ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 189/2003/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 09 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ CÔNG CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI NHỮNG VÙNG KHÓ KHĂN VÀ TẠI CÁC CƠ SỞ XÃ HỘI, CƠ SỞ CHỮA BỆNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh;
Thực hiện Nghị quyết số 43/2003/NQ-HĐ ngày 25 tháng 7 năm 2003 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VI về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thu-chi ngân sách 06 tháng cuối năm 2003;
Xét đề nghị của Liên Sở Tài chánh - Vật giá, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức Chính quyền thành phố tại Tờ trình số 644/TT-LS ngày 28 tháng 8 năm 2003;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Điều chỉnh, mở rộng và tăng mức chi đối với một số chế độ, chính sách xã hội tại các cơ sở xã hội, cơ sở chữa bệnh của thành phố theo quy định tại Quyết định số 99/2001/QĐ-UB ngày 31 tháng 10 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về cho phép tạm thời thực hiện một số chế độ, chính sách xã hội tại các cơ sở xã hội, cơ sở chữa bệnh của thành phố; thực hiện một số chính sách hỗ trợ khác đối với cán bộ công chức và người lao động làm việc tại những vùng khó khăn và tại các cơ sở xã hội, cơ sở chữa bệnh, như sau:
1- Phụ cấp thường trực y tế:
1.1- Tăng mức phụ cấp thường trực y tế từ 5.000 đồng/ca trực lên 7.000 đồng/ca trực đối với cán bộ, nhân viên chuyên ngành Y tế như: Bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, y tá, hộ lý phải trực ngoài giờ tiêu chuẩn 24/24 giờ (sau khi hoàn thành giờ tiêu chuẩn một ngày làm việc, phải trực 16 giờ tiếp theo ngoài giờ tiêu chuẩn) tại các cơ sở xã hội như: Trung tâm nuôi dưỡng người bệnh tâm thần, người già tàn tật, trẻ em bại não và Trung tâm dưỡng lão Thị nghè thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1.2- Vận dụng giải quyết phụ cấp thường trực y tế, mức phụ cấp 5.000 đồng/ca trực đối với cán bộ, nhân viên chuyên ngành Y tế như: Bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên, y tá, hộ lý làm việc tại Bệnh viện Chí Hòa - PC35, Bệnh xá Bố Lá - PC35B, nhà tạm giữ PA24 thuộc Công an Thành phố và nhà tạm giữ của Công an 22 quận-huyện.
2- Phụ cấp đặc thù nghề nghiệp:
2.1- Giải quyết thêm mức phụ cấp đặc thù nghề nghiệp (theo Quyết định số 25/2002/QĐ-TTg) đối với cán bộ, công chức có hộ khẩu tại thành phố làm việc ở các đơn vị thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Lực lượng thanh niên xung phong, Sở Y tế đóng trên địa bàn tỉnh bạn, gồm 3 mức phụ cấp:
Mức | Mức phụ cấp (đồng/người/tháng) | Địa bàn áp dụng |
1 | 300.000 | Tỉnh Lâm Đồng, Tỉnh Đăk Lăk và Tỉnh Bình Phước. |
2 | 200.000 | Trường Giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm số 3 và số 4 thuộc Lực lượng thanh niên xung phong, Trại phong Bến Sắn thuộc Sở Y tế đóng tại Tỉnh Bình Dương. |
3 | 100.000 | Trung tâm cai nghiện ma túy Bố Lá, Trung tâm nuôi dưỡng người gìa tàn tật Chánh Phú Hòa thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đóng tại Tỉnh Bình Dương. |
+ Đối với các cơ sở Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Trại phong Bến sắn thuộc Sở Y tế: Đang hưởng chế độ Trợ cấp làm việc xa thành phố: 300.000đ/người/tháng (theo Quyết định số 99/2001/QĐ-UB), nay giải quyết thêm 3 mức phụ cấp nêu trên theo địa bàn công tác.
+ Đối với các cơ sở chữa bệnh thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Lực lượng Thanh niên xung phong đã hưởng phụ cấp đặc thù nghề nghiệp (theo Quyết định số 25/2002/QĐ-TTg thay cho chế độ trợ cấp làm việc xa thành phố theo Quyết định số 99/2001/QĐ-UB), nay giải quyết thêm 3 mức phụ cấp nêu trên theo địa bàn công tác.
