UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1843/1999/QĐ-UB | Việt trì, ngày 10 tháng 8 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
"BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐI HỌC"
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21-6-1994;
- Căn cứ Quyết định số 874/TTg ngày 20-11-1996 của Thủ tướng Chính phủ "Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước".
- Căn cứ Thông tư số: 150/1998/TT-BTC , ngày 19-11-1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
- Xét đề nghị của Ban Tổ chức chính quyền tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Quy định chế độ đối với cán bộ đi học".
Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 735/QĐ-UB ngày 24-6-1994 của UBND tỉnh Vĩnh Phú: "Ban hành qui định tạm thời chế độ đối với cán bộ đi học và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành, thị căn cứ quyết định thi hành.
| T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ |
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ ĐI HỌC
(Ban hành kèm theo quyết định số:1843/1999/QĐ-UB ngày 10-8-1999 của UBND tỉnh).
Chương I
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN HỌC, HÌNH THỨC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ NƠI HỌC
Điều 1: Đối tượng, thời gian học, hình thức và nơi học.
- Cấp Tỉnh, huyện: Cán bộ do bầu cử; cán bộ, công chức hành chính sự nghiệp; cán bộ, công chức chuyên môn, nghiệp vụ cơ quan Đảng, đoàn thể.
- Cấp xã: Cán bộ thuộc 17-25 chức danh quy định tại Nghị định 09/1998/NĐCP ngày 23/01/1998 của Chính phủ; cấp phó các đoàn thể; xã, phương đội phó (quy định theo Quyết định số: 791/QĐ-UB ngày 11-6-1998 của UBND tỉnh) và Trưởng khu dân cư.
Các đối tượng trên được cơ quan có thẩm quyền quyết định đi học (đang học và đi học sau khi ban hành qui định này) thời gian ngắn hạn (4 tháng trở xuống) hoặc dài hạn (trên 4 tháng) với các hình thức: Đào tạo, bồi dưỡng (Tập trung, không tập trung, tại chức, chuyên tu), đào tạo sau đại học (Tiến sĩ, Thạc sĩ và Dược sĩ chuyên khoa I,II) tại các trường, lớp sau:
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, các trường đại học, các trường, lớp của các cơ quan Đảng, đoàn thể ở TW, các trường quản lý ngành do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chiêu sinh.
- Trường Chính trị tỉnh, các trường chuyên nghiệp hoặc cơ quan được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh giao kế hoạch, giao nhiệm vụ chiêu sinh.
- Các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác có quyết định của Tỉnh uỷ hoặc UBND tỉnh cử đi học.
Điều 2: Quy định này không áp dụng đối với các đối tượng tự xin đi học theo nguyện vọng; nếu nội dung học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cơ quan, cơ quan xem xét tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ 1 phần kinh phí học tập
Chương II
MỨC TRỢ CẤP, CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI VÀ THỜI GIAN ĐƯỢC HƯỞNG
Điều 3: Mức trợ cấp chung:
Cán bộ, công chức đi học nói ở điều 1, được hưởng:
a) Nguyên lương và các phụ cấp lương, nguyên mức phụ cấp sinh hoạt phí cho cán bộ xã, phường, thị trấn.
b) Tiền mua giáo trình học tập, tiền học phí, tiền lệ phí thi, tiền đi thực tập, tiền thuê nhà ở (nếu có được thanh toán theo phiếu thu của trường).
c) Trợ cấp một phần tiền ăn:
- Đối với các lớp ngắn hạn: Học viện ở nội trú có khoảng cách từ trụ sở cơ quan, đơn vị đến nơi học tập từ 10 km trở lên đối với huyện miền núi, từ 20 km trở lên đối với huyện còn lại, thì được trợ cấp 10.000 đ/người/ngày.
- Đối với các lớp dài hạn (Tập trung, không tập trung, tại chức, chuyên tu) đào tạo sau đại học. Học viên ở nội trú có khoảng cách từ trụ sở cơ quan, đơn vị đến nơi học tập từ 10 km trở lên đối với huyện miền núi, từ 20 km trở lên đối với huyện còn lại, học viện bỏ ra tối đa 50% tiền lương tháng để nộp tiền ăn, số chênh lệch thiếu giữa mức nộp từ tiền lương với mức 10.000 đ/ngày thì được cấp bù.
d) Tiền tàu, xe cho lượt đi và về:
+ Các lớp ngắn hạ 1 lần.
+ Các lớp dài hạn không tập trung, tại chức mỗi đợt 1 lần.
+ Các lớp dài hạn tập trung 3 tháng 1 lần.
- Đối tượng đi học tại thành phố Hồ Chí Minh nếu đi bằng máy bay do Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh hoặc Chủ tịch UBND tỉnh quy định cụ thể tại Quyết định cử đi học.
