UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1943/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 03 tháng 12 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC NĂM 2014 CỦA CƠ QUAN THANH TRA TỈNH
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Điều 36 Luật Thanh tra ngày 15/11/2010;
Xét Tờ trình số 32/TTr-TTr ngày 26/11/2013 của Chánh Thanh tra tỉnh về việc xin phê duyệt Chương trình công tác năm 2014 của cơ quan Thanh tra tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chương trình công tác năm 2014 của cơ quan Thanh tra tỉnh (kèm theo Chương trình số 20/CTr-TTr ngày 26/11/2013 của Chánh Thanh tra tỉnh).
Điều 2. Giao Chánh Thanh tra tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện đúng thời gian, nội dung và yêu cầu chương trình đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/CTr-TTr | Vĩnh Long, ngày 26 tháng 11 năm 2013 |
CHƯƠNG TRÌNH
CÔNG TÁC THANH TRA NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1943/QĐ-UBND, ngày 03/12/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Công văn số 2399/TTCP-KHTCTH ngày 21/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2014.
Căn cứ Nghị quyết của Đảng uỷ Thanh tra tỉnh Vĩnh Long về phương hướng nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng năm 2014.
Cơ quan Thanh tra tỉnh xây dựng chương trình công tác năm 2014, tập trung thực hiện các công việc cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU CHUNG:
1. Triển khai thực hiện có hiệu quả các qui định của Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung thanh tra tập trung vào việc thực hiện chính sách pháp luật của các cấp, các ngành, gắn với mục tiêu giải pháp về phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và các năm tiếp theo. Hoạt động thanh tra hướng mạnh vào việc phát hiện, chấn chỉnh, kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật; thúc đẩy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước, công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả nghị quyết của Tỉnh uỷ, của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, trong đó triển khai thực hiện tốt Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiếp tục rà soát và giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; giải quyết kịp thời trên 90% số vụ việc mới phát sinh, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
3. Triển khai có hiệu quả chương trình hành động của Chính phủ về phòng, chống tham nhũng. Tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tăng cường thanh tra, phát hiện, xử lý tham nhũng; kiên quyết thực hiện mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng.
4. Tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng; thực hiện công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực này. Đẩy mạnh công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
II. CÁC MẶT CÔNG TÁC CỤ THỂ:
1. Đối với công tác thanh tra: Thực hiện 10 cuộc thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực và nội dung cụ thể như sau:
* Lĩnh vực thanh tra kinh tế xã hội: 06 cuộc.
1. Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý thu chi tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Long Hồ niên độ thanh tra là 03 năm, kể từ năm 2011 đến hết năm 2013.
2. Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý thu chi tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị tại Chi cục Thú y - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long niên độ thanh tra là 03 năm, kể từ năm 2011 đến hết năm 2013.
3. Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý thu chi tài chính đối với Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn là 03 năm, kể từ năm 2011 đến hết năm 2013.
4. Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý thu chi tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị tại Trung tâm Thể dục thể thao thuộc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long giai đoạn là 03 năm, kể từ năm 2011 đến hết năm 2013.
5. Thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong việc quản lý tài chính kế toán và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Công ty Cổ phần Cảng Vĩnh Long giai đoạn là 03 năm, kể từ năm 2011 đến hết năm 2013.
6. Thanh tra diện rộng theo sự chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ năm 2014 (có hướng dẫn sau).
- Cùng với việc triển khai các cuộc thanh tra theo các nội dung trên, Thanh tra tỉnh sẽ chủ động lực lượng để tiến hành thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh.
* Lĩnh vực thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo: 02 cuộc.
1. Thanh tra trách nhiệm trong thực hiện công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Mang Thít và các đơn vị trực thuộc.
2. Thanh tra trách nhiệm trong thực hiện công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Tam Bình và các đơn vị trực thuộc.
* Lĩnh vực thanh tra công tác phòng chống tham nhũng: 02 cuộc.
1. Thanh tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Uỷ ban nhân dân thị xã Bình Minh và các đơn vị trực thuộc.
2. Thanh tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long và các đơn vị trực thuộc.
2. Đối với công tác pháp chế tuyên truyền:
- Nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Tập trung vào Luật Tiếp công dân; các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); các thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
- Tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo; đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, để nâng cao hiểu biết pháp luật của cán bộ, nhân dân (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn), nhất là những điểm mới của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi bổ sung) và các nghị định hướng dẫn thi hành.
- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị qua thanh tra nhằm thu hồi các khoản thất thoát về tài chính và tài sản nộp ngân sách nhà nước theo qui định, xử lý nghiêm minh đối với người vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật.
