BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1788/QĐ-BNN-TCTL |
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2015 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ tái cơ cấu ngành Thủy lợi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
HÀNH
ĐỘNG PHÁT TRIỂN TƯỚI TIÊN TIẾN, TIẾT KIỆM NƯỚC CHO CÂY TRỒNG CẠN PHỤC VỤ TÁI CƠ
CẤU NGÀNH THỦY LỢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1788/QĐ-BNN-TCTL
ngày 19 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ BAN HÀNH KẾ HOẠCH
Nước ta, bên cạnh tiềm năng sản xuất lúa, còn có một tiềm năng rất lớn trong phát triển các nông sản từ cây trồng cạn, đặc biệt là cây trồng cạn chủ lực có lợi thế như cà phê, hồ tiêu, chè, điều, cao su, mía, cây ăn quả, rau, hoa... Trong đề án “ Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững” ban hành kèm theo quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 đã định hướng cụ thể là sẽ ổn định 500 ngàn ha cà phê, 140 ngàn ha chè, 50 ngàn ha hồ tiêu, 400 ngàn ha điều, 800 ngàn ha cao su, 300 ngàn ha mía, tập trung sản xuất rau, hoa, quả công nghệ cao. Để thực hiện định hướng này, trong đề án “Tái cơ cấu ngành Thủy lợi” xác định phát triển trên diện rộng giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực có giá trị kinh tế và có thị trường là một trong các mục tiêu trọng tâm của đề án.
Công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn đã được nghiên cứu, phát triển và ứng dụng ở Việt Nam đã chứng tỏ tính ưu việt đột phá trong canh tác nông nghiệp so với phương thức tưới truyền thống về nhiều mặt như tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới, tiết kiệm phân bón, giảm công chăm sóc, tăng năng suất, cải thiện thu nhập người dân và góp phần bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu và thực tế áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho một số cây chủ lực có lợi thế và có thị trường như cà phê, hồ tiêu, thanh long, mía ở Việt Nam đã cho thấy rằng, áp dụng công nghệ này kết hợp với tưới phân có thể gia tăng năng suất từ 10% - 40%, giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập của hộ gia đình từ 20% - 50% và tiết kiệm nước so với tưới truyền thống từ 20% - 40%. về mặt môi trường, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước sẽ giảm ô nhiễm môi trường nhờ sử dụng hợp lý và tiết kiệm phân bón, hạn chế suy thoái tài nguyên nước ngầm do khai thác quá ngưỡng cho phép ở các vùng nguồn nước khan hiếm như Tây Nguyên. Một lợi thế quan trọng nữa, đó là áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước có thể tạo ra phương thức sản xuất nông nghiệp mới trên những vùng đất dốc, vùng đất hoang hóa và nhờ đó mở ra những cơ hội mới cho sản xuất, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ rừng và phát triển bền vững, Dưới tác động của biến đổi khí hậu và trong điều kiện hạn hán, cạn kiệt nguồn nước như hiện nay thì giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là yêu cầu cấp bách cần phải đẩy mạnh áp dụng.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội so với tưới truyền thống, nhưng việc áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp nước ta vẫn còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do: cách tiếp cận chưa đồng bộ; thiếu quy hoạch gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; sự tham gia của doanh nghiệp còn hạn chế; cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người nông dân, tổ chức kinh tế, xã hội để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tưới tiết kiệm chưa hoàn thiện, đồng bộ, chưa tạo được động lực; thông tin, tuyên truyền về giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây trồng, công tác chuyển giao công nghệ, đào tạo, nâng cao nhận thức cho người nông dân còn thiếu và yếu; chi phí đầu tư, nhất là đầu tư ban đầu, đối với công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là cao so với đầu tư tưới theo phương pháp truyền thống và khi chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định thì người dân không thể mạnh dạn áp dụng công nghệ.
Kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn được lập trong bối cảnh ngành Nông nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi để thực hiện thành công mục tiêu đặt ra. Cụ thể là:
- Đã có các đề án, quy hoạch một số cây chủ lực, có lợi thế, có thị trường (như cây cà phê, cây điều, cây hồ tiêu) là những cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch này, đặc biệt là Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó, đã làm rõ được chủ trương, định hướng, mục tiêu cũng như các giải pháp chính.
