BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/2005/QĐ-BGTVT | Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2005 |
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 18/2005/QĐ-BGTVT NGÀY 24 THÁNG 3 NĂM 2005 BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, THI, KIỂM TRA, CẤP, ĐỔI BẰNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đường sông Việt
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định trách nhiệm và hình thức xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, thi, kiểm tra, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện Quy định này, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất, nghiên cứu về những vấn đề liên quan trình Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung Quy định này phù hợp với thực tế.
Điều 4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các vụ chức năng, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Đào Đình Bình (Đã ký) |
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, THI, KIỂM TRA, CẤP, ĐỔI BẰNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2005/QĐ-BGTVT, ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này xác định trách nhiệm và hình thức xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, thi, kiểm tra, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thi, kiểm tra, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa bao gồm:
a) Cục Đường sông Việt Nam, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính.
b) Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc đào tạo, thi, kiểm tra, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
c) Các thành viên Hội đồng thi, kiểm tra, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa các cấp.
2. Quy định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ đào tạo, thi, kiểm tra, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và tàu cá.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa là những công việc: đào tạo mới; bổ túc nâng hạng bằng; thi, kiểm tra (sau đây gọi chung là thi); cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, chứng chỉ lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Cơ sở đào tạo là trường hoặc trung tâm bảo đảm đủ các điều kiện theo quy định.
3. Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm là người đứng đầu cơ sở đào tạo, sau đây gọi chung là Hiệu trưởng.
4. Giáo viên là người trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bao gồm: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên thỉnh giảng.
Điều 4. Quy định về vi phạm trong công tác đào tạo, thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa
1. Thành lập cơ sở đào tạo hoặc tổ chức hoạt động đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trái phép.
2. Không thực hiện đúng nội dung giảng dạy đã quy định.
3. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
4. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm nhà giáo, ngược đãi, hành hạ người học.
5. Gây rối, làm mất trật tự an ninh nơi học, thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
6. Gây thiệt hại về cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo hoặc các đơn vị có liên quan.
7. Thu và sử dụng học phí, lệ phí sai quy định.
8. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
Điều 5. Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Bộ Giao thông vận tải quyết định xử lý kỷ luật đối với vi phạm của Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, thủ trưởng các đơn vị, cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trực thuộc Bộ.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xử lý kỷ luật đối với vi phạm của Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính.
3. Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa quyết định xử lý kỷ luật đối với vi phạm của thủ trưởng cơ sở đào tạo trực thuộc.
4. Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam
a) Quyết định xử lý kỷ luật đối với vi phạm của thủ trưởng các cơ sở đào tạo trực thuộc, các thành viên hội đồng thi, các cán bộ có liên quan thuộc quyền quản lý;
b) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với vi phạm của tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ đào tạo, thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn, người lái phương tiện thủy nội địa;
c) Thu hồi thẻ giám khảo;
d) Đình chỉ tuyển sinh đào tạo, bổ túc thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa đối với cơ sở đào tạo vi phạm.
5. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính
a) Quyết định xử lý kỷ luật đối với vi phạm của thủ trưởng cơ sở đào tạo, thành viên hội đồng thi, cán bộ quản lý trực thuộc;
b) Đình chỉ tuyển sinh đào tạo, bổ túc thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa đối với cơ sở đào tạo vi phạm.
