HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19-HĐBT | Hà Nội, ngày 29 tháng 2 năm 1988 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN VẠCH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH MỘT SỐ XÃ
Căn cứ điều 16 của Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1991;
Căn cứ Quyết định số 64B-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 12-9-1981;
Xét đề nghị của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá và Ban Tổ chức của Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
A. Huyện Như Xuân.
1. Chia xã Hải Vân thành 2 xã lấy tên là xã Hải Vân và xã Hải Long.
- Xã Hải Vân gồm các chòm bản Ban Tài, Đồng Sung, Đồng Long, Đồng Mười, Đồng Kinh và Xuân Hoà với 1.800 hécta diện tích tự nhiên và 3.462 nhân khẩu.
Địa giới xã Hải Vân ở phía đông giáp xã Vạn Thắng, thuộc huyện Nông Cống; phía tây giáp xã Bình Lương; phía nam giáp các xã Yên Thọ và Xuân Phúc; phía bắc giáp xã Hải Long.
- Xã Hải Long gồm các chòm bản Cao Đất, Bãi Chanh, Đồng Bồi, Đồng Nhơn và Làng Lim với 1.700 hécta diện tích tự nhiên và 3.175 nhân khẩu.
Địa giới xã Hải Long ở phía đông giáp xã Phú Nhuận; phía tây giáp xã Xuân Khang; phía nam giáp xã Hải Vân; phía bắc giáp xã Mậu Lâm.
2. Chia xã Xuân Phúc thành hai xã lấy tên là xã Xuân Phúc và xã Phúc Đường.
- Xã Xuân Phúc gồm các chòm bản Đồng Tha, Đồng Qua, Phát Vinh, Nước Sung và Xuân Hoà với 2.620 hécta diện tích tự nhiên và 2.987 nhân khẩu.
Địa giới xã Xuân Phúc ở phía đông giáp xã Yên Thọ; phía tây giáp xã Xuân Thái; phía nam giáp xã Phúc Đường; phía bắc giáp xã Hải Vân.
- Xã Phúc Đường gồm các chòm bản Bui Dài và Bui Thất với 2.700 hécta diện tích tự nhiên và 2.643 nhân khẩu.
Địa giới xã Phúc đường ở phía đông giáp xã Yên Lạc; phía tây giáp xã Xuân Thái; phía nam giáp xã Thanh Tân; phía bắc giáp xã Xuân Phúc.
B. Huyện Quan Hoá.
1. Chia xã Phú Nghiêm thành hai xã lấy tên là xã Phú Nghiêm và xã Xuân Phú.
- Xã Phú Nghiêm gồm các chòm bản Đồng Tâm, Ka Me, Pọng và Vinh Quang với 3.625 héc ta diện tích tự nhiên và 2.920 nhân khẩu.
Địa giới xã Phú Nghiêm ở phía đông và phía bắc giáp huyện Bá Thước; phía tây giáp xã Hồi Xuân; phía nam giáp Xuân Phú.
- Xã Xuân Phú gồm các chòm bản Cỗi, Pù Khiêu, Thành Lập và Trung Lập với 3.400 héc ta diện tích tự nhiên và 3.010 nhân khẩu.
Địa giới xã Xuân Phú ở phía đông giáp huyện bá thước; phía tây giáp xã Hồi Xuân; phía nam giáp xã Trung Xuân; phía bắc giáp xã Phú Nghiêm.
2. Chia xã Phú Xuân thành 2 xã lấy tên là xã Phú Xuân và xã Thanh Xuân.
- Xã Phú Xuân gồm các chòm bản Bá, Mỏ, Mý, Pan và Phé với 5.100 hécta diện tích tự nhiên và 2.700 nhân khẩu.
Địa giới xã Phú Xuân ở Phía đông và phía nam giáp xã Thanh Xuân; phía tây giáp xã Phú Lệ; phía bắc giáp huyện Bá Thước.
- Xã Thanh Xuân gồm các chòm bản Bui, Giá, Sa Lắng, Tân Sơn, Thanh Sơn và Thu Đông với 5.474 héc-ta diện tích tự nhiên và 3.200 nhân khẩu.
Địa giới xã Thanh Xuân ở phía đông giáp xã Hồi Xuân; phía tây giáp xã Phú Xuân; phía nam giáp xã Nam Xuân và Nam Tiến phía bắc giáp huyện Bá Thước.
