TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 197/1999/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 197/1999/QĐ-TCHQ NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 1999 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NGOÀI CỬA KHẨU VÀ HÀNG HOÁXUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN TIẾP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/2/1990;
Căn cứ Điều 4 -Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27/3/1999 của Chính phủ qui định về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và lệ phí hải quan;
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Quyết định số 159/TTg ngày 15.3.1996 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển Tổng Công ty Hàng hải Việt nam;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục giám sát, quản lý về hải quan;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hải quan đối với địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiếp.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký; Bãi bỏ các Quyết định số 89/TCHQ-QĐ ngày 02/8/1994, Quyết định số 27/TCHQ-GSQL ngày 8/4/1996, Quyết định số 86/QĐ-TCHQ ngày 29/4/1997 và các quy định có liên quan về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiếp tại các văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực (danh mục kèm theo).
Điều 3: Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Hải quan , chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NGOÀI CỬA KHẨU VÀ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN TIẾP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 197/1999/QĐ-TCHQ ngày tháng 03 năm 1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hải quan (trừ địa điểm kiểm tra hải quan tại đại lý chuyển phát nhanh, bưu chính uỷ thác và công ty liên doanh thực hiện theo qui định tại Thông tư Liên tịch số 06/1998/TTLT-TCBĐ-TCHQ ngày 11.12.1998 của Tổng cục Bưu điện và Tổng cục Hải quan), địa điểm thông quan nội địa- ICD (dưới đây gọi chung là địa điểm kiểm tra ) nêu tại Quy chế này bao gồm:
1. Những địa điểm được Chính phủ cho phép và được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập (kể cả các ICD) để làm thủ tục hải quan cho tất cả các loại hàng hoá XNK.
2. Những địa điểm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập để làm thủ tục hải quan cho các loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (kể cả hàng thu gom xuất khẩu-CFS) quy định tại khoản 2, Điều 4, Nghị định 16/1999/NĐ-CP ngày 27. 3.1999, trừ hàng hoá kinh doanh nhập khẩu có thuế nhập khẩu quy định tại Điều 3 Nghị định 94/1998/NĐ-CP ngày 17.11.1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số ĐiềuLuật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Tại các địa điểm kiểm tra quy định tại khoản1 Điều này có tổ chức bộ máy hải quan hoạt động như một đơn vị hải quan cửa khẩu, tên đơn vị hải quan được lấy theo địa danh nơi thành lập địa điểm kiểm tra. Riêng đối với các địa điểm quy định tại khoản 2 Điều này thì tuỳ theo từng địa điểm cụ thể, Tổng cục Hải quan sẽ có Quyết định về tổ chức bộ máy hải quan cho phù hợp.
Điều 2: Hàng hoá và phương tiện vận tải chuyên chở hàng hoá từ cửa khẩu nhập về địa điểm kiểm tra và từ địa điểm kiểm tra chuyển đến cửa khẩu xuất; hàng hoá trong quá trình xếp dỡ lên xuống phương tiện vận tải ; hàng hoá ra vào, lưu giữ tại địa điểm kiểm tra; hàng hoá xuất kho, nhập kho đều phải chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Hải quan địa điểm kiểm tra, Hải quan cửa khẩu và nộp lệ phí hải quan theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3:
1. Hải quan cửa khẩu nhập chỉ được phép cho chuyển tiếp hàng hoá nhập khẩu từ cửa khẩu đến những địa điểm kiểm tra đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra Quyết định thành lập quy định tại Điều 1 Quy chế này (có danh mục kèm theo - Phụ lục số 1) và đã được Hải quan địa điểm kiểm tra làm xong thủ tục đăng ký tờ khai, lập phiếu chuyển tiếp hàng nhập khẩu đúng quy định;
2. Các trường hợp chủ hàng có đơn xin chuyển tiếp thì được chuyển hàng hoá về những nơi quy định tại khoản 2 Điều 11 và khoản 2 Điều 12 Quy chế này (nhà máy, xí nghiệp, công trình, kho chuyên dụng) để làm thủ tục; những lô hàng chuyển tiếp đó đã được Hải quan địa điểm kiểm tra hoặc Hải quan cửa khẩu hoặc phòng Giám sát quản lý làm xong thủ tục đăng ký tờ khai và lập phiếu chuyển tiếp đúng quy định. Nhà máy, xí nghiệp, công trình, kho chuyên dụng đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố nào thì đăng ký tờ khai và làm thủ tục tại Hải quan địa điểm kiểm tra hoặc Hải quan cửa khẩu hoặc phòng Giám sát quản lý thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố đó hoặc với Hải quan nơi gần nhất nếu tỉnh, thành phố đó chưa có Cục Hải quan cấp tỉnh. Việc đăng ký tờ khai tại phòng Giám sát quản lý chỉ thực hiện đối với những trường hợp tiến hành kiểm tra hàng hoá tại các nhà máy, xí nghiệp, công trình, kho chuyên dụng.
Điều 4:
1. Hàng hoá nhập khẩu được chuyển từ cửa khẩu đến địa điểm kiểm tra hoặc hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan tại địa điểm kiểm tra được chuyển đến cửa khẩu để xuất khẩu phải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian và đến đúng nơi quy định theo bộ hồ sơ hải quan. Nghiêm cấm dỡ hàng hoá xuống dọc đường trong quá trình vận chuyển, trường hợp bất khả kháng (tai nạn giao thông, sự cố hỏng xe...) buộc phải dỡ hàng hoá xuống dọc đường thì trước khi dỡ hàng yêu cầu phải thông báo ngay cho Cơ quan Hải quan hoặc Cơ quan Công an hoặc Chính quyền địa phương nơi gần nhất biết để lập biên bản và làm các thủ tục chứng nhận cụ thể theo quy định của Cơ quan chuyên ngành giải quyết xử lý trường hợp sự cố tai nạn giao thông và các sự việc liên quan khác.
2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển từ địa điểm kiểm tra đến cửa khẩu và ngược lại phải được đóng trong container, toa tàu, xe chuyên dụng... (sau đây gọi chung là container) có đủ điều kiện để Hải quan thực hiện qui định về niêm phong hải quan. Đối với những loại hàng hoá kinh doanh nhập khẩu không thể thực hiện được chế độ niêm phong hải quan thì yêu cầu phải làm thủ tục tại cửa khẩu.
Chủ sở hữu hàng hoá hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu hàng hàng hoá (dưới đây gọi chung là chủ hàng) hoặc người điều khiển phương tiện vận tải phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bảo đảm sự nguyên trạng của niêm phong và hàng hoá trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu đến địa điểm kiểm tra và ngược lại.