Điều 4: Đối tượng được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh có quyết định cử đi học sau đại học (đang học và đi học sau khi ban hành quy định này) ngoài mức trợ cấp như điều 3, được trợ cấp và chế độ ưu đãi như sau:
- Trợ cấp làm luận án tốt nghiệp:
+ Tiến sĩ 5 triệu đồng
+ Thạc sĩ, Bác sĩ và Dược sĩ chuyên khoa II 3 triệu đồng.
+ Bác sĩ và Dược sĩ chuyên khoa I 1,5 triệu đồng.
- Khi được cấp căn bằng học vị, học làm được chế độ ưu đãi 1 lần:
+ Tiến sĩ, Giáo sư 5 tháng lương bậc đang hưởng, thấp nhất không dưới 2 triệu đồng.
+ Thạc sĩ, Phó giáo sư, Bác sĩ và Dược sĩ chuyên khoa II 3 tháng lương bậc đang hưởng, thấp nhất không dưới 1,5 triệu đồng.
+ Bác sĩ và Dược sĩ chuyên khoa I 2 tháng lương bậc đang hưởng, thấp nhất không dưới 1 triệu đồng.
Điều 5: Đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đi học.
Cán độ xã, phường, thị trấn đi học (trừ cán bộ trong biên chế Nhà nước được điều động tăng cường cho xã, phường, thị trấn) được ngân sách cấp 100% tiền ăn, ở, tiền mua giáo trình học tập, tiền học phí, lệ phí thi, thực tập, tiền y tế phí trong thời gian học theo mức quy định của trường.
Điều 6: Đối với cán bộ là nữ đi học:
Ngoài chế độ cấp như quy định tại điều 3,4,5 cán bộ nữ đi học còn hưởng thêm các khoản trợ cấp sau:
a) Tiền trợ cấp thêm cho cán bộ nữ:
+ Đi học ngắn hạn: 30.000đ/tháng.
+ Đi học dài hạn: 20.000 đ/tháng.
b) Tiền tàu, xe (lượt đi và về) cho cán bộ nữ có gia đình riêng:
+ Các lớp ngắn hạn: 1 tháng 1 lần.
+ Các lớp dài hạn: 3 tháng 1 lần.
c) Tiền gửi trẻ cho cán bộ nữ đi học có con nhỏ dưới 24 tháng tuổi 100.000 đ/tháng.
Điều 7: Thời gian được hưởng trợ cấp là thời gian học tập trung tại trường và thời gian đi thực tế, đi thực tập theo quyết định của nhà trường.
- Trong suốt thời gian học tập trung, học viên không hưởng phụ cấp lưu trú.
Điều 8: Đối tượng đi học sau đại học (Đang học và đi học sau khi ban hành qui định này) cơ quan lập danh sách nếu thuộc khối Đảng, đoàn thể gửi Ban Tổ chức Tỉnh uỷ để tổng hợp trình Thường trực Tỉnh uỷ quyết định; nếu thuộc khối hành chính sự nghiệp gửi Ban Tổ chức chính quyền để tổng hợp trình UBND tỉnh xét quyết định. Quyết định của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh là căn cứ để hưởng trợ cấp và chế độ ưu đãi.
Chương III
CHẾ ĐỘ CẤP PHÁT KINH PHÍ
Điều 9: Hàng năm căn cứ vào các văn bản qui định và hướng dẫn về lập ngân sách Nhà nước; căn cứ vào khả năng ngân sách của tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo mức quy định. (Cho khoảng 20% cán bộ, công chức - Qui định tại Quyết định 874/TTg ngày 21-6-1994 của Thủ tướng Chính phủ); gửi Sở Tài chính - Vật giá; Sở Kế hoạch Đầu tư.
- Đối với các trường thuộc tỉnh quản lý, hàng năm khi lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nếu có đối tượng học viên qui định trong văn bản này thì lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính - Vật giá và Sở Kế hoạch - Đầu tư.
- Sở Tài chính - Vật giá chủ trì cùng Sở Kế hoạch - Đầu tư thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt và phân bổ kinh phí cho cơ quan, đơn vị.
- Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng sử dụng nguồn kinh phí do Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ thông báo, Ban Tổ chức chính quyền lập kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt. Khi có quyết định mở lớp, Ban Tổ chức chính quyền thông báo mức kinh phí, Sở Tài chính - Vật giá cấp cho đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng để chi cho học viện, mức chi ngoài quy định trong Thông tư 150/1998/TT-BTC ngày 19-11-1998 của Bộ Tài chính do cơ quan cử người đi học chi.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10: Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh sẽ được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.