3. Đối với công tác giải quyết khiếu nại tố cáo:
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tại Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị; Nghị quyết 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo được giao và những vụ việc mới phát sinh nhất là các điểm nóng phức tạp, vượt cấp; xử lý kịp thời số vụ việc khiếu kiện đông người. Phấn đấu giải quyết đạt tỉ lệ trên 90% đối với các vụ việc mới phát sinh; chú trọng việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.
- Tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ, coi đây là việc làm thường xuyên của ngành, phấn đấu đạt tỷ lệ giải quyết trên 90%.
- Tiếp tục thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân theo Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, khiếu nại, tố cáo và công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn).
4. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng:
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, ban hành tại Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 06/02/2012 của Chính phủ, cụ thể:
- Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; có chiến lược truyền thông đúng đắn về tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để thông tin kịp thời những thành tích về những nỗ lực công tác, không để đưa thông tin sai sự thật, gây dư luận không tốt và hiểu không đúng về tình hình và những nỗ lực phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao: Đầu tư xây dựng, đất đai, tín dụng, ngân hàng, thu ngân sách (thuế, hải quan), mua sắm công, công tác cán bộ …
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm thúc đẩy công tác phòng, chống tham nhũng ở các cấp, các ngành.
5. Về xây dựng lực lượng và một số công tác khác:
- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, nâng bậc, thực hiện công tác chính sách đối với cán bộ toàn ngành, nâng cao chất lượng hoạt động giữ gìn phát luật, kỷ luật của các cơ quan thanh tra, đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó chú trọng: Xây dựng tổ chức bộ máy để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Quan tâm xây dựng cơ quan thanh tra trong sạch vững mạnh; đẩy mạnh xây dựng văn hoá thanh tra, đạo đức nghề nghiệp thanh tra gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Chú trọng thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động chuyên môn. Ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, xử lý kịp thời các thông tin cần thiết, hỗ trợ nghiệp vụ để nâng cao chất lượng công tác chuyên môn. Tổ chức vận hành tốt trang thông tin điện tử của cơ quan lên mạng diện rộng của tỉnh; thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động ở cơ quan.
- Đảm bảo nguồn kinh phí theo định mức dự toán đã được phê duyệt và theo qui định về khoán chi phí hành chính trong hoạt động của cơ quan, đáp ứng kịp thời cho yêu cầu công tác chuyên môn, đảm bảo chi tiêu đúng nguyên tắc tài chính kế toán và tiết kiệm, đáp ứng kịp thời các công tác thường xuyên, đột xuất của cơ quan.
- Các phòng và từng cán bộ công chức phải thực hiện nghiêm Qui chế làm việc, các qui định của cơ quan, qui chế đoàn thanh tra, 05 điều kỷ luật của ngành trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 09/11/2012 của UBND tỉnh về việc chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Gắn kết quả công tác chuyên môn với việc thực hiện các phong trào thi đua do cơ quan phát động.
- Ban lãnh đạo cơ quan chỉ đạo và phân công tổ chức thực hiện tốt các mặt công tác như: Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương giữ vững an ninh trật tự trong và ngoài cơ quan, thực hiện nghiêm các qui định về công tác phòng cháy chữa cháy, phòng gian bảo mật, bảo vệ tài sản và an toàn lao động cơ quan….
- Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động của ngành, kịp thời xây dựng các báo cáo định kỳ và đột xuất đúng theo Qui định về chế độ thông tin báo cáo ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Để hoàn thành đạt kết quả các nhiệm vụ trong năm 2014, cần tổ chức thực hiện tốt các công việc như sau:
- Lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo các phòng và từng cá nhân cán bộ công chức bám sát vào chương trình công tác năm 2014 và các nhiệm vụ được giao, quá trình tổ chức thực hiện phải có chương trình kế hoạch của bộ phận mình phụ trách và xây dựng lịch công tác tuần, tháng, quí một cách sát hợp để làm cơ sở tổ chức thực hiện đạt kết quả.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của các phòng và từng cá nhân, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện kịp thời phát huy những mặt đạt được và có giải pháp chấn chỉnh những mặt hạn chế, yếu kém, nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng từng mặt công tác. Đánh giá xếp loại công chức hàng tháng để làm cơ sở xét thi đua khen thưởng theo qui định.
- Giao Văn phòng tham mưu cho Ban lãnh đạo kiểm tra đôn đốc các phòng thực hiện Chương trình công tác này, hàng tháng báo cáo kết quả cho Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh theo dõi chỉ đạo./.
| CHÁNH THANH TRA |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.