ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1752/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 12 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/ĐH ngày 30/9/2010 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVIII;
Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 13/10/2011 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 1480/SNV ngày 24/11/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1752/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011 - 2015, như sau:
I. THỰC TRẠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan khối Đảng, đoàn thể, cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh, cấp huyện:
a) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi tắt là CBCC) trong các cơ quan khối Đảng, Đoàn thể, cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh và huyện: 23.117 người; trong đó cấp tỉnh có 8.262 người, chiếm tỷ lệ 35,74% (khối cơ quan hành chính 1.198 người, chiếm tỷ lệ 14,50%; khối các đơn vị sự nghiệp 6.628 người, chiếm tỷ lệ 80,22%; khối Đảng, đoàn thể 436 người, chiếm tỷ lệ 5,28%), cấp huyện có 14.855 người, chiếm tỷ lệ 64,26% (khối cơ quan hành chính 978 người, chiếm tỷ lệ 6,58%; khối các đơn vị sự nghiệp 13.016 người, chiếm tỷ lệ 87,62%; khối Đảng, đoàn thể 861 người, chiếm tỷ lệ 5,80%).
b) Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tiến sỹ và tương đương (kể cả bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa II) có 21 cán bộ, chiếm tỷ lệ 0,09%; Thạc sỹ và tương đương (kể cả bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I) có 454 cán bộ, chiếm tỷ lệ 1,96%; Đại học có 9.013 cán bộ, chiếm tỷ lệ 38,99%; Cao đẳng có 6.078 cán bộ, chiếm tỷ lệ 26,29%; Trung cấp có 6.562 cán bộ, chiếm tỷ lệ 28,39%; dưới trung cấp có 989 cán bộ, chiếm tỷ lệ 4,28%.
c) Về trình độ lý luận chính trị: Cán bộ có trình độ Cao cấp lý luận chính trị trở lên: 1.220 cán bộ, chiếm tỷ lệ 5,28%; cán bộ có trình độ Trung cấp lý luận chính trị: 1.319, chiếm tỷ lệ 5,70%.
d) Về bồi dưỡng: Bồi dưỡng tin học: 8.808 lượt cán bộ, chiếm tỷ lệ 38,10%; bồi dưỡng ngoại ngữ: 6.117 lượt cán bộ, chiếm tỷ lệ 26,46%; Bồi dưỡng quản lý nhà nước: 1.065 lượt cán bộ, chiếm tỷ lệ 4,60%.
2. Thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã:
a) Cán bộ cấp xã: 1.953 người
- Về văn hóa: Tiểu học có 77 cán bộ, chiếm tỷ lệ 3,94%; trung học cơ sở có 479 cán bộ, chiếm tỷ lệ 24,53%; trung học phổ thông có 1.397 cán bộ, chiếm tỷ lệ 71,53%.
- Về trình độ chuyên môn: chưa qua đào tạo có 734 cán bộ, chiếm tỷ lệ 37,58%; sơ cấp có 233 cán bộ, chiếm tỷ lệ 11,93%; Trung cấp có 783 cán bộ, chiếm tỷ lệ 40,09%; Cao đẳng có 17 cán bộ, chiếm tỷ lệ 0,87%; Đại học có 186 cán bộ, chiếm tỷ lệ 9,52%;
- Về trình độ lý luận Chính trị: chưa qua đào tạo có 374 cán bộ, chiếm tỷ lệ 19,15%; sơ cấp có 410 cán bộ, chiếm tỷ lệ 20,99%; Trung cấp có 1.103 cán bộ, chiếm tỷ lệ 56,48%; Cao cấp có 66 cán bộ, chiếm tỷ lệ 3,38%;
- Về quản lý hành chính: sơ cấp có 446 cán bộ, chiếm tỷ lệ 22,84%; Trung cấp có 159 cán bộ, chiếm tỷ lệ 8,14%; Đại học có 05 cán bộ, chiếm tỷ lệ 0,26%;
- Về bồi dưỡng: Ngoại ngữ có 118 cán bộ, chiếm tỷ lệ 6,04%; Tin học có 175 cán bộ, chiếm tỷ lệ 8,96%.
b) Công chức cấp xã: 1.661 người
- Về văn hóa: Tiểu học có 23 công chức, chiếm tỷ lệ 1,38%; trung học cơ sở có 171 công chức, chiếm tỷ lệ 10,30%; trung học phổ thông có 1.467 công chức, chiếm tỷ lệ 88,32%.
