ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1743/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 14 tháng 9 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CAN THIỆP GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Thực hiện Công văn số 245/TCDS-DS, ngày 14/4/2011 của Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình về việc hướng dẫn xây dựng đề án sàng lọc can thiệp giảm thiểu cân bằng giới tính khi sinh;
Xét Tờ trình số 1134/TTr-SYT, ngày 26/8/2011 của Giám đốc Sở Y tế về việc phê duyệt Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh, với các nội dung cụ thể sau:
1. Tên đề án: Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long.
3. Cơ quan quản lý: Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long.
4. Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Vĩnh Long.
5. Cơ quan, đơn vị phối hợp:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, Sở Tư pháp, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Long.
- Phòng Nghiệp vụ, Thanh tra Sở Y tế, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, khoa sản và Khoa nhi thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các huyện, thành phố.
6. Mục tiêu đề án:
6.1. Mục tiêu tổng quát:
Từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến đến ổn định, cân bằng giới tính khi sinh.
6.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tăng cường cung cấp thông tin về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, tập trung đối với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; những người cung cấp dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi và dịch vụ nạo phá thai; những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.
- Thực thi và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh.
- Hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái, gia đình sinh con một bề là gái được khám sức khoẻ, tư vấn và theo dõi sức khoẻ.
7. Địa bàn triển khai: 8/8 huyện, thành phố với 107 xã, phường, thị trấn.
8. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2015.
9. Tổng kinh phí đầu tư: 1.759.950.000đ
Trong đó:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ: 1.457.960.000đ
- Ngân sách địa phương: 301.990.000đ
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
- Giám đốc Sở Tài chính bố trí kinh phí đối ứng thực hiện đề án.
- Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với thủ trưởng các ngành chức năng có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo và hướng dẫn Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thực hiện tốt Đề án này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Vĩnh Long, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐỀ ÁN
CAN THIỆP GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1743/QĐ-UBND, ngày 14/9/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh vĩnh Long)
I. TÊN ĐỀ ÁN:
Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 -2015.
II. BỐ CỤC CỦA ĐỀ ÁN:
Thực hiện theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Gồm các nội dung chính sau đây:
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
1. Tên Đề án: Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 – 2015.
2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long
3. Cơ quan quản lý: Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long.
4. Đơn vị thực hiện: Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Long
5. Cơ quan, đơn vị phối hợp:
+ Phòng Nghiệp vụ - Sở Y tế.
+ Thanh tra Sở Y tế.
+ Trung tâm CSSKSS.
+ Khoa sản BVĐK tỉnh.
+ Hội Liên hiệp Phụ nữ.
+ Đoàn TNCS HCM.
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Trung tâm DS KHHGĐ huyện, TP
+ Sở Tư pháp; Tài chính; Kế hoạch - Đầu tư; Văn hóa Thể thao Du lịch
6. Mục tiêu của đề án:
Từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến tới ổn định, cân bằng giới tính khi sinh.
7. Địa bàn triển khai: 8/8 huyện, TP với 107 xã, phường . - TP Vĩnh Long: 4 xã và 7 phường.
- Huyện Long Hồ: 15 xã
- Huyện Mang Thít: 11 xã.
- Huyện Vũng Liêm: 20 xã.
- Huyện Tam Bình: 17 xã
- Huyện Trà Ôn: 14 xã
- Huyện Bình Minh: 6 xã.
- Huyện Bình Tân: 11 xã.
8. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2015.
9. Tổng kinh phí đầu tư: 1.759.950.000
- Ngân sách trung ương hỗ trợ: 1.457.960.000
- Ngân sách địa phương: 301.990.000
NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN:
1. Sơ lược về kinh tế - xã hội, đơn vị hành chính:
Tỉnh Vĩnh Long có 7 huyện, TP, 107 xã phường. Cách TP. Hồ Chí Minh 136 km và TP. Cần Thơ 35 km. Là cửa ngõ để vào đồng bằng sông Cửu Long, là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ. Có diện tích 1.479,13 km2, dân số lúc 0 giờ ngày 01/4/2009 là 1.029.754 người, mật độ DS 696 người/km2 cao thứ 2 trong khu vực và thứ 12/63 tỉnh, thành cả nước. Nền kinh tế thuần nông, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1000 USD, là tỉnh có thu nhập thấp trong khu vực. Công tác giảm sinh đã thực hiện rất tốt, tổng tỉ xuất sinh 1,63 con/bà mẹ (đứng hàng thứ 2 trên toàn quốc chỉ sau TP HCM, trung bình cả nước là 2,08 và khu vực là 1,87). Từ đó mô hình gia đình nhỏ đã xuất hiện chiếm tỷ lệ khá cao và mong muốn có con theo ý muốn là một việc khó tránh khỏi của một số gia đình.
2. Thực trạng về mất cân bằng giới tính khi sinh;
a) Khái niệm tỷ số giới tính khi sinh (Sex Ratio at Brith – SRB) là số trẻ trai so với 100 trẻ gái khi sinh trong năm. Bình thường tỷ số giới tính khi sinh trong khoảng (103 - 107). Với những điều kiện về kinh tế, xã hội và văn hóa, các chỉ số này có thể khác nhau giữa các địa phương trong một nước.
b) Diễn biến mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam: Được kiểm chứng qua các cuộc Tổng điều tra DS. Cụ thể: Từ năm 1979 đến 1999 tỉ số giới tính khi sinh tại Việt Nam bắt đầu tăng và mức tăng là 1 điểm %/10 năm (năm 1979: 105/100; năm 1989: 106/100; năm 1999: 107/100), chỉ số này vẫn nằm trong khung an toàn. Nhưng trong thập niên 1999 - 2009 tỷ số này đã tăng nhanh: Tăng 3,5 điểm%. Chỉ riêng 03 năm, từ 2006 đến 2008, mỗi năm tăng 01 điểm % (tốc độ tăng trong 01 năm bằng với tốc độ tăng 10 năm trước đây ). Hiện nay đã có 34 tỉnh, thành có tỷ số giới tính khi sinh cao trên 110, cao nhất là Hưng Yên 137.
Điều đáng quan ngại là tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức cao và vẫn trong xu hướng tăng. Dự báo tỉ số giới tính khi sinh cả nước sẽ đạt đến 115 vào năm 2020, sau đó sẽ giảm xuống mức 108 vào năm 2030 và sẽ ổn định ở mức 107 từ năm 2040.
3. Nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh;
Căn cứ kết quả các cuộc hội thảo và tình hình thực tế tại địa phương, có thể khẳng định nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh ở tỉnh Vĩnh Long là:
a) Nhóm nguyên nhân cơ bản: Do chế độ gia tộc phụ hệ, con theo họ cha, con trai mới nói dõi tông đường…tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ của nhân dân, đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người.
b)Nhóm nguyên nhân phụ trợ:
- Hệ thống an sinh - xã hội cho người già vẫn chậm phát triển, chưa đảm bảo, nhất là ở vùng nông thôn. Con trai được coi là chỗ dựa tốt hơn về mặt tài chính, là người chăm sóc cha mẹ khi về già. Từ đó, những cặp vợ chồng mong muốn có con trai để nương tựa khi về già.