3. Container hàng hoá nhập khẩu chuyển tiếp quá khổ, quá tải không thể vận chuyển nguyên container qua cầu phà, cần rút hàng ra khỏi container để chuyển sang xe chuyên dụng khác thì việc rút hàng phải được tiến hành trong khu vực cửa khẩu; Lãnh đạo Hải quan cửa khẩu chịu trách nhiệm tổ chức giám sát việc rút hàng, niêm phong hải quan và lập biên bản bàn giao cho chủ hàng chịu trách nhiệm đưa hàng ra khỏi phạm vi khu vực cửa khẩu để chuyển tiếp về địa điểm kiểm tra.
Điều 5: Sau khi hàng đã chuyển đến địa điểm kiểm tra hoặc đã được đưa đến cửa khẩu, cán bộ Hải quan được phân công phải có mặt ngay để làm nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra niêm phong hải quan, tình trạng bên ngoài container hàng hoá; nếu phát hiện niêm phong hải quan, tình trạng bên ngoài container có dấu hiệu vi phạm hoặc khác thường thì cán bộ Hải quan phải lập biên bản chứng nhận ngay sau khi phát hiện và yêu cầu người điều khiển phương tiện vận chuyển, chủ hàng cùng ký biên bản chứng nhận, đồng thời báo cáo kịp thời cho Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc Trưởng Hải quan địa điểm kiểm tra hoặc Trưởng phòng Giám sát quản lý xin ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành kiểm tra chi tiết lô hàng/kiện hàng.
Điều 6: Hàng hoá sau khi kiểm tra xong nhưng chưa hoàn thành thủ tục theo quy định, thì người làm thủ tục hải quan chưa được phép đưa hàng ra khỏi khu vực địa điểm kiểm tra hoặc ra ngoài khu vực cửa khẩu. Sau khi tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan do bộ phận kiểm tra hải quan chuyển đến, cán bộ thuế, cán bộ phúc tập tờ khai và các lực lượng liên quan khác có trách nhiệm phát hiện những trường hợp gian lận, trốn thuế để báo cáo kịp thời với Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc Trưởng Hải quan địa điểm kiểm tra hoặc Trưởng phòng Giám sát quản lý để có biện pháp kiểm tra lại hoặc kiểm tra sau khi giải phóng hàng.
Điều 7: Việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển tiếp ngoài giờ hành chính chỉ được thực hiện khi chủ hàng có yêu cầu bằng văn bản và được Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố chấp thuận. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc kiểm tra chặt chẽ hàng hoá xuất nhập khẩu chuyển tiếp ngoài giờ hành chính.
Điều 8: Trách nhiệm của lãnh đạo Hải quan các cấp:
1. Trưởng Hải quan cửa khẩu chịu trách nhiệm về sự phù hợp giữa bộ hồ sơ lô hàng xuất nhập khẩu chuyển tiếp với bộ hồ sơ do Cơ quan vận chuyển hoặc người điều khiển phương tiện vận tải nộp cho Hải quan cửa khẩu khi phương tiện vận tải chuyên chở lô hàng đó xuất cảnh hoặc nhập cảnh.
Chứng nhận thực xuất và gửi trả tờ khai hàng hoá xuất khẩu ngay sau khi hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khâủ cho Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
2. Trưởng Hải quan nơi làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ và đăng ký tờ khai chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, đồng bộ của bộ hồ sơ đã được đăng ký và thực tế lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đã kiểm tra hải quan.
3. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi có các địa điểm kiểm tra quy định tại Điều 1 và Điều 3 của Quy chế này chịu trách nhiệm quy định cụ thể về thời gian vận chuyển, tuyến đường vận chuyển đến nơi qui định, phương thức thông tin, phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành và các biện pháp giám sát quản lý cụ thể đối với hàng chuyển tiếp nhằm bảo đảm sự nguyên trạng của niêm phong và hàng hoá trong quá trình vận chuyển từ cửa khẩu về địa điểm kiểm tra hoặc từ địa điểm kiểm tra đến cửa khẩu.
Mọi hành vi nhằm thay đổi, thêm bớt, tẩu tán hàng hoá để gian lận trốn thuế, buôn lậu hoặc xếp dỡ hàng hoá dọc đường, hàng hoá vận chuyển đến những nơi không đúng qui định, sang toa, chuyển đổi phương tiện vận tải, đổ vỡ trên đường vận chuyển từ cửa khẩu về địa điểm kiểm tra và từ địa điểm kiểm tra đến cửa khẩu phải được phát hiện và lập biên bản để xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
Điều 9: Điều kiện để thành lập địa điểm kiểm tra:
1. Doanh nghiệp Việt nam được thành lập theo quy định của luật pháp, có chức năng hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận tải;
2. Phải được sự đồng ý bằng văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố sở tại, có cơ sở thực tế và tài liệu có căn cứ pháp lý chứng minh địa điểm kiểm tra sau khi thành lập sẽ hoạt động liên tục, lâu dài;
3. Những địa điểm thành lập để làm thủ tục đối với tất cả các loại hàng hoá, kể cả hàng hoá kinh doanh nhập khẩu có thuế nhập khẩu thì phải có văn bản cho phép của Chính phủ;
4. Mặt bằng xây dựng địa điểm kiểm tra phải có giấy phép sử dụng đất hợp pháp và bảo đảm đủ diện tích cần thiết cho việc xây dựng các kho, bãi; địa điểm kiểm tra phải gần các trung tâm khu công nghiệp, thành phố và các điều kiện khác cho các hoạt động có liên quan;
5. Phải có tường rào chắc chắn ngăn cách với các khu vực xung quanh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hoá và các trang thiết bị, máy móc của các cơ quan chức năng làm việc trong khu vực địa điểm kiểm tra; phải có đầy đủ trang thiết bị xếp dỡ, di chuyển hàng hoá trong phạm vi khu vực địa điểm kiểm tra và các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy;
6. Kho hàng trong khu vực địa điểm kiểm tra phải đảm bảo cho xe ô tô chở container vào ra dễ dàng, được phân chia thành các khu vực cho từng loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, loại hàng hoá đã làm thủ tục hải quan, loại hàng hoá chưa làm thủ tục hải quan. Bãi trong khu vực địa điểm kiểm tra phải đổ bê tông, có diện tích tối thiểu bảo đảm cho Hải quan kiểm tra từ 3-5 container hàng hoá cùng lúc, có hệ thống đèn đủ độ sáng khi phải kiểm tra hàng hoá ban đêm;
7. Phải có nhà làm việc của Hải quan trong khu vực địa điểm kiểm tra. Nhà làm việc của Hải quan phải được bố trí riêng, có đủ điều kiện về diện tích, kết cấu để triển khai bố trí, trang bị các phương tiện, máy móc làm việc của Hải quan; đảm bảo cho bộ máy hải quan hoạt động đúng quy trình nghiệp vụ, thuận tiện phối hợp công tác, dễ dàng quan sát, thông tin cho nhau kịp thời, nhanh chóng.