- Về Trình độ chuyên môn: chưa qua đào tạo có 188 công chức, chiếm tỷ lệ 11,32%; sơ cấp có 80 công chức, chiếm tỷ lệ 4,82%; Trung cấp có 1.125 công chức, chiếm tỷ lệ 67,73%; cao đẳng có 59 công chức, chiếm tỷ lệ 3,55%; Đại học có 209 công chức, chiếm tỷ lệ 12,58%;
- Về Trình độ Lý luận Chính trị: chưa qua đào tạo có 716 công chức, chiếm tỷ lệ 43,11%; sơ cấp có 482 công chức, chiếm tỷ lệ 29,02%; Trung cấp có 462 công chức, chiếm tỷ lệ 27,81%; cao cấp có 01 công chức, chiếm tỷ lệ 0,06%;
- Về quản lý hành chính: sơ cấp có 306 công chức, chiếm tỷ lệ 18,42%; Trung cấp có 116 công chức, chiếm tỷ lệ 6,98%; Đại học có 02 công chức, chiếm tỷ lệ 0,12%;
- Về bồi dưỡng: Ngoại ngữ có 434 công chức, chiếm tỷ lệ 26,13%; Tin học có 613 công chức, chiếm tỷ lệ 36,91%.
c) Những người hoạt động không chuyên trách cấp xã: 7.125 người
- Về văn hóa: Tiểu học có 1.398 người, chiếm tỷ lệ 19,62%; trung học cơ sở có 3.008 người, chiếm tỷ lệ 42,22%; trung học phổ thông có 2.719 người, chiếm tỷ lệ 38,16%.
- Về Trình độ chuyên môn: chưa qua đào tạo có 5.241 người, chiếm tỷ lệ 73,56%; sơ cấp có 761 người, chiếm tỷ lệ 10,68%; Trung cấp có 983 người, chiếm tỷ lệ 13,80%; cao đẳng có 56 người, chiếm tỷ lệ 0,79%; Đại học có 84 người, chiếm tỷ lệ 1,18%;
- Về Trình độ Lý luận Chính trị: chưa qua đào tạo có 5.107 người, chiếm tỷ lệ71,68%; sơ cấp có 1.469 người, chiếm tỷ lệ 20,62%; Trung cấp có 528 người, chiếm tỷ lệ 7,41%; cao cấp có 21 người, chiếm tỷ lệ 0,29%;
- Về quản lý hành chính: sơ cấp có 53 người, chiếm tỷ lệ 0,74%; Trung cấp có 42 người, chiếm tỷ lệ 0,59%; Đại học có 04 người, chiếm tỷ lệ 0,06%;
3. Thực trạng về cán bộ y tế xã: Tổng cộng 1.096 người, trong đó bác sỹ 144 người, y sỹ 462 người, dược sỹ trung học 19 người, điều dưỡng trung học 135 người, nữ hộ sinh trung học 303 người, còn lại 33 người (y tá sơ học 22 người, nữ hộ sinh sơ học 08 người, dược tá 03 người).
4. Đánh giá đội ngũ CBCC:
a) Ưu điểm:
- Đa số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn và bản lĩnh chính trị vững vàng đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ. Cán bộ, công chức được cử đi học, sau khi tốt nghiệp, từng bước vận dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn có hiệu quả, năng lực công tác được nâng lên qua các năm.
- Trình độ lãnh đạo, chuyên môn của CBCC cấp xã từng bước được nâng lên, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, thực thi công vụ có hiệu quả. Cán bộ, công chức cấp xã, sau đào tạo, bồi dưỡng đã vận dụng tốt những kiến thức tiếp thu từ nhà trường vào công việc thực tiễn; thực thi nhiệm vụ công vụ được hiệu quả hơn.
b) Khuyết điểm, tồn tại:
- Đội ngũ chuyên gia, có trình độ chuyên môn cao của các cơ quan, đơn vị chưa nhiều; đội ngũ làm công tác dự báo, xây dựng quy hoạch, đề án cấp ngành, cấp tỉnh còn khiêm tốn; một số CBCC chưa được trang bị kỹ năng lãnh đạo, quản lý, còn làm theo kinh nghiệm là chính. Công tác quy hoạch cán bộ chưa có sự quan tâm đúng mức, thiếu nguồn cán bộ trẻ, nữ kế thừa.
- Cán bộ, công chức và những người không chuyên trách cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao ( cán bộ xã chiếm khoản 49,51%, công chức xã chiếm khoản 16,41%), từ đó công tác lãnh đạo ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nhất là cấp cơ sở. Vì vậy trong những năm gân đây tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt hết sức quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức cấp xã, nhất là cán bộ miền núi và hải đảo để đảm bảo đúng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ ở từng vị trí việc làm.
II. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015:
1. Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị cấp tỉnh, cấp huyện.
- Cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
2. Mục tiêu tổng quát:
Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, ngạch công chức, viên chức và từng vị trí việc làm, bao gồm đào tạo cán bộ nằm trong diện quy hoạch, cán bộ dự nguồn, CBCC trẻ, nữ; đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và bồi dưỡng các kỹ năng, đảm bảo đội ngũ CBCC có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, đủ chuẩn theo quy định để xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, có năng lực, thực thi công vụ hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới của tỉnh.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
- Đào tạo và thu hút 300 thạc sĩ và 20 tiến sĩ; Các cơ quan, đơn vị phải quy hoạch ít nhất từ 03 đến 07 công chức trẻ (tùy theo biên chế cơ quan) để đào tạo sau đại học (ở trong nước hoặc nước ngoài) với các chuyên ngành phù hợp; đồng thời bồi dưỡng những CBCC có tiềm năng, trẻ có triển vọng phát triển tri thức để xây dựng các chương trình hành động, đề án có chất lượng, hiệu quả góp phần vào sự nghiệp phát triển của cơ quan, đơn vị nói riêng và tỉnh nhà nói chung; có đủ khả năng xây dựng các đề án, đề xuất những nội dung chiến lược mang tính khả thi góp phần phát triển ngành và địa phương.
- Đảm bảo 100% CBCC sau khi được đào tạo, bồi dưỡng phải làm việc tốt hơn so với trước; 100% được đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm vào ngạch và được bồi dưỡng kỹ năng hàng năm.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn theo ngạch, chức danh và vị trí việc làm theo quy định.
- 90% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định.
- 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã thuộc huyện đồng bằng, hải đảo tốt nghiệp cao đẳng chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị trở lên;
- 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã thuộc huyện miền núi tốt nghiệp trung cấp chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị trở lên;
- 60% CBCC trẻ, nữ cấp tỉnh và huyện đương chức hoặc được quy hoạch giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng và tương đương trở lên cơ bản đạt tiêu chuẩn chức vụ quy hoạch.
- 100% đại biểu HĐND các cấp được bồi dưỡng kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND.
* Việc đào tạo được xác định theo số lượt người cụ thể như sau:
- Đào tạo, thu hút Chuyên khoa II (ngành Y tế): 30 lượt người
- Đào tạo, thu hút Chuyên khoa I (ngành Y tế): 115 lượt người (trong đó: đào tạo từ nguồn học sinh cho Chuyên khoa I: 30; thu hút, đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức 85).
- Đào tạo, thu hút đại học cho y tế xã: 50 lượt người.
- Đào tạo Đại học: 3.555 lượt người (trong đó đào tạo từ nguồn học sinh 30; thu hút, đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức 3.525).
- Đào tạo Cao đẳng: 975 lượt người;
- Đào tạo cao cấp Lý luận chính trị trở lên: 1.595 lượt người.
- Đào tạo Trung cấp về chuyên môn cho cán bộ y tế xã: 896 lượt người.
- Đào tạo Trung cấp: 4.068 lượt người (trong đó: Trung cấp chuyên môn: 1.299, trung cấp lý luận chính trị: 2.085, Trung cấp quản lý hành chính nhà nước: 684).
- Bồi dưỡng: (Quản lý nhà nước, ngoại ngữ - tin học, bồi dưỡng chuyên môn và bồi dưỡng khác): 9.591 lượt người.
Ngoài ra, Đào tạo văn hóa THPT cho cán bộ cấp xã là người dân tộc thiểu số ở các xã miền núi: 700 lượt người.
4. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn cho CBCC, đào tạo đảm bảo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm theo quy định, để đáp ứng tốt yêu cầu công việc và đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng. Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực; kết hợp đào tạo, bồi dưỡng cả trong nước và nước ngoài theo các hình thức thích hợp với từng đối tượng, nội dung và giai đoạn đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, phù hợp yêu cầu với từng loại cán bộ.
a) Đối với cán bộ, công chức hành chính:
- Đào tạo đối với CBCC trong quy hoạch và đào tạo theo tiêu chuẩn quy định: trung cấp chính trị – hành chính, cao cấp chính trị - hành chính, đại học hành chính, đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên môn; đào tạo trình độ sau đại học ở trong và ngoài nước để tạo nguồn cán bộ cho tỉnh.
- Bồi dưỡng tiếng Anh đầu vào và đầu ra cho các đối tượng tham dự các lớp sau đại học ở trong nước hoặc ở nước ngoài; bồi dưỡng tiếng Anh trình độ B, C theo tiêu chuẩn quy định.
- Bồi dưỡng CBCC biết sử dụng thành thạo tin học văn phòng; đảm bảo tất cả công chức chuyên môn có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác chuyên môn.
- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức về kỹ năng chuyên môn; đạo đức công chức; kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp trong thực thi công vụ; kiến thức pháp luật; đào tạo tiền công vụ; bồi dưỡng về quản lý nhà nước chương trình: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, cải cách hành chính, an ninh- quốc phòng, ...
b) Đối với cán bộ, công chức cấp xã:
- Đào tạo trình độ: trung cấp chính trị – hành chính, cao cấp chính trị – hành chính; trung cấp, đại học hành chính, đại học luật và chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định và theo quy hoạch cán bộ.
- Bồi dưỡng tin học văn phòng đối với CBCC, đảm bảo công chức chuyên môn có khả năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác chuyên môn.
- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chuyên môn, quản lý nhà nước, lý luận chính trị, về đạo đức công chức; bồi dưỡng về kỹ năng quản lý nhà nước đối với Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; về quốc phòng, an ninh; bồi dưỡng công chức về kỹ năng sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị liên quan đến công tác chuyên môn, kỹ năng trong giao tiếp, kiến thức pháp luật, quản lý về xây dựng nông thôn mới ...
5. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ( 120 tỷ đồng):
Ngân sách tỉnh đảm bảo theo tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011 - 2015 và một phần do nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn mới của tỉnh.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp:
- Đào tạo, bồi dưỡng phải theo quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC, đội ngũ trẻ kế thừa đảm bảo về số lượng và chất lượng, để chuẩn bị thay thế những CBCC nghỉ hưu và chuẩn hóa cán bộ xã chưa đạt chuẩn theo quy định; nhân sự cho Đại hội Đảng và bầu cử HĐND các cấp theo nhiệm kỳ; công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức cấp xã được cử đi học đã tốt nghiệp phải phù hợp chuyên ngành đào tạo và đảm bảo theo quy hoạch; ưu tiên tuyển dụng cán bộ nguồn đã tốt nghiệp các lớp đại học do tỉnh trợ cấp kinh phí đào tạo.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo công chức, viên chức; ưu tiên tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy, sau đại học ở trong nước và ngoài nước đạt loại khá trở lên để bổ sung lực lượng CBCC, từng bước chuẩn hóa đội ngũ CBCC và đặc biệt là giảng viên đạt trình độ sau đại học theo tỷ lệ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng CBCC nói chung và đội ngũ giáo viên, y bác sĩ nói riêng, trong đó ưu tiên đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao cho lĩnh vực giáo dục và y tế, nhất là đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ làm giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ y khoa, bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa cho các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và bác sỹ cho trạm y tế xã; đồng thời, nghiên cứu mở rộng các chuyên ngành đào tạo; tổ chức liên kết đào tạo nhằm tăng số lượng tuyển sinh các cấp học, bậc học cho hàng năm.
- Tranh thủ kinh phí của các đề án, dự án ở trong và ngoài nước; tăng số lượng các khóa bồi dưỡng tổ chức tại tỉnh về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, hành chính, kỹ năng giao tiếp … nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của CBCC.
- Sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC viên chức đảm bảo phù hợp với các quy định của Trung ương mới ban hành và tình hình ngân sách và điều kiện thực tiễn của địa phương; chế độ trợ cấp kinh phí đào tạo phải đảm bảo hợp lý cho các đối tượng, giữa các chuyên ngành đào tạo và bậc đào tạo.
- Tập trung xây dựng một số cơ sở đào tạo đại học trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia và khu vực để cung cấp nhân lực có trình độ cao cho hệ thống chính trị. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học – công nghệ có trình độ chuyên môn sau đại học ở trong nước và nước ngoài.
2. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Nội vụ.
- Triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011 - 2015 đối với các cơ quan, đơn vị; lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện, đồng thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng khi cần thiết.
- Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết theo quy định.
b) Sở Tài chính:
- Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối ngân sách, tổng hợp dự toán kinh phí chi hàng năm cho kế hoạch đào tạo đã được UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo từng năm và trong giai đoạn 2011-2015.
- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị sử dụng, quyết toán kinh phí đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn định mức của chế độ tài chính hiện hành, đồng thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phân cấp quản lý, cấp phát nguồn kinh phí thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
d) Các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương: dựa trên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh giai đoạn 2011-2015, các văn bản có liên quan và tình hình thực tiễn của đơn vị, địa phương để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC của cơ quan, đơn vị mình và hàng năm gửi kế hoạch đào tạo cho UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ trước này 15/01 của năm đó) để Sở Nội vụ tổng hợp và lập kế hoạch đào tạo hàng năm cho tỉnh./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.