- Kinh tế của chúng ta nông nghiệp là chính, nên đòi hỏi sức lao động cơ bắp của con trai.
- Từ cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1-2 con, mô hình gia đình ít con phát triển nên luôn muốn có con trai.
- Tình trạng phụ nữ lấy chồng nước ngoài vẫn tiếp tục tăng.
- Việc thực hiện bình đẳng trong cơ hội học tập, việc làm và tiếp cận các dịch vụ xã hội của phụ nữ vẫn còn những bất cập.
- Nhận thức của người dân chưa đầy đủ về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Việc truyền bá những phương pháp tạo giới tính theo kinh nghiệm dân gian vẫn còn tồn tại và đặc biệt hiện nay với sự phát triển internet các thông tin về sinh con theo ý muốn càng được phổ biến rộng rãi.
c) Nhóm nguyên nhân trực tiếp:
Nhu cầu và mong muốn con trai của các cặp vợ chồng dù lớn đến đâu, cũng chỉ có thể đạt được khi mỗi cặp vợ chồng biết mình mang thai giới tính nam hay nữ và sự lạm dụng dịch vụ siêu âm để xác định giới tính thai nhi là yêu cầu thường thấy của các khách hàng. Và yêu cầu thì nạo phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính thai nhi là giải pháp thường gặp, vấn đề này ngày một diễn biến phức tạp, nguy cơ phụ nữ nạo phá thai để lựa chọn giới tính ngày càng tăng.
d) Nhóm nguyên nhân gián tiếp:
- Lãnh đạo các cấp chưa quan tâm tổ chức thực hiện triển khai các hoạt động liên quan đến giới tính khi sinh; chưa có sự đầu tư kinh phí thích ứng.
- Bộ máy tổ chức làm công tác DS thường xuyên bị biến động, sự chỉ đạo khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh chưa được quan tâm, thiếu kiên quyết. Công tác truyền thông không đồng bộ, rời rạc, nội dung chưa vào chiều sâu, còn mang tính qua loa đại khái; hơn nữa kỹ năng truyền thông cộng tác viên, cán bộ chuyên trách (CBCT) không đồng đều tuy đã được tập huấn nhưng mỗi cán bộ có trình độ khác nhau.
4. Hậu quả của việc mất cân bằng giới tính khi sinh:
Theo một số nhà nghiên cứu và chuyên gia. Tỷ số giới tính khi sinh tăng cao hoặc giảm quá thấp đều có tác động đến tỷ số giới tính của các nhóm tuổi và toàn bộ dân số. Theo phân tích của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và các chuyên gia quốc tế, tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam thuộc diện có tốc độ tăng nhanh nhất so với các nước trong khu vực. Nếu sự mất cân bằng này tiếp tục tăng sẽ có tác động nặng nề đến thế hệ nam thanh niên được sinh ra sau năm 2005 - vì khi họ bước vào độ tuổi lập gia đình vào những năm 2030 thì nhóm nam giới này sẽ dư thừa so với phụ nữ cùng lứa tuổi. Việt Nam sẽ có hơn 3 triệu thanh niên, trung niên sẽ khó lấy vợ. Và những tác hại cụ thể là:
(1) Trong việc kết hôn: Với chế độ "một vợ, một chồng" nhưng nam nhiều hơn nữ thì việc kết hôn của nam, nữ thanh niên sẽ không thể thuận lợi và có thể xảy ra tình trạng bất ổn xã hội với các biểu hiện sau: Tranh giành trong hôn nhân: Ngăn cản người địa phương khác sang địa phương mình tìm hiểu, kết hôn. Kết hôn muộn, thậm chí là không thể kết hôn do khó hoặc không tìm được bạn đời. Hoặc đối với các chàng trai sống trong gia đình nghèo, kinh tế yếu kém, chi phí cho việc cưới vợ vượt quá khả năng, việc cưới vợ sẽ là gánh nặng cho kinh tế gia đình. Từ đó, khả năng quan hệ tình dục ngoài hôn nhân tăng lên; Nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, trong đó có HIV/AIDS cũng nâng cao. Hôn nhân với người nước ngoài không dựa trên cơ sở tình yêu để có hôn nhân bền vững, mà chỉ dựa trên tiền bạc đang diễn ra tại các huyện Bình Minh, Long Hồ, Trà Ôn... Đã để lại nhiều bi kịch trong các gia đình.
(2) Gia tăng tội phạm xã hội: Do khó khăn từ việc chọn vợ, mà các chàng trai và gia đình họ gây ra, sẽ tạo nên sự bất ổn về trật tự, an toàn XH dẫn đến tình trạng gia tăng các loại tội phạm XH như: Lừa đảo, bắt cóc, buôn bán trẻ em gái và phụ nữ, tệ mại dâm đã xảy ra và có thể sẽ tăng lên. Phụ nữ có thể bị ép buộc sinh thêm con, phá thai nhi gái, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng. Người phụ nữ bị ngược đãi, phụ tình, ruồng bỏ khi không sinh được con trai. Và khả năng xuất hiện tình trạng phụ nữ đa phu là tất yếu. Luật Hôn nhân gia đình một vợ một chồng bị phá vỡ. Hiện tượng “nhập khẩu cô dâu” là khó tránh khỏi. Từ đó, gây ra những khó khăn thách thức đòi hỏi XH phải quan tâm giải quyết trong thời gian dài và phải tăng thêm nguồn nhân lực, tài lực, vật lực để xử lý
II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
1. Căn cứ pháp lý:
a) Các văn bản của TW:
- Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11;
- Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị;
- Nghị quyết 31/NQ-CP , ngày 18/8/2010 ban hành kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010 – 2015.
- Pháp lệnh Dân số số 06/2003/PL-UBTVQH11 , ngày 09/01/2003 và Pháp lệnh Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 15/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008.
- Nghị định 114/CP về quy định xử lý vi phạm hành chính về thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.
- Nghị định 104/2003/NĐ-CP , ngày 16/9/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi một số điều của Pháp lệnh Dân số.
- Chị thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình “Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng việc thử nghiệm, nhân rộng các mô hình, giải pháp can thiệp về kỹ thuật về kinh tế và xã hội, góp phần kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số”…
- Công văn số 245/TCDS-DS, ngày 14/4/2011 về hướng dẫn Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
b) Văn bản của địa phương:
- Chỉ thị 02-CT/TU, ngày 15/02/2006 của Tỉnh ủy Vĩnh Long về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS – KHHGĐ theo tinh thần NQ số 47-NQ/TW.
- Nghị quyết Đại hội tỉnh Đàng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ 9 nhiệm kỳ 2010 – 2015.
