cho Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng nhập khẩu, Hải quan cửa khẩu nơi doanh nghiệp mở tờ khai để có biện pháp quản lý kịp thời.
8. Một số yêu cầu về lưu trữ hồ sơ của tổ chức chứng nhận
Tổ chức chứng nhận phải lưu trữ hồ sơ ở dạng bản cứng hay dữ liệu ở dạng điện tử (đĩa CD, VCD, DVD, thẻ nhớ, băng từ... với định dạng thích hợp cho việc đọc và tra cứu) trong thời hạn ít nhất 10 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đối với toàn bộ các tài liệu, văn bản, hình ảnh liên quan đến sản phẩm/hàng hóa được chứng nhận như:
a) Tài liệu, giấy tờ liên quan đến hồ sơ yêu cầu chứng nhận hợp quy;
b) Các biên bản, báo cáo đánh giá, hình ảnh chi tiết liên quan đến mẫu điển hình;
c) Kết quả thử nghiệm điển hình, báo cáo đánh giá, hình ảnh sản phẩm và các linh kiện cấu thành sản phẩm;
d) Giấy chứng nhận hợp quy;
e) Các tài liệu khác có liên quan hình thành trong quá trình chứng nhận hợp quy.
9.1. Đối với tổ chức chứng nhận:
Tổ chức chứng nhận báo cáo về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng:
a) Kết quả chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 đối với lô sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất;
b) Khi kết quả thử nghiệm mẫu điển hình (đánh giá chứng nhận hoặc giám sát định kỳ và/hoặc đột xuất) 02 lần liên tiếp có chỉ tiêu kỹ thuật không phù hợp yêu cầu tương ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN và Sửa đổi 1:2016 hoặc có bằng chứng về việc doanh nghiệp không duy trì có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng hoặc khi đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận đã cấp cho doanh nghiệp. Thời gian báo cáo không chậm quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả thử nghiệm mẫu điển hình hoặc khi ban hành quyết định đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực giấy chứng nhận;
c) Định kỳ 06 tháng (trước ngày 15/7), báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy lô sản phẩm đã thực hiện tại doanh nghiệp sản xuất/lô hàng hóa nhập khẩu; 12 tháng (trước ngày 15/01 của năm sau liền kề), báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động chứng nhận hợp quy sản phẩm đã thực hiện tại doanh nghiệp sản xuất;
d) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9.2. Đối với tổ chức thử nghiệm:
a) Khi thực hiện thử nghiệm đối với thiết bị điện và điện tử, nếu có kết quả không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 4:2009/BKHCN, Sửa đổi 1:2016 và tiêu chuẩn công bố áp dụng, đề nghị các tổ chức thử nghiệm có văn bản báo cáo kịp thời về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để xem xét, quyết định;
b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu quản lý của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
10. Các tài liệu, biểu mẫu sử dụng
- Phụ lục I: Hướng dẫn đánh giá quá trình sản xuất sản phẩm điện và điện tử
- Phụ lục II: Mẫu Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm điện và điện tử được đánh giá chứng nhận theo phương thức 5.
- Phụ lục III: Mẫu Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm điện và điện tử nhập khẩu được đánh giá chứng nhận theo phương thức 7.
- Phụ lục IV: Mẫu Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm điện và điện tử sản xuất được đánh giá chứng nhận theo phương thức 7.
- Phụ lục V: Hướng dẫn cách thể hiện dấu hợp quy (CR) và các thông tin liên quan trên sản phẩm điện và điện tử.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ
1. Yêu cầu chung về kiểm soát và bảo đảm chất lượng
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thiết bị điện và điện tử (sau đây viết tắt là doanh nghiệp) phải xây dựng, triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và bảo đảm chất lượng sản phẩm; duy trì có hiệu lực và thường xuyên cải tiến để nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng và bảo đảm chất lượng sản phẩm nhằm:
a) Nhận biết các rủi ro và hoạch định biện pháp bảo đảm chất lượng để kiểm soát được toàn bộ quá trình cần thiết để tạo ra sản phẩm, bao gồm: thiết kế mẫu và phát triển sản phẩm; kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất, lưu kho, xuất hàng, lưu thông phân phối; bảo đảm truy xuất được thông tin liên quan đến sản phẩm khi cần thiết;
b) Cải tiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng/quản trị của doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý chất lượng và bảo đảm chất lượng sản phẩm được lập thành văn bản; các hồ sơ liên quan đến hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm phải được lưu trữ.
