ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1783/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2017 |
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;
Căn cứ Luật bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Căn cứ Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010;
Căn cứ Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 184/TTr-SNN ngày 14/12/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình với những nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu Đề án
- Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, tạo điều kiện để ngành lâm nghiệp hoạt động đúng quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng hóa.
- Bảo đảm cho người lao động trực tiếp tham gia hoạt động sản xuất, bảo vệ phát triển rừng được chi trả giá trị của rừng do mình tạo ra, đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội.
- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp. Là cơ sở để theo dõi, cập nhật, tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho các đối tượng trong nhiều năm.
II. Các nội dung Đề án
1. Xác định loại hình, đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng
1.1. Các đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch
1.1.1. Các đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch sử dụng nguồn nước mặt.
Tổng số có 14 đơn vị, quản lý 70 cơ sở khai thác và cung ứng nước sạch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
(Chi tiết theo Phụ biểu số 01 kèm theo)
1.1.2. Các đơn vị sản xuất và cung cấp nước sạch sử dụng nguồn nước ngầm.
Tổng số có 06 đơn vị, quản lý 08 cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
(Chi tiết theo Phụ biểu số 01 kèm theo)
1.2. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch
Tổng số có 08 tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
(Chi tiết theo Phụ biểu số 01 kèm theo)
1.3. Các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng tiềm năng
Tổng số có 23 đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng tiềm năng được xác định là các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Hiện tại các đơn vị tiềm năng chưa được xác định phải chi trả dịch vụ môi trường rừng do các đơn vị này đang trong quá trình xây dựng chưa đưa vào khai thác hoặc chưa có văn bản của Nhà nước về hướng dẫn chi tiết về mức thu cũng như mức chi trả. Trong các năm tiếp theo sẽ tiến hành cập nhật, bổ sung vào đối tượng phải chi trả theo đúng nghị định 99/NĐ-CP ngày 24/9/2010 và các thông tư hướng dẫn. (Chi tiết theo Phụ biểu số 06a, 06b kèm theo)
2. Xác định đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng
2.1. Các chủ rừng và diện tích rừng cung ứng DVMTR cho đơn vị sản xuất nước sạch
Tổng số có 37 chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị sản xuất Nước sạch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. (Chi tiết theo Phụ biểu số 02 kèm theo)
2.2. Các chủ rừng và diện tích rừng cung ứng DVMTR cho các đơn vị kinh doanh Du lịch
Tổng số có 07 chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị kinh doanh Du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. (Chi tiết theo Phụ biểu số 03 kèm theo)
3. Xác định qui mô, vị trí các khu rừng (lưu vực/vùng) cung ứng dịch vụ môi trường rừng
3.1. Qui mô, diện tích các khu rừng (lưu vực) cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho sản xuất nước sạch
Tổng số có 16 lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho sản xuất nước sạch. Diện tích rừng thuộc các lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho sản xuất nước sạch là: 64.102,4ha, diện tích rừng quy đổi là: 75.200,8 ha.
(Chi tiết theo biểu số 04; hệ thống Bản đồ hiện trạng và Bản đồ Chủ quản lý các lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng cấp xã, huyện, tỉnh kèm theo)
3.2. Qui mô, diện tích các khu rừng (vùng) cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho kinh doanh Du lịch
Tổng số có 07 vùng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho kinh doanh Du lịch. Diện tích rừng thuộc các vùng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho kinh doanh Du lịch là: 14.098,7 ha, diện tích rừng quy đổi: 14.769,2 ha.
(Chi tiết theo biểu số 04; hệ thống Bản đồ hiện trạng và Bản đồ Chủ quản lý các lĩnh vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng cấp xã, huyện, tỉnh kèm theo)
4. Xác định hệ số K, diện tích quy đổi
4.1. Xác định hệ số K
- Hệ số K được xác định theo Thông tư 80/2011/TT-BNN&PTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Hệ số K: Áp dụng hệ số K cho đối tượng cung ứng DVMTR gồm:
+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối.
+ Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội.