- Nghiên cứu ứng dụng và thực tế sản xuất trong những năm qua đã cho thấy nhiều kết quả rất tích cực và có những thành công nhất định trong việc áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn về các khía cạnh như tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nước, giảm công chăm sóc và phân bón, tăng thu nhập, giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Đặc biệt là, đã có một số mô hình thực tiễn đem lại hiệu quả cao và ấn tượng như mô hình tưới chuối ở Lào Cai, mô hình tưới rau, củ, quả trên đất cát bạc màu ở Hà Tĩnh, mô hình tưới hồ tiêu, cà phê ở Tây Nguyên, mô hình tưới rau, hoa ở Lâm Đồng, mô hình Khu nông nghiệp công nghệ cao Unifarm ở Bình Dương, mô hình tưới cây ăn quả ở Đồng Nai, v.v. Thực tế này đã và đang có sức lan tỏa rộng khắp trong xã hội để tạo ra tư duy mới, cách nhìn mới, tạo động lực, niềm tin cho người sản xuất, nhất là bà con nông dân và doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng công nghệ cao nói chung và công nghệ tưới tiết kiệm nước nói riêng vào quá trình sản xuất.
- Hội nhập quốc tế càng ngày càng sâu rộng đã và đang tạo ra những điều kiện thuận lợi về nguồn vốn cho đầu tư xây dựng, hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao năng lực và nhận thức cộng đồng, về giao lưu kinh tế - xã hội và mở ra những cơ hội mới trong hợp tác nghiên cứu phát triển và thị trường cho những mặt hàng nông sản chủ lực, có thị trường, có lợi thế của nước ta. Điều này cũng tạo ra làn sóng mới, tạo động lực và niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nói riêng.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có 500.000 ha cây trồng được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước như mục tiêu đặt ra trong Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có”, cần thiết phải xây dựng và ban hành kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm đưa ra được: Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện; phân công tổ chức thực hiện; sản phẩm cần đạt được, làm cơ sở để huy động nguồn lực, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện.
Cơ sở xây dựng và ban hành kế hoạch
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/06/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg;
- Quyết định số 794/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành Thủy lợi ;
- Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có;
- Quyết định số 1006/QĐ-BNN-TT ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện tại cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 3417/QĐ-BNN-TT ngày 01/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020;
- Quyết định số 3993/QĐ-BNN-TT ngày 18/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 1987/QĐ-BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1442/QĐ-BNN-TT ngày 27/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
1. Quan điểm
Phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là giải pháp để thực hiện tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững: tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp được tưới, dựa trên lợi thế của các vùng miền, tăng thu nhập cho người dân và đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ môi trường.
Phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch phát triển cây trồng, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao.
Phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là hành động, giải pháp của toàn xã hội. Phát huy nội lực, khuyến khích và nâng cao vai trò của các doanh nghiệp, của người dân trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa và sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, trong đầu tư, nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị, cấu kiện hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn có lợi thế, có giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ,
Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ, tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các thành phần kinh tế; tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ; phát triển thị trường; cung cấp thông tin và dịch vụ; đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ sở đầu mối.
2. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát
Góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả ngành Thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Góp phần nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi hiện có;
Ổn định sản xuất và phát triển các vùng chuyên canh cây trồng chủ lực tập trung, có giá trị và thị trường (cà phê, hồ tiêu, chè, điều, mía, cây ăn quả, rau, hoa....), khu nông nghiệp công nghệ cao, góp phần hình thành chuỗi giá trị nông sản chất lượng cho thị trường.
Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2017 có 200.000 ha, năm 2020 có 500.000 ha cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất, giảm lượng nước tưới và tăng thu nhập của người dân.
