BỘ NÔNG NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1952/QĐ-BNN-KHCN | Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC THUỶ SẢN ĐƯA VÀO TUYỂN CHỌN NĂM 2008
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt "Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020";
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Danh mục các nhiệm vụ khoa học công nghệ về công nghệ sinh học thuỷ sản đưa vào tuyển chọn năm 2008 (danh sách tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức và hướng dẫn các cơ quan nghiên cứu khoa học tham gia tuyển chọn, thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ về công nghệ sinh học thuỷ sản theo quy định quản lý khoa học và tài chính của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC THUỶ SẢN ĐƯA VÀO TUYỂN CHỌN NĂM 2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1952/QĐ-BNN-KHCN ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Tên Đề tài | Mục tiêu | Yêu cầu đối với sản phẩm và yêu cầu khoa học/chỉ tiêu chất lượng chủ yếu |
1 | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (SPF) | Tạo được công nghệ sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch 5 bệnh nguy hiểm thường gặp (TSV, IHHNV, WSSV, MBV, YHV) | 1) Quy trình sản xuất tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh. 2) 3.000 cặp tôm bố mẹ sạch 5 bệnh nguy hiểm thường gặp (TSV, IHHNV, WSSV, MBV, YHV). Cỡ >70g, sức sinh sản >70.000 trứng, tỷ lệ nở > 75% và tỷ lệ biến thái >70%. 3) 5 - 10 triệu PL15 sạch bệnh |
2 | Nghiên cứu công nghệ bảo quản lạnh trứng, phôi cá tra và tôm sú. | Xây dựng được quy trình công nghệ bảo quản lạnh trứng, phôi cá tra và tôm sú. | 1) Quy trình bảo quản lạnh trứng, phôi tôm sú. 2) Quy trình bảo quản lạnh trứng, phôi cá tra. 3) Tỷ lệ sống của trứng và phôi đạt 1-2% sau 1 năm bảo quản. 4) Quy mô: 4.1) Cá Tra: 3.000.000 trứng, 200.000 phôi. 4.2) Tôm Sú: 300.000 trứng, 20.000 phôi |
3 | Nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cấy mô thực vật để sản xuất giống một số thực vật thuỷ sinh phục vụ nghề nuôi cá cảnh và phát triển nuôi trồng thuỷ sản | Có được quy trình công nghệ nuôi cấy mô thực vật nhằm nhân nhanh giống thực vật thuỷ sinh | 1) Quy trình công nghệ nuôi cấy mô rong sụn. 2) Quy trình công nghệ nuôi cấy một số loài thực vật thuỷ sinh phục vụ nghề nuôi cá cảnh nước ngọt. 3) Sản phẩm: 3.1) Giống thuần rong sụn sạch bệnh, có thể nhân rộng và thích ứng trong điều kiện Việt Nam. 3.2) Một số loài thực vật thuỷ sinh phục vụ nghề nuôi cá cảnh nước ngọt (3-5 loài), thích ứng trong điều kiện nhân tạo và có hiệu quả kinh tế. |
4 | Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật LAMP xác định vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra. | Xây dựng được quy trình phát hiện nhanh, chính xác và đợn giản vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra bằng kỹ thuật LAMP | 1) Xác định được các gen đặc trưng cho vi khuẩn Edwardsiella ictaluri 2) Bộ kit (Mồi, các chất thành phần, điều kiện phản ứng) phát hiện chính xác vi khuân Edwardsiella ictaluri. Số lượng: 100 bộ (50 phản ứng/bộ) 3) Quy trình tạo ra bộ kit 4) Quy trình sử dụng bộ kit 5) Thử nghiệm trên 500 mẫu bệnh cá tra |