- Quyết định số 883/QĐ - UBND, ngày 30/5/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc thành lập Chi cục DSKHHGĐ thuộc Sở Y tế và Quyết định 1019/QĐ-UBND , ngày 17/6/2008 về quy định tổ chức bộ máy Chi cục DSKHHGĐ.
2. Căn cứ thực tiễn:
a) Diễn biến mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Vinh Long:
Năm | Tỷ lệ nam/nữ khi sinh toàn tỉnh | Huyện có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất |
2005 | 112/100 | Tam Bình (131/100) |
2006 | 117/100 | Long Hồ (134/100) |
2007 | 108/100 | Trà Ôn + Vĩnh Long (123/100) |
2008 | 113/100 | Vĩnh Long (132/100) |
2009 | 112/100 | Bình Tân (121/100) |
2010 | 109/100 | Vũng Liêm (121/100) |
6/2011 | 121/100 | Tam Bình (133/100) |
Từ bảng số liệu nêu trên cho thấy diễn biến tình hình chênh lệch giới tính khi sinh của tỉnh Vĩnh Long đang ở mức báo động vì các lý do:
- Xu hướng tăng cao, cao nhất là năm 2006 (117/100, đứng hàng thứ 2 trong khu vực).
- Biên độ dao động lớn, không ổn định nhất là trong giai đoạn năm 2005 (112), 2006 (117) dao động dương 5, 2007 (113) dao động âm 4, sau đó cũng dao động tăng giảm bất thường và tăng đột biến trong 6 tháng đầu năm 2011 (121/100).
- Biên độ giao động cấp huyện cũng rất cao và bất ổn: Cao nhất là Long Hồ (134/100), Vĩnh Long (132/100), Tam Bình (131/100).
b)Tình hình triển khai và kết quả đạt được trong việc tổ chức thực hiện các hoạt can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại địa phương đến hết năm 2010:
Tỉnh Vĩnh Long chưa được đầu tư xây dựng đề án giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh nhưng do ý thức được những nguy cơ và tác hại của việc mất cân bằng giới tính khi sinh. Cấp ủy và chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo ngành y tế và hệ thống DS nắm bắt sát sao tình hình diễn biến giới tính khi sinh, tìm hiểu xác định nguyên nhân. Phối hợp cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền tác hại việc lựa chọn giới tính, đồng thời lên án những hành vi tiếp tay cho việc lựa chọn giới tính khi sinh, xây dựng CLB không sinh con thứ 3 lồng ghép tuyên truyền giới và bình đẳng giới… bước đầu gặt hái được những kết quả tương đối khả quan, thu hút được sự quan tâm và đồng thuận của xã hội. Tạo tiền đề quan trọng cho việc triển khai đề án trong giai đoạn hiện nay.
III. MỤC TIÊU:
1.Mục tiêu chung:
Từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến tới ổn định, cân bằng giới tính khi sinh.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu cụ thể 1. Tăng cường cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai; những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.
Các chỉ báo cần đạt đến năm 2015:
- Năm 2011 có 6 huyện với 71 xã được chọn thí điểm triển khai mô hình can thiệp giảm thiểu mất cân bằng chỉ số giới tính khi sinh. Đến năm 2015 có 100% huyện, TP, xã được triển khai đề án.
- Tỷ lệ cán bộ, nhân viên của các cơ sở y tế có thực hiện kỹ thuật siêu âm, xét nghiệm (máu, gen, nước ối, tế bào); phá thai được cung cấp thông tin, kiến thức về giới và giới tính khi sinh đạt 100% vào năm 2015.
- Tỷ lệ CBCT dân số, cán bộ y tế xã, CTV dân số, y tế ấp khóm được cung cấp thông tin, kiến thức về giới và giới tính khi sinh đạt 100% vào năm 2015.
- Tỷ lệ các cặp nam/nữ trước khi kết hôn hàng năm được tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh đạt 70% vào năm 2015.
- Tỷ lệ cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã có 2 con là gái được tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh đạt 100% vào năm 2015.
- Tỷ lệ thai phụ được tuyên truyền, tư vấn về giới và giới tính khi sinh đạt 100% vào năm 2015.
b) Mục tiêu cụ thể 2. Thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh.
Các chỉ báo cần đạt đến năm 2015:
- Tỷ lệ xã/phường tổ chức các hoạt động phổ biến pháp luật liên quan đến giới tính khi sinh đạt 100% (8 huyện, TP với 107 xã, phường, thị trấn).
- Tỷ lệ cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, xét nghiệm (máu, gen, nước ối, tế bào); phá thai; in ấn, kinh doanh ấn phẩm văn hóa: Được cung cấp tài liệu, kiểm tra, xử lý khi vi phạm quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi đạt 100%.
- Tỷ lệ cơ sở có dịch vụ siêu âm, xét nghiệm (máu, gen, nước ối, tế bào) và phá thai cam kết không thực hiện phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi đạt 100%.
- Tỷ lệ hành vi vi phạm về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi được xử lý đạt 100%.
c) Mục tiêu cụ thể 3. Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái, gia đình sinh con một bề là gái.
Các chỉ báo cần đạt đến năm 2015:
- Tỷ lệ phụ nữ từ 15 - 49 tuổi có chồng chỉ có 02 con là gái được khám, tư vấn và theo dõi về sức khỏe sinh sản đạt 100% vào năm 2015.
- Tỷ lệ phụ nữ ở nông thôn đã có 01 con gái đăng ký tham gia đề án được hỗ trợ về chi phí sinh đẻ (ở lần sinh thứ 2) đạt 70% vào năm 2015.
- Tỷ lệ xã có chương trình hỗ trợ trẻ em gái học giỏi (học bổng hoặc hình thức khác) của những gia đình nghèo có 2 con gái đăng ký không sinh thêm đạt 70% vào năm 2015.
- Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi lao động chỉ có 01 hoặc 2 con (là gái) được hỗ trợ phát triển kinh tế (với những phụ nữ 15 - 49 tuổi phải đăng ký không sinh thêm con) đạt 50% vào năm 2015 (vay vốn ưu tiên từ ngân hàng chính sách).
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN:
1. Các hoạt động thực hiện mục tiêu 1:
Tăng cường cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ; những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai; những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.
a) Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
Mục đích: Làm cho mọi người hiểu được ý nghĩa, nội dung hoạt động của đế án; nâng cao kiến thức tuyên truyền về giới và bình đẳng giới, những tác hại của chênh lệch giới tính khi sinh. Giúp các thai phụ và gia đình tự giác không lựa chọn giới tính thai nhi.
Nội dung: Xây dựng tin, bài, phóng sự, chuyên mục... trên báo, đài, địa phương về mục đích, ý nghĩa, các nội dung, kết quả triển khai thực hiện đề án; kiến thức. Các thông tin cần thiết cho triển khai đề án, các văn bản quy định liên quan đến giới và giới tính khi sinh; bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình; NĐ 114/CP... Đồng thời nêu gương những gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, đã phá những phong tục tập quán lạc hậu: Trọng nam khinh nữ, lựa chọn giới tính khi sinh dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh.