Điều 10: Thủ tục công nhận thành lập địa điểm kiểm tra:
1. Doanh nghiệp đủ điều kiện nêu tại Điều 9 Quy chế này, có nhu cầu làm thủ tục hải quan tại địa điểm kiểm tra thì hoàn chỉnh bộ hồ sơ để nộp cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố sở tại. Bộ hồ sơ gồm:
- Đơn xin thành lập địa điểm kiểm tra (theo mẫu - Phụ lục số 2).
- Quyết định thành lập Doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kho bãi (bản sao có công chứng) kèm theo sơ đồ kho bãi.
- Luận chứng kinh tế - kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Văn bản của UBND tỉnh, thành phố sở tại đồng ý cho doanh nghiệp mở địa điểm kiểm tra.
* Đối với địa điểm kiểm tra qui định tại khoản 1 Điều 1 của Qui chế này phải có văn bản cho phép của Chính phủ kèm theo bộ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh, thành phố:
- Tiếp nhận bộ bồ sơ nêu tại khoản 1 Điều này (những loại hồ sơ nộp bản sao phải đối chiếu với bản chính trước khi tiếp nhận).
- Kiểm tra thực tế kho bãi, xem xét Luận chứng kinh tế - kỹ thuật, nhà làm việc của Hải quan.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi tiếp nhận bộ hồ sơ, nếu xét thấy đủ điều kiện thì làm báo cáo (đề xuất ý kiến thành lập địa điểm kiểm tra và dự kiến bộ máy tổ chức, biên chế Hải quan địa điểm kiểm tra) kèm theo bộ hồ sơ gửi về Tổng cục Hải quan.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận bộ hồ sơ kèm báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Tổng cục Hải quan xem xét bộ hồ sơ, nếu cần thiết sẽ kiểm tra thực tế để quyết định thành lập địa điểm kiểm tra. Trường hợp không đủ điều kiện để quyết định cho thành lập thì Tổng cục Hải quan sẽ trả lời bằng văn bản cho Doanh nghiệp biết.
Chương 3
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
Điều 11: Đối với hàng hoá xuất khẩu:
1. Hàng hoá xuất khẩu của các nhà máy, xí nghiệp, kho bảo thuế, khu chế xuất, xí nghiệp chế xuất, kho ngoại quan nằm trong hoặc ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì làm thủ tục tại Hải quan khu công nghiệp, khu công nghệ cao hoặc Hải quan khu chế xuất, Hải quan kho ngoại quan hoặc đơn vị Hải quan phụ trách khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
2. Hàng hoá xuất khẩu của các tổ chức, cá nhân không thuộc những nơi quy định tại khoản 1 Điều này thì đăng ký tờ khai và hoàn thành thủ tục tại các cửa khẩu hoặc tại các địa điểm kiểm tra quy định tại Điều 1 Quy chế này. Nếu chủ hàng có đơn xin kiểm tra hàng hoá tại các nhà máy, xí nghiệp, công trình, kho chuyên dụng thì sau khi làm xong thủ tục đăng ký tờ khai tại Hải quan cửa khẩu hoặc Phòng Giám sát quản lý hoặc Hải quan địa điểm kiểm tra thì Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc Trưởng Phòng Giám sát quản lý hoặc Trưởng Hải quan địa điểm kiểm tra cử nhân viên hải quan đến nhà máy, xí nghiệp, kho chuyên dụng để kiểm tra hàng hoá. Việc kiểm tra hàng hoá tại nhà máy, xí nghiệp, kho chuyên dụng phải dứt điểm từng lô hàng, chuyến hàng, sau đó niêm phong hải quan container hàng và giao chủ hàng chịu trách nhiệm chuyển nguyên container, nguyên niêm phong đến cửa khẩu xuất để xuất khẩu hoặc chuyển đến địa điểm kiểm tra hàng thu gom xuất khẩu -CFS để đóng chung container hàng xuất khẩu. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc Trưởng Phòng Giám sát quản lý hoặc Trưởng Hải quan địa điểm kiểm tra chịu trách nhiệm về sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá xuất khẩu đã kiểm tra hải quan với nội dung kê khai trong bộ hồ sơ hải quan.
3. Hàng hoá xuất khẩu làm thủ tục hải quan tại địa điểm kiểm tra và được lập vận đơn tại địa điểm kiểm tra thì việc vận chuyển từ địa điểm kiểm tra đến cửa khẩu xuất thực hiện theo phương thức chuyển tải, chuyển cảng.
4. Hàng hoá xuất khẩu được đăng ký tờ khai và làm thủ tục kiểm tra tại địa điểm kiểm tra:
4.1. Trách nhiệm của Hải quan địa điểm kiểm tra:
4.1.1. Làm thủ tục xuất khẩu cho từng lô hàng theo đúng quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự phù hợp giữa bộ hồ sơ hải quan với thực tế lô hàng xuất khẩu đã được kiểm tra hải quan.
4.1.2. Kiểm tra hàng hoá và giám sát việc xếp hàng vào container hoặc đưa hàng đã kiểm tra hải quan vào kho chờ xếp vào container.
4.1.3. Niêm phong các kiện hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan đưa vào kho chờ xuất khẩu; niêm phong kho chứa hàng xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan; niêm phong container đã xếp hàng xuất khẩu.
4.1.4. Lập phiếu chuyển tiếp hàng xuất khẩu (02 bản - theo mẫu CT1- Phụ lục số 3), bàn giao lô hàng cùng bộ hồ sơ đã niêm phong gồm: Tờ khai hải quan - 02 bản chính, Phiếu chuyển tiếp - 02 bản chính cho chủ hàng để chuyển đến Hải quan cửa khẩu xuất.
4.1.5. Tiếp nhận bộ hồ sơ do Hải quan cửa khẩu xuất gửi trả; phúc tập lưu trữ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trách nhiệm của chủ hàng:
4.2.1. Nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định của Tổng cục Hải quan cho Hải quan nơi làm thủ tục đăng ký tờ khai.
4.2.2. Chịu trách nhiệm về nội dung tự kê khai, tự tính thuế (nếu có) trên tờ khai hải quan so với thực tế hàng hoá khi Hải quan kiểm tra và trong quá trình vận chuyển lô hàng đến cửa khẩu xuất.
4.2.3. Chịu trách nhiệm bảo đảm sự nguyên trạng của niêm phong và container hàng, hồ sơ hải quan đã được Hải quan nơi đăng ký tờ khai niêm phong để trực tiếp chuyển giao cho Hải quan cửa khẩu xuất, cùng các bên liên quan ký xác nhận vào phiếu chuyển tiếp;
4.2.4. Ký và thực hiện các biên bản liên quan đến trách nhiệm của mình do Hải quan lập.
4.3. Trách nhiệm của Hải quan cửa khẩu xuất:
4.3.1. Tiếp nhận container hàng xuất khẩu và hồ sơ hải quan đã niêm phong của Hải quan địa điểm kiểm tra do chủ hàng chuyển đến.