Phục vụ Đề án phát triển ngành cà phê bền vững đến năm 2020, Đề án phát triển bền vững ngành điều Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 và Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ GIẢI PHÁP
1. Rà soát, bổ sung quy hoạch
- Rà soát quy hoạch thủy lợi theo mục tiêu tái cơ cấu ngành trong điều kiện biến đổi khí hậu, một trong các nhiệm vụ trọng tâm là rà soát quy hoạch thủy lợi cấp nước tưới cho các cây trồng cạn có quy mô sản xuất tập trung gắn với các đề án, quy hoạch phát triển từng loại cây trồng;
- Rà soát lồng ghép giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong các Quy hoạch khu/vùng nông nghiệp công nghệ cao trên toàn quốc;
- Rà soát lồng ghép vào quy hoạch thủy lợi, nông nghiệp chi tiết của từng địa phương nhiệm vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn chủ lực có quy mô sản xuất tập trung, có giá trị, có thị trường tiêu thụ: cây cà phê ở các vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Bắc; cây điều ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ; cây hồ tiêu ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Bắc Trung Bộ; cây chè ở khu vực Trung du miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên; cây mía ở các vùng Trung du miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; các loại cây ăn quả, rau, hoa, cây dược liệu theo lợi thế vùng, miền;
- Lập quy hoạch mẫu cho một số vùng trọng điểm gắn tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với các biện pháp thực hành nông nghiệp khác, mô hình chính sách, liên kết sản xuất, tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
2. Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước
- Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực ở các vùng, miền;
- Rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp áp dụng tưới tiết kiệm nước, đầu tư vào nông nghiệp hiện có nhằm điều chỉnh, bổ sung để phát huy hiệu quả của chính sách trong thực tiễn. Rà soát, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư thiết bị tưới tiết kiệm trong Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Đề xuất cơ chế hỗ trợ dựa trên sản phẩm đầu ra;
- Rà soát, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích (tín dụng, thuế, nguồn vốn, chính sách khác) cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị, cấu kiện, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, áp dụng tưới tiết kiệm nước;
- Chính sách khuyến khích mô hình đối tác công - tư, xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực;
- Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong các khu/vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3. Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công
- Rà soát và đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 bằng nguồn vốn trong nước và quốc tế các công trình tạo nguồn phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng cây trồng cạn chủ lực có quy mô sản xuất tập trung, có giá trị, có thị trường tiêu thụ. Ưu tiên, khuyến khích đầu tư công - tư trong xây dựng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Xây dựng các mô hình mẫu, mô hình trình diễn nông nghiệp thông minh (CSA) gắn với: công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, các hồ lớn; thử nghiệm áp dụng các chính sách mới; tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất “ tiêu thụ, v.v. lồng ghép trong các dự án đầu tư công để làm cơ sở nhân rộng mô hình, ban hành chính sách rộng rãi;
- Điều chỉnh các dự án đầu tư đang thực hiện để hoàn thiện cơ sở hạ tầng nội đồng phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước ở các vùng đã có công trình thủy lợi: xây dựng hệ thống đường ống lấy nước từ hồ chứa cấp cho các vùng cây công nghiệp, rau quả tập trung ở Tây Nguyên, miền Trung; xây dựng trạm bơm nhiều cấp để tạo nguồn cho các vùng xa công trình thủy lợi; chuyển đổi hình thức kênh hở sang cấp bằng đường ống.
4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ
- Hoàn thiện quy trình công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước: Rà soát, nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện 14 quy trình công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho 10 cây trồng chủ lực phù hợp với từng vùng, miền; Ban hành các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, phục vụ nhân rộng mô hình; Ban hành các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, các thiết kế mẫu, mô hình mẫu phục vụ phát triển tưới tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực;
- Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng, tích hợp công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước để giảm giá thành đầu tư hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất thiết bị tưới tiết kiệm nước vào Việt Nam; Khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp cung ứng thiết bị tưới đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ tưới phù hợp với điều kiện Việt Nam;
- Nghiên cứu các giải pháp tạo nguồn: Nghiên cứu các giải pháp, ứng dụng công nghệ vật liệu, kết cấu mới phù hợp để thu trữ nước nước tại chỗ, phân tán, quy mô nhỏ kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn trên vùng đất dốc, chưa có hoặc xa công trình thủy lợi ở miền núi phía Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên; Nghiên cứu các giải pháp chuyển nước, kết nối mạng kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước để khai thác sử dụng nước từ các công trình thủy lợi hiện có ở Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung; Nghiên cứu các giải pháp sử dụng nước sau công trình thủy điện kết hợp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng đồi núi, đất dốc vùng miền núi phía Bắc; Nghiên cứu các giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo, thiết bị bơm cột nước cao phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho vùng cao; Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ thủy lợi nhỏ, thân thiện môi trường để bảo vệ và bộ cập nước ngầm ở các vùng khô hạn, khan hiếm nước.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để ban hành các cơ chế, chính sách: khuyến khích đối tác công - tư, xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn;hỗ trợ phát triển sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi nhỏ (tập trung cho vùng Tây Nguyên, miền núi phía Bắc).
