ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1871/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 29 tháng 10 năm 2019 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 25/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1028/QĐ-UBND ngày 20/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 209/TTr-SYT ngày 22/10/2019 về việc xin phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020 - 2025 và đến năm 2030”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án số 105/ĐA-SYT ngày 22/10/2019 của Giám đốc Sở Y tế về “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020 - 2025 và đến năm 2030” (Kèm theo Đề án số 105/ĐA-SYT ngày 22/10/2019 của Giám đốc Sở Y tế).
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thực hiện Kế hoạch nêu trên thiết thực, hiệu quả, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Riêng phần kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách để thực hiện: Tùy tình hình thực tế ngân sách tỉnh, giao Sở Tài chính rà soát, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo từng trường hợp cụ thể.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ ĐẾN NĂM 2030
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
THÔNG TIN CHUNG ĐỀ ÁN
1. Tên Đề án
2. Cơ quan chủ quản
3. Đơn vị thực hiện
4. Cơ quan, đơn vị phối hợp
5. Mục tiêu của Đề án
6. Địa bàn triển khai
7. Thời gian thực hiện
8. Tổng kinh phí thực hiện Đề án
PHẦN I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết
2. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án
3. Giải thích từ
II. TÌNH HÌNH XHH CUNG CẤP PTTT, DỊCH VỤ KHHGĐ/SKSS
1. Mạng lưới cung cấp PTTT
1.1. Cấp PTTT không thu tiền (miễn phí)
1.2. Bán PTTT được Nhà nước trợ giá một phần
1.3. Bán PTTT thương mại
2. Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS
2.1. Cơ sở y tế công lập
2.2. Cơ sở y tế ngoài công lập
3. Đánh giá chung
3.1. Những kết quả đạt được trong thời gian qua
3.2. Tồn tại, hạn chế
3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
3.3.1. Nguyên nhân khách quan
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
4. Thách thức về đáp ứng nhu cầu PTTT và dịch vụ KHHGĐ
PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Quan điểm
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
2.2. Mục tiêu cụ thể
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi thực hiện
2. Đối tượng của Đề án
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành
1.1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
1.2. Trình phê duyệt Đề án tại tỉnh
1.3. Phê duyệt danh mục các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia Đề án tại tỉnh
1.3.1. Điều kiện đối với cơ sở y tế công lập
1.3.2. Điều kiện đối với cơ sở y tế ngoài công lập
1.4. Ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ tại địa phương
2. Truyền thông, vận động thay đổi hành vi
2.1. Quảng bá thương hiệu Đề án XHH tại các cơ sở y tế….
2.2. Cung cấp thông tin về quyền lợi của cơ sở y tế….
2.3. Truyền thông đối với đối tượng là khách hàng
3. Nội dung hoạt động
3.1. Nội dung hoạt động 1: Mô hình đổi mới cơ chế cung cấp miễn phí PTTT
3.1.1. Cung cấp miễn phí PTTT phi lâm sàng
3.1.2. Cung cấp miễn phí PTTT lâm sàng
3.2. Nội dung hoạt động 2: Mô hình tiếp thị xã hội cung cấp PTTT
3.2.1. Tiếp thị xã hội viên uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai theo hình thức trợ giá sản phẩm
3.2.2. Tiếp thị xã hội dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai theo hình thức trợ giá sản phẩm
3.2.3. Tiếp thị xã hội các chủng loại PTTT đã có thương hiệu theo hình thức bảo hộ thương hiệu sản phẩm
3.3. Nội dung hoạt động 3: Đưa chủng loại PTTT mới vào sử dụng
3.4. Nội dung hoạt động 4: Xây dựng mức chi phí, các khung chi phí cung cấp PTTT theo từng mô hình
3.5. Nội dung hoạt động 5: Tập huấn kiến thức, kỹ năng thực hiện
3.6 Nội dung hoạt động 6: các hoạt động quản lý
4. Các hoạt động xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá
4.1. Xây dựng Đề án
4.2. Hội nghị triển khai Đề án
4.3. Kiểm tra giám sát
4.4. Hội nghị sơ kết, tổng kết và đánh giá kết thúc từng giai đoạn
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hoạt động Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
2. Trách nhiệm của các cơ quan thực hiện
3. Cơ chế quản lý tài chính
V. KINH PHÍ VÀ NHÂN LỰC THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2020 - 2025
2. Nhân lực thực hiện Đề án
VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
VII. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
1. Đối tượng thụ hưởng
2. Hiệu quả kinh tế xã hội
PHỤ LỤC
BPTT: Biện pháp tránh thai
BVSN: Bệnh viện Sản nhi
CSSKSS: Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSSKSS/KHHGĐ: Chăm sóc sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình
DS-KHHGĐ: Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
HDI: Chỉ số phát triển con người
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
KHHGĐ-SKSS: Kế hoạch hóa gia đình- Sức khỏe sinh sản
MSI: Tổ chức Marie Stopes International
MSI VN: Tổ chức Marie Stopes International Việt nam
PTTT: Phương tiện tránh thai
SKSS: Sức khỏe sinh sản
XHH: Xã hội hóa
UBND: Ủy ban nhân dân
1. Tên Đề án
Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020 - 2025 và đến năm 2030.
2. Cơ quan chủ quản
Sở Y tế tỉnh Cà Mau.
3. Đơn vị thực hiện
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).
4. Cơ quan, đơn vị phối hợp
- Sở Tư pháp; Tài chính; Kế hoạch đầu tư; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch....).
- Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế, Bệnh viện sản nhi (BVSN), Trung tâm Y tế, Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan;
5. Mục tiêu của Đề án
- Mục tiêu tổng quát :
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng hóa về PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân, hướng tới sự công bằng trong dịch vụ DS-KHHGĐ, phù hợp với khả năng chi trả, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và tính bền vững của chương trình DS-KHHGĐ;
- Mục tiêu cụ thể:
+ 100% huyện, thành phố thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa và KHHGĐ/SKSS.
+ 100% huyện có cơ sở y tế thực hiện XHH cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
+ 80% xã phải có cơ sở thực hiện XHH cung cấp PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS.
6. Địa bàn triển khai
Đề án được triển khai tại 9/9 huyện, thành phố Cà Mau.
7. Thời gian thực hiện
- Giai đoạn I: Từ năm 2020 - 2025;
- Giai đoạn II: Từ năm 2026 - 2030.
8. Tổng kinh phí thực hiện Đề án
- Vốn ngân sách Trung ương: phân bổ theo thực tế (nếu có)
- Vốn ngân sách địa phương giai đoạn: 2020-2025: 3.140.070.000 đồng.