6. Hiệu trưởng cơ sở đào tạo
a) Quyết định xử lý kỷ luật đối với vi phạm của cán bộ, công nhân viên thuộc quyền quản lý;
b) Đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật đối với vi phạm của người có liên quan đến việc đào tạo, bổ túc thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
Chương 2:
TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM
MỤC I: CÁ NHÂN THUỘC CƠ QUAN QUẢN LÝ CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Điều 6. Đối với Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam
1. Trách nhiệm:
a) Xây dựng quy hoạch cơ sở đào tạo, lập kế hoạch đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt;
b) Tham mưu để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa;
c) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa trong phạm vi cả nước;
d) Thành lập Hội đồng thi, duyệt báo cáo của Hội đồng thi, quyết định công nhận trúng tuyển; cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
đ) Chỉ đạo việc hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và báo cáo Bộ Giao thông vận tải về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa; giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để cán bộ, công chức dưới quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 7. Đối với Phó Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam được phân công phụ trách công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Cục trưởng về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về những việc đã được phân công;
b) Đề xuất ý kiến để Cục trưởng chỉ đạo hoặc tham mưu để Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để cán bộ, công chức dưới quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi được phân công có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 8. Đối với Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, dưới đây gọi chung là Giám đốc Sở
1. Trách nhiệm:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa;
b) Xây dựng quy hoạch cơ sở đào tạo, lập kế hoạch đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa thuộc phạm vi địa phương trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt;
c) Xét duyệt danh sách học viên theo quy định;
d) Thành lập Hội đồng thi, kiểm tra; duyệt báo cáo của Hội đồng thi, kiểm tra; quyết định công nhận trúng tuyển và cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
đ) Chỉ đạo việc hướng dẫn, sơ kết, tổng kết, kiểm tra, báo cáo công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa về Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sông Việt Nam và đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề có liên quan trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để cán bộ, công chức dưới quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 9. Đối với Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính, dưới đây gọi chung là Phó giám đốc Sở, được phân công phụ trách công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc Sở về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về những việc đã được phân công;
b) Đề xuất ý kiến để Giám đốc Sở chỉ đạo trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa; báo cáo tình hình công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa về Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sông Việt Nam.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm được quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để cán bộ, công chức dưới quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi được phân công có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 10. Đối với cán bộ, nhân viên thuộc Cục Đường sông Việt Nam làm nhiệm vụ quản lý công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa
1. Trách nhiệm:
a) Giúp Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam thực hiện các quy định của pháp luật về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa; xây dựng quy hoạch cơ sở đào tạo; lập kế hoạch đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa; xây dựng cơ chế chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa và hướng dẫn thực hiện, trình Cục trưởng hoặc cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Tổ chức kiểm tra, xét duyệt danh sách học viên theo quy định khi được Cục Trưởng uỷ quyền; tham mưu để Cục trưởng quyết định thành lập Hội đồng thi; trực tiếp chỉ đạo Hội đồng thi, giải quyết các thủ tục để trình Cục trưởng duyệt, quyết định công nhận trúng tuyển và cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa;
c) Tổ chức thực hiện việc cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa theo quy định;
d) Kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tổng hợp báo cáo, đề xuất kịp thời với Cục trưởng những biện pháp nhằm phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực, giải quyết những khó khăn vướng mắc của các địa phương, các cơ sở đào tạo trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu kiểm tra; không nắm vững tình hình và phản ảnh kịp thời, để công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa xẩy ra một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 11. Đối với cán bộ, nhân viên thuộc Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính làm nhiệm vụ quản lý công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa
1. Trách nhiệm:
a) Giúp Giám đốc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa; xây dựng kế hoạch và các văn bản quản lý về đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa và hướng dẫn thực hiện, trình Giám đốc Sở hoặc cấp có thẩm quyền ban hành;