Hệ số K được xác định là tích hợp các hệ số K = K1 x K2 x K3 x K4
Bảng áp dụng hệ số K làm cơ sở tính toán chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. (Chi tiết theo Phụ biểu số 05 kèm theo)
4.2. Diện tích quy đổi
- Diện tích rừng quy đổi thuộc các lưu vực cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho sản xuất nước sạch là: 75.200,8 ha.
- Diện tích rừng quy đổi thuộc các vùng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho kinh doanh Du lịch là: 14.769,2 ha
5. Cơ chế quản lý và cơ sở dữ liệu dịch vụ môi trường rừng
5.1. Cơ chế quản lý, xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
5.1.1. Cơ chế thu phí Dịch vụ môi trường rừng:
- Định mức thu từ đơn vị sản xuất và cung ứng nước sạch có sử dụng DVMTR áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là: 52 đồng/m3 nước thương phẩm (Áp dụng theo Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng).
- Định mức thu từ đơn vị kinh doanh Du lịch có sử dụng DVMTR áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là: 2% tổng doanh thu dịch vụ du lịch sinh thái hàng năm (Áp dụng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng).
(Chi tiết theo Phụ biểu số 01 kèm theo)
Định mức thu từ đơn vị sẽ được điều chỉnh khi có quy định khác của Nhà nước; Giá trị chi trả DVMTR sẽ được tính toán và thay đổi hàng năm tùy thuộc vào sản lượng nước thương phẩm và doanh thu du lịch của năm đó theo giá trị thực tế mà các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng đạt được.
5.1.2. Cơ chế quản lý, chi trả dịch vụ môi trường rừng:
- Cơ chế chi trả DVMTR thực hiện theo quy định tại Mục b, c, d, khoản 3, Điều 5 của Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh được sử dụng 10% số tiền chi trả DVMTR cho công tác quản lý (bao gồm cả tiền lãi thu được từ số tiền bên sử dụng DVMTR chậm trả, lãi tiền gửi từ nguồn chi trả DVMTR). Hàng năm Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh lập dự toán kinh phí hoạt động gửi Sở Nông nghiệp và PTNT và Sở Tài chính xem xét thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh lập khoản dự phòng tối đa 5% so với tổng tiền ủy thác về Quỹ và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ cho các chủ quản lý được khoán quản lý rừng lâu dài trong trường hợp có thiên tai xảy ra gây thiệt hại đến rừng.
- Chủ rừng là tổ chức Nhà nước có thực hiện khoán bảo vệ rừng với các nhóm hộ và hộ gia đình được sử dụng 10% tổng số tiền sau khi đã chi phí cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.
- Số tiền chi trả DVMTR còn lại sau khi đã trừ chi phí cho Quỹ Bảo vệ và PTR tỉnh và chi phí quản lý của chủ rừng là tổ chức Nhà nước được sử dụng chi trả cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng tự bảo vệ rừng và tham gia bảo vệ rừng theo quy định.
5.2. Hình thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng
Hình thức chi trả tiền DVMTR áp dụng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là chi trả gián tiếp. Kinh phí chi trả tiền DVMTR do các đối tượng phải chi trả được nộp vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Quỹ là đơn vị được ủy thác, có trách nhiệm thanh toán lại cho các đối tượng được chi trả tiền DVMTR thông qua tổ chức là chủ rừng, tổ chức chi trả cấp huyện và tổ chức chi trả cấp xã.
5.3. Miễn, giảm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Miễn, giảm tiền chi trả DVMTR thực hiện theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12 của Thông tư số 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
1. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì:
- Tổ chức triển khai Đề án thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị sử dụng và đơn vị cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được UBND tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị sử dụng, đơn vị cung ứng DVMTR lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng cụ thể hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.
- Định kỳ tháng, quý, năm, tham báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh về tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.
2. Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra và thẩm định, nghiệm thu việc lập kế hoạch thu và chi trả DVMTR, chịu trách nhiệm trong quản lý, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh hàng năm theo đúng các quy định hiện hành.
- Hàng năm tổ chức cập nhật, bổ sung, điều chỉnh danh sách các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng DVMTR trên địa bàn của tỉnh và về doanh thu, sản lượng nước thương phẩm để điều chỉnh kinh phí phải chi trả nộp về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường triển khai thực hiện các nội dung của đề án thuộc trách nhiệm của mình; chủ trì giải quyết những vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn quản lý.
