HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 183-CP | Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 1978 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ NĂM 1979
Để nắm được một cách chính xác những số liệu cơ bản về dân số và lao động toàn xã hội, về tình hình phát triển dân số những năm sau khi đất nước đã được hoàn toàn giải phóng,
Thường vụ Hội đồng Chính phủ quyết định tiến hành tổng điều tra dân số cả nước năm 1979 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Làm căn cứ chính xác cho việc nghiên cứu lập kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ ba năm 1981 – 1985.
- Ước tính một cách khoa học dân số và nguồn lao động tương lai, làm cơ sở cho công tác kế hoạch hóa dài học.
- Làm căn cứ chính xác cho các công tác quản lý Nhà nước và quản lý kinh tế, củng cố quốc phòng,
- Phục vụ cho các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV và phục vụ những yêu cầu chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thức V.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA
Sẽ tiến hành đăng ký tất cả nhân khẩu thường trú trên lãnh thổ cả nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, bao gồm cả người Việt Nam, người nước ngoài và những người Việt Nam được cử đi công tác học tập dài hạn ở nước ngoài. Ngoài các đối tượng điều tra trên đây, trong khả năng cho phép, cần có kế hoạch riêng để nắm số lượng Việt Kiều hiện đang làm ăn sinh sống tại các nước trên thế giới.
Đơn vị điều tra là “hộ” (hộ gia đình và hộ tập thể) quy định trong Điều lệ đăng ký và quản lý lý hộ khẩu của Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 06 năm 1964.
III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA
Nội dung điều tra gồm các chỉ tiêu tổng hợp sau đây:
1. Tổng số nhân khẩu nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
2. Nhân khẩu chia theo nam, nữ và tuổi
3. Nhân khẩu chia theo dân tộc.
4. Trình độ văn hóa của nhân dân nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
5. Trình độ và ngành khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ.
6. Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân (trong và ngoài tuổi lao động).
7. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động chưa hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân.
8. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động mất khả năng lao động do các nguyên nhân.
9. Lao động trong một số nghề cụ thể.
10. Nhân khẩu nông nghiệp và phi nông nghiệp.
11. Tình hình và nguyên nhân di chuyển giữa các vùng từ ngày 01 tháng 5 năm 1975 đến nay.
12. Số trẻ em sinh và số người chết trong năm 1978.
Tất cả các chi tiêu trên đây cần tổng hợp theo đơn vị hành chính, thành thị và nông thôn, ngoài ra, cần tính toán các chi tiêu sau:
- Tuổi thọ trung bình của nhân dân cả nước.
- Dân số và nguồn lao động tương lai của cả nước trong những năm từ 1980 đến 1990.
IV. THỜI ĐIỂM ĐIỀU TRA
Thời điểm thống nhất để tổng điều tra dân số cả nước là 0 giờ ngày 01 tháng 04 năm 1979.
V. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CHỈ ĐẠO ĐIỀU TRA
Để hoàn thành tốt cuộc tổng điều tra dân số này, Hội đồng Chính phủ giao trách nhiệm chỉ đạo như sau:
1. Ở cấp Trung ương:
Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương chịu trách nhiệm trước Hội đồng Chính phủ chỉ đạo toàn bộ cuộc tổng điều tra dân số này.
Thành viên của ban chỉ đạo gồm có:
- Trưởng ban: Đồng chí Vũ Tuân, Bộ trưởng Phủ thủ tướng;
- Phó ban: Đồng chí Hoàng Trình, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê.
Đồng chí Hoàng Du, Phó thủ nhiệm Văn phòng Phủ thủ tướng;
- Ủy viên: Đồng chí Chế Viết Tấn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước,
Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Thứ trưởng Bộ nội vụ,
Đồng chí Phan Văn Hựu, Thứ trưởng Bộ Lao động.
Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương có một văn phòng giúp việc do Tổng cục Thống kê tổ chức, có cán bộ của Tổng cục Thống kê, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động và Ủy ban kế hoạch Nhà nước tham gia.
2. Ở địa phương: Các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tổng điều tra dân số thuộc phạm vi cấp mình kể từ lúc chuẩn bị cho đến khi kết thúc.
Để giúp Ủy ban chỉ đạo công tác này, ở các cấp tỉnh, huyện, xã đều thành lập Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số.
Ở cấp tỉnh và huyện:
Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số tỉnh và huyện do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân làm trưởng ban; thủ trưởng ngành thống kê và công an làm phó ban; thủ trưởng ngành kế hoạch, lao động, văn hóa, thông tin và đại diện các đoàn thể quần chúng làm ủy viên.
Số cán bộ của Văn phòng Ban chỉ đạo tỉnh, huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện huy động người thuộc các ngành có liên quan ở địa phương tham gia, theo quy định của Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương.
Ở cấp xã, phường, tiểu khu:
Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số cấp xã do chủ tịch hoặc phó chủ tịch Ủy ban nhân dân làm trưởng ban, hai cán bộ thống kê và công an là ủy viên.
Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số cấp xã không có văn phòng riêng, mọi công việc về hành chính do văn phòng Ủy ban nhân dân xã kiêm nhiệm. Để giúp Ban chỉ đạo điều tra dân số cấp xã có một đội điều tra viên, cứ một điều tra viên phụ trách khoảng 300 nhân khẩu.
3. Mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ.
Cơ quan Đảng, đoàn thể Trung ương (gọi tắt là các bộ, Tổng cục) cần có chỉ thị cho ngành dọc của mình tại các địa phương chấp hành nghiêm chỉnh cuộc tổng điều tra này theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các địa phương.
4. Các Bộ Quốc phòng, Nội vụ, Ngoại giao
lập kế hoạch điều tra riêng những đối tượng điều tra do ngành mình trực tiếp phụ trách, Trong việc này cần phối hợp với Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương đề xây dựng kế hoạch điều tra riêng và kế hoạch tổng hợp số liệu cho phù hợp với kế hoạch tổng điều tra và kế hoạch tổng hợp chung. Riêng Việt kiều, Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương bàn cụ thể với Bộ Ngoại giao đề tiến hành, Sau khi hoàn thành cuộc điều tra, thủ trưởng các ngành nói trên gửi kết quả tổng hợp số liệu cho đồng chí trưởng ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương.
5. Bộ Tài chính có nhiệm vụ cấp phát kinh phí cho cuộc tổng điều tra và hướng dẫn các Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số các cấp trong việc quản lý sử dụng kinh phí.
Bộ Văn hóa có nhiệm vụ giải quyết đủ giấy in các tài liệu và các phiếu điều tra và tổng hợp cho cuộc điều tra.
Bộ Vật tư, Bộ Lương thực và thực phẩm, Tổng cục Bưu điện có nhiệm vụ giải quyết các yêu cầu cần thiết về vật tư, lương thực, thông tin, liên lạc phục vụ cho tổng điều tra dân số.
6. Các đồng chí thủ trưởng các Bộ, Tổng cục và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này theo sự hướng dẫn của Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương.
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Phạm Hùng |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.