5 | Nghiên cứu sản xuất vác-xin vô hoạt phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra bằng công nghệ lên men. | Sản xuất được vác-xin vô hoạt phòng bệnh gan thân mủ trên cá tra. | 1) Qui trình sản xuất vác-xin vô hoạt bằng công nghệ lên men vi sinh vật. 2) Qui trình kiểm nghiệm cơ sở vác-xin. 3) Tiêu chuẩn sản phẩm: thuần khiết, vô trùng, an toàn và hiệu lực đạt 70% trong phòng thí nghiệm. 4) Qui trình bảo quản và sử dụng vác-xin. 5) Sản phẩm: 10.000 liều vác-xin. |
6 | Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh trong phòng bệnh trắng nhũn thân Ice - Ice disease ở rong Sụn Việt Nam | Sản xuất được và ứng dụng hiệu quả chế phẩm vi sinh trong phòng bệnh trắng nhũn thân ở rong Sụn. | 1) Bộ giống vi sinh vật được định tên đến loài và đặc tính phòng bệnh trắng nhũn thân 2) Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm quy mô pilot 3) Quy trình sử dụng chế phẩm trong phòng bệnh trắng nhũn thân ngoài thực địa. 4) Sản phẩm vi sinh dạng lỏng tối thiểu 107CFU/ml, dạng bột tối thiểu 109 CFU/g đủ áp dụng trên 10ha nuôi trồng rong Sụn. Hiệu quả phòng bệnh trắng nhũn thân (trong điều kiện thí nghiệm): 80% |
7 | Nghiên cứu phân lập, nuôi cấy chủng vi sinh vật sản sinh Tetrodotoxin (TTX) trong cá nóc độc Việt Nam và tách chiết TTX | Tách chiết được TTX từ các chủng vi sinh vật phân lập từ cá nóc độc Việt Nam | 1) Có ít nhất 1 chủng vi sinh vật phân lập từ cá nóc độc Việt Nam có khả năng tổng hợp TTX được phân loại, định tên 2) Quy trình công nghệ nuôi cấy, thu nhận, tách chiết TTX từ chủng vi sinh vật đã được phân lập quy mô phòng thí nghiệm. 3) Sản phẩm: 10mg TTX từ vi sinh vật đã được kiểm tra, phân tích xác định cấu trúc, chức năng, độc tính |
8 | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ enzyme để sản xuất sản phẩm protein thuỷ phân từ cá tạp và phế liệu trong nhà máy chế biến cá | Ứng dụng công nghệ enzyme nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cá tạp, phế liệu cá và giảm thiểu ô nhiễm môi trường | 1) Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm protein thuỷ phân bằng enzyme: 1.1) Dịch protein thuỷ phân cho chăn nuôi 1.2) Bột protein thủy phân cho chăn nuôi 1.3) Dịch protein thuỷ phân cho người. 1.4) Bột protein thủy phân cho người. 2) Sản phẩm cho chăn nuôi mỗi loại 1.000kg, sản phẩm cho người mỗi loại 100kg. Tiêu chuẩn sản phẩm: Đạm tổng số > 60%; Nitơ acid amin 70-80% đạm tổng số; An toàn vệ sinh đạt các tiêu chuẩn tương ứng cho từng loại sản phẩm |
9 | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh và enzyme để chế biến phế liệu tôm thành các sản phẩm có giá trị gia tăng. | Nâng cao hiệu quả sử dụng phế liệu chế biến tôm thành các sản phẩm có giá trị gia tăng cao sử dụng trong thức ăn chăn nuôi và thực phẩm. | 1) Quy trình công nghệ vi sinh và enzyme tách chiết protein từ phế liệu tôm. - Sản phẩm có hàm lượng protein cao (50-60%), đạm amin đạt 70 - 80%, ứng dụng được trong chăn nuôi và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Có 10 kg sản phẩm. 2) Quy trình công nghệ sản xuất chitin có ứng dụng phương pháp vi sinh và enzyme. - Sản phẩm chitin đạt tiêu chuẩn đạt độ tinh sạch 90%. Có 200kg sản phẩm 3) Quy trình công nghệ sản xuất N-axetyl chito-oligosaccharit có ứng dụng phương pháp vi sinh và enzyme. - Sản phẩm N- axetyl chito-oligosaccharit đạt độ tinh sạch 90%. Có 20kg sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.