2. Yêu cầu về hệ thống bảo đảm chất lượng đối với doanh nghiệp sản xuất
Bên cạnh các yêu cầu đối với việc xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc ISO 9001, để đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định pháp luật có liên quan, doanh nghiệp sản xuất phải xây dựng và triển khai có hiệu lực hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng sản phẩm, với một số nội dung cơ bản sau:
a) Xác định và nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cần đáp ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật liên quan để hoạch định quá trình tạo sản phẩm và bảo đảm chất lượng của sản phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất và lưu thông.
b) Xác định được các yêu cầu cần thiết đối với nhân sự, trang thiết bị công nghệ, trang thiết bị đo lường, kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
c) Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm tra, kiểm soát với biện pháp thích hợp để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, có hiệu lực và hiệu quả các yêu cầu quy định và kiểm soát sự phù hợp của sản phẩm trong toàn bộ quá trình tạo sản phẩm từ khâu thiết kế, lựa chọn sử dụng nguyên vật liệu, chế tạo sản phẩm, bao gói, ghi nhãn, lưu kho và ít nhất là cho đến khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.
d) Có biện pháp quản lý chất lượng và phương tiện đo lường, thử nghiệm thích hợp cho việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn bộ quá trình tạo sản phẩm và xây dựng quy trình kiểm soát sự phù hợp của sản phẩm.
đ) Có kế hoạch thực hiện các hành động cần thiết để đạt được yêu cầu đã hoạch định và cải tiến quá trình này.
e) Có các quy định cụ thể về triển khai hành động khắc phục, biện pháp phòng ngừa rủi ro thích hợp và có hiệu lực, hiệu quả.
Các nội dung này được xây dựng dưới dạng văn bản để tổ chức thực hiện tại doanh nghiệp, các hồ sơ liên quan đến hoạt động bảo đảm chất lượng sản phẩm phải được lưu giữ.
3. Đánh giá quá trình sản xuất
Trên cơ sở các nguyên tắc nêu tại mục 1, mục 2 của Phụ lục này và các nội dung tại Mục 7.1 của Hướng dẫn đánh giá chứng nhận hợp quy đối với thiết bị điện và điện tử, tổ chức chứng nhận hợp quy xây dựng Quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy qua quá trình sản xuất (đánh giá quá trình sản xuất) để tổ chức thực hiện.
- Trường hợp doanh nghiệp đã có bằng chứng xác thực về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 và đã có Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 (được cấp bởi tổ chức chức nhận đã đăng ký hoạt động lĩnh vực chứng nhận hệ thống quản lý theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP), tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện theo điểm ghi chú tại mục 7.1.3.1. Tuy nhiên, tổ chức chứng nhận cần lưu ý đến việc bảo đảm các nội dung yêu cầu được nêu tại Mục 2 của Phụ lục này.
- Trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng và triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001/ISO 9001 nhưng chưa có Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001/ISO 9001: Tham chiếu các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001/ISO 9001, tổ chức chứng nhận phải thực hiện đánh giá toàn bộ hệ thống đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp. Lưu ý, đánh giá các nội dung yêu cầu được nêu tại Mục 2 của Phụ lục này.
- Trường hợp doanh nghiệp chưa xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001/ISO 9001, tổ chức chứng nhận không tiến hành đánh giá chứng nhận hợp quy theo phương thức 5.
4. Đánh giá giám sát quá trình sản xuất sau chứng nhận
Tổ chức chứng nhận hợp quy thực hiện theo Mục 7.1.5 của Hướng dẫn này. Nội dung và phạm vi đánh giá được xây dựng trên cơ sở xem xét hồ sơ liên quan đến quá trình thực hiện công tác bảo đảm chất lượng của doanh nghiệp trong lần đánh giá trước (liền kề) và thông báo cho doanh nghiệp trước khi tiến hành đánh giá. Lưu ý: tổ chức chứng nhận hợp quy cần cập nhật các thông tin liên quan về sản phẩm, về doanh nghiệp để có cơ sở xây dựng chương trình đánh giá với nội dung và phạm vi thích hợp.