UBND TỈNH CÀ MAU | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/ĐA-SYT | Cà Mau, ngày 22 tháng 10 năm 2019 |
ĐỀ ÁN
XÃ HỘI HÓA CUNG CẤP PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI VÀ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH/SỨC KHỎE SINH SẢN TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2020 - 2025 VÀ ĐẾN NĂM 2030
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Sự cần thiết
Từ năm 1963, khi bắt đầu Chương trình DS-KHHGĐ đến những năm gần đây, để giảm tốc độ gia tăng dân số nhanh, Việt Nam thực hiện chính sách “bao cấp” cho người dân khi sử dụng dịch vụ tránh thai. Ngân sách Nhà nước chi trả cho cơ sở y tế công lập gồm cấp không thu tiền (miễn phí) các PTTT, hàng hóa và chi phí dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Cơ chế này đã từng bước hình thành tâm lý “bao cấp” của người dân trong sử dụng dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã đưa ra giải pháp “Huy động rộng rãi các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng tham gia công tác truyền thông, giáo dục, cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Xây dựng và thực hiện lộ trình giảm dần mức độ bao cấp của Nhà nước”.
Từ năm 2011 đến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, dân số, trong đó có dịch vụ KHHGĐ/SKSS như Luật khám, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản hướng dẫn thực hiện xã hội hóa công tác y tế, dân số; công bố giá dịch vụ y tế, KHHGĐ/SKSS huy động các nguồn tài chính hỗ trợ chi trả dịch vụ y tế, KHHGĐ/SKSS cho đối tượng ưu tiên/chính sách... Công tác xã hội hóa (XHH) y tế/dân số bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực như: có sự tham gia, hưởng ứng của nhiều đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức xã hội (MSI, Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam...), các cơ sở y tế ngoài công lập (phòng khám sản/ KHHGĐ tư nhân) bước đầu đáp ứng một phần nhu cầu của người dân; xuất hiện nhiều loại hình XHH với các phương thức hoạt động khác nhau ở các khu vực y tế công lập và ngoài công lập; huy động được lượng đáng kể nguồn tài chính từ người dân và xã hội.
Nhu cầu sử dụng PTTT ngày càng tăng mạnh do số người trong độ tuổi sinh đẻ và số người sử dụng biện pháp tránh thai ngày càng tăng. Với xu thế phát triển nhanh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, Ngân sách nhà nước không đủ để mua PTTT phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân, đòi hỏi phải đẩy mạnh XHH và cần có sự cùng chi trả của cộng đồng cho nhu cầu PTTT.
Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhận thức và khả năng tự chi trả các dịch vụ y tế của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên còn một bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa không đủ khả năng chi trả (hộ nghèo), Nhà nước sẽ tiếp tục cấp miễn phí. XHH-PTTT là một giải pháp góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội trong tiếp cận dịch vụ DS-KHHGĐ/SKSS.
Tuy nhiên, công tác XHH cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và tồn tại hạn chế đó là: nhận thức về XHH ở một bộ phận cán bộ, nhân dân còn chưa đầy đủ, tốc độ XHH còn chậm, cơ chế chính sách chưa đồng bộ thiếu kế hoạch tổng thể, các cơ sở XHH chưa nhiều, quy mô còn nhỏ lẽ, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ còn thiếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mức độ phát triển xã hội hóa còn thấp ở khu vực thành thị và nông thôn phát triển.
Tỉnh Cà Mau nằm ở cực Nam của đất nước, tỉnh được phân chia thành 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: thành phố Cà Mau, huyện Thới Bình, huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời, huyện Cái Nước, huyện Phú Tân, huyện Đầm Dơi, huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển.
Năm 2018 với tỷ suất sinh thô: 13,77%0, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,02%, tổng tỷ suất sinh: 1,9 con, tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các BPTT duy trì: 80,81%. Căn cứ vào thực trạng cung cấp PTTT tại tỉnh: Dụng cụ tử cung cấp miễn phí 58%, bao cao su 15%; bao cao su chỉ cấp miễn phí cho đối tượng ưu tiên (người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo; người có công với cách mạng; người dân tộc thiểu số sống tại xã đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng có mức sinh cao và không ổn định; người làm việc trên biển trước khi đi biển dài ngày...), thuốc uống tránh thai cấp miễn phí 20%, thuốc tiêm tránh thai 5%, que cấy tránh thai rất ít chưa đáp ứng mục tiêu.
Trước thực tế đó, đòi hỏi phải xây dựng và triển khai các giải pháp, cơ chế chính sách tổng thể để đẩy nhanh xã hội hóa theo định hướng của Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam (2011-2020) là cần thiết, cấp bách và thực tế. Các giải pháp, cơ chế, chính sách tổng thể này vừa khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đồng thời mở rộng các loại hình cung cấp dịch vụ và nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
2. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án
- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
- Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 đã xác định nhiệm vụ “Nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc điều phối hàng hóa để đáp ứng nhu cầu về PTTT, ưu tiên miễn phí và trợ cấp PTTT cho người nghèo, các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đồng thời tăng cường tiếp thị xã hội và kinh doanh các PTTT trên thị trường tự do”;
- Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 09/8/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận số 37- TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về Đề án ”Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công”;
- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn (2011-2020), tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
- Quyết định số 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 25/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến năm 2030.
- Quyết định số 1028/QĐ-UBND ngày 20/7/2015 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020.;
- Công văn số 3421/BYT-TCDS ngày 27/5/2015 của Bộ Y tế gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố về việc triển khai xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển;
3. Giải thích từ
- Xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS: là chủ trương của Đảng và Nhà nước về vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào phát triển mạng lưới cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Cơ sở xã hội hóa: là các cơ sở kinh doanh thực hiện góp vốn, liên doanh liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở xã hội hóa theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đơn vị sự nghiệp y tế công lập: là tổ chức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập và quản lý theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản và tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công hoặc phục vụ quản lý nhà nước trong các lĩnh vực chuyên môn y tế như: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng và phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; an toàn vệ sinh thực phẩm; Dân số - kế hoạch hóa gia đình; sức khỏe sinh sản; truyền thông giáo dục sức khỏe.
II. TÌNH HÌNH XHH CUNG CẤP PTTT, DỊCH VỤ KHHGĐ/SKSS
1. Mạng lưới cung cấp PTTT
Phương tiện tránh thai là yếu tố quan trọng, quyết định đến cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Hiện có ba kênh chủ yếu cung cấp PTTT gồm:
1.1. Cấp PTTT không thu tiền (miễn phí)
Từ khi hoạt động Dân số - KHHGĐ được triển khai trên địa bàn tỉnh Cà Mau, phương tiện tránh thai được cung cấp miễn phí cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng và được duy trì cho đến một số năm gần đây. Đến nay, PTTT cấp miễn phí cho khoảng 40% thị phần, chủ yếu là vòng tránh thai và thuốc tiêm tránh thai. Hệ thống dân số và mạng lưới y tế công lập tổ chức mua sắm, cung cấp hậu cần và phân phối các PTTT miễn phí này.
