BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 1843-QĐ | Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 1976 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ ĐẠI LÝ PHÍ TÀU BIỂN
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 158-CP ngày 4-7-1974 của Hội đồng Chính phủ quy định tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 115-CP ngày 25-7-1963 của Hội đồng Chính phủ quy định nội dung và quan hệ công tác của Đại lý tàu biển Việt Nam, trong đó có uỷ nhiệm cho ông Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định đại lý phi và thể thức thanh toán;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục đường biển.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Đại lý tàu biển Việt Nam làm đại lý cho các tàu nước ngoài tiến hành mọi thủ tục cho tàu ra vào các cảng Việt Nam, phục vụ vận tải, bốc xếp và giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, phục vụ cho hành khách xuất nhập cảnh và những công việc khác phục vụ cho tàu trong quá trình hoạt động ở khu vực cảng được thu các khoản phí theo đơn vị đồng bạc Việt Nam sau đây:
1. Phí tính vào trọng tài của tàu.
a) Cơ sở để tính trọng tải phí là sức chở nặng (Deadweight) lớn của tàu biển. Khoản phí này được thu một lần đối với một chuyến tàu vào và ra cảng.
b) Mức phí trọng tải:
Từ 5.000 DWT trở xuống 600đồng
5.001 đến 8.500 DWT 900 đồng
8.501 DWT – 15.000 DWT 1.200 đồng
15.001 DWT đến 20.000 DWT 1.500đồng
20.001 DWT trở lên 1.800 đồng
c) Các trường hợp được giảm, phí trọng tải của tàu:
- Tàu vào cảng không phải để bốc xếp hàng hóa, đưa đón hành khách mà vì những lý do như để tránh bão, chữa bệnh, sửa chữa, lấy nước ngọt được giảm 50% theo giá biểu nói trên;
- Tàu vào cảng để hoàn thành một chuyến hành chính (hàng nhập hoặc hàng xuất) mà phải đi nhiều cảng của nước Việt
Ở cảng thứ nhất trả đủ 100%;
Ở cảng thứ hai trở đi, mỗi cảng trả 50%.
d) Trong một chuyến tàu, nếu lượt vào và lượt ra tàu thuộc những chủ khai thác khác nhau thì mỗi chủ tàu chịu một nữa (1/2) khoản trọng tải phí này.
2. Phí tính vào hàng hóa chuyên chở.
a) Cơ sở tính là số lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ghi trong vận tải đơn của tàu theo đơn vị tấn hàng. Phần lẻ của tấn tính là một tấn.
Mức phí hàng hóa:
500 tấn đầu 200đồng
501 tấn trở lên, cứ mỗi tấn thu 0.20 đồng
b) Nếu hàng phải làm chuyển tải qua sà-lan (lighterage) một tấn bốc xếp phải trả thêm 0.10đồng. Tối thiểu một lần chuyển qua thu 300 đồng, tối đa thu 500 đồng.
c) Tàu chở dầu được giảm 30% đại lý phí tính vào hàng hóa.
3. Phí tính cho người uỷ thác thứ hai.
Trường hợp chủ tàu là người uỷ thác thứ nhất, người thuê tàu là người uỷ thác thứ hai hay ngược lại, phí tính cho người uỷ thác thứ hai như sau:
Một tấn hàng bốc xếp 0.10đồng
Mức tiền tối thiểu thu 100đồng.
4. Phí tính vào chủ những hãng tàu cho thuê dài hạn và những công việc phục vụ cho tàu mình như điều đình, dàn xếp công việc thuộc về phần chủ tàu, về sinh hoạt và đời sống của thuyền viên, về bảo vệ những quyền lợi chính đáng của chủ tàu.
Một chuyến, mỗi chủ thu 500 đồng.