b) Tổ chức kiểm tra, xét duyệt danh sách học viên theo quy định khi được Giám đốc Sở uỷ quyền; tham mưu để Giám đốc Sở quyết định thành lập Hội đồng thi, kiểm tra; trực tiếp chỉ đạo Hội đồng thi, kiểm tra; giải quyết các thủ tục để trình Giám đốc Sở duyệt, quyết định công nhận trúng tuyển và cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa theo phân cấp;
c) Tổ chức thực hiện việc cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa theo quy định;
d) Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, tổng hợp báo cáo, đề xuất kịp thời với Giám đốc Sở và các cấp có thẩm quyền những biện pháp nhằm phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực, giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu kiểm tra; không nắm vững tình hình và phản ảnh kịp thời, để công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa xảy ra một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 12. Đối với thủ trưởng cơ quan ngoài ngành Giao thông vận tải trực tiếp quản lý cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa
1. Trách nhiệm:
a) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa;
b) Lập kế hoạch đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Xét duyệt danh sách học viên theo quy định;
d) Đề xuất thành viên Hội đồng thi, kế hoạch thi, kiểm tra;
đ) Chỉ đạo việc hướng dẫn, sơ kết, tổng kết, kiểm tra, báo cáo công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa về Cục Đường sông Việt Nam và đề xuất biện pháp giải quyết những vấn đề có liên quan trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để cán bộ, công chức dưới quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
MỤC II:TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THUỘC CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Điều 13. Đối với cơ sở đào tạo
1. Các vi phạm gồm:
a) Không đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn cơ sở đào tạo theo quy định;
b) Thực hiện việc tuyển sinh, quản lý học sinh, nội dung chương trình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ chuyên môn, quản lý tài chính không đúng quy định; để xẩy ra các hành vi tiêu cực gây dư luận xấu trong xã hội.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Đình chỉ tuyển sinh trong thời hạn 6 tháng nếu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này hoặc những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
b) Đình chỉ tuyển sinh nếu tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 14. Đối với Hiệu trưởng
1. Trách nhiệm:
a) Xây dựng kế hoạch đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa; đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật; chất lượng đội ngũ giáo viên; giáo trình; tài liệu theo quy định;
b) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa;
c) Tổ chức thực hiện các khoá đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa theo quy định; phòng ngừa và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; không để xảy ra hiện tượng tiêu cực trong đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa;
d) Thực hiện kiểm tra, sơ kết, tổng kết, báo cáo, đề xuất với cấp trên những vấn đề có liên quan đến đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để cán bộ, công chức dưới quyền hoặc tổ chức, cá nhân liên quan có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 15. Đối với Phó Hiệu trưởng
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Hiệu trưởng về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về những việc được phân công;
b) Đề xuất với Hiệu trưởng những biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc khi vượt quá thẩm quyền của mình, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để cán bộ công chức dưới quyền hoặc tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi được phân công có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 16. Đối với Trưởng Khoa, Trưởng Ban nghề, Trưởng Phòng
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện đầy đủ, đúng chương trình, nội dung giảng dạy hoặc chương trình công tác của Khoa, Ban nghề hoặc Phòng mình phụ trách theo đúng kế hoạch được duyệt;
b) Quản lý, phân công thực hiện quá trình giảng dạy và làm việc của giáo viên, cán bộ công nhân viên thuộc Khoa, Ban nghề hoặc Phòng mình phụ trách;
c) Thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời những hiện tượng tiêu cực, vướng mắc thuộc phạm vi trách nhiệm; sơ kết, tổng kết, báo cáo, đề xuất kịp thời với Hiệu trưởng các biện pháp giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của mình.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để cán bộ, công nhân viên dưới quyền hoặc tổ chức, cá nhân liên quan có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 17. Đối với Phó Trưởng Khoa, Phó Trưởng Ban nghề, Phó Trưởng Phòng
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng khoa, Trưởng Ban nghề, Trưởng Phòng và chịu trách nhiệm trước Trưởng Khoa, Trưởng Ban nghề, Trưởng Phòng về những việc được phân công;
b) Đề xuất với Trưởng Khoa, Trưởng Ban nghề, Trưởng Phòng những biện pháp nhằm giải quyết những khó khăn vướng mắc khi vượt quá thẩm quyền của mình, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để cán bộ, công nhân viên dưới quyền hoặc tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi được phân công có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 18. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
1. Trách nhiệm:
a) Phân công nhiệm vụ quản lý lớp học cho cán bộ lớp;