Đối tượng: Quần chúng nhân dân rộng rãi.
Phương thức thực hiện: Hợp đồng với cá nhân hoặc cơ quan liên quan viết tin, bài, xây dựng phóng sự. BQL đề án tỉnh phê duyệt nội dung và hợp đồng đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thời gian: Mỗi tuần ít nhất một tin, mỗi tháng ít nhất một bài, mỗi quý ít nhất một phóng sự.
Tiến độ triển khai: Từ khi đề án được phê duyệt đến khi kết thúc đề án.
Kinh phí.
b) Tổ chức các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, hội thảo về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.. cho lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, những người có uy tín trong cộng đồng.
Mục đích: Nâng cao kiến thức mới và lợi ích của đề án. Vận động lãnh đạo các cấp và cộng đồng ủng hộ chương trình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nội dung: Giới thiệu ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và lợi ích của đề án; các văn bản quy định liên quan đến giới và giới tính khi sinh; các yếu tố ảnh hưởng giới tính khi sinh và hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh. Định hướng sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng trong chương trình.
Đối tượng: Cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể và tổ chức xã hội 8 huyện, TP và xã triển khai ĐA.
Phương thức thực hiện: BQL Đề án tỉnh xây dựng kế hoạch mời BCV, chọn mô hình thí điểm tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo, mở lớp tập huấn tại 8 huyện, TP
Thời gian: 01 ngày, trong năm 2011.
Tiến độ triển khai: Sau hội nghị triển khai ĐA.
Kinh phí: 16.000.000đ.
c) Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho nhân dân địa bàn triển khai đề án.
Mục đích: Cung cấp kiến thức về giới và giới tính khi sinh, các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi tại cộng đồng khu dân cư để họ tự giác tham gia đề án. Tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Nội dung: Triển khai các chỉ thị, nghị quyết, nghị định, quy định, hương ước quy ước, cam kết thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ. Tập trung các nội dung có liên quan đến mất cân bằng giới tính khi sinh và giải đáp các thắc mắc cho người dân.
Đối tượng: Cán bộ y tế, cán bộ DS-KHHGĐ tư vấn trực tiếp quần chúng nhân dân tại các ấp.
Phương thức tổ chức thực hiện: Tiểu BQL đề án huyện xây dựng kế hoạch, thực hiện đào tạo cán bộ về kiến thức, nghệ thuật tư vấn, thông qua sinh hoạt nhóm các câu lạc bộ, khu phố cộng đồng dân cư, Phát hành, cung cấp tờ rơi, tờ bướm đến từng người dân, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ.
Thời gian: Trong 05 năm.
Tiến độ triển khai: Theo tiến độ mở rộng của đề án.
Kinh phí: 149.800.000đ
d) Tư vấn trực tiếp cho phụ nữ mang thai, sản phụ và đối tượng liên quan đến mất cân bằng giới tính.
Mục đích: Tuyên truyền, tư vấn, vận động phụ nữ mang thai, sản phụ, chồng, người cao tuổi trong gia đình tự giác đăng ký không lựa chọn giới tính khi sinh.
Nội dung: Giới thiệu lợi ích của đề án; giải đáp các thắc mắc.
Đối tượng: Phụ nữ mang thai, sản phụ, chồng, người cao tuổi trong gia đình
Phương thức tổ chức thực hiện: Tư vấn cho phụ nữ mang thai theo định kỳ khám thai; tuyên truyền tại cộng đồng cho các đối tượng phụ nữ có 2 con là gái, chồng, người cao tuổi trong gia đình. Sau đó, phát động gia đình đăng ký không lựa chọn giới tính khi sinh.
Thời gian: Sau khi thực hiện truyền thông vận động. Tư vấn cho PN mang thai theo lịch khám thai hàng tháng. Tư vấn cộng đồng tại địa bàn xã một lần/năm, có đăng ký không lựa chọn giới tính khi sinh.
Tiến độ triển khai: Thực hiện theo tiến độ mở rộng của Đề án từ 2012 - 2015.
Kinh phí: 91.200.000đ.
e) Tổ chức lồng ghép tuyên truyền về giới tính khi sinh với các hoạt động thường xuyên của ban, ngành, đoàn thể.
- Mục đích: Tạo mối quan hệ mật thiết liên kết để tuyên truyền và triển khai thực hiện quy định của pháp luật về giới và bình đẳng giới trong các cơ quan và tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng. Qua đó nâng cao sự hiểu biết, vận động cộng đồng ủng hộ chương trình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh
- Nội dung hoạt động: Cử BCV tham dự nói chuyện chuyên đề về giới và bình đẳng giới, tác hại của việc lựa chọn giới tính thai nhi, các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh tại các cuộc hội họp của chính quyền, các đoàn thể… nhằm giới thiệu về đề án cho quảng đại quần chúng.- Phương thức tổ chức thực hiện:
+ Đăng ký với ban tổ chức các cuộc họp, cử BCV chuẩn bị nội dung và báo cáo phù hợp với thời lượng và thành phần các cuộc họp.
+ Ký các văn bản liên tịch các cơ quan ban ngành đoàn thể để triển khai thực hiện các văn bản quy định liên quan đến giới và giới tính khi sinh, bình đẳng giới; tuyên truyền về các hoạt động của đề án.
- Thời gian: Theo sự sắp xếp của BTC (ít nhất 60 phút).
- Tiến độ triển khai: 2012 – 2015.
- Kinh phí: 53.500.000đ
g) Biên soạn, nhân bản và cung cấp các sản phẩm, tài liệu truyền thông, pano...
Mục đích: Cung cấp cho đối tượng kiến thức về giới và giới tính khi sinh thông qua ấn phẩm truyền thông, pano.
Nội dung: Tỉnh biên soạn phù hợp với nội dung tuyên truyền của đề án, sản xuất và cấp cho đối tượng, các sản phẩm gồm:
(1) Tài liệu hướng dẫn tư vấn, tuyên truyền dùng cho nhân viên tuyên truyền cấp cơ sở; các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
(2) Tờ rơi tuyên truyền về giới và giới tính khi sinh.
(3) Băng/đĩa hình tuyên truyền về hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh, các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh, các hoạt động của đề án.
(4) Pano, áp phích có nội dung tập trung nêu lên các quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi và tác hại của việc lựa chọn giới tính khi sinh. Đặt nơi tập trung dân cư, quốc lộ.
Đối tượng: BQL tỉnh biên soạn, nhân bản chuyển Tiểu BQL huyện cung cấp CB tuyên truyền cơ sở.
Phương thức thực hiện: BQL đề án tỉnh tổ chức thực hiện theo quy định.
Tiến độ thực hiện: Theo tiến độ triển khai đề án.
Kinh phí: 250.000.000đ.
g) Tổ chức cung cấp thông tin cho nam, nữ thanh niên đến đăng ký kết hôn tại nơi đăng ký kết hôn.