Khi đánh giá giám sát, bên cạnh việc tuân thủ quy trình đánh giá chứng nhận hợp quy qua quá trình sản xuất đã được xây dựng và Lãnh đạo tổ chức phê duyệt, cần thực hiện đánh giá tối thiểu các nội dung:
a) Tính duy trì hiệu lực và hiệu quả thực tế của hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
b) Tính duy trì, cải tiến các điều kiện đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, hiệu quả thực tế tại doanh nghiệp thể hiện qua các hồ sơ thực hiện được lưu giữ tại doanh nghiệp
c) Tình trạng thực hiện các hành động khắc phục, phòng ngừa các vấn đề không phù hợp nếu có và hiệu lực, hiệu quả của hành động khắc phục, phòng ngừa.
Tên Tổ chức Chứng nhận (logo nếu có)
GIẤY CHỨNG NHẬN Số: …………………………
Chứng nhận sản phẩm: Tên gọi của sản phẩm điện và điện tử (Nhãn hiệu, kiểu loại, thông số kỹ thuật cơ bản1) Được sản xuất tại: …….. (Ghi tên doanh nghiệp/công ty sản xuất) Địa chỉ: ………. (Ghi địa chỉ doanh nghiệp và địa chỉ nơi sản xuất) Phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN 4:2009/BKHCN VÀ SỬA ĐỔI 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG DẤU HỢP QUY (CR) Phương thức chứng nhận: Phương thức 5 (Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ) Giấy chứng nhận có giá trị từ: …………………… đến: ………………………….
Đại diện có thẩm quyền của Tổ chức Chứng nhận (Ký tên, đóng dấu) | ||
| Mẫu dấu hợp quy (CR) |
|
|
Tên Tổ chức Chứng nhận (logo nếu có)
GIẤY CHỨNG NHẬN Số: …………………………
Chứng nhận lô hàng hóa: - Tên gọi của sản phẩm điện và điện tử - (Nhãn hiệu, kiểu loại, thông số kỹ thuật cơ bản2) - Nhập khẩu theo (hợp đồng, hóa đơn, vận đơn, tờ khai hàng hóa nhập khẩu, số lượng sản phẩm …) Được nhập khẩu bởi: …….. (Ghi tên Doanh nghiệp/Thương nhân nhập khẩu) Công ty XYZ Địa chỉ: ………. (Ghi địa chỉ Doanh nghiệp/Thương nhân nhập khẩu) Phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN 4:2009/BKHCN VÀ SỬA ĐỔI 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG DẤU HỢP QUY (CR) Phương thức chứng nhận: Phương thức 7 (Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ) Ngày cấp Giấy chứng nhận: …………………………………………………….
Đại diện có thẩm quyền của Tổ chức Chứng nhận (Ký tên, đóng dấu) | ||
| Mẫu dấu hợp quy (CR) |
|
|
Tên Tổ chức Chứng nhận (logo nếu có)
GIẤY CHỨNG NHẬN Số: …………………………
Chứng nhận lô sản phẩm: - Tên gọi của sản phẩm điện và điện tử - (Nhãn hiệu, kiểu loại, thông số kỹ thuật cơ bản3, số lượng sản phẩm …) Được sản xuất tại: …….. (Ghi tên Công ty/doanh nghiệp) Địa chỉ: ………. (Ghi địa chỉ doanh nghiệp và địa chỉ nơi sản xuất) Phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia: QCVN 4:2009/BKHCN VÀ SỬA ĐỔI 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG DẤU HỢP QUY (CR) Phương thức chứng nhận: Phương thức 7 (Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ) Ngày cấp Giấy chứng nhận: …………………………………………………….
Đại diện có thẩm quyền của Tổ chức Chứng nhận (Ký tên, đóng dấu) | ||
| Mẫu dấu hợp quy (CR) |
|
|
HƯỚNG DẪN CÁCH THỂ HIỆN DẤU HỢP QUY (CR) VÀ CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN TRÊN SẢN PHẨM ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ
1. Về hình dạng, kích thước của dấu hợp quy (dấu CR) được quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Cách thể hiện dấu hợp quy (CR) và các thông tin liên quan trên sản phẩm điện và điện tử:
2.1. Đối với sản phẩm điện và điện tử được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017:
Dấu hợp quy và các thông tin liên quan được thể hiện theo Hình 1 dưới đây:
Hình 1
Trong đó:
+ ABC: Tên tổ chức chứng nhận (ghi tên viết tắt tiếng Việt hay tiếng nước ngoài của tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc thừa nhận với font chữ và kích thước thích hợp).
Ngoài ra, tổ chức chứng nhận có thể thể hiện logo của tổ chức (nếu cần).
+ XXXX: Số giấy chứng nhận.
+ YY: Hai số cuối của năm chứng nhận.
