BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1766/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THANH TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC TẠI CÁC DỰ ÁN CÓ XẢ THẢI TRÊN PHẠM VI CÁC TỈNH BẮC GIANG, BẮC NINH, CAO BẰNG, HÀ GIANG, HÀ NAM, LÀO CAI, LẠNG SƠN, PHÚ THỌ, SƠN LA, TUYÊN QUANG VÀ NGHỆ AN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1585/QĐ-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch thanh tra năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1620/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các dự án có xả thải trên phạm vi cả nước;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các dự án có xả thải trên phạm vi các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và Nghệ An (có danh sách các dự án được thanh tra kèm theo).
Thời kỳ thanh tra: Từ ngày có quyết định thành lập các tổ chức sản xuất, kinh doanh (hoặc từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư) đến thời Điểm thanh tra.
Thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
Điều 2. Thành lập Đoàn thanh tra gồm các ông (bà) có tên sau:
1. Ông Lê Vũ Tuấn Anh, Phó Chánh Thanh tra Bộ, Trưởng đoàn;
2. Ông Lưu Văn Doanh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, Phó Trưởng đoàn;
3. Ông Vũ Văn Tưởng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, Phó Trưởng đoàn;
4. Ông Đàm Văn Lý, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, Phó Trưởng đoàn;
5. Ông Nguyễn Đại Đồng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, Phó Trưởng đoàn;
6. Ông Cầm Hạ Thiết, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, Phó Trưởng đoàn;
7. Ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, Phó Trưởng đoàn;
8. Ông Đinh Thế Mạnh, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, Phó Trưởng đoàn;
9. Ông Nguyễn Đình Duyệt, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, Phó Trưởng đoàn;
10. Ông Trịnh Minh Diên, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Phó Trưởng đoàn;
11. Ông Đinh Xuân Thông, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, Phó Trưởng đoàn;
12. Bà Lê Thị Lan Anh, Phó Trưởng phòng Thanh tra môi trường và tài nguyên nước, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Trưởng đoàn;
13. Ông Phạm Hoàng Dưỡng, Thanh tra viên Phòng Thanh tra khoáng sản, biển đảo và khí tượng thủy văn, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, thành viên;
14. Bà Trương Mai Hoa, Phó Trưởng phòng Quản lý Quy hoạch và Điều tra cơ bản tài nguyên nước, Cục Quản lý tài nguyên nước, thành viên;
15. Ông Nguyễn Khắc Định, Phó Trưởng phòng Quản lý nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, thành viên;
16. Ông Lê Trung Kiên, chuyên viên Phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, thành viên;
17. Ông Trương Công Đại, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, thành viên;
18. Ông Phạm Trí Nam, Trưởng phòng Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang, thành viên;
19. Ông Đoàn Ngọc Báu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, thành viên;
20. Ông Nông Trung Kiên, Thanh tra viên, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, thành viên;
21. Ông Đặng Văn Đường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, thành viên;
22. Bà Trương Thị Hồng Hạnh, chuyên viên Phòng Nước, Khoáng sản, Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, thành viên;
23. Bà Lê Thị Thủy, chuyên viên Phòng Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, thành viên;
24. Ông Nguyễn Việt Tiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, thành viên;
25. Ông Nguyễn Trường Lâm, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, thành viên;
26. Ông Nguyễn Thế Phương, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, thành viên;
27. Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên Khoáng sản - Nước - Khí tượng thủy văn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Giang, thành viên;
28. Ông Dương Công Đằng, Phó Trưởng phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, thành viên;
29. Ông Lành Văn Chiến, chuyên viên Phòng Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, thành viên;
30. Ông Phạm Thành Chung, Phó Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên nước, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, thành viên;
31. Ông Lê Hồng Khanh, Phó Trưởng phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, thành viên;
32. Ông Hoàng Chiến Thắng, Phó Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, thành viên;
33. Bà Đặng Thị Thu Hiền, Phó Trưởng phòng Khoáng sản, Nước và Khí tượng thủy văn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, thành viên;
34. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, thành viên;
35. Đại diện Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC49) các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và Nghệ An, thành viên;
36. Đơn vị tham gia lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường: Viện Công nghệ môi trường trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VIMCERTS 079).
Điều 3. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ:
Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường (tập trung chính vào các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn xả nước thải từ 500 m3/ngày đêm trở lên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển, lưu vực sông) trên địa bàn các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và Nghệ An.
Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; thông báo Kế hoạch thanh tra, lịch làm việc của Đoàn thanh tra đến các đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức có liên quan; quyết định các nội dung liên quan đến việc đo đạc, lấy và phân tích mẫu môi trường.