Thói quen được “bao cấp”, “miễn phí” đã ảnh hưởng không chỉ đến đối tượng thụ hưởng mà còn tác động rất lớn đến mạng lưới dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Đa số cơ sở y tế công lập chờ PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS và kinh phí từ nhà nước. Các cơ sở y tế ngoài công lập có dịch vụ phù hợp, khó giành thị phần do chính sách “bao cấp/ miễn phí”. Những năm gần đây số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tăng, nên nhu cầu về dịch vụ KHHGĐ/SKSS tăng.
1.2. Bán PTTT được Nhà nước trợ giá một phần
Từ năm 2011, việc bán PTTT có trợ giá từ Ngân sách nhà nước đã được bắt đầu thực hiện, chủ yếu được trợ giá là bao cao su và viên uống tránh thai. Hệ thống dân số tổ chức cung cấp hậu cần và phân phối các PTTT được trợ giá này.
Thực chất việc bán PTTT được trợ giá vẫn là sự đầu tư bao cấp của nhà nước, nguồn thu về từ bán PTTT vẫn chiếm khoảng dưới 10% chi phí mua PTTT và xúc tiến quảng bá sản phẩm.
1.3. Bán PTTT thương mại
Theo số liệu thống kê năm 2010, tổng thị phần kênh bán PTTT thương mại thấp chỉ chiếm 6%. Các tổ chức, Công ty, nhà thuốc tổ chức mua sắm, cung cấp hậu cần và phân phối các PTTT này.
2. Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS
2.1. Cơ sở y tế công lập
Cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS của cơ sở y tế công lập được xây dựng trên mạng lưới Bệnh viện Sản Nhi, Khoa sản của Bệnh viện đa khoa,Trung tâm Y tế và Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố Cà Mau. Hiện nay, các đơn vị này đã đủ điều kiện thực hiện các dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
Tuyến xã: 100% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. Hầu hết nữ hộ sinh, y sĩ sản nhi tại cơ sở được đào tạo và có kỹ năng cơ bản về KHHGĐ/SKSS theo hướng dẫn quốc gia về CSSKSS, có khả năng thực hiện kỹ thuật đặt/tháo vòng, tiêm thuốc tránh thai.
Mạng lưới y tế công lập đang là hệ thống chủ yếu đảm bảo cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS cho người dân trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, nhiều cơ sở y tế công lập đã hình thành một số loại hình của cơ sở XHH để thu phí của người dân khi thực hiện dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cao. Tuy nhiên do thiếu chính sách khuyến khích, không đồng bộ; việc XHH tại cơ sở y tế công lập chưa được quan tâm đúng mức, nên không tận dụng được nguồn nhân lực hiện có hoặc “cản trở” việc mở rộng loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ.
2.2. Cơ sở y tế ngoài công lập
- Những năm gần đây, ngày càng nhiều người dân đến phòng khám chuyên sản khoa của tư nhân, tự trả tiền để sử dụng dịch vụ KHHGĐ/SKSS, vì vậy việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS của y tế tư nhân đang là động lực thúc đẩy cạnh tranh về chất lượng dịch vụ.
- Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tham gia hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên ngành DS-KHHGĐ/SKSS và phòng, chống HIV/AIDS với mục tiêu phi lợi nhuận. Mạng lưới tuyên truyền viên đã được phủ khắp cả nước. Cà Mau là một trong những tỉnh có đầy đủ cộng tác viên các ấp để thực hiện nhiệm vụ truyền thông, vận động và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS đến tận người dân tại cộng đồng.
- Tổ chức Marie Stopes International tại Việt Nam (MSI.VN) là một trong những tổ chức phi chính phủ quốc tế đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại Việt Nam từ 1989. MSI.VN là một trong những tổ chức đứng đầu về cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ chất lượng cao cho phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh sản. Tại tỉnh Cà Mau cũng đang được sự hỗ trợ từ Tổ chức này thực hiện hỗ trợ thúc đẩy biện pháp đặt dụng cụ tử cung tại 9 huyện, thành phố trong tỉnh và Dự án “Hoàn thiện và nhân rộng toàn quốc mô hình nhượng quyền xã hội dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại cơ sở y tế nhà nước”, gọi tắt là Dự án tình chị em.
3. Đánh giá chung
3.1. Những kết quả đạt được trong thời gian qua
Thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm nên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và của tỉnh Cà Mau nói riêng. Duy trì mức sinh thay thế năm 2018 đến nay là 1,9 con; tỷ suất sinh thô: 13,77‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,02%; tỷ lệ áp dụng biện pháp tránh thai là 80,81%.
Đạt được kết quả trên là nhờ có sự góp phần của việc XHH qua hệ thống y tế tư nhân và tiếp thị xã hội trong thời gian từ năm 2011 đến nay.
Nhận thức vấn đề XHH về y tế/dân số của các cấp và cộng đồng được nâng lên một bước, đặc biệt các cấp ủy Đảng, chính quyền đã nhận thức hơn về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác XHH.
Khu vực ngoài công lập phát triển với nhiều loại hình và phương thức hoạt động đa dạng. Các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ ngoài công lập tiếp tục được hình thành và tăng cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả hoạt động từng bước được nâng lên.
3.2. Tồn tại, hạn chế
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương đẩy mạnh XHH về công tác y tế nói chung trong đó có XHH-PTTT, nhưng một số cơ chế, chính sách được chính phủ ban hành nhằm khuyến khích xã hội hóa công tác y tế/dân số chưa được triển khai áp dụng kịp thời và đầy đủ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhiều đơn vị công lập còn thiếu thốn, chất lượng dịch vụ còn hạn chế do yếu tố con người không đồng đều. Chưa có chính sách động viên các cơ sở này nâng cao chất lượng, tham gia vào quá trình XHH cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
Các cơ sở ngoài công lập với lợi nhuận thu được nên chất lượng phục vụ được nâng cao, tuy nhiên quy mô các cơ sở ngoài công lập hầu hết còn nhỏ lẻ, phát triển không đồng đều giữa các cơ sở y tế và các lĩnh vực chuyên môn, chủ yếu tập trung ở nội ô thành phố Cà Mau, một số huyện có đông dân cư và phát triển kinh tế cao; nhiều đơn vị chạy theo số lượng, lạm dụng kỹ thuật đã phần nào làm giảm chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân.