2.2. Đối với sản phẩm điện và điện tử được chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017:
Dấu hợp quy và các thông tin liên quan được thể hiện theo Hình 2 dưới đây:
Hình 2
Trong đó:
ABC: Tên tổ chức chứng nhận (ghi tên viết tắt tiếng Việt hay tiếng nước ngoài của tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc thừa nhận với font chữ và kích thước thích hợp).
Ngoài ra, tổ chức chứng nhận có thể thể hiện logo của tổ chức (nếu cần).
3. Các Hình 1, 2 nêu trên cần thiết kế đảm bảo chiều dài, chiều rộng của Hình bằng nhau và thể hiện cùng một màu, tương phản với màu nền để dễ nhận biết.
4. Dấu hợp quy (CR) nêu tại Hình 1, Hình 2 được gắn trực tiếp trên sản phẩm hoặc/và trên bao bì, tài liệu kỹ thuật và có thể được in trực tiếp trên nhãn gốc, nhãn phụ, trên bao bì, tài liệu kỹ thuật với kích thước khác nhau tùy thuộc vào từng chủng loại sản phẩm điện và điện tử nhưng phải tuân thủ quy định tại mục 1 của Phụ lục V nêu trên. Dấu hợp quy phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xóa./.
BẢNG A
STT | Tên thiết bị điện và điện tử | Số lượng mẫu điển hình để thử nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật | Số lượng mẫu lưu tại doanh nghiệp | Tiêu chuẩn thử nghiệm/chỉ tiêu thử nghiệm |
1 | Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (Bình đun nước nóng nhanh, vòi có bộ phận đun nước nóng nhanh, các thiết bị, dụng cụ đun nước nóng tức thời khác dùng trong gia dụng và các mục đích tương tự) | 01 | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định từ điều 4 đến điều 32 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-35:2013 (IEC 60335-2-35:2012). |
2 | Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng (Bình đun nước nóng có dự trữ dùng trong gia dụng, thiết bị làm nóng lạnh nước có dự trữ (kể cả có bộ phận lọc nước), máy lọc và làm nóng lạnh nước) | 01 | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định từ điều 4 đến điều 32 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-21:2013 (IEC 60335-2-21:2012). |
3 | Thiết bị điện dùng để chăm sóc da hoặc tóc cho con người hoặc động vật, dùng trong gia dụng và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250V (Máy sấy tóc; Lược uốn tóc; Kẹp uốn tóc; Lô uốn tóc có thiết bị gia nhiệt tách rời; Thiết bị gia nhiệt dùng cho phương tiện uốn tóc tháo rời được; Thiết bị tạo nếp tóc lâu dài; Máy hấp tóc (sử dụng hơi nước hấp tóc); Máy là tóc; Máy sấy làm khô tay) | 01 | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định từ điều 4 đến điều 32 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-23:2013 (IEC 60335-2-23:2012). |
4 | Thiết bị điện dùng để đun chất lỏng dùng trong gia dụng và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250V (Nồi cơm điện; Nồi nấu chậm; Nồi nấu (luộc) trứng; Nồi hấp; Ấm sắc thuốc; Chảo điện; Nồi áp suất có áp suất nấu danh định không quá 140 kPa và dung tích danh định không vượt quá 10 lít; Thiết bị pha cà phê; Ấm đun nước và các thiết bị khác dùng để đun sôi nước (bao gồm cả phích đun nước, bình đun nước, ca đun nước), có dung tích danh định không quá 10 lít; Thiết bị đun nóng chai chứa thức ăn; Thiết bị đun sữa; Thiết bị đun làm sữa chua; Nồi giặt) | 01 | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định từ điều 4 đến điều 32 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) |
5 | Quạt điện dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không vượt quá 250V đối với quạt điện một pha và 480V đối với quạt điện khác, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125W, bao gồm: - Quạt bàn và quạt dạng hộp: Quạt bàn (kể cả quạt phun sương); Quạt có lắp ắc quy, quạt tích điện sử dụng năng lượng điện và năng lượng mặt trời; Quạt điện làm mát không khí bằng bay hơi nước (Thiết bị làm mát không khí bằng bay hơi nước); - Quạt có lưới bảo vệ: Quạt treo tường (kể cả quạt phun sương); Quạt đứng (kể cả quạt phun sương); Quạt thông gió dùng điện một pha; Quạt có ống dẫn dùng điện một pha; Quạt điện làm mát bình thường được bố trí thêm sợi dây đốt để sưởi ấm khi có nhu cầu; Quạt sàn; - Quạt loại khác (không có lưới bảo vệ): Quạt trần; Quạt đứng (kể cả quạt phun sương); Quạt treo tường (kể cả quạt phun sương); Quạt thông gió dùng điện một pha; Quạt có ống dẫn dùng điện một pha; Quạt sàn; Quạt tháp (dạng hình tháp); Quạt không cánh (bên ngoài); | 01 | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định từ điều 4 đến điều 32 của TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005). |