Điều 4. Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra thực hiện đúng Kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt và được sử dụng quyền hạn quy định tại Điều 53 và Điều 54 Luật Thanh tra; đối tượng thanh tra có quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật Thanh tra.
Kinh phí hoạt động của Đoàn thanh tra thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính và Quyết định số 784/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; kinh phí lấy mẫu và phân tích mẫu môi trường thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2014/TT-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính và Quyết định số 2090/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các đối tượng thanh tra, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức có liên quan, các ông (bà) có tên tại Điều 2, Ủy ban nhân dân và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh có đối tượng thanh tra chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2016 |
KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH THANH TRA
Thực hiện Quyết định số 1766/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước tại các dự án có xả thải trên phạm vi các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và Nghệ An, Đoàn thanh tra lập kế hoạch tiến hành thanh tra như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đánh giá một cách toàn diện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan chuyên môn có liên quan, từ đó đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chế định pháp luật nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình thẩm định, xét duyệt và thực hiện dự án đầu tư, đồng thời đề xuất các giải pháp phù hợp để khắc phục những tồn tại bảo đảm để doanh nghiệp chấp hành nghiêm pháp luật gắn liền với phát triển bền vững.
- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường và đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường.
- Đổi mới một cách mạnh mẽ công tác thanh tra về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước (về nhận thức của cán bộ, cách thức tổ chức đoàn, phương pháp tiến hành thanh tra...) tạo bước đột phá trong hoạt động thanh tra, để hoạt động thanh tra trở thành công cụ sắc bén, hữu hiệu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường.
2. Yêu cầu
- Tiến hành thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước đối với các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường (tập trung chính vào các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn xả nước thải từ 500 m3/ngày đêm trở lên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông, suối, hồ) trên phạm vi 11 tỉnh nêu trên.
- Cuộc thanh tra được tiến hành nhanh, gọn, đúng đối tượng, đúng nội dung và thời hạn theo quyết định thanh tra.
- Việc thanh tra phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về thanh tra và pháp luật chuyên ngành về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước. Quá trình thanh tra phải tiến hành lấy mẫu nước thải, trường hợp cần thiết có thể lấy thêm mẫu khí thải, chất thải rắn của các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường để phân tích.
- Thu thập đầy đủ, có chất lượng các thông tin, tài liệu có liên quan đến cuộc thanh tra; kết luận thanh tra đảm bảo tính khách quan, trung thực, chính xác; việc xử lý các vi phạm pháp luật được phát hiện qua quá trình thanh tra đảm bảo nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Việc thanh tra không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức được thanh tra.
II. NỘI DUNG THANH TRA
1. Việc chấp hành pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan chuyên môn có liên quan
a) Về lĩnh vực môi trường
- Công tác tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và việc xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền đối với các tổ chức được thanh tra.
- Công tác xác nhận các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với các tổ chức được thanh tra.
- Công tác thống kê, đánh giá về chất thải nguy hại phát sinh; việc cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức được thanh tra.
- Công tác thẩm định, thu phí nước thải công nghiệp đối với các tổ chức được thanh tra.
- Công tác tổng hợp các loại báo cáo của tổ chức được thanh tra theo quy định của pháp luật: Báo cáo quan trắc, giám sát định kỳ; báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ, đột xuất (nếu có); chứng từ chuyển giao chất thải nguy hại.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đối với các tổ chức được thanh tra.
b) Về lĩnh vực tài nguyên nước
- Việc cấp, gia hạn, Điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước và cho phép chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo thẩm quyền; việc quy định thực hiện nghĩa vụ tài chính trong hoạt động khai thác tài nguyên nước đối với các tổ chức được thanh tra.
- Công tác tổng hợp các loại báo cáo của tổ chức được thanh tra theo quy định của pháp luật phải gửi cho cơ quan quản lý nhà nước địa phương.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên nước (nếu có) của các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đối với các tổ chức được thanh tra.
2. Việc chấp hành pháp luật của các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường
a) Về lĩnh vực môi trường
- Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức.
- Việc thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường.
- Việc kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
b) Về lĩnh vực tài nguyên nước
- Việc lập hồ sơ xin cấp Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
- Việc chấp hành các quy định nêu trong giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường nước, biện pháp phòng ngừa cạn kiệt, suy thoái nguồn nước.