3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
3.3.1. Nguyên nhân khách quan:
- Khả năng ngân sách nhà nước đáp ứng nhu cầu dịch vụ KHHGĐ/SKSS còn hạn chế; mặt bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư không đồng đều, có sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn, do vậy khó khăn trong triển khai các cơ chế, chính sách xã hội hóa phù hợp với điều kiện của ngân sách và thu nhập của người dân.
- Đầu tư cho các cơ sở xã hội hóa đạt tiêu chuẩn cần có số vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm nên chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Các chính sách khuyến khích xã hội chưa rõ ràng và đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư.
- Hệ thống văn bản pháp luật, chế độ, chính sách về XHH còn chưa đồng bộ, thống nhất. Một số văn bản pháp luật chậm được hướng dẫn, hoặc hướng dẫn chưa rõ ràng, hoặc đang trong quá trình xây dựng, sửa đổi nên các đơn vị thực hiện còn gặp một số khó khăn trong công tác triển khai công tác XHH.
3.3.2. Nguyên nhân chủ quan:
- Tuyên truyền, vận động về XHH chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục.
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ về XHH chưa thật sự đầy đủ, chưa thấy rõ tầm quan trọng của công tác XHH với phát triển kinh tế - xã hội, tư tưởng bao cấp, dựa vào ngân sách Nhà nước vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp.
- Thiếu kế hoạch tổng thể, chính sách khuyến khích các nhà đầu tư đầy mạnh XHH; Các cơ chế, chính sách khuyến khích XHH chưa phù hợp, nên không tạo điều kiện cho các đơn vị ngoài công lập hình thành, tồn tại và phát triển.
- Chưa có kế hoạch phát triển các cơ sở XHH; chưa xác định được danh mục các dự án đầu tư ưu tiên thực hiện XHH kèm theo các điều kiện khuyến khích cụ thể để làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư.
4. Thách thức về đáp ứng nhu cầu PTTT và dịch vụ KHHGĐ
- Nhu cầu về PTTT chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp về PTTT trong năm 2018, 2019 không đủ cho người dân sử dụng theo các hình thức cung cấp miễn phí, tiếp thị xã hội, thị trường thương mại.
- Nguồn lực từ Nhà nước ngày càng giảm.
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Quan điểm
- Xã hội hóa là mục tiêu chính sách lâu dài cho sự phát triển bền vững của chương trình Dân số - KHHGĐ.
- Đẩy mạnh XHH là tăng cường vai trò quản lý nhà nước, điều phối của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả và chất lượng các PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực xã hội.
- Thực hiện XHH không chỉ đơn thuần là huy động vốn mà còn tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đóng góp, quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động XHH trong lĩnh vực này.
- XHH phải đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận các nguồn lực chung của nhà nước, của mọi đối tượng trong xã hội, đảm bảo quyền lợi cơ bản của mọi người dân, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ phát triển vùng sâu, vùng xa và thực hiện công bằng xã hội.
- XHH cung ứng phương tiện tránh thai và hàng hóa KHHGĐ/SKSS; cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS vừa là xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường, vừa là một trong những giải pháp huy động đóng góp của xã hội, tăng đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ để thực hiện các mục tiêu DS-KHHGĐ.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng hóa về PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS có chất lượng cho người dân, hướng tới sự công bằng trong dịch vụ DS-KHHGĐ, phù hợp với khả năng chi trả, đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và tính bền vững của chương trình DS-KHHGĐ;
2.2. Mục tiêu cụ thể
- 100% huyện, thành phố thực hiện xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa và KHHGĐ/SKSS.
- 100% huyện có cơ sở y tế thực hiện XHH cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- 80% xã phải có cơ sở thực hiện XHH cung cấp PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS.
1. Phạm vi thực hiện
Đề án được triển khai tại các khu vực trung tâm các huyện, thành phố Cà Mau và các xã có đủ điều kiện (khu vực nông thôn phát triển: khu đông dân cư phát triển, có khu đô thị, khu công nghiệp.
2. Đối tượng của Đề án
- Đối tượng tác động: doanh nghiệp/tổ chức/tư nhân phân phối, cung ứng PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS; cơ sở y tế trong và ngoài công lập cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
- Đối tượng thụ hưởng: Tất cả những người dân sinh sống trên địa bàn có đề án triển khai, ưu tiên các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên.
1. Hoạt động về tổ chức, quản lý, điều hành
1.1. Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
- Thành lập Ban chỉ đạo Đề án cấp tỉnh: Trưởng Ban là lãnh đạo Sở Y tế, Phó ban là Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ và Bệnh viện sản nhi tỉnh, thành viên là đại diện các cơ quan, đơn vị có liên quan và các phòng chức năng của Sở Y tế và Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh.
- Thành lập Ban chỉ đạo Đề án cấp huyện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND huyện, Phó ban là Giám đốc Trung tâm Y tế hoặc Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ và Trưởng phòng Y tế, các thành viên là đại diện các cơ quan ban ngành có liên quan và các bộ phận chuyên môn.
- Thành lập Ban chỉ đạo Đề án cấp xã: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND xã, Phó ban là Trưởng trạm Y tế, các thành viên là đại diện các cơ quan ban ngành có liên quan và các bộ phận chuyên môn.
1.2. Trình phê duyệt Đề án tại tỉnh
- Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu.
- Xây dựng và trình phê duyệt Đề án.
1.3. Phê duyệt danh mục các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia Đề án tại tỉnh
1.3.1. Điều kiện đối với cơ sở y tế công lập:
Có phạm vi hoạt động đúng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.
1.3.2. Điều kiện đối với cơ sở y tế ngoài công lập:
- Có Giấy phép hoạt động Phòng khám chuyên khoa Phụ sản - Kế hoạch hóa gia đình do Sở Y tế cấp.
- Bệnh viện, Phòng khám Đa khoa.
- Có phạm vi hoạt động đúng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế.
- Có đăng ký với Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cà Mau.
1.4. Ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ tại địa phương
Xây dựng và trình ban hành các cơ chế, chính sách của địa phương, bao gồm những nội dung sau:
- Hỗ trợ PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS.
- Hỗ trợ chi kỹ thuật dịch vụ, quản lý, vận động đối tượng.
- Xây dựng cơ chế chi trả đối với từng loại hình dịch vụ ….
- Thí điểm một số cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở y tế đủ điều kiện tham gia vào Đề án.
2. Truyền thông, vận động thay đổi hành vi
2.1. Quảng bá thương hiệu Đề án XHH tại các cơ sở y tế tham gia Đề án, thiết kế và hỗ trợ cho các cơ sở y tế tham gia Đề án...., nhằm tạo thương hiệu và định hướng cho người dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các cơ sở.