5. Phí phục vụ vịêc gửi nhận thư từ, báo chí cho thuyền viên, mỗi chuyến tàu ở mỗi cảng thu 20 đồng.
6. Các loại phí khác.
a) Môi giới bán vé hành khách thu 5% tổng số tiền vé. Chăm lo thủ tục hành khách xuất nhập cảnh 3 đồng/1người. Đối với tàu hành khách, tối đa thu 300đồng.
b) Điều đình việc sửa chữa tàu, thu 1% tiền sửa chữa, mỗi lần thu tối thiểu 50 đồng.
c) Môi giới mua, bán tàu thu 5% giá bán thu của người bán.
d) Thu xếp việc giao, nhận tàu mua, bán:
- Loại tàu có sức chở nặng từ 5.000DWT trở xuống thu 500đồng.
- Loại tàu trên 5.000DWT thu 800đồng.
e) Môi giới thuê tàu: Thu của người cho thuê 5% trên tổng số tiền thuê/cước
g) Chăm lo việc giao, trả tàu thuê, thu của người uỷ thác 300đồng
h) Môi giới tìm hàng cho tàu thu 5% tiền cước
i) Điều đình việc xếp hàng lưu khoang tàu thu 5% trên tiền cước,
k) Điều đình việc chuyển tải hàng hóa (trans-Shipment) thu 2.5% trên tiền cước chuyển tải.
l) Tính cước và thu trả hộ tiền cước, thu 0,5% trên tiền cước.
m) Thanh toán hộ tiền thưởng, phạt về xếp dỡ hàng hóa, thu 5% trên tổng số tiền thưởng, phạt, thu của người được hưởng.
n) Dàn xếp về tai nạn của tàu và thuyền viên, thụ của người uỷ thác 2% trên tiền bồi thường, mức tối thiểu thu 50đồng.
o) Điều đình việc bồi thường về hàng hóa bị hư hỏng, mất mát, nhầm lẫn trong khi chuyên chở, giao nhận đại lý, được thu lệ phí tối thiểu 10đ một vận đơn. Ngoài ra nếu việc điều đình có kết quả thì thu của người được bồi thường 1% trên số tiền được bồi thường.
p) Thu và trả hộ một khoản tiền cho hãng tàu, thu của người uỷ nhiệm 0,5% tiền thu, trả hộ.
q) Chăm lo thủ tục và thu xếp thay đổi thuyền viên 10đồng/người; tối đa thu 100 đồng.
r) Dàn xếp và nhận chuyển các kháng cáo hàng hải cho tàu, mỗi vụ thu 100 đồng.
s) Làm thủ tục giao nhận hàng hóa, hành lý xuất nhập gửi lẻ cho các cơ quan tư nhân trong và ngoài nước, đại lý được thu một khoản phí theo giá trị hàng hóa sau đây:
- Giá trị hàng từ 500 đồng trở xuống, thu 2 đồng.
- Từ 500đ đến 1000đ thu 5đồng,
- Từ 1000đ đến 5000đ thu 10đồng,
- Từ 5000đ trở lên thu 20 đồng.
t) Về những công việc khác làm cho tàu và cho người uỷ nhiệm và cho những công việc ghi trên đây, tỷ lệ hoa hồng sẽ do đại lý và người uỷ nhiệm thoả thuận riêng với nhau.
Điều 2.- Ngoài các loại phí nói ở điều 1 trong quyết định này, người uỷ nhiệm phải chịu trả tất cả các khoản thủ tục phí ngân hàng và các khoản chi khác mà các đại lý đã chi như tem thư, điện tín, điện thoại,v.v... để thông tin liên lạc, giải quyết công việc cho mình theo thực chi.
Điều 3.- Người uỷ nhiệm từng chuyến cũng như người uỷ nhiệm dài hạn ký gửi một số tiền tối thiểu đủ để chi cho một chuyến tàu vào và ra cảng, kể cả lãng phí. Số tiền ký gửi do đại lý ước tính và báo cho người uỷ nhiệm biết. Sau khi ký gửi tiền rồi, nếu có những khoản chi bất thường, số tiền ký gửi không đủ thì người uỷ nhiệm phải ký gửi thêm theo yêu cầu của đại lý.