- Việc chấp hành nghĩa vụ tài chính về tài nguyên nước theo quy định.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI KỲ, THỜI HẠN THANH TRA
1. Đối tượng thanh tra
Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường (tập trung chính vào các cơ sở sản xuất công nghiệp có nguồn xả nước thải từ 500 m3/ngày đêm trở lên và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển, lưu vực sông).
2. Phạm vi thanh tra
Trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và Nghệ An.
3. Thời kỳ thanh tra
Từ ngày có quyết định thành lập các tổ chức sản xuất, kinh doanh (hoặc từ ngày dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư) đến thời Điểm thanh tra.
4. Thời hạn thanh tra
Thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra.
IV. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Đối với Đoàn thanh tra
- Cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh được cử tham gia Đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra đối với các đối tượng tại tỉnh của mình theo phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
- Làm việc với Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan chuyên môn của 11 tỉnh nêu trên để thu thập, kiểm tra, rà soát, tổng hợp hồ sơ có liên quan đến các Dự án được thanh tra.
- Đưa ra các nội dung yêu cầu cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra (bằng văn bản hoặc trực tiếp trong quá trình làm việc).
- Tiến hành thanh tra trực tiếp tại các Tổ chức có liên quan đến nội dung thanh tra,
- Làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật.
- Dự thảo báo cáo về kết quả thanh tra, thông qua dự thảo báo cáo, ghi nhận bằng văn bản các ý kiến phản hồi từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Hướng dẫn cơ quan, tổ chức chuyên môn đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt, tiến hành đo đạc, lấy và phân tích mẫu môi trường tại các Dự án được thanh tra.
2. Đối với đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến cuộc thanh tra
- Bố trí cán bộ theo đúng yêu cầu của Đoàn thanh tra để làm việc theo kế hoạch của Đoàn.
- Báo cáo, giải trình và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu kịp thời theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.
- Phản ánh kịp thời đến Trưởng Đoàn thanh tra các ý kiến liên quan đến quá trình hoạt động của Đoàn và nội dung dự thảo báo cáo của Đoàn để thống nhất theo quy định của pháp luật.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đoàn thanh tra
- Đoàn thanh tra hoạt động theo quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra chịu trách nhiệm chung, phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên trong Đoàn; từng thành viên chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn về nhiệm vụ được giao.
- Tiến hành lấy mẫu nước thải theo kế hoạch, trường hợp cần thiết có thể lấy thêm mẫu khí thải, chất thải rắn của các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả thải ra môi trường để phân tích vào thời Điểm bất kỳ (trong thời hạn thanh tra) mà không cần thông báo trước.
2. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh:
- Chỉ đạo các Sở, ban, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung báo cáo và hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung thanh tra để làm việc và cung cấp cho Đoàn thanh tra (bằng văn bản hoặc trực tiếp trong quá trình thanh tra).
- Phối hợp với Đoàn thanh tra trong việc:
+ Thông báo kế hoạch, lịch làm việc của Đoàn thanh tra cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra trên địa bàn;
+ Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến cuộc thanh tra báo cáo, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các: hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.
- Xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật theo thẩm quyền khi Đoàn thanh tra có kiến nghị.
- Chuẩn bị các phương tiện, kỹ thuật hỗ trợ và lực lượng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Đoàn thanh tra.
Trên đây là Kế hoạch của Đoàn thanh tra, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nam, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang và Nghệ An căn cứ vào Quyết định thanh tra và Kế hoạch tiến hành thanh tra để thông báo và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có liên quan đến nội dung cuộc thanh tra chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tạo Điều kiện cho Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ.
