ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1763/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 30 tháng 7 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành (lĩnh vực Lâm nghiệp) thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1763/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực |
1 | Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của chủ rừng là hộ gia đình | Lâm nghiệp |
2 | Phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng là hộ gia đình | nt |
3 | Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của chủ rừng là hộ gia đình | nt |
4 | Cải tạo rừng đối với hộ gia đình, cá nhân | nt |
5 | Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên) | nt |
6 | Khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đỗ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại) | nt |
7 | Thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân | nt |
8 | Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn | nt |
9 | Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân | nt |
10 | Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện (chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn) | nt |
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hoặc sử dụng vào mục đích khác không phải lâm nghiệp của chủ rừng là hộ gia đình:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy nhận hồ sơ trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký. |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT). - Văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển rừng để xây dựng công trình hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng. - Biên bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã. - Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2 – Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT) - Sơ đồ khu khai thác b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Phụ lục 2 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT . - Phụ lục 3 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT . |
8 | Phí, lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Văn bản trả lời (nếu không đồng ý) |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. |
1. Phụ lục 2 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) | Chủ rừng /đơn vị khai thác (ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) |
2. Phụ lục 3 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
BẢN ĐĂNG KÝ KHAI THÁC
Kính gửi:......................................................................
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………
- Địa chỉ:............................................................................................................ được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ............ngày....... tháng....... năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày......... tháng........ năm....... của....... .......................)
Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..khoảnh……tiểu khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản..
Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:.....................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.
| Chủ rừng (Đơn vị khai thác) (ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có) |
2. Phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng là hộ gia đình:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Bước 3- Nhận kết quả tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Trường hợp nếu mất giấy hẹn thì phải có giấy cam kết của hộ gia đình đến nộp hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Tờ trình đề nghị của hộ gia đình; - Phương án khai thác; - Hệ thống bản đồ. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
8 | Phí, lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Vản bản phê duyệt phương án khai thác |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ |
3. Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại của chủ rừng là hộ gia đình:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Bước 3- Nhận kết quả tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Trường hợp nếu mất giấy hẹn thì phải có giấy cam kết của hộ gia đình đến nộp hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác của hộ gia đình. - Bản thuyết minh thiết kế khai thác (Phụ lục 1). - Sơ đồ vị trí khu khai thác. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Uỷ ban nhân dân cấp huyện. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện. |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Phụ lục 1 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT |
8 | Phí, lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định phê duyệt hồ sơ và cấp phép khai thác |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. |
Phụ lục 1 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT
Đơn vị chủ quản:………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
ĐỀ CƯƠNG
THUYẾT MINH THIẾT KẾ KHAI THÁC
I. Đặt vấn đề:
- Tên chủ rừng (đơn vị khai thác)………………………………………….
- Mục đích khai thác………………………………………………………..
II. Tình hình cơ bản khu khai thác
1. Vị trí, ranh giới khu khai thác:
a) Vị trí: Thuộc lô………………., khoảnh,…………….. Tiểu khu …...;
b) Ranh giới:
- Phía Bắc giáp…………………………..
- Phía Nam giáp…………………………..
- Phía Tây giáp…………………………..
- Phía Đông giáp…………………………..
2. Diện tích khai thác:…………..ha;
3. Loại rừng đưa vào khai thác.
III Các chỉ tiêu kỹ thuật lâm sinh:
1. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân…………………..…………..…..
2. Sản lượng cây đứng…
3. Tỉ lệ lợi dụng:
4. Sản lượng khai thác.
(kèm theo biểu tài nguyên và các chỉ tiêu lâm học)
IV. Sản phẩm khai thác:
- Tổng sản lượng khai thác…………… (phân ra từng lô, khoảnh), cụ thể:
+ Gỗ: số cây…….…., khối lượng ………..….m3
+ Lâm sản ngoài gỗ……………….(( m3/ cây/tấn..)
- Chủng loại sản phẩm (Đối với gỗ phân theo từng loài, từng nhóm gỗ;
đối với lâm sản ngoài gỗ phân theo từng loài)
(kèm theo biểu sản phẩm khai thác)
V. Biện pháp khai thác, thời gian hoàn thành.
a) Chặt hạ:
b) Vận xuất:
c) vận chuyển
d) vệ sinh rừng sau khai thác
e) Thời gian hoàn thành.