3. Chia xã Phú Lệ thành 3 xã lấy tên là xã Phú Lệ, xã Phú Sơn và xã Phú Thanh.
- Xã Phú Lệ gồm các chòm bản Đuốm, Hang, Sại và Tân Phúc với 6.130 hécta diện tích tự nhiên và 2.700 nhân khẩu.
Địa giới xã Phú Lệ ở phía đông giáp xã Phú Xuân và huyện Bá Thước; phía tây giáp xã Phú Thanh; phía nam giáp xã Phú Sơn; phía bắc giáp tỉnh Hà Sơn Bình.
- Xã Phú Sơn gồm các chòm bản Chiềng, Khoa, On và Tai Giác với 6.170 héc-ta diện tích tự nhiên và 2.600 nhân khẩu.
Địa giới xã Phú Sơn ở phía đông giáp xã Phú Xuân; phía tây giáp xã Trung Thành; phía nam giáp xã Nam Tiến; phía bắc giáp xã Phú Lệ.
- Xã Phú Thanh gồm các chòm bản Chắng, Đỏ, En, Páng, Uôn và Trung Tân với 6.180 héctta diện tích tự nhiên và 2.500 nhân khẩu.
Địa giới xã Phú Thanh ở phía đông giáp xã Phú Lệ; phía tây giáp xã Trung Thành; phía nam giáp xã Phú Sơn; phía bắc giáp tỉnh Hà Sơn Bình.
4. Chia xã Sơn Lư thành 2 xã lấy tên là xã Sơn Lư và xã Sơn Hà.
- Xã Sơn Lư gồm các chòm bản Bơn, Hao, Hẹ, Păng, Sỏi, Lấm và Vin với 7.862 héc-ta diện tích tự nhiên và 2.735 nhân khẩu.
Địa giới xã Sơn Lư ở phía đông giáp xã Sơn Hà; phía tây giáp xã Sơn Điện; phía nam giáp xã Tam Lư; phía bắc giáp xã Trung Thành.
- Xã Sơn Hà gồm các chòm bản Hạ, Làng, Lầu, Xum với 7.000 hécta diện tích tự nhiên và 2.725 nhân khẩu.
Địa giới xã Sơn Hà ở phía đông giáp huyện Lang Chánh; phía tây giáp giáp xã Sơn Lư; phía nam giáp xã Tam Lư; phía bắc giáp xã Trung Thượng.
5. Chia xã Trung Thành thành 2 xã lấy tên là xã Trung Thành và xã Thành Sơn.
- Xã Trung Thành gồm các chòm bản Cá, Chiềng, Tang, Trung Lập, Trung Tân, Phai, Lọng và Sậy với 8.222 hécta diện tích tự nhiên và 2.680 nhân khẩu.
Địa giới xã Trung Thành ở phía đông và phía nam giáp xã Phú Thanh; phía tây giáp xã Trung Sơn; phía bắc giáp xã Thành Sơn.
- Xã Thành Sơn gồm các chòm bản Bai, Bước, Pu, Tân Hương, Thành Tân và Thành Yên với 5.298 hécta diện tích tự nhiên và 2.720 nhân khẩu.
Địa giới xã Thành Sơn ở phía đông giáp xã Phú Thanh; phía tây giáp xã Trung Sơn; phía nam giáp xã Trung Thành phía bắc giáp tỉnh Hà Sơn Bình.
6. Chia xã Tam Lư thành 2 xã lấy tên là xã Tam Lư và xã Tam Thanh.
- Xã Tam Lư gồm các chòm bản Hát, Hậu, Muống, Sại và Tình với 4.500 hécta diện tích tự nhiên và 2.800 nhân khẩu.
Địa giới xã Tam Lư ở phía đông giáp xã Sơn Hà, phía tây và phía bắc giáp xã Sơn Điện; phía nam giáp xã Tam Thanh.
- Xã Tam Thanh gồm các chòm bản Bôn, Cha Long, Mò, Kham, Na Ăn, Ngàm, Pa và Phe với 9.300 hécta diện tích tự nhiên và 2.840 nhân khẩu.
Địa giới xã Tam Thanh ở phía đông giáp huyện Lang Chánh; phía tây và phía nam giáp nước Lào; phía bắc giáp xã Sơn Điện và xã Tam Lư.
| Nguyễn Khánh (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.