BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1840/QĐ-BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT HỢP PHẦN CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN KHẮC PHỤC TRỞ NGẠI NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC KHU BẢO TỒN Ở VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ công văn số 1607/TTg-QHQT ngày 6/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục dự án yêu cầu GEF tài trợ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 2328/QĐ-BTNMT ngày 14/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam;
Sau khi có ý kiến thỏa thuận của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại công văn số 2035/BTNMT-TCMT ngày 18/6/2012 về việc phối hợp triển khai dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam và công văn số 939/TCLN-BTTN ngày 11/7/2012 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc triển khai dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Hợp phần thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án “Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, gồm các nội dung chính sau:
1. Tên dự án: Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam.
2. Cơ quan chủ quản toàn dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường
3. Cơ quan chủ quản Hợp phần: Bộ Nông nghiệp và PTNT
4. Chủ dự án Hợp phần: Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổng cục Lâm nghiệp
5. Thời gian thực hiện: từ 1/9/2012 đến 31/12/2014
6. Mục tiêu của Hợp phần thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Góp phần thực hiện thành công toàn bộ dự án.
- Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, giám sát của các công chức, viên chức ở cấp Trung ương và địa phương có liên quan đến hệ thống các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển.
7. Nội dung Hợp phần thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Hợp phần 2: Chức năng và quy trình quản lý rõ ràng, thống nhất nhằm hỗ trợ các cơ chế tài chính bền vững cho các khu bảo tồn (tài liệu kèm theo).
Đầu ra 2.2: Các nhà hoạch định chính sách, cán bộ khu bảo tồn ở tất cả các cấp được tập huấn các kỹ năng cần thiết, bao gồm Luật Đa dạng sinh học và các văn bản pháp luật có liên quan, kỹ năng quản lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản lý du lịch, quản lý và giám sát có sự tham gia của cộng đồng.
Đầu ra 2.3: Rà soát và xây dựng các biện pháp khuyến khích trên toàn hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các khu bảo tồn.
8. Kinh phí Hợp phần thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tổng kinh phí Hợp phần Bộ Nông nghiệp và PTNT là: 781.000 USD (bảy trăm tám mươi mốt ngành đô la Mỹ), trong đó:
- Viện trợ không hoàn lại của Quỹ Môi trường toàn cầu: 710.000 USD
- Vốn đối ứng: 71.000 USD
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Hợp tác Quốc tế, Kế … cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp; Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.