6 | Bàn là điện (bao gồm các loại bàn là sau: Bàn là điện không phun hơi nước; Bàn là điện có phun hơi nước; Bàn là điện có bình chứa nước hoặc nồi hơi tách rời có dung tích không lớn hơn 5 lít) | 01 | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định từ điều 4 đến điều 32 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-3:2010 (IEC 60335-2-3:2008) |
7 | Lò vi sóng (bao gồm cả lò vi sóng kết hợp nướng) | 01 | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định từ điều 4 đến điều 32 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-25:2007 (IEC 60335-2-25:2005) |
8 | Lò nướng điện, vỉ nướng điện (Dụng cụ nhiệt điện gia dụng) loại di động có khối lượng không quá 18 kg (Bao gồm: Bếp đun dạng tấm đun (lò nướng tiếp xúc, vỉ nướng tiếp xúc); Thiết bị kiểu vỉ nướng và tương tự (như lò quay thịt); Lò liền bếp; Máy loại bớt nước trong thực phẩm; Bếp điện; Lò di động; Lò nướng raclette; Lò nướng bức xạ; Lò quay thịt; Lò nướng có chuyển động quay; Lò nướng bánh mỳ; Lò nướng bánh xốp theo khuôn; Thiết bị đun nấu có chức năng nướng bánh) | 01 | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định từ điều 4 đến điều 32 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-9:2017 (IEC 60335-2-9:2016) |
9 | Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng dùng trong gia đình và các mục đích tương tự, có điện áp danh định không lớn hơn 250 V (bao gồm cả que đun điện) | 01 | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định từ điều 4 đến điều 32 của tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5699-2-74:2010 (IEC 60335-2-74:2009). |
10 | Dây và cáp điện hạ áp (không bao gồm: Dây và cáp điện có điện áp dưới 50V và trên 1000V; Dây cáp điện đã gắn đầu nối; Cáp điều khiển (control cable); Cáp tín hiệu (signal cable); Dây và cáp điện đã lắp sẵn trong thiết bị điện, điện tử hoặc là một bộ phận của thiết bị điện, điện tử hoàn chỉnh; Dây và cáp điện chuyên dụng để đấu nối lắp đặt trong các thiết bị điện, điện tử, sử dụng cho xe, phương tiện bay hoặc tàu thuyền; Dây trần dùng cho đường dây tải điện trên không (dây không có cách điện, vỏ bọc); Dây điện từ dùng cho quấn dây máy điện (động cơ, máy biến áp); Cáp điện thoại, cáp ăng ten, cáp audio/video, cáp mạng, dây và cáp chuyên dùng trong công nghệ thông tin, viễn thông) | 01 (Chiều dài của mẫu được lấy phải đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu quy chuẩn yêu cầu theo phương pháp thử của tiêu chuẩn công bố áp dụng) | 01 | Thử nghiệm các chỉ tiêu cơ bản quy định tại mục 2.10 trong Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN và theo phương pháp thử quy định của tiêu chuẩn công bố áp dụng. Trong trường hợp tiêu chuẩn công bố không đầy đủ các chỉ tiêu cơ bản, doanh nghiệp phải công bố hoặc viện dẫn thêm tiêu chuẩn bổ sung chỉ tiêu còn thiếu hoặc giải trình về việc không áp dụng chỉ tiêu đó để tổ chức chứng nhận xem xét. |
*) Trong trường hợp lô sản phẩm có nhiều kiểu dáng, có cùng chức năng công dụng, cùng linh kiện chi tiết chính (có ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả thử nghiệm), cùng thông số kỹ thuật và cùng nhà sản xuất, chỉ khác nhau về màu sắc, hình dáng, mẫu để thử nghiệm điển hình chỉ lấy ở một kiểu loại trong số các kiểu loại này để thử nghiệm làm căn cứ đánh giá chứng nhận cho các kiểu loại còn lại.
**) Điều 32 của các tiêu chuẩn tương ứng có thể loại trừ nội dung liên quan đến phát xạ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.