b) Chịu trách nhiệm trước Trưởng Khoa, Trưởng Ban nghề hoặc Trưởng Phòng về các hoạt động của lớp trong thời gian học tập; thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn, sinh hoạt với lớp để có biện pháp tăng cường việc học tập và rèn luyện của học sinh;
c) Tổng hợp và báo cáo cấp trên tình hình, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp;
d) Phát hiện và phản ảnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu kiểm tra để học sinh, học viên của lớp có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 19. Đối với giáo viên khác
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng kế hoạch, nội dung giảng dạy; đủ số giờ; đảm bảo chất lượng môn học và những công việc khác được phân công; thực hiện đúng quy chế đào tạo, thi;
b) Theo dõi quá trình học tập của học sinh, học viên, tạo điều kiện và giúp đỡ học sinh, học viên học tập tốt;
c) Xác định kết quả học tập của học sinh, học viên qua kiểm tra hết môn học, đảm bảo khách quan, trung thực; báo cáo tình hình và kết quả học tập của từng học sinh, học viên về môn học được phân công giảng dạy với Trưởng Khoa, Trưởng Ban nghề hoặc Trưởng Phòng đồng thời thông báo với giáo viên chủ nhiệm lớp.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu kiểm tra để học sinh, học viên có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 20. Đối với cán bộ, công nhân viên thuộc các phòng chuyên môn, nghiệp vụ
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện đúng chức trách trong phạm vi chuyên môn, nghiệp vụ được phân công;
b) Hướng dẫn và kiểm tra những người có liên quan thực hiện đúng nội dung, thủ tục, quy trình về chuyên môn, nghiệp vụ, chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình;
c) Phát hiện và phản ảnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; để các tổ chức, cá nhân thực hiện không đúng nội dung, thủ tục, quy trình về chuyên môn, nghiệp vụ được phân công phụ trách;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
MỤC III:CÁ NHÂN TRONG HỘI ĐỒNG THI
Điều 21. Đối với Chủ tịch Hội đồng
1. Trách nhiệm:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng thi về những nhiệm vụ được phân công;
b) Điều hành các hoạt động của Hội đồng thi đúng quy trình, nội dung, tiến độ và thủ tục theo quy định;
c) Phân công công việc, kiểm tra, giám sát các thành viên Hội đồng thực hiện nhiệm vụ đúng quy định;
d) Báo cáo kết quả kỳ thi lên Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng để công nhận trúng tuyển và cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thuỷ nội địa;
đ) Đề nghị thi hành kỷ luật đối với thành viên Hội đồng hoặc thí sinh có hành vi vi phạm Quy định này, nội quy thi, và các quy định khác có liên quan.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để các thành viên hội đồng thi, các thí sinh có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 22. Đối với Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về công việc được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc ủy quyền;
b) Quản lý và kiểm tra, giám sát các thành viên Hội đồng do mình trực tiếp phụ trách;
c) Phát hiện và phản ảnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong quá trình tổ chức thi, kiểm tra với Chủ tịch Hội đồng.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu chỉ đạo, kiểm tra để các thành viên Hội đồng dưới quyền, các thí sinh trong phạm vi được phân công phụ trách có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Cách chức hoặc buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 23. Đối với ủy viên thư ký, thường trực Hội đồng
1.Trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, đối chiếu hồ sơ, thủ tục và quản lý danh sách thí sinh, cấp thẻ dự thi;
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện kỳ thi trình Chủ tịch Hội đồng duyệt;
c) Tổ chức các khu vực thi, phòng thi; đôn đốc giám khảo, giám thị thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng; niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh; giám sát, đôn đốc các phòng thi thực hiện đúng nguyên tắc và nội quy thi;
d) Theo dõi, tập hợp kết quả thi; tham mưu để Hội đồng xét kết quả kỳ thi, lập biên bản các kỳ họp của Hội đồng và hoàn tất thủ tục của kỳ thi theo quy định.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; thiếu kiểm tra, theo dõi đầy đủ, kịp thời để xảy ra một trong những hành vi tiêu cực trong kỳ thi theo quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Điều 24. Đối với ủy viên Hội đồng
1. Trách nhiệm:
a) Kiểm tra điều kiện an toàn phòng thi, phương tiện, thiết bị phục vụ, danh sách và thẻ thí sinh;
b) Kiểm tra việc chấp hành nội quy thi;
c) Chấp hành sự phân công của Chủ tịch Hội đồng, đảm bảo đúng nội dung, quy trình và thủ tục của kỳ thi theo quy định hiện hành;
d) Đánh giá kết quả bài thi, bài kiểm tra của thí sinh đảm bảo trung thực, khách quan;
đ) Phát hiện và phản ảnh kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong quá trình tổ chức thi với Chủ tịch Hội đồng và Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng.
2. Hình thức xử lý vi phạm:
a) Khiển trách nếu thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cảnh cáo nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này; để các thí sinh có một trong những hành vi tiêu cực trong phần việc của kỳ thi được phân công theo quy định tại Điều 4 của Quy định này;
c) Hạ bậc lương, hạ ngạch lương nếu tiếp tục tái phạm hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này hoặc có một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này;
d) Buộc thôi việc nếu tái phạm một trong những hành vi tiêu cực quy định tại Điều 4 của Quy định này.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.