Yêu cầu các thành viên Đoàn thanh tra và các cơ quan, đơn vị, tổ chức được thanh tra thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
Ngày 05 tháng 08 năm 2016 |
|
Nơi nhận: |
|
DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THANH TRA
(Kèm theo Quyết định số 1766/QĐ-BTNMT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TT | Tên Đơn vị/ chủ dự án | Địa chỉ | Nguồn tiếp nhận | Lượng nước thải (m3/ng.đ) | Loại hình sản xuất | Thẩm quyền phê duyệt ĐTM | Quyết định phê duyệt/ ngày tháng năm | Giấy phép xả nước thải |
1 | Tỉnh Bắc Giang |
|
|
|
|
|
|
|
1. | Công ty TNHH Fuhong Precision Component Bắc Giang | KCN Đình Trám, huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang | Ao/hồ tự nhiên | 600 | Linh kiện điện tử |
|
|
|
2. | Công ty TNHH MTV FuGiang | KCN Vân Trung, Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang | Sông/suối | 900 |
| Bộ TNMT |
|
|
3. | Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc | Phường Thọ Xương, thành phố Bắc Giang | Sông/suối | 184.800 | Phân bón |
|
|
|
4 | Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Đông Bắc - Mỏ than Đồng Rì | Thôn Đồng Rì, thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang | Suối Đồng Rì | 8.400 | Khai thác, chế biến khoáng sản | Bộ TNMT | 1427/QĐ-BTNMT ngày 31/8/2012 |
|
5 | Xây dựng công trình trạm xử lý nước thải bãi chứa than và sân công nghiệp Công ty TNHH MTV 45 - Tổng Công ty Đông Bắc | Thị Trấn Thanh Sơn, Huyện Sơn Động, Bắc Giang | Suối | 350 | Cục ĐTM |
|
|
|
6 | Công ty TNHH MTV Việt Pan - Pacific World | Thôn Danh Thắng, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang | Mương thủy lợi | 300 | Cục QLCT |
|
|
|
2 | Tỉnh Bắc Ninh |
|
|
|
|
|
|
|
7. | Dự án "Đầu tư XD & KD kết cấu hạ tầng KCN Yên Phong II-Bắc Ninh" Cty CP Xây dựng Sông Đà | huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh | kênh tiêu Vọng Nguyệt dẫn ra sông Cầu | 4.000 | Kinh doanh hạ tầng |
| 581/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2013 |
|
8. | Ban QLDA xây dựng thành phố Bắc Ninh - Dự án xử lý nước thải làng nghề Phong Khê | Xã Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh | Sông Ngũ Huyện Khê | 10.000 |
| Bộ TNMT | 1254/QĐ- BTNMT ngày 29/7/2013 |
|
9. | Công ty cổ phần Diana Bắc Ninh | Cụm CN Tân Chi, xã Tân Chi, huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam, Tân Chi QL38, Tiên Du, Bắc Ninh | Mương thủy lợi | 800 |
|
| Sở Tài nguyên MT phê duyệt |
|
10. | Nhà máy rượu Hà Nội - Chi nhánh công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội tại Bắc Ninh | Lô 12 đường YP4, KCN Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh | Mương thủy lợi | 800 | Rượu |
|
|
|
3 | Tỉnh Hà Nam |
|
|
|
|
|
|
|
11. | Công ty TNHH Number One Hà Nam | Cụm công nghiệp Kiện Khê 1, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam | Cụm công nghiệp Kiện Khê 1, huyện Thanh Liêm, | 4.800 | Nước giải khát | Bộ TNMT | 230/QĐ-BTNMT ngày 25/2/2014 |
|
12. | Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị Hà Nam (KCN Đồng Văn I) | Số 209 đường Lê Hoàn, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam | Kênh thủy lợi phía Đông bắc KCN Đồng Văn l | 600 | Kinh doanh hạ tầng |
|
|
|
13. | Công ty cổ phần phát triển Hà Nam (KCN Đồng Văn 2) | Lô D, KCN Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam | sông Châu Giang | 900 | Kinh doanh hạ tầng | Bộ TNMT | 272/QĐ-BTNMT Ngày 21/2/2008 |
|
14. | Công ty TNHH friesland Campina Hà Nam | KCN Châu Sơn, Thành phố Phủ Lý | sông Đáy | 700 | Sữa |
|
|
|
15. | Công ty TNHH MTV VPID Hà Nam (KCN Châu Sơn) | Phường Châu Sơn, Thành phố Phủ Lý | sông Đáy | 2.000 | Kinh doanh hạ tầng |
|
|
|
16. | Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Phủ Lý | Địa chỉ tại số 104 - 106 đường Trần Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam | mương Nội Đồng | 360 |
|
|
|
|
17. | Công ty TNHH Showa Denko Rare - Earth Việt Nam | Lô C1, KCN Đồng Văn 2, Duy Tiên, Hà Nam | sông Nhuệ | 200 |
|
|
|
|
18. | Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Đô thị Hòa Phát (KCN Hòa Mạc) | thị trấn Hòa Mạc, huyện Duy Tiên | sông Cầu Giát | 230 |
|
|
|
|
4 | Tỉnh Lào Cai |
|
|
|
|
|
|
|
19. | Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng | Thôn Tân Sơn, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai | Sông Hồng | 4000 | SX tinh bột sắn |
|
| 1465 ngày 05/7/2007 |