Mục đích: Giúp cho nam nữ thanh niên chuẩn bị lập gia đình hiểu được tác hại của việc lựa chọn giới tính khi sinh và các quy định của pháp luật về nghiêm cấm hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.
Nội dung: Cung cấp kiến thức về giới và bình đẳng giới, những tác hại của việc chênh lệch giới tính khi sinh, các quy định nghiêm cấm việc lựa chọn giới tính thai nhi.
Đối tượng: Công chức tư pháp xã, phường và các nam, nữ thanh niên đến đăng ký kết hôn.
Phương thức thực hiện: Cán bộ tư pháp xã trực tiếp tư vấn, cung cấp các tài liệu và tờ rơi cho đối tượng khi chuẩn bị đăng ký kết hôn tại xã.
Thời gian: Hàng năm từ 2012 – 2015.
Tiến độ: Mở rộng theo địa bàn đề án.
Kinh phí: 38.000.000đ.
h) Tuyển chọn cán bộ chuyên môn và tổ chức lớp tập huấn cán bộ tuyên truyền tư vấn, quản lý đối tượng, tham gia đế án tuyến huyện, xã:
Mục đích: Tuyển chọn CB làm đề án có khả năng truyền thông, nhiệt tình, tâm huyết. Cung cấp kiến thức về giới và bình đẳng giới. Các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh.
Nội dung:
+ Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ.
+ Lập danh sách cán bộ làm công tác tuyên truyền tuyến tỉnh, huyện, xã; cán bộ thanh tra tỉnh, huyện; cán bộ quản lý đối tượng, theo dõi, ghi chép biểu mẫu;
+ Trang bị kiến thức về giới và bình đẳng giới; các yếu tố ảnh hưởng giới tính khi sinh và hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; các văn bản quy định liên quan đến giới và giới tính khi sinh và các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh.
+ Ký cam kết hoạt động sau khi tham gia tập huấn đề án.
Đối tượng:
+ BQL Đề án tỉnh, Tiểu ban Quản lý Đề án huyện; cán bộ chuyên trách (CBCT) và cộng tác viên dân số (CTV DS), CB thanh tra được tuyển chọn tham gia đề án. Cán bộ các cơ quan ban ngành, đoàn thể cấp huyện; .
Phương thức tổ chức thực hiện: BQL tỉnh và Tiểu ban quản lý huyện rà soát danh sách CB chuyên môn lựa chọn, Ban Quản lý đề án tỉnh xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp tập huấn. Tiến hành ký cam kết tham gia đào tạo và hoạt động cho đề án.
Thời gian: Năm 2011.
Tiến độ triển khai: Rà soát, tuyển chọn CB làm đề án, tổ chức tập huấn, ký kết cam kết.
Thời gian, tiến độ: 2011, 2012.
Kinh phí: 32.000.000đ (50 người/lớp).
i) Tổ chức lớp tập huấn cán bộ tuyên truyền, tư vấn, quản lý đối tượng, tham gia đế án tại xã
Mục đích: Nâng cao năng lực tuyên truyền, tư vấn, quản lý đối tượng cho CBCT, CTV dân số xã.
Nội dung hoạt động: Đào tạo kỹ năng tuyên truyền tư vấn, quản lý đối tượng.
Đối tượng: CBCT, CTV dân số.
Phương thức tổ chức thực hiện: Tiểu ban Quản lý đề án huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo.
Thời gian và số lượng: 50 người/lớp/ngày (tương đương 03 xã).
Tiến độ triển khai: Thực hiện theo tiến độ triển khai đề án.
Kinh phí: 60.000.000đ.
2. Các hoạt động thực hiện mục tiêu 2:
Thực thi pháp luật và hoàn thiện hệ thống văn bản về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh.
a) Rà soát các văn bản quy định có liên quan đến giới, chọn lựa giới tính khi sinh, nạo phá thai, siêu âm...
Mục đích: Rà soát và tham mưu ban hành các văn bản QPPL quy định các vấn đề liên quan việc chọn lựa giới tính khi sinh, nạo phá thai, siêu âm...
Nội dung: Rà soát, xây dựng, ban hành các văn bản quy định của địa phương về việc chọn lựa giới tính khi sinh, nạo phá thai, siêu âm...
Phương thức thực hiện: Ban quản lý Đề án tỉnh tham mưu với UBND tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành có liên quan, tổ chức rà soát các văn bản quy định của địa phương về giới và giới tính khi sinh, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, ban hành các văn bản liên quan phù hợp với điều kiện cụ thể, của từng giai đoạn. Sau đó tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả, có sơ tổng kết cụ thể.
Thời gian và tiến độ: Năm 2012.
Kinh phí: 2.000.000đ
b) Hệ thống hóa, in ấn và phát hành các tài liệu quy định của pháp luật về giới, chọn lựa giới tính khi sinh, nạo phá thai, siêu âm...
Mục đích: Hệ thống hóa và in thành tài liệu tuyên truyền vận động rộng rãi đến mọi tầng lớp, nhất là ông bà cha mẹ và các thanh niên chuẩn bị kết hôn. Các cơ sở có liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh như: Nạo phá thai, siêu âm... hướng dẫn thực thi các quy định của pháp luật trong lựa chọn giới tính khi sinh.
Nội dung: Hệ thống hóa các văn bản quy định của pháp luật về giới, nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi thành tài liệu phù hợp với địa phương.
Đối tượng thực hiện: Sở Tư pháp và BQL ĐA; đối tượng hưởng thụ: Ông bà cha mẹ và các thanh niên chuẩn bị kết hôn. Các cơ sở có liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh.
Phương thức thực hiện: BQL Đề án tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hệ thống và in ấn theo quy định hiện hành về cuốn sổ tay tuyên truyền giới tính khi sinh cho lực lượng cộng tác viên dân số - KHHGĐ và tuyên truyền viên DS-KHHGĐ, để tuyên truyền cho đối tượng.
Thời gian, tiến độ: Trong suốt thời gian diễn ra đề án, tập trung 2 năm đầu của ĐA.
Kinh phí: 5.000.000đ.
c) Phổ biến các văn bản quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh cho lãnh đạo các cơ sở có khả năng cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai và cán bộ trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ này.
Mục đích: Phổ biến những quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, nâng cao ý thức trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật.
Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân quản lý và cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ phá thai công lập và tư nhân.
Phương thức thực hiện: BQL Đề án kết hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch rà soát đối tượng và tổ chức tập huấn theo địa bàn huyện.
Thời gian: 2012.
Kinh phí: 24.000.000đ
d) Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất các quy định của pháp luật về thực hiện nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi tại các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm; nạo phá thai...
Mục đích: Kéo giảm và từng bước loại dần hiện tượng phá thai do lựa chọn giới tính, siêu âm công bố giới tính, tài liệu lựa chọn giới tính...
Nội dung: Thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định của pháp luật, đề xuất xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
Đối tượng: Cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, phá thai.
Phương thức thực hiện: Ban quản lý Đề án phối hợp với Thanh tra Sở Y tế, Phòng Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát.
