BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1773/QĐ-BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN TRỒNG RỪNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG, HUYỆN THANH BA TỈNH PHÚ THỌ VÀ HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ DO TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ VÀ XÚC TIẾN LÂM NGHIỆP NHẬT BẢN (JIFPRO) TÀI TRỢ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính Phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ Phi Chính phủ nước ngoài và Thông tư số 07/2010/TT-BKH ngày 30/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009;
Căn cứ Văn bản ghi nhớ ngày 31 tháng 5 năm 2012, giữa Trung tâm Hợp tác Quốc tế và Xúc tiến lâm nghiệp Nhật Bản (JlFPRO) và Tổng cục Lâm nghiệp về dự án “Trồng rừng bảo vệ môi trường tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế”,
Xét đề nghị phê duyệt Dự án “Trồng rừng bảo vệ môi trường tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế” của Tổng cục Lâm nghiệp tại Công văn số 722/TCLN-SDR ngày 06 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Biên bản thẩm định Dự án “Trồng rừng bảo vệ môi trường tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế” ngày 02/07/2012 của Vụ Hợp tác quốc tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Trồng rừng bảo vệ môi trường tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế” với một số nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: “Trồng rừng bảo vệ môi trường tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế
2. Nhà tài trợ: Trung tâm Hợp tác Quốc tế và Xúc tiến lâm nghiệp Nhật Bản (JIFPRO).
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Chủ dự án: Tổng cục Lâm nghiệp.
5. Quy mô, địa Điểm thực hiện dự án:
a) Quy mô: Trồng mới và chăm sóc 875 ha rừng Keo tai tượng, Keo lai và Keo lưỡi liềm. Trong đó:
- Tỉnh Phú Thọ: trồng và chăm sóc 400 ha rừng Keo tai tượng;
- Tỉnh Bắc Giang: trồng và chăm sóc 255 ha rừng Keo tai tượng, Keo lai;
- Tỉnh Thừa Thiên Huế: trồng và chăm sóc 220 ha rừng Keo lưỡi liềm.
b) Địa Điểm:
- Tại tỉnh Phú Thọ: thực hiện tại các xã Chí Tiên, Đông Thành, Ninh Dân, Khải Xuân và Đông Linh huyện Thanh Ba:
- Tại tỉnh Bắc Giang: thực hiện tại các xã Tân Mộc, Tân Lập và Nam Dương huyện Lục Ngạn;
- Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế: thực hiện tại các xã Điền Hương, Điền Môn, Phong Chương, Phong Hiền huyện Phong Điền.
6. Thời gian thực hiện dự án: Từ tháng 7/2012 - 12/2016.
7. Mục tiêu, hoạt động và kết quả chủ yếu của dự án
a) Mục tiêu dự án: Bảo vệ môi trường sinh thái, chắn cát bay bảo vệ đồng ruộng, ngăn ngừa sự nóng lên của trái đất thông qua việc tạo bể hấp thụ khí CO2, đồng thời tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống người dân vùng dự án, đóng góp vào sự hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trong đó:
- Mục tiêu dài hạn: góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn ngừa sự nóng lên của trái đất.
- Mục tiêu ngắn hạn: Nâng cao độ che phủ rừng tại các địa phương tham gia dự án, tạo mô hình rừng trồng các loài cây có chất lượng, mô hình tham quan, học tập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
b) Các hoạt động chủ yếu của dự án:
Trồng và chăm sóc rừng: 875 ha rừng được trồng và chăm sóc từ năm 2012-2014, chi tiết cho các năm như sau:
- Tỉnh Phú Thọ:
+ Năm 2012, trồng và chăm sóc 120 ha rừng;
+ Năm 2013, trồng và chăm sóc 80 ha rừng;
+ Năm 2014, trồng và chăm sóc 200 ha rừng.
- Tỉnh Bắc Giang:
+ Năm 2012, trồng và chăm sóc 65 ha rừng;
+ Năm 2013, trồng và chăm sóc 90 ha rừng;
+ Năm 2014, trồng và chăm sóc 100 ha rừng.
- Tỉnh Thừa Thiên-Huế:
+ Năm 2012, trồng 110 ha rừng;
+ Năm 2013, trồng 110 ha rừng.
Sau khi hoàn thành khối lượng trồng rừng hàng năm, dự án sẽ tiến hành chăm sóc rừng 3 năm tiếp theo và sẽ kết thúc giai đoạn đầu tư vào năm 2016. Đầu năm 2017 sẽ tiến hành nghiệm thu, bàn giao kết thúc dự án.
………….. vùng đất trồng, đồi núi trọc và vùng cát ven biển tại các huyện: Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang, Thanh Ba tỉnh Phú Thọ và Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kỹ thuật về trồng, chăm sóc rừng cho người dân tham gia dự án được tổ chức.
8. Kinh phí thực hiện dự án:
Tổng kinh phí viện trợ không hoàn lại 75.712.900 Yên Nhật, tương đương 884.510 Đô la Mỹ (không yêu cầu vốn đối ứng trong nước).
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Tổng cục Lâm nghiệp:
a) Chủ trì tiếp nhận, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ và Thừa Thiên Huế chỉ đạo các Chi cục Lâm nghiệp tỉnh tổ chức thực hiện dự án có hiệu quả theo nội dung quy định tại Điều 1 của Quyết định này và Quyết định số 658/QĐ-BNN-TCLN, ngày 04/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện Dự án trồng rừng bảo vệ môi trường do Trung tâm hợp tác quốc tế và xúc tiến lâm nghiệp Nhật Bản (JIFPRO) tài trợ. Tuân thủ các quy định hiện hành khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của Nhà nước về việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn viện trợ Phi Chính phủ nước ngoài;
b) Là cơ quan đầu mối của Việt Nam để hợp tác với nhà tài trợ, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án, báo cáo kết quả thực hiện dự án hàng năm, báo cáo kết thúc dự án cho nhà tài trợ và các cơ quan quản lý của Việt Nam; là cơ quan lập kế hoạch thực hiện hàng năm, thông báo kế hoạch và phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán của dự án để triển khai tại địa phương.
2. Giao Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ và Thừa Thiên Huế:
Là cơ quan thực hiện dự án, trực tiếp ký kết các hợp đồng để triển khai trồng rừng tại địa phương; có trách nhiệm báo cáo trình Tổng cục Lâm nghiệp về kết quả thực hiện dự án hàng năm, kết thúc dự án theo quy định; phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền đến người dân về trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng, cơ chế hưởng lợi và nghĩa vụ khi khai thác rừng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.