2.2- Giải quyết chế độ phụ cấp đặc thù nghề nghiệp, mức phụ cấp 200.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ, công chức của Chi Cục Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3- Trợ cấp đối với cán bộ công chức, người lao động làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa trị bệnh nhân HIV/AIDS:
3.1- Các cơ sở được áp dụng: Cơ sở 2 Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, Bệnh viện Bình Triệu, Trung tâm Điều dưỡng người bệnh tâm thần, Trung tâm trọng điểm cai nghiện ma tuý thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (riêng Trung tâm trọng điểm cai nghiện ma túy tính theo số người thực tế nhiễm HIV/AIDS trên cơ sở chỉ tiêu giường điều trị) và 2 khoa thường xuyên, trực tiếp điều trị bệnh nhân HIV/AIDS của Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện lao Phạm Ngọc Thạch thuộc Sở Y tế.
3.2- Mức trợ cấp:
3.2.1- Tăng mức trợ cấp độc hại lây nhiễm cao từ 220.000 đồng/người/tháng lên 300.000 đồng/người/tháng đối với cán bộ, công nhân viên (bộ phận gián tiếp) của 04 đơn vị nêu trên thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.2.2- Tăng mức bồi dưỡng trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS từ 15.000 đồng/người/ngày lên 20.000 đồng/người/ngày đối với bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý, người trực tiếp điều trị, chăm sóc bệnh nhân HIV/AIDS của 04 đơn vị nêu trên thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và 2 khoa của Bệnh viện Nhiệt Đới, Bệnh viện lao Phạm Ngọc Thạch thuộc Sở Y tế.
4- Tăng mức bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp tham gia điều tra ngộ độc thực phẩm từ 15.000đồng/ người/ ngày lên 50.000đồng/ người/ ngày.
5- Vận dụng giải quyết cho cán bộ chuyên trách phòng chống AIDS ở các sở-ngành, đoàn thể, quận - huyện được hưởng chế độ phòng chống AIDS, mức phụ cấp 80.000 đồng/định suất/tháng.
6- Vận dụng giải quyết cho cán bộ làm công tác tham vấn tại các cơ sở khám chữa bệnh thành phố và quận, huyện được hưởng chế độ phòng chống AIDS, mức phụ cấp 50.000 đồng/định suất/tháng .
7- Vận dụng giải quyết cho cán bộ công chức công tác tại Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố, cán bộ công chức công tác xét nghiệm HIV (test 3) ở các khoa xét nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm chuyên khoa thuộc Sở Y tế; cán bộ công chức công tác tại phòng y tế thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Lực lượng Thanh niên Xung phong được hưởng chế độ trợ cấp độc hại lây nhiễm cao, mức phụ cấp 220.000 đồng/người/tháng.
8- Bồi dưỡng làm thêm giờ: Giải quyết cho cán bộ chiến sĩ lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, đội cảnh khuyển thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động được hưởng mức bồi dưỡng làm thêm giờ 100.000 đồng/người/tháng.
9- Bồi dưỡng trực tiếp chữa cháy và cứu hộ: Vận dụng giải quyết cho cán bộ, chiến sỹ trực tiếp chữa cháy, cứu hộ khi có vụ việc phát sinh, với mức bồi dưỡng thêm từ nguồn ngân sách thành phố như quy định tại điểm 1 mục II, Quyết định số 3134/1998/QĐ-BCA(X13) ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Bộ Trưởng Bộ Công an; như sau:
+ 15.000 đồng/người/ngày: Nếu thời gian chữa cháy dưới 02 (hai) giờ;
+ 20.000 đồng/người/ngày: Nếu thời gian chữa cháy từ 02 (hai) giờ đến dưới 04 (bốn) giờ;
+ 30.000 đồng/người/ngày: Nếu thời gian chữa cháy từ 04 (bốn) giờ trở lên hoặc phải chữa cháy nhiều ngày.
Điều 2. Thời gian thực hiện các chế độ, chính sách nêu trên được áp dụng từ ngày 01 tháng 08 năm 2003.
Điều 3. Các chế độ, chính sách quy định tại Quyết định số 99/2001/QĐ-UB ngày 31 tháng 10 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố không điều chỉnh theo Quyết định này vẫn được tiếp tục thực hiện.
Điều 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Tài chánh – Vật giá hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện Quyết định này, sau 15 ngày ban hành Quyết định này.
Điều 5. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chánh – Vật giá, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Công an thành phố, Chỉ huy trưởng Lực lượng thanh niên xung phong, Thủ trưởng các sở-ngành thành phố và đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.