Thời gian: Hàng năm.
Kinh phí: 20.000.000đ.
e) Thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại sách, báo, văn hóa phẩm thực hiện các quy định về giới và giới tính khi sinh của pháp luật.
Mục đích: Ngăn chặn việc sản xuất, nhân bản buôn bán và lưu hành các tài liệu phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi.
Nội dung: Thanh tra, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định của pháp luật về nghiêm cấm sản xuất, nhân bản buôn bán và lưu hành các tài liệu phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi, đề xuất xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Đối tượng: Cơ sở sản xuất, kinh doanh các ấn phẩm văn hóa.
Phương thức thực hiện: Ban quản lý Đề án phối hợp với Thanh tra Văn hóa và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát.
Thời gian: Hàng năm
Kinh phí: 20.000.000đ.
3. Các hoạt động thực hiện mục tiêu 3:
Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát triển sản xuất.
a) Tổ chức hội thảo, liên hoan, giao lưu họp mặt các cấp về xây dựng mô hình gia đình sinh con một bề là gái không sinh con thứ 3.
Mục đích: Đã phá tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Nội dung: Hội thảo, liên hoan, giao lưu, họp mặt các gia đình điển hình tiên tiến sinh con một bề gái đăng ký không sinh con thứ 3 trở lên.
Đối tượng: Cặp vợ chồng có 02 toàn con gái; đăng ký không sinh thêm con thứ 3. làm kinh tế giỏi, có nếp sống văn hóa tiêu biểu ở cộng đồng.
Phương thức thực hiện: Cán bộ dân số xã thống kê, quản lý những gia đình đã có 02 con gái, vận động đăng ký không sinh con thứ 03, chọn lựa mô hình mẫu sau đó tuyên truyền vận động nhân rộng, tổ chức hội thảo, họp mặt, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm cho khu dân cư.
Thời gian: 2013 cấp xã, 2014 cấp huyện, 2015 cấp tỉnh.
Kinh phí: 281.000.000đ
b) Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học tập, rèn luyện của các cháu gái trong gia đình có 2 con là gái với thành tích học tập giỏi năm cuối trung học phổ thông và trung học cơ sở giữa các trường trong tỉnh.
Mục đích: Động viên gia đình có 2 con là gái quan tâm tạo điều kiện và giúp các cháu gái đạt thành tích tốt trong học tập.
Nội dung: Khuyến khích, động viên tinh thần các gia đình có 2 con là gái, biểu dương các cháu gái có thành tích học tập tốt.
Đối tượng: Trẻ em gái thuộc gia đình chỉ có 2 con là gái học giỏi, ở lớp 9 và lớp 12. Đặc biệt chú ý hộ nghèo.
Phương thức thực hiện: Cán bộ dân số xã phối hợp với các trường học thống kê, báo cáo danh sách cho BQL Đề án, khuyến khích bằng vật chất: Tặng sách giáo khoa và đồ dùng học tập...
Thời gian: Kết thúc mỗi năm học. 2012 – 2015.
Kinh phí: 60.000.000đ (số lượng dự kiến 100 người, ngoài chi phí tổ chức cần có quà cho HS như sách..)
4. Các hoạt động chung:
a) Khảo sát thực trạng đầu vào:
Mục đích: Xác định thực trạng giới tính khi sinh; khảo sát nắm danh sách nhóm phụ nữ có 2 con là nữ; khảo sát kiến thức, đánh giá thái độ của các đối tượng tham gia đề án; việc thực thi pháp luật trong nạo phá thai, siêu âm, in ấn lưu hành văn hóa phẩm về sinh con theo ý muốn trong toàn tỉnh.
Nội dung: Điều tra thu thập số liệu về giới tính khi sinh và nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh; nhận thức của các chủ cơ sở y tế thực hiện nạo phá thai, siêu âm và các cơ sở in ấn lưu hành văn hóa phẩm về sinh con theo ý muốn. Nhận thức của CB và cộng đồng về lợi ích của đề án.
Đối tượng:
+ Giới tính trẻ sơ sinh của năm 2008, 2009, 2010 trong toàn tỉnh.
+ Sản phụ, chồng, ông, bà, cha, mẹ (chỉ chọn mẫu).
+ Chủ các cơ sở y tế, cơ sở in ấn lưu hành văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính khi sinh.
Cách thức tiến hành: Xây dựng đề cương chi tiết trình Ban Quản lý Đề án tỉnh phê duyệt, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh tổ chức điều tra khảo sát, bằng các phiếu điều tra, báo cáo kết quả. Ban Quản lý Đề án tỉnh tổ chức nghiệm thu.
Thời gian tiến hành: Tháng 6/2011 xây dựng đề cương, tháng 7 - 11/2011 khảo sát; tháng 12/2011 báo cáo kết quả.
Kinh phí: 92.950.000đ
b) Xây dựng đề án:
Mục đích: Giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại tỉnh Vĩnh Long.
Nội dung: Tăng cường cung cấp thông tin về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, tiền hôn nhân, những người cung cấp các dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên. Thực thi pháp luật và hoàn thiện hệ thống văn bản về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh. Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát triển sản xuất.
Đối tượng: Sản phụ, chồng, ông, bà, cha, mẹ của các gia đình có 2 con là gái. Các cơ sở y tế thực hiện nạo phá thai, siêu âm. Các cơ sở in ấn lưu hành văn hóa phẩm về sinh con theo ý muốn.
Phương thức thực hiện: Chi cục DS KHHGĐ chủ động tham mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh chủ trì việc phối hợp với các ngành có liên quan tiến hành xây dựng và triển khai đề án tại tỉnh.
Thời gian: Xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt năm 2011. Tổ chức thực hiện từ năm 2011 - 2015.
c) Xây dựng cam kết thực hiện giữa BQL với các đơn vị thực hiện:
- Mục đích: Xác định trách nhiệm, xây dựng cam kết với các đơn vị tham gia đề án.
- Nội dung hoạt động: Căn cứ hội thảo cơ chế, xây dựng cam kết thực hiện đề án của các đơn vị tham gia đề án tuyến tỉnh, huyện, xã.
- Đối tượng: BCĐ công tác DS KHHGĐ các cấp.
- Phương thức tổ chức thực hiện: BQL đề án tỉnh xây dựng nội dung, tổ chức trên cơ sở có cam kết bằng văn bản với các đơn vị có liên quan.
- Thời gian: Năm 2011.
- Tiến độ triển khai: Sau hội thảo cơ chế và triển khai đề án.
d) Duy trì hoạt động của BQL tỉnh và Tiểu ban quản lý cấp huyện
Mục đích: Duy trì hoạt động của Ban Quản lý Dự án được liên tục không bị gián đoạn nhằm triển khai và thực hiện đề án được thuận lợi.
Nội dung: Tổ chức nắm thông tin tổng hợp báo cáo thường xuyên và đột xuất của các địa bàn triển khai dự án; định kỳ họp sơ kết đánh giá kết quả thực hiện và đề ra kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.