Trong trường hợp đặc biệt, đại lý có thể ứng tiền để chi tiêu cho tàu, vé số tiền ứng ra đó, đại lý được tính lãi mỗi tháng (30ngày) 5% kể từ ngày đại lý ứng tiền đến ngày người uỷ nhiệm chuyển tiền thanh toán cho đại lý. Quá một ngày được tính một tháng nữa.
Điều 4.- Đại lý có toàn quyền sử dụng tiền ký quỹ của người uỷ nhiệm để chi những khoản thông thường và những khoản đã có dự trù trước. Đối với những khoản chi bất thường không có dự trù trước, đại lý phải hỏi ý kiến của người uỷ nhiệm, trừ những khoản nhỏ có 100 đồng.
Điều 5.- Người uỷ nhiệm phải trực tiếp thanh toán với đại lý:
- Tất cả những khoản phí mà theo luật lệ của nước Việt
- Những khoản chi tiêu của tàu trong thời gian tàu hoạt động ở khu vực cảng.
Tuy nhiên nếu người uỷ nhiệm yêu cầu hoặc người uỷ nhiệm thoả thuận với người thứ ba, thì một phần hay toàn bộ các khoản phí và chi tiêu đó có thể do người thứ ba thanh toán với đại lý (nếu hãng tàu uỷ nhiệm đại lý thì người thứ ba là người thuê tàu, nếu người thuê tàu uỷ nhiệm đại lý thì người thứ ba là hãng tàu). Trường hợp này thì người thứ ba cũng phải thanh toán bằng ngoại tệ theo quy định của điều 9 dưới đây và người uỷ nhiệm vẫn phải ký gửi đủ số tiền cần thiết và chịu trách nhiệm thanh toán nếu việc thanh toán với người thứ ba có khó khăn trở ngại. Nếu người thứ ba thanh toán sòng phẳng thì số tiền ký gửi không dùng đến sẽ hoàn lại cho người uỷ nhiệm.
Điều 6.- Sau khi nhận được các bảng tổng kê các khoản chi phí và chứng từ, nếu người uỷ nhiệm có ý kiến gì thì chậm nhất là 30 ngày sau phải báo cho đại lý tàu biển biết. Quá thời gian đó, nếu người uỷ nhiệm không có ý kiến gì với đại lý thì coi như chấp thuận chứng từ.
Điều 7.- Các giấy yêu cầu của thuyền trưởng hay người đại diện của thuyền trưởng, các hoá đơn đã được thuyền trưởng hoặc người có thẩm quyền trên tàu xác nhận đều là những chứng từ có giá trị để thanh toán những khoản chi tiêu của tàu.
Điều 8.- Trường hợp uỷ nhiệm từng chuyến, sau khi tàu đã rời cảng, đại lý kết toán các khoản chi về chuyến tàu đó rồi gửi cho người uỷ nhiệm, nếu tiền ký gửi không dùng hết thì số thừa sẽ hoàn lại cho người uỷ nhiệm.
Trong trường hợp uỷ nhiệm dài hạn thì mỗi chuyến tàu đại lý cũng kết toán như trên, nhưng hết tháng mới tính thừa thiếu. Nếu hết tháng tiền ký gửi không dùng hết, người uỷ nhiệm phải báo cho đại lý biết quyết định của mình về việc sử dụng số tiền thừa.
Điều 9.- Các khoản thu đại lý phí đều tính bằng tiền Việt
Điều 10.- Các loại phí của đại lý tàu biển được thu và thể thức thanh toán đã quy định trong quyết định này được áp dụng kể từ ngày 1 tháng 6 năm 1976.
Những điều quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 11.- Các ông Chánh văn phòng Bộ Giao thông vận tải, ông Trưởng Ban vận tải, Cục trưởng Cục đường biển và Giám đốc đại lý tàu biển Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THỨ TRƯỞNG
Vũ Quang |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.