VI. Kết luận, kiến nghị.
| Chủ rừng /đơn vị khai thác (ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) |
4. Cải tạo rừng đối với hộ gia đình, cá nhân:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Bước 3- Nhận kết quả tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Trường hợp nếu mất giấy hẹn thì phải có giấy cam kết của cá nhân, hộ gia đình đến nộp hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị cải tạo rừng (Phụ lục 18); b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 05 ngày làm việc đối với cải tạo rừng dưới 05 ha; 08 ngày làm việc đối với cải tạo rừng từ 05 ha trở lên. |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện. |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Phụ lục 18 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT |
8 | Phí, lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định phê duyệt |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Thông tư số 99/2006/TT-BNNPTNT ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều về Quy chế quản lý rừng. - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực lâm bảo vệ và phát triển rừng. |
Phụ lục 18 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
……….., ngày tháng năm 20
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẢI TẠO RỪNG
Kính gửi:......................................................................
- Tên chủ hộ: ...................................................................................................
- Địa chỉ: .........................................................................................................
Căn cứ Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng, tôi làm đơn này đề nghị UBND huyện………….
Thuộc lô ….. khoảnh ……… diện tích ……..ha; diện tích cải tạo: …… ha; trữ lượng:…../ha; loài cây chính:…………………
Phương án cải tạo:
- Khai thác:
- Vận chuyển:
- Sử dụng sản phẩm:
- Trồng lại rừng:
Thời gian thực hiện: từ ngày …. tháng …. năm 20 đến ngày …. tháng …. năm 20 .
Tôi cam đoan thực hiện đúng phương án cải tạo trên./.
Xác nhận của kiểm lâm địa bàn (chữ ký) | Xác nhận của UBND xã (chữ ký và đóng dấu) | Người làm đơn (chữ ký) |
5. Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên)
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký. |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT). - Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2 – Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT). - Biên bản xác nhận của kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã. - Bảng thiết kế hoặc dự án lâm sinh do chủ rừng tự phê duyệt. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Phụ lục 2 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT . - Phụ lục 3 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT . |
8 | Phí, lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Văn bản trả lời (nếu không đồng ý) |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. |
1- Phụ lục 2 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) | Chủ rừng /đơn vị khai thác (ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) |
2. Phụ lục 3 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
BẢN ĐĂNG KÝ KHAI THÁC
Kính gửi:......................................................................
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………
- Địa chỉ:............................................................................................................
được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ............ngày....... tháng....... năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày......... tháng........ năm....... của....... .......................)
Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..khoảnh……tiểu khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản..
Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:......................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.
| Chủ rừng (Đơn vị khai thác) (ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có) |
6. Khai thác tận dụng gỗ cây đứng đã chết khô, chết cháy, đỗ gãy; tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình (đối với rừng tự nhiên, rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại):
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu Ủy ban nhân dân cấp huyện không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác theo hồ sơ đăng ký. |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Bản đăng ký khai thác (Phụ lục 3). - Bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Phụ lục 2). - Sơ đồ khu khai thác b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Ủy ban nhân dân cấp huyện b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Phụ lục 2 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT . - Phụ lục 3 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT . |
8 | Phí, lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Văn bản trả lời (nếu không đồng ý) |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. |
1. Phụ lục 2 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
BẢNG DỰ KIẾN SẢN PHẨM KHAI THÁC
1. Thông tin chung
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.…………………………
- Thời gian thực hiện…………………………………
- Địa danh khai thác: lô…………..khoảnh…………tiểu khu………;
- Diện tích khai thác:………………..ha ( nếu xác định đươc);
2. Sản phẩm đăng ký khai thác, tận thu: (thống kê cụ thể theo từng lô, khoảnh)
a) Gỗ rừng tự nhiên:
TT | Địa danh | Loài cây | Đường kính | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 | a | giổi dầu | 45 | 1,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
b) Rừng trồng:
TT | Địa danh | Loài cây | Số cây | Khối lượng (m3) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | ||||
1. | TK: 150 | K: 4 - | a - b | Bạch đàn Keo - | 45 150 - | 10,5 50,5 |
Tổng |
|
|
|
|
|
|
c) Lâm sản khác:
TT | Địa danh | Loài lâm sản | Khối lượng (m3, cây, tấn) | ||
Tiểu khu | khoảnh | lô | |||
1. | TK: 150 | K: 4 | a b | Song mây Bời lời | 1000 cây 100 tấn |
Tổng |
|
|
|
|
|
Xác nhận ( nếu có) | Chủ rừng /đơn vị khai thác (ký tên ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có) |
2. Phụ lục 3 - Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
BẢN ĐĂNG KÝ KHAI THÁC
Kính gửi:......................................................................
- Tên chủ rừng, hoặc đơn vị khai thác.………………......................…………
- Địa chỉ:............................................................................................................ được .............................................giao quản lý, sử dụng ..............ha rừng, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng số ............ngày....... tháng....... năm.......... (hoặc Quyết định giao, cho thuê đất, rừng số...........ngày......... tháng........ năm....... của....... .......................)
Xin đăng ký khai thác.................................tại lô…………..khoảnh……tiểu khu....…; với số lượng, khối lượng gỗ, lâm sản..