4.3.2. Kiểm tra tình trạng bên ngoài của container và niêm phong; đối chiếu với số container, số niêm phong ghi trên phiếu chuyển tiếp; xác định container niêm phong hải quan còn nguyên vẹn và phù hợp với bộ hồ sơ; giám sát việc đưa container vào kho bãi tại cửa khẩu chờ xuất khẩu hoặc việc xếp container hàng hoá lên phương tiện vận tải để xuất khẩu.
Nếu có căn cứ khẳng định có hàng lậu, gian lận hoặc tráo đổi hàng trong container thì báo cáo Trưởng Hải quan cửa khẩu xem xét quyết định việc mở container để kiểm tra; việc kiểm tra phải có sự chứng kiến của chủ hàng và phải lập biên bản theo quy định.
4.3.3. Sau khi hàng được xếp lên phương tiện vận tải, Hải quan cửa khẩu xác nhận thực xuất, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu vào 02 tờ khai hải quan, 02 Phiếu chuyển tiếp; trả cho Hải quan địa điểm kiểm tra 2 tờ khai hải quan và 01 phiếu chuyển tiếp dứt điểm cho từng lô hàng/ chuyến hàng; lưu 01 Phiếu chuyển tiếp.
5. Trường hợp chủ hàng đăng ký tờ khai tại Hải quan địa điểm kiểm tra hoặc phòng Giám sát quản lý hoặc Hải quan cửa khẩu và đề nghị kiểm tra hàng tại nhà máy, xí nghiệp, công trình, kho chuyên dụng thì lãnh đạo Hải quan nơi đăng ký tờ khai cử nhân viên hải quan đến nơi kiểm tra mà chủ hàng đăng ký để kiểm tra.
5.1. Hàng hoá kiểm tra xong được đóng vào container vận chuyển thẳng đến cửa khẩu xuất: trách nhiệm của Hải quan nơi đăng ký tờ khai, chủ hàng, Hải quan cửa khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Quy chế này.
5.2. Hàng hoá sau khi kiểm tra hải quan xong được vận chuyển đến địa điểm kiểm tra hàng thu gom xuất khẩu (CFS) để đóng chung Container thì trách nhiệm của lãnh đạo Hải quan các cấp tại các địa phương có liên quan như sau:
5.2.1. Trách nhiệm của Hải quan nơi đăng ký tờ khai và kiểm tra hàng hoá:
- Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ, đồng bộ của bộ hồ sơ hải quan và sự phù hợp giữa thực tế hàng đã kiểm tra hải quan với bộ hồ sơ.
- Đối với sản phẩm gia công xuất khẩu, hàng sản xuất xuất khẩu hoặc các loại hàng hoá khác thuộc loại buộc phải xuất khẩu, phải chịu trách nhiệm theo dõi từng lô/chuyến sản phẩm đã thực xuất so với nguyên phụ liệu nhập khẩu có liên quan để bảo đảm việc thanh khoản hợp đồng đúng quy định hiện hành.
- Giám sát hàng hoá từ sau khi kiểm tra cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho Hải quan địa điểm kiểm tra hàng thu gom xuất khẩu (CFS).
- Hàng tháng đối chiếu bộ hồ sơ, sổ sách giữa Hải quan nơi đăng ký tờ khai và Hải quan địa điểm kiểm tra hàng thu gom xuất khẩu (CFS).
5.2.2. Trách nhiệm của Hải quan địa điểm kiểm tra hàng thu gom xuất khẩu (CFS):
- Tiếp nhận bộ hồ sơ và hàng hoá đã kiểm tra hải quan của Hải quan nơi đăng ký tờ khai chuyển đến.
- Bảo đảm sự phù hợp giữa bộ hồ sơ và hàng hoá thực tế sau khi hoàn thành việc tiếp nhận bàn giao của Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
- Hàng hoá sau khi đã tiếp nhận như thế nào phải bảo đảm thực xuất đúng như vậy và trả lại tờ khai đã xác nhận thực xuất kịp thời cho Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
- Hàng tháng báo cáo Cục trưởng bảng cân đối hàng tiếp nhận được từ Hải quan các nơi chuyển đến với hàng đã thực xuất và hàng còn lưu kho chưa xuất; báo cáo các vụ việc phát sinh, đột xuất, khó khăn, vướng mắc hàng ngày để xin chỉ đạo kịp thời của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
- Chịu trách nhiệm giám sát hàng hoá liên tục kể từ khi nhận bàn giao của Hải quan nơi đăng ký tờ khai cho đến khi bàn giao xong cho Hải quan cửa khẩu xuất.
5.2.3. Trách nhiệm Cục trưởng Cục Hải quan các địa phương có liên quan:
- Chịu trách nhiệm thống nhất quy định ranh giới trách nhiệm cụ thể của Hải quan từng địa phương, cách thức, nội dung bàn giao; phương pháp, biện pháp phối hợp giám sát, quản lý nhằm đảm bảo không để sản phẩm hàng gia công xuất khẩu, hàng sản xuất xuất khẩu và các loại hàng hoá khác thuộc loại buộc phải xuất khẩu lọt vào nội địa tiêu thụ và xuất lậu hàng cấm.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về những trường hợp hàng gia công, hàng sản xuất xuất khẩu và các loại hàng hoá khác buộc phải xuất khẩu sau khi kiểm tra hải quan xong đưa vào thị trường nội địa tiêu thụ và hàng hoá xuất khẩu đã kiểm tra hải quan, sau đó thay đổi, đánh tráo bằng các loại hàng cấm xuất khẩu.
5.2.4. Trách nhiệm của Hải quan cửa khẩu: thực hiện theo điểm 4.3 khoản 4 Điều 11 Quy chế này.
5.3. Hàng hoá được kiểm tra tại Hải quan địa điểm kiểm tra thuộc tỉnh, thành phố khác, sau đó vận chuyển đến Hải quan địa điểm kiểm tra hàng thu gom xuất khẩu (CFS) thực hiện như điểm 5.2 khoản 5 Điều 11 Quy chế này.
Chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện vận tải phải chịu trách nhiệm bảo quản nguyên niêm phong, nguyên vẹn của kiện hàng, lô hàng xuất khẩu đã kiểm tra hải quan trong quá trình vận chuyển từ nhà máy, xí nghiệp, công trình hoặc từ Hải quan tỉnh, thành phố khác đến địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng thu gom xuất khẩu , sau đó vận chuyển đến Hải quan cửa khẩu xuất.