5. Tuyên truyền, đào tạo và tập huấn
- Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi các mô hình, kết quả chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước bằng nhiều loại hình như hội nghị khoa học công nghệ, triển lãm, truyền hình, báo chí, v.v.; tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm các mô hình tưới tiết kiệm nước thành công ở các tỉnh cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và nhất là cho đội ngũ lãnh đạo của địa phương;
- Bổ sung chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của địa phương vào (i) Chương trình đào tạo nghề cho nông dân trong xây dựng nông thôn mới; và (ii) Đào tạo trong quản lý khai thác công trình thủy lợi;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ quản lý địa phương (ưu tiên cấp huyện, xã), các tổ chức dùng nước, chủ trang trại và người nông dân trên địa bàn có liên quan; đào tạo, chuyển giao công nghệ về tưới tiết kiệm nước gắn với khuyến nông, xây dựng nông thôn mới.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế
- Đưa các nội dung liên quan đến phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực vào các chương trình đàm phán, hợp tác để kêu gọi nguồn lực quốc tế tham gia vào quá trình thúc đẩy phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Lồng ghép các nội dung liên quan đến tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực vào các dự án ODA;
- Tăng cường hợp tác quốc về công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thông qua các hoạt động nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, v.v;
- Phát triển thị trường các dịch vụ công nghệ phù hợp:Hỗ trợ hình thành liên kết các nhà cung cấp thiết bị trong và ngoài nước; tổ chức triển lãm và chia sẻ thông tin về dịch vụ cung cấp thiết bị, dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hoặc nông dân.
1. Tổng cục Thủy lợi là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các đơn vị theo dõi, đôn đốc việc thực hiện triển khai Kế hoạch hành động, định kỳ tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo lãnh đạo Bộ.
2. Trên cơ sở Kế hoạch hành động này, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
3. Phân công nhiệm vụ cụ thể: Phụ lục kèm theo.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần phải sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động, đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ động báo cáo lãnh đạo Bộ để xem xét, giải quyết./.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
(Kèm theo Quyết định số 1788/QĐ-BNN-TCTL ngày 19 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT |
Nhiệm vụ |
Sản phẩm chính |
Thời gian |
Tổ chức thực hiện |
|
Bộ Nông nghiệp & PTNT |
Các địa phương, và đơn vị liên quan khác |
||||
I |
Xây dựng kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và tổ chức thực hiện |
|
|||
1 |
Xây dựng kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn |
Kế hoạch được duyệt |
Quý I/ 2015 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan. |
|
2 |
Tổ chức thực hiện |
Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch |
Hàng năm |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan. |
Các địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện. |
II |
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch |
|
|
|
|
1 |
Rà soát quy hoạch thủy lợi toàn quốc phục vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với tưới tiết kiệm nước. |
Quy hoạch được phê duyệt |
2014- 2015 |
Tổng cục Thủy lợi chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch, thẩm định, trình phê duyệt. |
Các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết gắn với tưới tiết kiệm nước |
2 |
Rà soát, lồng ghép giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vào “Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” ' |
Quy hoạch được phê duyệt |
2014- 2016 |
Vụ Khoa học công nghệ & MT chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy lợi và các đơn vị liên quan. |
Các địa phương xây dựng quy hoạch chi tiết. Doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác và phát triển khu công nghệ cao. |
III |
Hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước |
|
|||
1 |
Rà soát các chính sách hỗ trợ áp dụng tưới tiết kiệm nước ban hành tại Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ |
- Báo cáo đánh giá thực tế triển khai ở địa phương. |
2015 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan. |
Các địa phương ban hành hướng dẫn thực hiện, đánh giá các tồn tại. |
2 |
Rà soát chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ban hành tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ. |
- Báo cáo đánh giá thực tế triển khai ở địa phương. |
2015 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan |
Các địa phương ban hành hướng dẫn thực hiện, đánh giá các tồn tại. |