2.2. Cung cấp thông tin về quyền lợi của cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện XHH để huy động sự tham gia tích cực, các cơ sở y tế này có những quyền lợi sau:
- Tiếp cận PTTT có chất lượng, kịp thời, giá cả phù hợp.
- Hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Được ghi nhận, biểu dương về thành tích tham gia XHH …
2.3. Truyền thông đối với đối tượng là khách hàng
Thiết kế và thành lập các điểm truyền thông, tư vấn tại cơ sở y tế tham gia Đề án theo một kiểu mẫu thống nhất. Xây dựng điểm truyền thông, tư vấn làm nơi tuyên truyền, tư vấn và giới thiệu PTTT, CSSKSS. Các tài liệu cung cấp cho điểm truyền thông tư vấn bao gồm: Các tài liệu tuyên truyền như tranh gấp, tranh lật, tờ rơi... với nội dung liên quan.
Quyền lợi của khách hàng là được tiếp cận PTTT, hàng hóa và dịch vụ có chất lượng, kịp thời, giá cả phù hợp; được đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của từng nhóm đối tượng; được quan tâm và nhận dịch vụ có chất lượng, được theo dõi và giải quyết những bất cập khi nhận dịch vụ ...
3. Nội dung hoạt động
3.1. Nội dung hoạt động 1: Mô hình đổi mới cơ chế cung cấp miễn phí PTTT
3.1.1. Cung cấp miễn phí PTTT phi lâm sàng:
- Sản phẩm: bao cao su, viên uống tránh thai.
- Đối tượng được cấp miễn phí: cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (tính theo tuổi người vợ) thuộc hộ nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội, người thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng có địa hình kinh tế khó khăn.
- Người cấp: cán bộ dân số xã căn cứ danh sách hộ nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội do xã lập và thực hiện chính sách xã hội liên quan.
- Đổi mới cơ chế cung cấp miễn phí PTTT phi lâm sàng theo hướng nêu trên nhằm bảo đảm cung cấp miễn phí đúng đối tượng cho người có nhu cầu sử dụng mà được hưởng chính sách theo quy định. Khắc phục tình trạng cung cấp miễn phí PTTT phi lâm sàng phân tán như hiện nay (cộng tác viên, cán bộ dân số xã, trạm y tế xã, hoặc do các dự án cung cấp, nên rất khó kiểm soát, có thể bị trùng lắp và lãng phí). Khắc phục tình trạng thiếu căn cứ pháp lý xác định đối tượng thuộc diện hộ nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội được hưởng chính sách cung cấp miễn phí PTTT phi lâm sàng do nhiều người cung cấp và mỗi người lại sử dụng các căn cứ khác nhau.
3.1.2. Cung cấp miễn phí PTTT lâm sàng:
- Sản phẩm: dụng cụ tử cung, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai.
- Đối tượng được cấp miễn phí: cặp vợ chồng thuộc hộ nghèo, người thuộc diện chính sách xã hội, những người do điều kiện và hoàn cảnh mà khó tiếp cận sử dụng PTTT và những vùng chưa phát triển, mức sinh còn cao, thiếu cán bộ kỹ thuật và trang thiết bị để làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Người cấp: cơ sở làm dịch vụ kỹ thuật cấp cùng với việc thực hiện kỹ thuật chuyên môn làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Hình thức cấp: cấp thẻ khách hàng cho đối tượng. Cơ quan dân số cấp tỉnh thanh toán kinh phí trực tiếp cho các cơ sở làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (có đăng ký tham gia cung cấp dịch vụ và bảo đảm các điều kiện làm kỹ thuật chuyên môn theo quy định) theo số thẻ khách hàng.
- Đổi mới cơ chế cung cấp miễn phí PTTT lâm sàng theo hình thức cung cấp nêu trên nhằm bảo đảm cung cấp miễn phí PTTT lâm sàng cho đúng đối tượng được hưởng chính sách theo quy định, bảo đảm thuận tiện cho các cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật.
3.2. Nội dung hoạt động 2: Mô hình tiếp thị xã hội cung cấp PTTT
3.2.1. Tiếp thị xã hội viên uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai theo hình thức trợ giá sản phẩm :
- Địa bàn thực hiện: các huyện, thành phố
- Mức trợ giá: Từ 30 - 50%
- Hình thức thực hiện: sản phẩm được giao tại cấp huyện; các đơn vị tham gia đăng ký thực hiện tiếp thị xã hội với cơ quan DS-KHHGĐ cấp huyện về số lượng sản phẩm và được hưởng chi phí phân phối tùy theo số lượng sản phẩm đăng ký (trong khung quy định mức chi phí phân phối).
3.2.2. Tiếp thị xã hội dụng cụ tử cung, thuốc cấy tránh thai theo hình thức trợ giá sản phẩm :
- Địa bàn thực hiện: các huyện, thành phố.
- Mức trợ giá: Từ 30 - 40% .
- Hình thức thực hiện: sản phẩm được giao tại cấp huyện; các đơn vị làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đăng ký tham gia tiếp thị xã hội với cơ quan DS- KHHGĐ cấp huyện về số lượng sản phẩm và được hưởng chi phí dịch vụ (theo khung giá chi phí dịch vụ tại mỗi địa phương theo quy định của cấp có thẩm quyền tại địa phương), chi phí phân phối sản phẩm (trong khung quy định mức chi phí phân phối).
- Phương thức thanh toán: đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội của tỉnh trực tiếp thanh toán chi phí trợ giá cho cả PTTT và chi phí dịch vụ hỗ trợ tiếp thị xã hội.
3.2.3. Tiếp thị xã hội các chủng loại PTTT đã có thương hiệu theo hình thức bảo hộ thương hiệu sản phẩm :
- Địa bàn thực hiện: tất cả các huyện, thành phố
- Giá bán sản phẩm: theo giá thị trường thương mại.
- Hình thức thực hiện: Ban chỉ đạo thực hiện Đề án lựa chọn chủng loại PTTT đã có thương hiệu đưa vào tiếp thị xã hội; các đơn vị tham gia đăng ký thực hiện tiếp thị xã hội với Ban chỉ đạo thực hiện Đề án về số lượng sản phẩm và được hưởng chi phí phân phối sản phẩm theo thỏa thuận với Ban chỉ đạo thực hiện Đề án.
3.3. Nội dung hoạt động 3: Đưa chủng loại PTTT mới vào sử dụng
- Sản phẩm: Lựa chọn viên uống tránh thai có chất lượng, thuốc cấy tránh thai giá thấp, dụng cụ tử cung loại mới, thuốc tiêm tránh thai và bao cao su có chất lượng và giá phù hợp.