Đối tượng: Các thành viên của BQL Đề án các cấp.
Phương thức hoạt động: BQL Đề án tỉnh, Tiểu ban quản lý Đề án huyện định kỳ sinh hoạt 1 quý/lần. Sinh hoạt bất thường theo triệu tập của Trưởng ban
Thời gian: Suốt quá trình diễn ra đề án.
Kinh phí: 43.200.000đ
e) Hội thảo, hội nghị triển khai:
- Hội thảo xây dựng cơ chế hoạt động và chính sách hỗ trợ.
Mục đích: Thống nhất cơ chế hoạt động, chính sách hỗ trợ đối tượng và cán bộ trực tiếp thực hiện đề án từ các nguồn kinh phí của trung ương, tỉnh, huyện.
Nội dung:
- Thống nhất cơ chế hoạt động của đề án.
- Thống nhất với các cơ quan liên quan thuộc tỉnh về chính sách hỗ trợ đối tượng gia đình có 02 con một bề là gái đăng ký không sinh con thứ 3, biết làm kinh tế giỏi, có con gái học giỏi và chính sách đối với cán bộ trực tiếp thực hiện đề án từ các nguồn kinh phí của trung ương, tỉnh, huyện.
Đối tượng:
- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh - Chủ trì.
- Ban Quản lý Đề án tỉnh.
- Trưởng tiểu Ban Quản lý Đề án tại huyện.
- Đại diện các cơ quan liên quan.
Phương thức tiến hành: Dự thảo cơ chế, tham khảo các cơ quan hữu quan để thống nhất những nét cơ bản và tổ chức hội thảo.
Thời gian và tiến độ: 1 ngày, quý III năm 2011.
Kinh phí: 3.000.000đ.
- Hội nghị triển khai đề án.
Mục đích: Thống nhất cơ chế và nội dung hoạt động của đề án.
Nội dung:
+ Phổ biến cơ chế hoạt động của đề án.
+ Phổ biến và triển khai các hoạt động của đề án.
Đối tượng tham gia hội thảo:
+ Ban Quản lý Đề án tỉnh và một số ngành có liên quan.
+ Tiểu Ban quản lý Đề án huyện và các cơ quan liên quan.
Phương thức thực hiện: Dự thảo đề án, thống nhất ngành chuyên môn, trình lãnh đạo Sở Y tế xem xét và trình UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức hội nghị triển khai.
Số lượng đại biểu: 50 người.
Thời gian: 1 ngày.
Thời gian tiến hành: Năm 2011.
Kinh phí: 7.000.000đ.
- Hội nghị sơ kết hàng năm:
Mục đích: Đánh giá nhũng ưu khuyết hoạt động đề án trong năm để biểu dương những mô hình tốt tiến hành nhân rộng. Và tìm những mặt yếu kém, tìm nguyên nhân và hướng khắc phục.
Nội dung:
+ Đánh giá hoạt động năm.
+ Phổ biến và triển khai các hoạt động năm tiếp theo.
Đối tượng tham dự hội thảo:
+ Ban quản lý đề án tỉnh.
+ Tiểu Ban quản lý đề án cấp huyện.
+ Đại diện các cơ quan liên quan.
Số lượng đại biểu: 50 người.
Thời gian: 1 ngày.
Thời gian tiến hành: Hàng năm.
Kinh phí: 16.000.000đ
- Hội nghị tổng kết đề án 2011 - 2015:
Nội dung: Tổ chức khảo sát đánh giá hiệu quả đầu ra và tổ chức hội nghị tổng kết đề án toàn tỉnh.
Cách thức tiến hành: Xây dựng đề cương chi tiết trình BQL đề án tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện khảo sát, báo cáo kết quả. BQL đề án tỉnh tổ chức nghiệm thu.
Thời gian tiến hành: Năm 2015.
Kinh phí: 15.000.000đ.
- Trao đổi kinh nghiệm thực hiện đề án giữa các tỉnh.
Mục đích: Trao đổi học tập kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện đề án của các tỉnh trong khu vực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện tại địa phương.
Nội dung: Trao đổi kinh nghiệm hoạt động triển khai, giải pháp tổ chức thực hiện, phương pháp xây dựng mô hình của Ban Quản lý Đề án giữa các tỉnh nhằm chọn lựa mô hình tiên tiến triển khai có hiệu quả để thực thi tại địa phương.
Đối tượng: Thành viên BQL Đề án tỉnh, Trưởng Tiểu BQL Đề án huyện.
Phương thức thực hiện: Tổ chức đi giao lưu thực tế giữa các tỉnh có Đề án tổ chức thành công.
Thời gian: Năm 2011, 2013, 2015.
Kinh phí: 45.000.000đ.
f) Kiểm tra, giám sát;
Mục đích: Kiểm tra, giám sát đánh giá hoạt động của BQL Đề án các cấp hàng năm về công tác tổ chức thực hiện, đào tạo, tập huấn, sử dụng kinh phí... từ đó thấy được những thuận lợi và khó khăn để đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đề án.
Nội dung giám sát:
+ Công tác triển khai thực hiện các hoạt động của đề án.
+ Kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo, tập huấn…
+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo từng nội dung đề án.
+ Phối hợp với các đơn vị chuyên môn của ngành y tế giám sát chất lượng dịch vụ cung cấp.
Đối tượng: BQL đề án tỉnh kiểm tra, giám sát các hoạt động của Tiểu BQL Đề án huyện. Tiểu BQL Đề án huyện kiểm tra, giám sát hoạt động của tuyến xã.
Phương thức tiến hành: BQL Đề án xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn trực tiếp các đối tượng, các cặp vợ chồng có trẻ mới sinh trong năm và tiến hành kiểm tra các hoạt động của chính quyền địa phương về việc tổ chức thực hiện các mục tiêu đề án. Chế độ giám sát: Tỉnh, huyện, xã 1 quý/lần.
Thời gian thực hiện: 2012 – 2015.
Kinh phí: 60.000.000đ.
g) Thống kê, báo cáo và rà soát, xác định số trẻ em sinh ra trên địa bàn.
Mục đích: Xác định và thiết lập hệ thống sổ sách mẫu biểu ghi chép theo dõi đối tượng, báo cáo thống kê; đặc biệt cập nhật dữ liệu giới tính trẻ sinh ra hàng năm để đánh giá hiệu quả đề án, giúp quản lý các đối tượng của đề án một cách khoa học, làm cơ sở phục vụ công tác nghiên cứu và đánh giá hiệu quả đề án một cách xác thật.
Nội dung biểu mẫu:
+ Danh sách sản phụ có 02 con một bề là gái.
+ Giới tính trẻ sơ sinh hàng năm.
+ Số cơ sở y tế tư thực hiện siêu âm, cơ sở VHP in ấn và mua bán có liên quan đến việc lựa chọn giới tính.
+ Mẫu báo cáo thống kê tuyến xã, huyện, tỉnh.