3 |
Rà soát hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu, sổ tay hướng dẫn, định mức, đơn giá . |
|
|||
3.1 |
Ban hành 14 quy trình công nghệ phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực có lợi thế (cà phê, chè, tiêu, điều, mía, cam, thanh long, xoài, chuối, dứa), |
Quy trình công nghệ được Bộ ban hành |
2014- 2016 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với CPO Nông nghiệp, CPO Thủy lợi, Vụ Khoa học công nghệ &MT và các đơn vị liên quan. |
Các địa phương phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất. |
3.2 |
Ban hành 06 tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực có lợi thế . |
Tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành |
2014 - 2020 |
Vụ KHCN và MT chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy lợi |
Các địa phương phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất. |
3.3 |
Ban hành sổ tay hướng dẫn kỹ thuật, các thiết kế mẫu công nghệ, các mô hình mẫu phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực có lợi thế |
Sổ tay, thiết kế mẫu, mô hình mẫu được Bộ ban hành |
2014- 2020 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với CPO Nông nghiệp, CPO Thủy lợi, Vụ Khoa học công nghệ &MT và các đơn vị liên quan. |
Các địa phương phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất. |
3.4 |
Xây dựng các định mức, đơn giá cho các thiết kế mẫu công nghệ, mô hình mẫu phục vụ phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực có lợi thế |
Định mức, đơn giá |
2014- 2020 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với CPO Nông nghiệp, CPO Thủy lợi và các đơn vị liên quan. |
Các địa phương phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất. |
3.5 |
- Sửa đổi, bổ sung Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (cho rau, quả tươi an toàn, chè búp tươi an toàn) gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; - Sửa đổi, bổ sung Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho cà phê gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. |
Quy trình được sửa đổi và được Bộ ban hành |
2015 - 2017 |
Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Vụ KHCN & MT và các đơn vị liên quan. |
Các địa phương phổ biến, chỉ đạo áp dụng, chuyển giao vào sản xuất. |
IV |
Điều chỉnh cơ cấu đầu tư công |
|
|
|
|
1 |
Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn giai đoạn 2016 - 2020 |
Danh mục dự án được Bộ phê duyệt |
2015-2020 |
Vụ Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy lợi. |
Các địa phương lựa chọn, sắp xếp dự án ưu tiên trên địa bàn. |
2 |
Triển khai xây dựng các mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong các dự án ODA |
Mô hình |
2014-2017 |
CPO Thủy lợi, CPO Nông nghiệp chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy lợi. |
Các địa phương chỉ đạo xây dựng mô hình liên kết tổ chức sản xuất gắn với doanh nghiệp và nhân rộng mô hình. |
3 |
Điều chỉnh các dự án đầu tư đang thực hiện để hoàn thiện cơ sở hạ tầng nội đồng phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. |
Dự án được điều chỉnh |
2014- 2017 |
Cục Quản lý XDCT, Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với CPO Thủy lợi, CPO Nông nghiệp. |
Các địa phương triển khai tổ chức sản xuất phù hợp với cơ sở hạ tầng được đầu tư. |
4 |
Xây dựng các dự án thí điểm tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ các cơ cấu ngành. |
Dự án thí điểm theo vùng sinh thái |
2014- 2017 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan. |
Các địa phương đầu tư hệ thống tưới mặt ruộng theo hình thức PPP và nhân rộng. |
5 |
Xây dựng 01 Dự án khuyến nông trọng điểm để nhân rộng mô hình tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. |
Dự án khuyến nông trọng điểm |
2015- 2016 |
Trung tâm KHQG chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan. |
Các địa phương triển khai thực hiện và nhân rộng. |
V |
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ |
|
|
|
|
1 |
Rà soát, tổng kết, đánh giá các mô hình tưới tiết kiệm nước phục vụ xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, .... |
Báo cáo tổng kết, đánh giá |
2014- 2015 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Vụ KHCN và MT và các đơn vị liên quan. |
Các địa phương, Viện Nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp và các đơn vị liên quan. |
2 |
Rà soát, tổng kết, đánh giá các nghiên cứu về chế độ tưới, quy trình công nghệ tưới tiết kiệm nước cho các cây trồng cạn chủ lực |
Báo cáo tổng kết, đánh giá |
2014- 2015 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Vụ KHCN và MT và các đơn vị liên quan. |
Các địa phương, Viện Nghiên cứu, doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp và các đơn vị liên quan. |
3 |
Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng, tích hợp, nội địa hóa công nghệ, thiết bị tưới tiết kiệm nước nhằm giảm giá thành thiết bị. |
Công nghệ, thiết bị |
2015 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Vụ KHCN và MT và các đơn vị liên quan. |
Viện Nghiên cứu chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp thiết bị tưới và địa phương. |
4 |
Nghiên cứu các giải pháp tạo nguồn |
|
|
|
|
4.1 |
Ứng dụng công nghệ vật liệu, kết cấu mới để thu trữ nước tại chỗ, phân tán, quy mô nhỏ gắn với tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. |
Công nghệ, kết cấu và giải pháp kỹ thuật kèm theo |
2014- 2017 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Cục QLXDCT, CPO Thủy lợi, CPO Nông nghiệp. |
Các địa phương tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng, ứng dụng. |
4.2 |
Nghiên cứu các giải pháp khai thác sử dụng nước sau hồ chứa thủy điện để phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước vùng Tây Bắc. |
Giải pháp đề xuất, mô hình thí điểm |
2016-2019 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Cục QLXDCT, CPO Thủy lợi, CPO Nông nghiệp. |
Các địa phương tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng, ứng dụng. |
4.3 |
Nghiên cứu giải pháp sử dụng đất tại chỗ để xây dựng, sửa chữa và nâng cấp đập đất vừa và nhỏ ở Tây Nguyên. |
Công nghệ, Tiêu chuẩn |
2015 - 2016 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Vụ KHCN và MT và các đơn vị liên quan. |
Các địa phương, doanh nghiệp tiếp nhận, ứng dụng phù hợp với điều kiện cụ thể. |
4.4 |
Nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ thiết bị bơm cột nước cao, thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo kết hợp công trình trữ nước quy mô nhỏ phục vụ tưới tiết kiệm nước vùng đồi núi. |
Công nghệ, thiết bị, giải pháp kỹ thuật, sổ tay kỹ thuật |
2016- 2020 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Cục QLXDCT, CPO Thủy lợi, CPO Nông nghiệp. |
Các địa phương tiếp nhận chuyển giao và nhân rộng, ứng dụng. |
4.5 |
Phát triển, ứng dụng các mô hình bổ cập và tái tạo nguồn nước ngầm phục vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. |
Mô hình, sổ tay kỹ thuật |
2014- 2020 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Trường, Viện nghiên cứu hướng dẫn kỹ thuật |
Các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức NGO ứng dụng, nhân rộng. |
VI |
Tăng cường hợp tác quốc tế |
|
|
|
|
1 |
Xây dựng 01 dự án ODA về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. |
Dự án ODA |
2016 - 2020 |
Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy lợi, CPO Thủy lợi. |
|
2 |
Kết nối chuỗi cung ứng và chuyển giao công nghệ từ các nước thông qua các triển lãm công nghệ: Đài Loan, Israel, Trung Quốc, Mỹ, v.v. |
Hội nghị, hội thảo quốc tế |
Hàng năm |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan. |
Các địa phương, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế phối hợp, tham gia. |
VII |
Tuyên truyền, đào tạo và tập huấn |
|
|
|
|
1 |
Xây dựng và thực hiện kế hoạch thông tin, truyền thông trên báo chí, truyền hình và Website của Tổng cục Thủy lợi về tưới tiên tiến, tiết kiệm nước |
Tin, bài, phóng sự được đăng/ phát sóng |
Hàng năm |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện. |
Các địa phương, doanh nghiệp phối hợp, tham gia. |
2 |
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tham quan thực tế các mô hình đã xây dựng thành công tại địa phương. |
Hội nghị, hội thảo |
Hàng năm |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với CPO Thủy lợi, CPO Nông nghiệp, các doanh nghiệp tổ chức thực hiện. |
Các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin và chuyển giao vào sản xuất. |
3 |
Xuất bản tờ rơi, in băng đĩa giới thiệu rộng rãi các mô hình ứng dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. |
Tờ rơi, băng/đĩa |
Hàng năm |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì , phối hợp với các đơn vị liên quan. |
Các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông tin và chuyển giao vào sản xuất. |
4 |
Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước |
Kế hoạch đào tạo |
2015 - 2020 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với vụ TCCB, cục Kinh tế hợp tác xây dựng khung, chương trình và tài liệu đào tạo. |
Các địa phương căn cứ nhu cầu, đối tượng cần đào tạo để lập kế hoạch lồng ghép trong chương trình nông thôn mới. |
5 |
Tổ chức các lớp điểm về đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm nước (01 ¸ 02 lớp/tỉnh) |
Số lớp, số người được đào tạo, |
2015 - 2020 |
Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với CPO Thủy lợi, CPO Nông nghiệp, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện. |
Các địa phương tổ chức lớp đào tạo trên diện rộng cho nông dân, doanh nghiệp. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.