- Địa bàn thực hiện: tất cả các huyện, thành phố
- Hình thức thực hiện:
+ Ban chỉ đạo thực hiện Đề án lựa chọn sản phẩm PTTT và thỏa thuận với các nhà cung cấp PTTT để được bán sản phẩm độc quyền trên địa bàn tỉnh (trên cơ sở bảo đảm chất lượng, hình thức sản phẩm, mức giá hợp lý trong từng giai đoạn).
+ Giao sản phẩm tới nơi cung cấp dịch vụ và mức chi phí được hưởng theo khung chi phí được quy định chung (tùy theo điều kiện giao thông, khả năng tiêu thụ sản phẩm).
+ Cấp tỉnh giám sát các đơn vị tham gia bán sản phẩm PTTT và mức chi phí được hưởng theo khung chi phí được quy định (tùy theo số lượng sản phẩm và đơn vị cung cấp, riêng hệ thống dân số cung cấp PTTT được hưởng tỷ lệ khuyến khích theo quy định).
- Năm 2020 thí điểm đối với 5 loại sản phẩm mới là:
1. Viên uống tránh thai: Anna: Vĩ (giá 20.000đ/vĩ)
2. Viên uống: Prenatal Formula: Hộp (giá 140.000đ/Hộp)
3. Dung dịch vệ sinh đa năng: Gyno Pro: chai (giá 189.000đ/chai)
4. Bao cao su Hello/ Hello Plus: Chiếc (giá 1.000/1700/chiếc)
5. Dung dịch vệ sinh phụ nữ: Vagis: Lọ (giá 24.000đ/lọ)
+ Các công ty ứng trước sản phẩm đợt đầu và chậm thanh toán tiền sản phẩm đợt đầu trong khoảng từ 6 tháng đến 1 năm (tùy theo công ty).
+ Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tổ chức thực hiện việc cung cấp PTTT cho các huyện/thành phố và đến các đơn vị tham gia bán sản phẩm PTTT.
+ Sau khi bán được sản phẩm đợt một thì thanh toán số tiền đó và mua lại sản phẩm đợt 2 và xoay vòng cho các đợt tiếp theo với các công ty cung cấp PTTT.
3.4. Nội dung hoạt động 4: Xây dựng mức chi phí, các khung chi phí cung cấp PTTT theo từng mô hình
- Xây dựng mức chi phí hỗ trợ cán bộ dân số, các cơ sở dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cung cấp miễn phí PTTT;
- Xây dựng các khung chi phí cung cấp PTTT theo từng chủng loại PTTT được cung cấp trong mô hình thí điểm. Khung chi phí cung cấp PTTT được xây dựng theo nguyên tắc sau:
+ Bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa các nhiệm vụ trong từng giai đoạn về tuyên truyền, quảng bá thương hiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển; chi phí phân phối và các chi phí khác.
+ Bảo đảm mức chi phí cung cấp PTTT giữa các địa phương phù hợp với điều kiện khả năng tiêu thụ sản phẩm.
+ Bảo đảm mức chi phí cung cấp PTTT khuyến khích số lượng sản phẩm.
3.5. Nội dung hoạt động 5: Tập huấn kiến thức, kỹ năng thực hiện
- Kiến thức, kỹ năng nhận biết tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn sử dụng và chất lượng của PTTT.
- Kiến thức, kỹ năng tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử dụng PTTT.
- Hiểu biết về mức chi phí cần thiết.
3.6. Nội dung hoạt động 6: Các hoạt động quản lý
- Thống nhất áp dụng biểu mẫu ghi chép, theo dõi, báo báo.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện.
- Sơ kết, tổng kết mô hình thí điểm.
4. Các hoạt động xây dựng, triển khai, giám sát và đánh giá
4.1. Xây dựng Đề án
- Nội dung:
+ Xây dựng Đề án giai đoạn (2020 - 2025 và 2026 - 2030).
+ Tổ chức hội nghị, hội thảo thông qua Đề án
+ Hoàn chỉnh Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt
- Thời gian thực hiện:
+ Giai đoạn I: Từ năm 2020-2025;
+ Giai đoạn II: Từ năm 2026 đến 2030.
4.2. Hội nghị triển khai Đề án
- Nội dung:
+ Phổ biến cơ chế hoạt động của Đề án
+ Phổ biến và triển khai các hoạt động của Đề án.
- Thành phần tham gia Hội nghị: Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh, huyện và đại diện các cơ quan, ban, ngành có liên quan…
- Thời gian thực hiện: Sau khi Đề án được phê duyệt.
4.3. Kiểm tra giám sát
Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất, cơ quan quản lý cấp trên nắm bắt tình hình, đánh giá chất lượng việc triển khai thực hiện các hoạt động và hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực về quản lý thực hiện nhiệm vụ của cơ quan quản lý tuyến dưới và các thành phần tham gia Đề án.
- Nội dung giám sát:
+ Công tác triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án.
+ Kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo, tập huấn…
+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các PTTT theo nội dung của Đề án.
- Chế độ giám sát:
+ Tuyến tỉnh: giám sát các huyện, xã triển khai Đề án định kỳ 6 tháng lần
+ Tuyến huyện: Giám sát thường xuyên hàng tháng tại các đơn vị triển khai Đề án.
- Thời gian thực hiện: Sau khi Đề án được triển khai cho đến kết thúc giai đoạn I của Đề án (năm 2020).
4.4. Hội nghị sơ kết, tổng kết và đánh giá kết thúc từng giai đoạn
- Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án.
- Tham gia hội nghị, hội thảo do Trung ương tổ chức (nếu có).
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn I: Năm 2020 - 2025.
- Sơ kết đánh giá tình hình thực hiện Đề án 2020 - 2025, để rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng mô hình đến năm 2026 - 2030.
- Đánh giá sơ kết 03 năm thực hiện Đề án giai đoạn 2020 - 2025 và tổng kết Đề án cuối năm 2025
1. Hoạt động Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
Hoạt động và quản lý thực hiện theo mô hình thí điểm áp dụng các quy định hiện hành và đề xuất một số điều kiện, cơ chế đặc thù phù hợp để triển khai thực hiện.
2. Trách nhiệm của các cơ quan thực hiện
- Cấp tỉnh:
+ Cơ quan chủ quản: Sở Y tế.
+ Cơ quan thực hiện: Chi cục DS-KHHGĐ, phối hợp với Bệnh viện sản nhi, là 2 cơ quan tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án tại địa phương theo hướng dẫn của Tổng cục DS-KHHGĐ.