Điều 12: Đối với hàng hoá nhập khẩu:
1. Hàng hoá nhập khẩu, nguyên phụ liệu, vật tư, máy móc thiết bị, linh kiện lắp ráp nhập khẩu để sản xuất, gia công, chế biến, lắp ráp của các nhà máy, xí nghiệp, công trình, kho bảo thuế, khu chế xuất, xí nghiệp chế xuất, kho ngoại quan nằm trong hoặc nằm ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao được chuyển từ cửa khẩu nhập về khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, kho ngoại quan và do Hải quan phụ trách những nơi này hoàn thành thủ tục.
2. Hàng hoá nhập khẩu là nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, linh kiện lắp ráp đồng bộ để sản xuất, chế biến, gia công, lắp ráp, xây dựng của các nhà máy, xí nghiệp, công trình, hàng dự hội chợ triển lãm không thuộc những nơi quy định nêu tại khoản 1 Điều này thì được đăng ký tờ khai hải quan và hoàn thành thủ tục tại Cửa khẩu hoặc tại các địa điểm kiểm tra quy định tại Điều 1 Quy chế này. Nếu chủ hàng có đơn xin chuyển những loại hàng hoá này (hàng không phải nộp thuế nhập khẩu) về nhà máy, xí nghiệp, công trình, kho chuyên dụng, những nơi tổ chức hội chợ triển lãm để kiểm tra thì được làm thủ tục đăng ký tờ khai tại Hải quan cửa khẩu hoặc Hải quan địa điểm kiểm tra hoặc Phòng Giám sát quản lý. Việc kiểm tra tại nhà máy, xí nghiệp, công trình, kho chuyên dụng, những nơi tổ chức hội chợ triển lãm phải dứt điểm cho từng lô hàng, từng chuyến hàng. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố giao nhiệm vụ cụ thể cho Trưởng Hải quan Cửa khẩu hoặc Trưởng Phòng Giám sát quản lý hoặc Trưởng Hải quan địa điểm kiểm tra chịu trách nhiệm phản ánh đầy đủ, chính xác hàng hoá thực tế nhập khẩu đã kiểm tra hải quan trên tờ khai để giải quyết đúng chế độ, chính sách nhà nước quy định.
3. Hàng hoá nhập khẩu có vận đơn ghi nơi dỡ hàng là địa điểm kiểm tra thì chủ hàng không phải làm đơn xin chuyển tiếp; việc vận chuyển hàng từ cửa khẩu về địa điểm kiểm tra thực hiện theo phương thức chuyển tải, chuyển cảng.
Hàng hoá nhập khẩu thuộc hợp đồng kinh doanh của cửa hàng miễn thuế, hàng hoá là đồ dùng của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, hành lý cá nhân thực hiện theo qui định riêng.
4. Hàng hoá nhập khẩu được đăng ký tờ khai và làm thủ tục kiểm tra tại địa điểm kiểm tra:
4.1. Trách nhiệm của Hải quan địa điểm kiểm tra:
4.1.1. Tiếp nhận bộ hồ sơ, đăng ký tờ khai theo qui định, lập phiếu chuyển tiếp hàng nhập khẩu (01 bản theo mẫu CT2 - Phụ lục 4), niêm phong hồ sơ để giao chủ hàng nộp cho Hải quan cửa khẩu nhập gồm:
Tờ khai hải quan: 01 bản chính;
Vận tải đơn: 01 bản sao có xác nhận của chủ hàng
Bản kê chi tiết hàng nhập khẩu: 01 bản sao có xác nhận của chủ hàng.
Phiếu chuyển tiếp hàng nhập khẩu: 02 bản chính
4.1.2.. Tiếp nhận container hàng hoá, bộ hồ sơ có niêm phong của Hải quan cửa khẩu nhập chuyển trả.
4.1.3. Kiểm tra tình trạng bên ngoài container, niêm phong, đối chiếu hồ sơ gốc với hồ sơ do Hải quan cửa khẩu nhập niêm phong chuyển trả, biên bản khác (nếu có), nếu không phù hợp thì lập biên bản chứng nhận, yêu cầu chủ hàng ký biên bản, báo cáo Trưởng Hải quan địa điểm kiểm tra xử lý.
4.1.4. Giám sát việc đưa các kiện hàng vào kho và niêm phong hải quan kho hàng hoá chờ làm thủ tục nhập khẩu theo quy định (nếu chưa kiểm tra được ngay).
4.1.5. Kiểm tra hải quan cho từng lô hàng nhập khẩu theo quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành.
4.2. Trách nhiệm của chủ hàng:
4.2.1. Nộp bộ hồ sơ đầy đủ cho Hải quan địa điểm kiểm tra theo quy định của Tổng cục Hải quan trong đó có đơn xin chuyển tiếp hàng nhập khẩu (01 bản theo mẫu CT3 - Phụ lục số 5).
4.2.2. Nhận hồ sơ do Hải quan địa điểm kiểm tra niêm phong để chuyển cho Hải quan cửa khẩu nhập;
4.2.3. Tiếp nhận container hàng nhập khẩu đã niêm phong hải quan cùng hồ sơ do Hải quan cửa khẩu nhập niêm phong để vận chuyển từ cửa khẩu nhập về địa điểm kiểm tra. Chịu trách nhiệm đảm bảo sự nguyên vẹn của container hàng hoá và các niêm phong cho đến khi hàng đã được Hải quan địa điểm kiểm tra tiếp nhận để làm thủ tục kiểm tra.
4.2.4. Ký và thực hiện các biên bản liên quan đến trách nhiệm của mình do Hải quan lập.
4.3 Trách nhiệm của Hải quan cửa khẩu nhập:
4.3.1. Tiếp nhận bộ hồ sơ do Hải quan địa điểm kiểm tra chuyển đến; đối chiếu với chứng từ vận tải do chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải nộp (manifest, vận đơn...) khi hàng đến cửa khẩu nhập, nếu phù hợp thì đăng ký vào sổ theo dõi hàng nhập khẩu chuyển tiếp; nếu không phù hợp phải báo cáo với Trưởng Hải quan cửa khẩu để có biện pháp xử lý.