4. Các Sở, ngành chức năng có liên quan: Công thương, Du lịch, Tài nguyên và Môi trường, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin và Truyền thông; Cục thuế tỉnh; Kho bạc Nhà nước tỉnh theo chức năng chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện các nội dung liên quan trong việc thực hiện Đề án này.
5. Các đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm nộp tiền dịch vụ môi trường rừng mà mình sử dụng theo định mức thu tại Quyết định này về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng đúng kỳ hạn, theo quy định.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch đầu tư, Tài Chính, Công thương, Du Lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Giám đốc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Phụ
biểu số 01: Danh sách các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh
Ninh
Bình
(Kèm theo Quyết định số 1783/QĐ-UBND ngày 20/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Bình)
TT |
Công trình, đơn vị sử dụng DVMTR |
Sản lượng thương phẩm, doanh thu thuế (kết quả điều tra năm 2017) |
Định mức thu |
I |
Tổng cộng |
|
|
1 |
Các đơn vị cung ứng nước sạch sử dụng nước mặt có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng (m3) |
12.590.152 |
|
1.1 |
Công ty cổ phần và NSVSNT |
3.745.182 |
52 đồng |
1.2 |
Công ty cổ phần cấp thoát nước NB |
2.464.471 |
52 đồng |
1.3 |
Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Hoàng Dân |
916.060 |
52 đồng |
1.4 |
Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Nước sạch và Môi trường Hùng Thành |
213.700 |
52 đồng |
1.5 |
Trung tâm nước sạch và vệ sinh MTNT Ninh Bình |
11.534 |
52 đồng |
1.6 |
Công ty TNHH xây dựng và TM Thành Nam |
1.689.344 |
52 đồng |
1.7 |
CTCP địa ốc VSG |
2.505.001 |
52 đồng |
1.8 |
Công ty TNHH và Dịch vụ nước Yên Bình |
54.000 |
52 đồng |
1.9 |
Doanh nghiệp tư nhân Đại Thắng |
109.440 |
52 đồng |
1.10 |
DNTN nước sạch Phú Hải |
13.960 |
52 đồng |
1.11 |
DNTN cấp nước Phú Vinh |
240.000 |
52 đồng |
1.12 |
DNTN Sơn Tây |
24.060 |
52 đồng |
1.13 |
CTCP Du lịch Tân Phú |
91.000 |
52 đồng |
1.14 |
UBND các xã quản lý |
512.400 |
52 đồng |
2 |
Các đơn vị cung ứng nước sạch sử dụng nước ngầm có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng(m3) |
1.714.984 |
52 đồng |
2.1 |
Trung tâm nước sạch và vệ sinh nông thôn |
287.853 |
52 đồng |
2.2 |
Công ty cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình |
1.265.131 |
52 đồng |
2.3 |
Công ty TNHH Nước sạch MT và Giống cây trồng Đồng Phong |
36.000 |
52 đồng |
2.4 |
Hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chuyên |
18.000 |
52 đồng |
2.5 |
Công ty TNHH thương mại và vận tải du lịch Thuận Phượng |
36.000 |
52 đồng |
2.6 |
Công ty cổ phần nước khoáng Cúc Phương |
72.000 |
52 đồng |
3 |
Các đơn vị kinh doanh Du lịch sinh thái có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng (đồng) |
45.279.062.287 |
|
3.1 |
Trung tâm bảo tồn di tích lịch sử VH cố đô Hoa Lư |
4.380.970.000 |
.2% |
3.2 |
Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Bích Động |
400.000.000 |
.2% |
3.3 |
Công ty TNHH MTV Thương mại và DL Lạc Hồng |
2.810.422.964 |
.2% |
3.4 |
Công ty cổ phần DVTM và Du lịch Doanh Sinh |
9.375.669.323 |
.2% |
3.5 |
Vườn quốc gia Cúc Phương (Ban du lịch) |
2.500.000.000 |
.2% |
3.6 |
DN tư nhân Ngôi sao (Khu DL Động Thiên Hà) |
32.000.000 |
.2% |
3.7 |
UBND xã Gia Vân - Trạm thu phí Vân Long |
780.000.000 |
.2% |
3.8 |
Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường |
25.000.000.000 |
.2% |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.