+ Các sở, ban, ngành thành viên gồm: Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Tư Pháp ; Sở Thông tin -Truyền thông; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Tỉnh đoàn.
Nhiệm vụ của các cơ quan: Tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình, hỗ trợ tuyên truyền cho các đối tượng tham gia việc thực hiện xã hội hóa phương tiện tránh thai cùng với ngành Y tế.
- Cấp huyện: Trung tâm Y tế và Trung tâm DS-KHHGĐ tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án tại địa phương theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp tỉnh.
- Cấp xã: Trạm y tế tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án tại địa phương theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án cấp huyện.
3. Cơ chế quản lý tài chính
Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ về quy chế quản lý, điều hành thực hiện của chương trình theo quy định tài chính hiện hành và các văn bản liên quan của trung ương, địa phương.
V. KINH PHÍ VÀ NHÂN LỰC THỰC HIỆN
Huy động các nguồn lực để triển khai Đề án, trong đó chủ yếu là ngân sách Nhà nước (ngân sách tỉnh) và các nguồn hợp pháp khác. Nguồn ngân sách Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, chủ yếu đảm bảo cho công tác triển khai, tuyên truyền vận động và kiểm tra giám sát, đúng tiến độ triển khai các hoạt động của Đề án. Còn kinh phí mua PTTT và hỗ trợ cho cơ sở dịch vụ KHHGĐ từ nguồn XHH, ngân sách không đầu tư.
1. Kinh phí thực hiện Đề án giai đoạn 2020 - 2025
Năm | Kinh phí Trung ương | Kinh phí Địa phương | Tổng cộng |
2019 | Lồng ghép với nguồn CTMT Y tế-DS | Lồng ghép với các đề án khác đã được giao KP |
|
2020 | Theo thực tế (nếu có) | 521.170.000 | 521.170.000 |
2021 | Theo thực tế (nếu có) | 616.180.000 | 616.180.000 |
2022 | Theo thực tế (nếu có) | 485.180.000 | 485.180.000 |
2023 | Theo thực tế (nếu có) | 437.180.000 | 437.180.000 |
2024 | Theo thực tế (nếu có) | 485.180.000 | 485.180.000 |
2025 | Theo thực tế (nếu có) | 595.180.000 | 595.180.000 |
Tổng cộng | Theo thực tế (nếu có) | 3.140.070.000 | 3.140.070.000 |
(Kèm theo bảng kế hoạch kinh phí chi tiết từ năm 2020 đến năm 2025)
2. Nhân lực thực hiện Đề án
Lãnh đạo cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp chỉ đạo, quản lý Đề án. Cán bộ lãnh đạo, chuyên môn, kỹ thuật của các cơ quan y tế/dân số tại địa bàn thực hiện Đề án.
Người cung cấp dịch vụ, lãnh đạo của các cơ sở thực hiện XHH cung ứng PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS.
Ngoài ra, căn cứ vào từng hoạt động, từng giai đoạn, từng địa bàn, cơ quan quản lý Đề án địa phương sẽ huy động nhân lực tại chỗ tham gia thực hiện Đề án.
- Giai đoạn 1: Năm 2020 - 2025, triển khai thực hiện Đề án.
- Giai đoạn 2: Năm 2026 - 2030, thực hiện và mở rộng Đề án
VII. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
1. Đối tượng thụ hưởng
- Những đối tượng có nhu cầu sử dụng PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS được tiếp cận và lựa chọn những dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ, tạo sự thỏa mãn, tăng tính bền vững.
- Những đơn vị, tổ chức cung cấp dịch vụ được ưu đãi để phát triển, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng theo phân khúc thị trường theo khả năng, tránh cạnh tranh không lành mạnh.
2. Hiệu quả kinh tế xã hội
- Kết quả thực hiện mô hình XHH phương tiện tránh thai, từng bước bổ sung, hoàn thiện những hoạt động, chính sách và cơ chế của Đề án để triển khai mở rộng việc XHH cung cấp PTTT. Việc đáp ứng nhu cầu về số lượng, đa dạng về chủng loại và có chất lượng cao phù hợp với điều kiện và khả năng tiếp cận, sử dụng của các nhóm khách hàng sẽ đem lại lợi ích lớn lao và bảo đảm cho sự phát triển bền vững của chương trình DS-KHHGĐ.
- Trực tiếp góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh XHH công tác y tế/dân số; góp phần củng cố, phát triển mạng lưới cung ứng PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS và cung cấp dịch vụ KHHGĐ/SKSS thành thị trường tổng thể, đảm bảo an toàn hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS. Đáp ứng với xu thế kinh tế thị trường và hội nhập xã hội, quốc tế.
- Góp phần khắc phục những hạn chế, khó khăn của chương trình để đảm bảo thực hiện mục tiêu của chương trình theo Chiến lược Dân số-SKSS Việt Nam giai đoạn (2011-2020), tạo nên sự triển khai toàn diện, đồng bộ, có hiệu quả hơn công tác DS-KHHGĐ và Chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
- Ngoài ra, Đề án còn góp phần phát triển kinh tế tại địa bàn triển khai, vừa đáp ứng được nhu cầu của người dân, vừa tạo nên vị thế và tạo thu nhập cho đội ngũ cung cấp dịch vụ. Tạo sự ổn định và phát triển kinh tế, xã hội./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
TT | ĐƠN VỊ | NỘI DUNG ĐÓNG GÓP |
01 | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Căn cứ Quyết định 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020", trong đó yêu cầu UBND tỉnh, thành phố “Chỉ đạo Sở Y tế, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thực hiện Đề án theo hướng dẫn của Bộ Y tế”. Vì vậy đề nghị Sở Y tế rà soát cơ sở việc lập Đề án đảm bảo theo quy định. - Về nội dung Đề án: Do Sở Kế hoạch & Đầu tư không có chuyên môn trong lĩnh vực chuyên ngành y tế nên không có ý kiến đóng góp. - Về kinh phí đầu tư cho Đề án: Đề nghị Sở Y tế bổ sung cơ sở xác định vốn, nguồn vốn thực hiện Đề án và thống nhất với Sở Tài chính để đảm bảo tính khả thi. |