4.3.2. Kiểm tra tình trạng bên ngoài của container hàng hoá trước khi cho chuyển về địa điểm kiểm tra; nếu bị đổ vỡ hoặc mất niêm phong thì lập biên bản chứng nhận, giao cho chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng 01 bản để chuyển giao cho Hải quan địa điểm kiểm tra theo bộ hồ sơ chuyển tiếp;
4.3.3. Giám sát việc xếp các kiện hàng rời vào container để chuyển về địa điểm kiểm tra.
4.3.4. Niêm phong hải quan container hàng hoá trước khi cho chuyển về địa điểm kiểm tra.
4.3.5. Xác nhận trên Phiếu chuyển tiếp hàng nhập khẩu; niêm phong bộ hồ sơ gồm: Tờ khai hải quan - 01 bản chính, Phiếu chuyển tiếp - 01 bản chính chuyển cho Hải quan nơi làm thủ tục hàng chuyển tiếp; lưu 01 Phiếu chuyển tiếp;
4.3.6. Thông tin (điện thoại/ fax) cho Hải quan địa điểm kiểm tra những nghi vấn hoặc những vấn đề cần thiết (nếu có) của lô hàng chuyển tiếp;
5. Hàng hoá nhập khẩu đã đăng ký tờ khai và chủ hàng yêu cầu được làm thủ tục kiểm tra tại nhà máy, xí nghiệp, công trình thì Lãnh đạo Hải quan nơi đăng ký tờ khai (Hải quan cửa khẩu hoặc Hải quan địa điểm kiểm tra hoặc phòng Giám sát quản lý) cử nhân viên hải quan đến nơi kiểm tra mà chủ hàng đăng ký để thực hiện kiểm tra hàng hoá theo qui định.
Chương 4
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13:
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các qui định trong Quy chế này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý theo Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
2. Cán bộ, nhân viên Hải quan khi thi hành nhiệm vụ, do thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc cố ý làm trái các qui định về qui trình thủ tục hải quan gây thất thu thuế XNK, gây thiệt hại vật chất cho người làm thủ tục hải quan thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, bồi thường thiệt hại vật chất hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương 5
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14
1. Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố thực hiện Quy chế này.
2. Cục trưởng Cục Hải quan các Tỉnh, Thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này đến các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc và có trách nhiệm thông báo Bản quy chế này tại nơi Hải quan làm thủ tục để các Doanh nghiệp có liên quan biết, thực hiện.
DANH MỤC
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO TỔNG CỤC HẢI QUAN BAN HÀNH VỀ QUẢN LÝ HÀNG CHUYỂN TIẾP VÀ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA NGOÀI KHU VỰC CƯẢ KHẨU ĐÃ ĐƯỢC BÃI BỎ
(Theo Quyết định số 197/1999/TCHQ-QĐ ngày 03/6/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Số TT | Hình thức văn bản | Số Công văn | Ngày tháng CV | Nội dung | Ghi chú |
1 | Thông tư | 968/TCHQ- PC | 15.10.1991 | Hướng dẫn thi hành Nghị định số 171/HĐBT ngày 27.5.1991 của HĐBT ban hành bản quy định cụ thể thủ tục Hải quan và lệ phí Hải quan |
|
2 | QĐ của TCHQ | 89/TCHQ/GQ | 02.8.1994 | Ban hành quy định thủ tục Hải quan đối với hàng hoá được phép XNK chuyển tiếp |
|
3 | QĐ của TCHQ | 27/TCHQ-GSQL | 08.4.1996 | Ban hành quy chế thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK qua địa điểm thông quan nội địa (ICD) |
|
4 | QĐ của TCHQ | 86/TCHQ-GQ | 29.4.1997 | Ban hành quy chế địa điểm kiểm tra hàng hoá ngoài khu vực cửa khẩu |
|
5 | Chỉ thị của TCHQ | 256/TCHQ-GQ | 16.2.1994 | Tăng cường phối hợp giữa Hải quan các địa phương trong việc làm thủ tục Hải quan cho hàng XNK chuyển tiếp và chấn chỉnh công tác kiểm hoá |
|
6 | Chỉ thị của TCHQ | 108/TCHQ-GQ | 09.3.1995 | Tăng cường công tác kiểm tra làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá XNK chuyển tiếp và công tác chuyển hoá |
|
7 | Chỉ thị của TCHQ | 19/TCHQ-GQ | 19.3.1996 | Một số biện pháp cấp bách nhằm chấn chỉnh việc làm thủ tục hải quan đối với hàng chuyển tiếp. |
|
8 | Chỉ thị của TCHQ | 126/CT-TCHQ | 10.9.1996` | Công tác chống thất thu thuế XNK |
|
9 | Chỉ thị của TCHQ | 161/TCHQ-GQ` | 02.11.1996 | Nghiêm cấm Hải quan tỉnh, thành phố này kiểm hoá hộ hàng hoá cho Hải quan tỉnh, thành phố khác. |
|
10 | CV của TCHQ | 622/TCHQ-GQ | 03.4.1995 | Giải thích một số điểm trong Chỉ thị 108/TCHQ-GQ ngày 09.3.1995 và Quyết định số 109/TCHQ-GQ ngày 09.3.1995. |
|
11 | CV của TCHQ | 468/TCHQ | 17.3.1995 | Tổ chức kiểm tra hàng hoá XNK tại Hải Phòng và Hà Nội |
|
12 | CV của TCHQ | 1812/TCHQ-GQ | 12.8.1995 | Phân cấp ký đơn xin chuyển tiếp hàng NK |
|
13 | CV của TCHQ | 1837/TCHQ-GQ | 04.8.1995 | Điều chỉnh quy định thủ tục Hải quan đối với hàng NK chuyển tiếp. |
|
14 | CV của TCHQ | 1986/TCHQ-GQ | 18.8.1995 | Tăng cường công tác quản lý đối với hàng NK chuyển tiếp |
|
15 | CV của TCHQ | 1368/TCHQ-GSQL | 17.6.1995 | V/v kiểm hoá |
|
16 | CV của TCHQ | 65/TCHQ-GQ | 08.01.1996. | Chấn chỉnh làm thủ tục Hải quan đối với hàng chuyển tiếp và quản lý địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu. |
|
17 | CV của TCHQ | 1094/TCHQ-GQ | 18.4.1996 | Chấn chỉnh làm thủ tục chuyển tiếp đối với các loại xe ô tô. |
|
18 | Điện mật của TCHQ | 389/ĐM | 20.4.1996 | Chấn chỉnh làm thủ tục chuyển tiếp đối với các loại xe ô tô. |
|
19 | CV của TCHQ | 1239/V | 02/5/1996 | Bổ sung CV 1094 |
|
20 | CV của TCHQ | 3600/TCHQ-GQ | 09.11.1996 | Sửa đổi một số điểm của Chỉ thị 126/CT |
|
21 | CV của TCHQ | 1990/TCHQ-GQ | 14.6.1997 | Giải thích rõ địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu |
|
22 | CV của TCHQ | 2943/TCHQ-GQ | 29.8.1997 | Chấn chỉnh thủ tục Hải quan đối với hàng chuyển tiếp |
|
23 | CV của TCHQ | 3498/TCHQ-GQ | 11.10.1997 | Quy định thủ tục Hải quan đối với hàng chuyển tiếp hoặc hàng từ cửa khẩu này chuyển về cửa khẩu khác |
|
24 | CV của TCHQ | 3499/TCHQ-GSQL | 11.10.1997 | Quán triệt các văn bản đã ban hành liên quan đến hàng hoá XNK chuyển tiếp và địa điểm kiểm tra ngoài KVCK. |
|