Kèm theo các thành phần hồ sơ gồm:.....................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Đề nghị quý cơ quan xem xét, cho ý kiến./.
| Chủ rừng (Đơn vị khai thác) (ký tên ghi rõ họ tên đóng dấu nếu có) |
7. Thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Bước 3- Nhận kết quả tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Trường hợp nếu mất giấy hẹn thì phải có giấy cam kết của cá nhân, hộ gia đình đến nộp hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị thuê rừng có xác nhận của UBND cấp xã (Phụ lục 6 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT). - Kế hoạch sử dụng rừng (Phụ lục 7 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT). b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện c) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã. |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | - Phụ lục 6 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT - Phụ lục 7 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT |
8 | Lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định hành chính |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. - Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. - Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010. |
1. Phụ lục 6 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THUÊ RỪNG
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi: ....................................................................................................
1. Họ và tên người đề nghị thuê rừng (Viết chữ in hoa) (1) ......................... năm sinh..................
CMND:........................Ngày cấp..................Nơi cấp...................................
Họ và tên vợ hoặc chồng (Viết chữ in hoa)..................................................... năm sinh....................
CMND:.........................Ngày cấp...................Nơi cấp..................................
2. Địa chỉ liên hệ..........................................................................................
3. Địa điểm khu rừng đề nghị thuê(2).............................................................
..........................................................................................................................
4. Diện tích đề nghị thuê rừng (ha)..................................................................
5. Thời hạn thuê rừng (năm)............................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (3)......................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; trả tiền thuê rừng đầy đủ và đúng hạn.
| ........ngày tháng năm ..... Người đề nghị thuê rừng (Ký và ghi rõ họ, tên) |
Xác nhận của UBND xã
1. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng..................
.................................................................................................................................
2. Về sự phù hợp với quy hoạch..............................................................................
| ...... ngày tháng năm..... TM. Ủy ban nhân dân Chủ tịch (Ký tên và đóng dấu) |
............................................................................................................................
1. Đối với hộ gia đình thì ghi “Hộ ông/bà” ghi họ, tên, năm sinh, số CMND và ngày, nơi cấp; trường hợp cả hai vợ chồng cùng đề nghị thuê rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của cả vợ và chồng.
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh.
3. Thuê để sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, dịch vụ du lịch ....
2. Phụ lục 7 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG RỪNG
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Vị trí khu rừng: Diện tích............ha, Thuộc khoảnh, .............lô ..............
Các mặt tiếp giáp........................................................;
Địa chỉ khu rừng: thuộc xã...........huyện..............tỉnh;
2. Địa hình: Loại đất..................độ dốc.........................;
3. Khí hậu:......................................................;
4. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng ...............................................;
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG RỪNG
1. Diện tích đất chưa có rừng:..................................
2. Diện tích có rừng: Rừng tự nhiên............ha; Rừng trồng............ha
- Rừng tự nhiên
+ Trạng thái rừng...............loài cây chủ yếu..............
+ Trữ lượng rừng.........................m3, tre, nứa..................cây
- Rừng trồng
+ Tuổi rừng..................loài cây trồng ......................mật độ......................
+ Trữ lượng.....................
- Tình hình khai thác, tận thu các loại lâm sản, động, thực vật qua các năm..........
III. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG RỪNG
1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển giai đoạn 5 năm tới
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:..............
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ .................................
+ ................................
2. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển các giai đoạn tiếp theo
- Kế hoạch trồng rừng đối với diện tích đất chưa có rừng:
+ Loài cây trồng............
+ Mật độ........
+ ...................................
- Kế hoạch chăm sóc, khoanh nuôi bảo vệ rừng:
+ ..............................
+ ..............................
- Kế hoạch, phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, Phòng trừ sâu, bệnh hại rừng:...... ........
+ Xây dựng đường băng....................
+ Các thiết bị phòng cháy..................
+ ........................................
- Kế hoạch khai thác, tận thu sản phẩm
+ .................................
+ ................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
...............................................................................................................
...............................................................................................................
8. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Bước 3- Nhận kết quả tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Trường hợp nếu mất giấy hẹn thì phải có giấy cam kết của cá nhân đến nộp hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị giao rừng do đại diện thôn ký có xác nhận của UBND cấp xã (Phụ lục 4 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT); - Kế hoạch quản lý rừng do cộng đồng dân cư thôn cùng biên bản thông qua của cộng đồng thôn. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 13 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ UBND cấp xã chuyển đến. |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện c) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Phụ lục 4 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT |
8 | Lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. - Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. - Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 |
Phụ lục 4 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
(dùng cho cộng đồng dân cư thôn/ấp)
Kính gửi: .......................................................................................................
1. Tên cộng đồng dân cư thôn/ấp đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa) (1)
...... .......... ....... ......................................................................................................
2. Địa chỉ.......................................................................................................
3. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư thôn/ấp (viết chữ in hoa)...............
Tuổi...............chức vụ ...................Số chứng minh thư nhân dân....................
Sau khi được nghiên cứu Luật Bảo vệ và phát triển rừng, được trao đổi thống nhất trong thôn/ấp, có quy chế quản lý rừng sơ bộ (kèm theo) và thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, xã giao rừng cho cộng đồng như sau:
4. Địa điểm khu rừng đề nghị giao (ghi địa danh, tên lô, khoảnh, tiểu khu)..........
5. Diện tích đề nghị giao (ha)..........................................................................
6. Để sử dụng vào mục đích (2)......................................................................
7. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
| ........ngày tháng năm ..... Người đề nghị giao rừng (Ký và ghi rõ họ, tên) |
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về nhu cầu và khả năng quản lý, sử dụng rừng của cộng đồng dân cư thôn/ấp..
2. Về sự phù hợp với quy hoạch..............................................................................
| ...... ngày tháng năm..... TM. Ủy ban nhân dân Chủ tịch (Ký tên và đóng dấu) |
1. Ghi “Cộng đồng dân cư thôn/bản”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.
2. Rừng theo 3 loại.
3. Kèm theo đơn này phải có biên bản hộp thôn thống nhất việc đề nghị Nhà nước giao rừng và ghi rõ số hộ gia đình có trong thôn/ấp.
9. Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân:
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Bước 3- Nhận kết quả tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Trường hợp nếu mất giấy hẹn thì phải có giấy cam kết của cá nhân đến nộp hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). |
2 | Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị giao rừng dùng cho hộ gia đình, cá nhân có xác nhận của UBND cấp xã (Phụ lục 3 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT). b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 18 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ UBND cấp xã chuyển đến. |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện c) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Phụ lục 3 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT |
8 | Lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định hành chính |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng. - Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. - Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010. |
Phụ lục 3 - Thông tư 25/2011/TT-BNNPTNT
CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG
(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi: ...................................................................................................
1. Họ và tên người đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa) (1) ...................................... năm sinh..............................
CMND:..........................Ngày cấp....................Nơi cấp..................................
Họ và tên vợ hoặc chồng (Viết chữ in hoa)..................................................... năm sinh..............................
Số CMND:.......................Ngày cấp....................Nơi cấp...............................
2. Địa chỉ thường trú........................................................................................
.................................................................................................................................
3. Địa điểm khu rừng đề nghị giao (2)...........................................................
.................................................................................................................................
4. Diện tích đề nghị giao rừng (ha) .................................................................
5. Để sử dụng vào mục đích (3)......................................................................
.................................................................................................................................
6. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
| ........ngày tháng năm ..... Người đề nghị giao rừng (Ký và ghi rõ họ, tên) |
Xác nhận của UBND xã
1. Xác nhận về địa chỉ thường trú hộ gia đình, cá nhân........................................
2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng ......................
3. Về sự phù hợp với quy hoạch ...........................................................................
| ...... ngày tháng năm..... TM. Ủy ban nhân dân Chủ tịch (Ký tên và đóng dấu) |
....................................................................................................................................
1. Đối với hộ gia đình thì ghi cả hai vợ chồng cùng đề nghị giao rừng thì ghi họ, tên, số CMND và ngày, nơi cấp của vợ hoặc chồng
2. Địa điểm khu rừng đề nghị giao ghi rõ tên tiểu khu, khoảnh, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương
3. Quản lý, bảo vệ (rừng đặc dụng, phòng hộ) hoặc sản xuất (rừng sản xuất).
10. Thu hồi rừng của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện (chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn):
1 | Trình tự thực hiện | Bước 1- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2- Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp. Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để người đến nộp hồ sơ làm lại cho đúng quy định. Bước 3- Nhận kết quả tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Trường hợp nếu mất giấy hẹn thì phải có giấy cam kết của cá nhân đến nộp hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày lễ, tết). |
| Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua đường bưu điện. |
3 | Hồ sơ | a) Thành phần hồ sơ bao gồm: - Văn bản trả lại rừng của chủ rừng. - Quyết định giao rừng, cho thuê rừng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) |
4 | Thời hạn giải quyết | 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Nếu có xác định và xử lý giá trị chủ rừng đã đầu tư vào khu rừng thì thời gian thêm 10 ngày làm việc. |
5 | Cơ quan thực hiện TTHC | a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp huyện b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Nông nghiệp cấp huyện c) Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã |
6 | Đối tượng thực hiện TTHC | Cá nhân |
7 | Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai | Không |
8 | Lệ phí | Không |
9 | Kết quả của việc thực hiện TTHC | Quyết định |
10 | Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC | Không |
11 | Căn cứ pháp lý của TTHC | - Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. - Nghị định 23/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng - Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/04/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn. - Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.