02 | Sở Tài Chính | - Căn cứ pháp lý thực hiện Đề án trong đó có Quyết định số 1028/QĐ-UBND ngày 20/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt chiến lược hành động chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, tại Quyết định số 1996/QĐ-UBND ngày 17/2/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc giao dự toán chi ngân sách năm 2019 cho các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp tỉnh, trong đó đã giao dự toán cho Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2020 số tiền là 1.699.000.000 đ (Quyết định số 1028/QĐ-UBND). Do đó đề nghị Sở Y tế điều chỉnh cho phù hợp với Đề án. - Nguồn kinh phí thực hiện Đề án: Nguồn kinh phí 2019 của Đề án: Nguồn sự nghiệp của Y tế - Dân số (Quyết định số 1996/QĐ-UBND ngày 07/12/2018 của UBND tỉnh), đề nghị Sở Y tế thực hiện lồng ghép các hoạt động của Đề án với các hoạt động của chương trình/dự án khác có liên quan đang thực hiện với nguồn kinh phí đã cấp năm 2019 đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm. - Nguồn kinh phí 2020 cho Đề án với số tiền 521.170.000 đ và đến 2025 là 2.879.450.000 đ đề nghị Sở Y tế nêu rõ nội dung chi để thực hiện Đề án. Sau khi Đề án được cấp thẩm quyền phê duyệt, đề nghị Sở Y tế dự toán nguồn kinh phí trên vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của đơn vị. Trên cơ sở cân đối ngân sách tỉnh Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án. |
04 | UBND TP Cà Mau | Thống nhất với nội dung dự thảo Đề án nêu trên |
06 | UBND huyện Trần Văn Thời | Thống nhất với nội dung dự thảo Đề án nêu trên |
07 | UBND huyện Đầm Dơi | Thống nhất với nội dung dự thảo Đề án nêu trên |
08 | UBND huyện Ngọc Hiển | Thống nhất với nội dung dự thảo Đề án nêu trên |
10 | UBND huyện Cái Nước | Thống nhất với nội dung dự thảo Đề án nêu trên |
(Kèm theo Đề án số 105/ĐA-SYT ngày 22/10/2019 của Sở Y tế Cà Mau)
Đơn vị tính: đồng
TT | Nội dung hoạt động | Chi tiết theo các năm | ||||||
2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | Cộng | ||
1 | Tuyên truyền trên loa truyền thanh xã 101 xã x 360.000 đ/xã/năm x 6 năm = 218,160 tr | 36.360.000 | 36.360.000 | 36.360.000 | 36.360.000 | 36.360.000 | 36.360.000 | 218.160.000 |
2 | Tuyên truyền trên Đài Phát thanh 09 huyện, Tp 9 huyện, tp x 4 tr/ đv x 6 năm = 216 tr | 36.000.000 | 36.000.000 | 36.000.000 | 36.000.000 | 36.000.000 | 36.000.000 | 216.000.000 |
3 | Nhân bản các sản phẩm truyền thông : Tờ rơi, áp phích Áp phích 5 tờ/xã x 101 xã x 30.000 đ/xã= 15,150 tr Tờ rơi: 101 xã x 512 tờ/xã x 1.200 đ/tờ = 62,054 tr | 77.210.000 |
|
|
|
|
| 77.210.000 |
4 | In các loại sách mỏng, hoặc sổ tay cấp cho CTV trực tiếp đi tuyên truyền, tư vấn. 1000 cuốn x 80.000đ/cuốn= 80 tr |
| 80.000.000 |
|
|
|
| 80.000.000 |
5 | * Làm pa nô tuyên truyền cho đề án 2020: 9 cụm/9 huyện, Tp/năm = 85,5 tr * Làm các bảng hiệu tuyên truyền cho đề án tại 101 xã.( 2021-2025) 20 tấm/năm x 3 tr/tấm x 5 năm = 300 tr | 85.500.000 | 60.000.000 | 60.000.000 | 60.000.000 | 60.000.000 | 60.000.000 | 385.500.000 |
6 | Hội nghị triển khai và sơ kết các hoạt động của đề án tại tỉnh, huyện, 02 cuộc/đv, tổ chức 01 buổi/ cuộc.( Tài liệu, hội trường, giải khát, ….) | 62.900.000 |
|
|
|
|
| 62.900.000 |
7 | Hội nghị tổng kết Đề án giai đoạn (2020-2025) Tỉnh: 20 tr Huyện, Tp 10 tr/đv x 9 đv |
|
|
|
|
| 110.000.000 | 110.000.000 |
8 | Hội thảo chuyên đề cho các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể về lợi ích, sự cần thiết của XHH DV, PTTT. Tổ chức năm 2021, 2023. Tại tỉnh: 50 người dự, tổ chức 01 buổi, 6 tr/tỉnh; Tại huyện, Tp: 40 người dự; 01 buổi 9 đv x 5 tr/ đv = 45 tr |
| 51.000.000 |
| 51.000.000 |
|
| 102.000.000 |
9 | Tập huấn kỹ năng cho CTV đi tư vấn cho người dân có nhu cầu hiểu biết về PTTT, hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ ( tổ chức 01 buổi) 9 huyện, Tp mỗi đơn vị khoảng 50 CTV dự 9 ĐV x 8 tr/đv x 6 = 432 tr Gồm các khoản chi: tầu xe, tiền ăn, nước uống,giảng viên, hội trường … | 72.000.000 | 72.000.000 | 72.000.000 | 72.000.000 | 72.000.000 | 72.000.000 | 432.000.000 |
10 | Công tác phí đi kiểm tra GS quý, 6 tháng, năm) tỉnh, huyện. Năm 2020: Tỉnh = 54 tr ( Lưu trú, tàu xe, ….) Huyện, TP: 9 x 10,8 tr = 97,2 tr Năm 2021 - 2025: Tỉnh: 20 tr/ năm x 5 năm = 100 tr Huyện, Tp:10 tr/đv x 9 đv x 5 năm = 450 tr tr | 151.200.000 | 110.000.000 | 110.000.000 | 11.000.000 | 110.000.000 | 110.000.000 | 602.200.000 |
11 | Hỗ trợ cộng tác viên đi tuyên truyền, tư vấn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới của ĐA liên quan đến SKTD, SKSS cho người dân có nhu cầu sử dụng 949 CTV x 30.000đ/ngày x 6 lần/năm x 5 năm = tr |
| 170.820.000 | 170.820.000 | 170.820.000 | 170.820.000 | 170.820.000 | 854.100.000 |
| TỔNG CỘNG | 521.170.000 | 616.180.000 | 485.180.000 | 437.180.000 | 485.180.000 | 595.180.000 | 3.140.070.000 |
TÓM TẮT DỰ BÁO DÂN SỐ THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU
Biểu 1. Các chỉ tiêu nhân khẩu học
Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Năm 2019 |
Dân số trung bình | Người | 1.232.000 |
Tỷ lệ tăng dân số | % | 0,935% |
Tổng tỷ suất sinh | Con/phụ nữ | 1,9 |
Tỷ suất sinh thô | %o | 12,85%0 |
Tỷ suất chết thô | %o | 3,5 |
Phụ nữ 15-49 tuổi có chồng | Người | 245.907 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.