UBND TỈNH LẠNG SƠN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 182/QĐ-SYT | Lạng Sơn, ngày 27 tháng 06 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN “QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ” TẠI PHÒNG QUẢN LÝ DƯỢC
GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ LẠNG SƠN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.
Căn cứ Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.
Căn cứ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010.
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
Căn cứ Quyết định số 2002/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 của UBND tỉnh về việc thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Xét đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản: “Quy chế về tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Phòng Quản lý Dược.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng phòng Quản lý Dược và Trưởng các phòng, ban có liên quan của Sở chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ |
QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI PHÒNG QUẢN LÝ DƯỢC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 182/QĐ-SYT ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Giám đốc Sở Y tế)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế và những yêu cầu để thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính của Chính phủ về mở rộng cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết công việc của tổ chức, công dân ở cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Điều 2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đặt tại Phòng Quản lý dược có nhiệm vụ tiếp, hướng dẫn tổ chức, công dân đến liên hệ về những công việc quy định giải quyết theo cơ chế “một cửa”, nhận hồ sơ đã đủ thủ tục theo quy định, chuyển hồ sơ đã nhận cho các phòng, ban chuyên môn để xem xét giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, công dân.
Điều 3. Tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết những công việc theo cơ chế “một cửa” chỉ liên hệ với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận những hồ sơ đủ thủ tục theo quy định.
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ
Điều 4. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại phòng Quản lý dược, do đồng chí Trưởng phòng phụ trách và các cán bộ, công chức do Giám đốc Sở điều động từ các phòng ban chuyên môn có liên quan. Cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chịu sự quản lý toàn diện và trực tiếp của Phòng Quản lý dược trong việc thực hiện cơ chế “một cửa”.
Điều 5. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có những nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tổ chức, công dân tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả khi họ có yêu cầu giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của Sở Y tế được quy định giải quyết theo cơ chế “một cửa”.
2. Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Hướng dẫn và nhận hồ sơ của tổ chức công dân như quy định ở khoản 1 của điều này, vào sổ các hồ sơ đã nhận.
Trường hợp hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn để tổ chức, công dân bổ sung hoàn chỉnh. Xem xét nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận, viết phiếu nhận hồ sơ (mẫu 1), thu lệ phí theo quy định, vào sổ theo dõi (mẫu 5).
4. Chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến Hội đồng tư vấn (HĐTV) cấp Chứng chỉ và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân của Sở để xử lý (mẫu 2).
5. Sau khi có kết quả từ HĐTV, trả kết quả giải quyết cho tổ chức công dân theo phiếu hẹn.
Điều 6. Mối quan hệ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với trưởng phòng Quản lý dược, với HĐTV và các phòng, ban chuyên có liên quan của Sở.
1. Trưởng phòng Quản lý dược:
- Theo dõi, nắm tình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của cán bộ, công chức thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, phối hợp với HĐTV kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy ra.
- Kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình làm việc của cán bộ, công chức khi giao tiếp với tổ chức công dân.
- Đảm bảo các điều kiện làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Báo cáo Giám đốc Sở về tình hình thực hiện công tác của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo định kỳ tháng, quý, năm.
2. Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, được tư nhân và các phòng ban chuyên môn của Sở có nhiệm vụ:
- Vào sổ các hồ sơ do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến theo nội dung: ngày hồ sơ gửi đến; nội dung cần giải quyết; ngày trao trả hồ sơ; ký xác nhận.
- Giải quyết hồ sơ đảm bảo đúng thời gian hẹn, đúng pháp luật. HĐTV và các phòng, ban chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân thuộc lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa”.
- Trường hợp hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, ban thì HĐTV phải phối hợp với các phòng chuyên môn để phối hợp giải quyết trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét.
Chương III
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Mỗi cán bộ, công chức thuộc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả được phân công phụ trách công việc thuộc một trong các lĩnh vực, cụ thể:
1. Bà Hoàng Thị Vui: Hướng dẫn và nhận hồ sơ của tổ chức, công dân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề dược tư nhân.
2. Ông Nông Quang Kỳ: Hướng dẫn và nhận hồ sơ của tổ chức, công dân đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân.
3. Bà Lại Thị Lý: Thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân theo quy định.
Điều 8. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trong giờ hành chính, cụ thể như sau:
- Sáng từ 8 giờ đến 10 giờ 30
- Chiều từ 14 giờ đến 16 giờ 00
Thời gian hành chính còn lại trong ngày dùng để sắp xếp hồ sơ, bàn giao hoặc chuyển hồ sơ đến các bộ phận liên quan để giải quyết. Sau ngày làm việc, cán bộ, công chức phải kiểm kê phí và lệ phí đã thu và nộp cho thủ quỹ theo đúng chế độ quản lý tài chính.
Điều 9. Trong giờ hành chính, cán bộ công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phải đeo thẻ công chức và có biển chức danh đặt trên bàn làm việc để cho tổ chức, công dân biết để liên hệ.
Chương IV
QUY TRÌNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH GIẢI QUYẾT HỒ SƠ THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”
Điều 10. Mọi quy định về hồ sơ, thủ tục hành chính, phí, lệ phí được niêm yết công khai tại phòng làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Điều 11. Quy định về việc tiếp nhận, giải quyết và trả hồ sơ:
1. Tiếp nhận hồ sơ:
- Khi tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, công dân, cán bộ, công chức của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có nhiệm vụ kiểm tra kỹ các loại giấy tờ cần thiết của từng loại hồ sơ, hướng dẫn cho tổ chức và công dân kê khai, bổ sung (nếu thiếu). Sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ đã đúng nội dung và đủ số lượng các loại giấy tờ theo quy định thì cán bộ, công chức nhận hồ sơ, viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí theo quy định, vào sổ theo dõi.
- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ đã nhận đến Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân và các phòng, ban chức năng có liên quan ngay trong ngày; cuối ngày báo cáo kết quả số lượng nhận và giao trả hồ sơ trong ngày cho Trưởng phòng Quản lý dược.
2. Việc xem xét giải quyết hồ sơ của Hội đồng tư vấn cấp chứng chỉ và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân:
- Hội đồng tư vấn cấp Chứng chỉ và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết khi hồ sơ của các tổ chức, công dân do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển đến, tổ chức thẩm định để trình Lãnh đạo xem xét việc cấp hay không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.