25 | CV của TCHQ | 3642/TCHQ-GQ | 22.10.1997 | Áp tải hàng chuyển tiếp về địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu. |
|
26 | CV của TCHQ | 4278/TCHQ-GQ | 05.12.1997 | Rút giấy phép công nhận địa điểm kiểm tra ngoài khu vực cửa khẩu và quy định hàng hoá XNK chuyển tiếp. |
|
27 | CV của TCHQ | 4347/TCHQ-GQ | 09.12.1997 | Chuyển tiếp hàng hoá nhập khẩu từ ICD |
|
28 | CV của TCHQ | 2408/TCHQ-GSQL | 15.7.1998 | Chuyển tiếp hàng hoá NK từ ICD về các tỉnh, thành phố khác. |
|
29 | CV của TCHQ | 2543/TCHQ-GSQL | 25.7.1998 | Quy định hàng chuyển tiếp |
|
30 | CV của TCHQ | 2855/TCHQ-GSQL | 18.8.1998 | Chuyển tiếp hàng gia công, đầu tư liên doanh. |
|
31 | CV của TCHQ | 3565/TCHQ-GSQL | 05.10.1998 | Địa điểm kiểm tra hàng hoá XNK. |
|
32 | CV của TCHQ | 3803/TCHQ-GSQL | 21.10.1998 | Thực hiện Công văn 3565/TCHQ-GSQL |
|
33 | CV của TCHQ | 3969/TCHQ-GSQL | 02.11.1998 | Thông báo địa diểm làm thủ tục hàng kinh doanh xuất nhập khẩu chuyển tiếp |
|
34 | CV của TCHQ | 4908/TCHQ-GSQL | 30.12.1998 | Địa điểm thông quan bên ngoài cửa khẩu XNK hàng hoá |
|
35 | CV của TCHQ | 207/TCHQ-GSQL | 12.01.1999 | Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về địa điểm thông quan |
|
36 | CV của TCHQ | 792/TCHQ-GSQL | 06.02.1999 | Thực hiện Công văn 4908/TCHQ-GSQL |
|
PHỤ LỤC SỐ 1
DANH MỤC ĐỊA ĐIỂM LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN NGOÀI CỬA KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 197/1999/QĐ-TCHQ ngày 03/6/1999)
STT | Tên, địa chỉ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu | Loại hàng được chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu để hoàn thành thủ tục hải quan |
01 | Địa điểm Đường Láng, 358 đường Láng, Hà Nội | Các loại hàng hoá XNK |
02 | Địa điểm Thọ Quang, Sơn Trà, TP Đà Nẵng | nt |
03 | Địa điểm Thuỵ An, 331 An Dương Vương, TT Huế | nt |
04 | Địa điểm Bến Lức, huyện Bến Lức, Long An | nt |
05 | Địa điểm Biên Hoà, TP Biên Hoà, Đồng Nai | nt |
06 | Địa điểm Phước thắng, 46A Quốc lộ 51, Bà Rịa - Vũng Tàu | nt |
07 | ICD Gia Thuỵ, Gia Lâm, Hà Nội | nt |
08 | ICD Phước Long, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh | nt |
09 | Địa điểm 1W, Điên Biên Phủ, TP Hồ Chí Minh | Hàng hoá thu gom để xuất khẩu |
10 | Địa điểm 57 Lê Quốc Hưng, TP Hồ Chí Minh | nt |
11 | Địa điểm Tân thuận đông, Quận 7, TPHCM | nt |
12 | Địa điểm Trường Thọ, Quận Thủ đức, TPHCM | nt |
13 | Địa điểm 145 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, TPHCM | nt |
14 | Địa điểm Linh Trung, Quận Thủ đức, TPHCM | nt |
15 | Địa điểm Sóng Thần, huyện Thuận An, Bình Dương | nt |
16 | Địa điểm 100 Nguyễn Văn Cừ, Gia lâm, Hà Nội | Trừ hàng hoá nhập khẩu kinh doanh có thuế nhập khẩu |
17 | Địa điểm Vạn Mỹ, 287 Đà Nẵng, Hải Phòng | nt |
18 | Địa điểm Hồng Lĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh | nt |
* Ghi chú: Quá trình thực hiện, nếu có thay đổi, Tổng cục Hải quan sẽ có Quyết định bổ sung, sửa đổi.
PHỤ LỤC SỐ 2
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
Kính gửi : Tổng cục Hải quan
Đồng kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.................
Công ty..........................................................................................
đề nghị Quý cơ quan xem xét, công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu của Công ty tại..................................................................................
Kèm theo đơn này, công ty............................................................
xin gửi bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1, Điều 10 của Quy chế địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu và hàng hoá XNK chuyển tiếp ban hành kèm theo Quyết định số 197/1999/TCHQ-QĐ ngày 03/6/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, gồm:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Công ty xin cam đoan bộ hồ sơ gồm những loại nêu trên là hợp pháp và Công ty sẽ đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điều.................... Quy chế ..................................................................................................
.................. ngày...... tháng....... năm 1999
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
PHỤ LỤC SỐ 3
MẪU CT1
Hải quan.............. Số: /CHQ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU CHUYỂN TIẾP HÀNG XUẤT KHẨU
I- Phần dành cho Hải quan nơi làm thủ tục hải quan lô hàng xuất khẩu:
Kính chuyển Hải quan Cửa khẩu:...................... thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố: ................................................................................
Cục Hải quan tỉnh, thành phố:........................... đã làm thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu tại Tờ khai hải quan số: ngày / /199
của Doanh nghiệp: ..............................................................................................
Ông/ Bà: .............................. CMND số: ................. đại diện cho doanh nghiệp có trách nhiệm chuyển bộ hồ sơ và hàng hoá đã được niêm phong hải quan đến Hải quan Cửa khẩu:......................... thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố:........................... để xuất khẩu .
1/ Bộ hồ sơ chuyển đến bao gồm:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính.
- Phiếu chuyển tiếp hàng xuất khẩu: 02 bản chính
2/ Lô hàng xuất khẩu chuyển tiếp tại Tờ khai số ngày / /199... đã được kiểm tra hải quan bao gồm:
STT | Loại container | Số hiệu container | Số niên phong Hải quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Toàn bộ hồ sơ và lô hàng đã được niêm phong, giao cho Ông/Bà:.......................... là chủ hàng/đại diện chủ hàng/hoặc do:................................... áp tải chịu trách nhiệm bảo quản nguyên niêm phong đến giao cho Hải quan Cửa khẩu/Cảng:................................... để xếp hàng lên phương tiện vận tải, xuất khẩu.