20. | Công ty Cổ phần Đức long | Sơn Thủy, Văn Bàn tỉnh Lào Cai | Suối chăn | 4000 | Tuyển quặng |
|
| 510 ngày 04/03/2011 |
21. | Cty CP khai thác chế biến khoáng sản Lào Cai | Sơn Thủy Văn Bàn | Ngòi nhù | 960 | Tuyển quặng sắt |
|
| 3668 ngày 12/01/2012 |
22. | CN Công ty Cổ phần Nhẫn Lào Cai | Văn Bàn, Lào Cai | NX Luông | 577,6 | khai thác quặng vàng gốc |
|
| 1075 ngày 07/6/2016 |
23. | Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai (Khu công nghiệp Tằng loỏng) | Thị trấn Tằng Loỏng, Huyện Bảo Thắng | suối trong khu vực | 4781.5 | Kinh doanh hạ tầng |
|
|
|
5 | Tỉnh Lạng Sơn |
|
|
|
|
|
|
|
24. | Chi nhánh Công ty Nhiệt điện Na Dương - Vinacomin | Xã Sàng Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn | suối Toong Già, ra sông Kỳ Cùng |
|
|
|
|
|
25. | Mỏ than Na Dương - Tổng Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - Vinacomin | Khu 4, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn | suối Toong Già, ra sông Kỳ Cùng |
| Than | Bộ TNMT | 48/QĐ-BTNMT ngày 17/01/2013 |
|
6 | Tỉnh Tuyên Quang |
|
|
|
|
|
|
|
26. | Công ty Cổ phần Giấy An Hòa | Xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang | sông Lô | 7200 | Giấy | Bộ TNMT | 1719/QĐ- BTNMT ngày 17/11/2006 |
|
7 | Tỉnh Phú Thọ |
|
|
|
|
|
|
|
27. | Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao | thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ | Sông Hồng | 864 | Hóa chất | Bộ TNMT | 670/QĐ-BTNMT ngày 05/9/2012 |
|
28. | Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Phú Thọ | Khu công nghiệp Trung Hà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ |
| 540 | Bia |
|
|
|
29. | Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex | phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ | Sông Hồng | 1950 |
|
|
|
|
30. | Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì | phố Sông Thao, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ | Sông Hồng | 380 | Hóa chất |
|
|
|
31. | Công ty Cổ phần Giấy Việt Trì | phường Bến Gót, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ | Sông Hồng | 500 | Giấy |
|
|
|
32. | Tổng Công ty Giấy Việt Nam | số 25 A, Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội | Sông Hồng | 22000 | Giấy |
|
|
|
33. | Công ty TNHH Miwon Việt Nam | phố Sông Thao, phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ | Sông Hồng | 1100 | Bột ngọt |
|
|
|
34. | Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN Thụy Vân) | Đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ | Sông Hồng | 5000 | Kinh doanh hạ tầng |
|
|
|
35. | Công ty TNHH Phát triển hạ tầng Cụm Công nghiệp Đồng Lạng | Khu Đồng Lạng, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ | chưa xây dựng HTXLNT tập trung | 430 | Kinh doanh hạ tầng |
|
|
|
36. | Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú | phường Nông Trang, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ | Sông Hồng | 250 |
|
|
|
|
37. | Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hồng Hà | Khu 1, phường Vân Phú, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ | Sông Hồng | 200 |
|
|
|
|
8 | Tỉnh Sơn La |
|
|
|
|
|
|
|
38. | Công ty TNHH mỏ Nikel Bản Phúc | Xã Mường Hoa, huyện Bắc Yên, Sơn La | Suối Khoa, nhánh sông Đà | 22.400 | Chế biến khoáng sản | Bộ TNMT | 342/QĐ-BTNMT ngày 22/3/2013 và 711/QĐ-BTNMT ngày 22/4/2014 |
|
39. | Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu | Tiểu khu cơ quan thị trấn nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La | Suối Môn | 500 | Chế biến sữa |
|
| Giấy phép số 3060/GP-UBND ngày 17/12/2013 |
9 | Hà Giang |
|
|
|
|
|
|
|
40. | Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Giang (KCN Bình Vàng) | Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang |
|
|
|
|
|
|
10 | Cao Bằng |
|
|
|
|
|
|
|
41. | Công ty Cổ phần Khoáng sản và luyện Kim Cao Bằng | Phố Kim Đồng, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng | Suối Nà Lủng Suối Tĩnh Túc | 328 332 | Tuyển quặng |
|
|
|
42. | Công ty Cổ phần Khánh Hạ | Tổ 5, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng | Sông Bằng | 1050 | Tinh bột sắn |
|
|
|
11 | Nghệ An |
|
|
|
|
|
|
|
43. | Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam | Khối 1, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An | Sông Lam | 2500 | Bia |
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.