...., ngày tháng năm 199...
Hải quan.................
II/- Phần dành cho Hải quan cửa khẩu nơi hàng xuất khẩu chuyển tiếp thực xuất:
Kính chuyển Cục Hải quan tỉnh, thành phố:.................................................
Hải quan Cửa khẩu:..................................... thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố:............................................. đã tiếp nhận hồ sơ và lô hàng theo Tờ khai số: ..................... ngày tháng năm 199
1/ Tình trạng lô hàng:
(Ghi nhận xét lô hàng)
Lô hàng xuất khẩu chuyển tiếp đã được kiểm tra, đối chiếu kỹ số container, số niêm phong hải quan, thấy phù hợp, không có nghi ngờ gì, đã được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu/ hoặc đưa vào kho, bãi: ................ chờ xuất khẩu.
2/ Hồ sơ lô hàng:
- Trả lại Hải quan nơi làm thủ tục bộ hồ sơ gồm:
+ Tờ khai hải quan: 02 bản chính (nếu đã đóng dấu xác nhận thực xuất)
+ Phiếu chuyển tiếp hàng xuất khẩu: 01 bản chính
+ Biên bản kiểm tra (nếu có): 01 bản chính
+ Biên bản khác (nếu có):
- Giữ lại: Phiếu chuyển tiếp (01 bản chính); Biên bản kiểm tra (nếu có).
Bộ hồ sơ đã được niêm phong, giao chủ hàng chuyển trả Hải quan nơi làm thủ tục/ hoặc đã bàn giao cho cán bộ nhận hồ sơ của Hải quan nơi làm thủ tục.
.........., ngày tháng năm 199
LĐ. Hải quan cửa khẩu | Đại diện chủ hàng | Cán bộ áp tải |
Ghi chú: Phiếu chuyển tiếp này do Hải quan nơi làm thủ tục hàng xuất khẩu chuyển tiếp thành 02 bản, có giá trị như một phiếu bàn giao hàng và hồ sơ giữa các bên cơ quan Hải quan liên quan và doanh nghiệp.
PHỤ LỤC SỐ 4
MẪU CT2
Hải quan.............. Số: | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU CHUYỂN HÀNG NHẬP KHẨU
I- Phần dành cho Hải quan làm thủ tục hàng hoá nhập khẩu chuyển tiếp:
Kính chuyển Hải quan Cửa khẩu:......................... thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố:....................................................................................................................
Hải quan...................................... thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố...........
đã tiếp nhận Tờ khai hải quan số: ngày / /199 của doanh nghiệp:....................
.........................................................................................................................
Ông/Bà:........................ CMND số:................ đại diện cho doanh nghiệp có trách nhiệm chuyển bộ hồ sơ đến Hải quan Cửa khẩu:............................................ thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố:............................................. để làm thủ tục chuyển tiếp theo quy định.
Bộ hồ sơ chuyển đến bao gồm:
- Tờ khai Hải quan hàng nhập khẩu: 01 bản chính.
- Vận tải đơn: 01 bản copy (có xác nhận của doanh nghiệp).
- Bảng kê chi tiết (nếu có): 01 bản copy (có xác nhận của doanh nghiệp).
- Phiếu chuyển tiếp hàng nhập khẩu: 02 bản chính.
Toàn bộ hồ sơ đã được niêm phong, giao cho Ông/Bà:.......................... là chủ hàng/đại diện chủ hàng hoặc do: đ/c............................................... là cán bộ Hải quan ..................................... áp tải chịu trách nhiệm bảo quản nguyên niêm phong đến giao cho Hải quan Cửa khẩu:.....................................................................
.............., ngày tháng năm 199...
Hải quan...................
II/ Phần dành cho Hải quan cửa khẩu có hàng nhập khẩu:
Kính chuyển Hải quan:..................................................................................
Hải quan Cửa khẩu:...................................... thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố:.................................................. đã tiếp nhận hồ sơ và thủ tục chuyển tiếp cho lô hàng nhập khẩu theo Tờ khai số: ngày tháng năm 199 vào hồi giờ ngày tháng năm 199
1/ Về tình trạng lô hàng:
Số TT | Loại container | Số hiệu container | Số seal Hải quan | Mặt hàng | Tình hình khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2/ Hồ sơ lô hàng:
- Đã niêm phong, chuyển trả Hải quan làm thủ tục hàng nhập khẩu chuyển tiếp: Tờ khai: 01 bản chính; phiếu chuyển tiếp hàng nhập khẩu: 01 bản và biên bản khác (nếu có):
- Giữ lại: - 01 phiếu chuyển tiếp (bản chính)
- 01 vận tải đơn (bản copy có xác nhận của doanh nghiệp)
- 01 bản kê chi tiết nếu có (bản copy có xác nhận của doanh nghiệp)
Toàn bộ hàng hoá và hồ sơ đã niêm phong được bàn giao cho ông/bà:...............
.......................................... là đại diện doanh nghiệp/Hải quan áp tải (ký nhận) chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng niêm phong của Hải quan, vận chuyển về địa điểm kiểm tra đã được Cơ quan Hải quan cho phép để hoàn thành thủ tục hải quan theo quy định.
......, ngày tháng năm 199
LĐ. Hải quan cửa khẩu | Đại diện doanh nghiệp | Cán bộ áp tải |
Ghi chú: Phiếu chuyển tiếp này do Hải quan nơi đăng ký tờ khai lập thành 02 bản, có giá trị như một phiếu bàn giao hàng và hồ sơ giữa các bên cơ quan Hải quan liên quan và doanh nghiệp. Trường hợp có nhân viên Hải quan áp tải thì nhân viên Hải quan làm nhiệm vụ áp tải ký tên, chịu trách nhiệm.
PHỤ LỤC SỐ 5
MẪU CT3
........................... Số:.............. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐƠN XIN CHUYỂN TIẾP HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
Kính gửi: Hải quan ........................................... (1)
Tên Doanh nghiệp:.......................................................................
Địa chỉ:.............................. Số điện thoại: ...................................
Tên hàng:......................................................................................
Số lượng: ......................................................................................
Trọng lượng: .................................................................................
Cửa khẩu nhập hàng: .....................................................................
+ BILL số: ................. ngày:.........../............../.................
+ Giấy phép số: .......... ngày:........../............../..................
Xin chuyển hàng về làm thủ tục hải quan tại địa điểm ................
.......................................................................................................
Công ty .................................................................................... cam đoan chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định về hàng chuyển tiếp theo Quyết định số ......../ 1999/QĐ-TCHQ ngày tháng năm 1999 của Tổng cục Hải quan.
................., ngày.........tháng.........năm.......
Giám đốc Doanh nghiệp
(Ký tên, đóng dấu)
Ghi chú:
(1): Hải quan nơi đăng ký tờ khai
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.