Đối tượng thực hiện: BQL Đề án tỉnh và Tiểu ban quản lý Đề án huyện; đối tượng quản lý sản phụ có 02 con một bề là gái, trẻ sơ sinh hàng năm.
Phương thức tổ chức thực hiện: Trên cơ sở sổ theo dõi trẻ mới sinh tại BVĐK, trạm y tế, sổ hộ gia đình và sổ theo dõi cấp giấy khai sinh cho trẻ mới sinh của tư pháp xã từ đó xác định lại số trẻ em thực tế sinh trong năm và giới tính của trẻ mới sinh. BQL Đề án tỉnh xây dựng biểu mẫu thống nhất trong toàn tỉnh. Tổ chức in ấn và cấp phát cho huyện, xã theo tiến độ triển khai đề án.
Thời gian: Sử dụng trong 5 năm.
Tiến độ triển khai: Năm 2011 thiết kế biểu mẫu, in ấn và cấp phát, báo cáo hàng tháng, cuối năm báo cáo giới tỉnh trẻ sinh trong năm.
Kinh phí: In ấn sổ sách, báo cáo tháng 55.300.000đ, kinh phí khảo sát báo cáo số trẻ sinh hàng năm 45,100.000đ.
h) Khảo sát đánh giá đầu ra;
Mục đích: Xác định thực trạng giới tính khi sinh; khảo sát nắm danh sách nhóm phụ nữ có 2 con là nữ; khảo sát kiến thức, đánh giá thái độ của các đối tượng tham gia đề án; việc thực thi pháp luật trong nạo phá thai, siêu âm, in ấn lưu hành văn hóa phẩm về sinh con theo ý muốn trong toàn tỉnh.
Nội dung: Điều tra thu thập số liệu về giới tính khi sinh và nguyên nhân mất cân bằng giới tính khi sinh; nhận thức của các chủ cơ sở y tế thực hiện nạo phá thai, siêu âm và các cơ sở in ấn lưu hành văn hóa phẩm về sinh con theo ý muốn. Nhận thức của CB và cộng đồng về lợi ích của đề án.
Đối tượng:
+ Giới tính trẻ sơ sinh của năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 trong toàn tỉnh.
+ Sản phụ, chồng, ông, bà, cha, mẹ (chỉ chọn mẫu).
+ Chủ các cơ sở y tế, cơ sở in ấn lưu hành văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính khi sinh.
Cách thức tiến hành: Xây dựng đề cương chi tiết trình Ban Quản lý Đề án tỉnh phê duyệt, phối hợp với Cục Thống kê tỉnh tổ chức điều tra khảo sát, bằng các phiếu điều tra, báo cáo kết quả. Ban Quản lý Đề án tỉnh tổ chức nghiệm thu.
Thời gian tiến hành: Tháng 6/2015 xây dựng đề cương, tháng 7 - 11/2015 khảo sát; tháng 12/2015 báo cáo kết quả.
Kinh phí: 92.950.000đ.
V. ĐỊA BÀN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN:
Năm | Huyện | Xã | ||||||
Duy trì | Mở rộng | Cộng | Tỷ lệ so với toàn tỉnh | Duy trì | Mở rộng | Cộng | Tỷ lệ so với toàn tỉnh | |
2011 |
| 6 | 6 | 75% |
| 71 | 71 | 66,3% |
2012 | 6 | 1 | 7 | 87,5% | 71 | 10 | 81 | 75,7% |
2013 | 7 | 1 | 8 | 100% | 81 | 10 | 91 | 85% |
2014 | 8 | 0 | 8 | 100% | 91 | 10 | 101 | 94% |
2015 | 8 | 0 | 8 | 100% | 101 | 6 | 107 | 100% |
VI. THỜI GIAN TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN:
Đề án được xây dựng để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2015. Tiến độ thực hiện đề án cụ thể như sau:
* Năm 2011:
- Dự thảo đề cương chi tiết, hội thảo thông qua đề cương chi tiết, thu thập dữ liệu các ngành.
- Xây dựng đề án, hội thảo về thực trạng và giải pháp của ĐA trong lãnh đạo mở rộng của Chi cục và các TT DS KHHGĐ huyện, TP. Tu chỉnh và trình phê duyệt đề án.
- Hội thảo thống nhất cơ chế và tổ chức hội nghị triển khai đề án.
- Khảo sát thực trạng đầu vào.
- Nhân bản và cung cấp các sản phẩm, tài liệu truyền thông.
- Tổ chức các lớp tập huấn về giới và chênh lệch giới tính khi sinh.. cho lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, những người có uy tín trong cộng đồng. Và tiến hành xây dựng cam kết thực hiện giữa BQL với đơn vị thực hiện; tiến hành tuyển chọn cán bộ chuyên môn của đề án.
- Thiết lập hệ thống sổ sách mẫu biểu ghi chép theo dõi đối tượng, báo cáo thống kê.
- Duy trì hoạt động của BQL tỉnh và Tiểu BQL cấp huyện.
- Trao đổi kinh nghiệm thực hiện ĐA giữa các tỉnh.
- Tập huấn CB truyền thông tuyến xã.
- Triển khai ĐA cho 8 huyện, TP và 71 xã điểm.
* Năm 2012:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tập huấn CB truyền thông tuyến tỉnh, huyện, xã.
- Rà soát, hệ thống hóa các văn bản QPPL có liên quan về giới và giới tính khi sinh của tỉnh và TW, tham mưu hiệu chỉnh, bổ sung, in ấn và phát hành.
- Phổ biến các văn bản QPPL của tỉnh, TW cho chủ cơ sở y tế, văn hóa phẩm có liên quan đến chênh lệch giới tính khi sinh.
- Tư vấn trực tiếp cho phụ nữ mang thai và đối tượng liên quan tại xã.
- Nhân bản và cung cấp các sản phẩm, tài liệu truyền thông.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên cơ sở y tế, cơ sở văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính khi sinh.
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học tập các cháu gái có thành tích học tập giỏi năm cuối PTTH, PTCS giữa các trường trong tỉnh (tổ chức cấp tỉnh).
- Rà soát, xác định số trẻ em trai, gái sinh ra trên địa bàn.
- Cung cấp thông tin về giới, giới tính khi sinh cho TN đến đăng ký kết hôn tại xã.
- Triển khai đề án cho 10 xã điểm mới. Tổ chức nói chuyện chuyên đề cho các gia đình có 2 con là gái, nhân dân và truyền thông lồng ghép cho 81 xã triển khai ĐA.
- Duy trì hoạt động của BQL tỉnh và Tiểu BQL cấp huyện;
- Kiểm tra, giám sát;
* Năm 2013:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tư vấn trực tiếp cho phụ nữ mang thai và đối tượng liên quan tại xã.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên cơ sở y tế, cơ sở văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính khi sinh.
- Nhân bản và cung cấp các sản phẩm, tài liệu truyền thông.
- Cung cấp thông tin về giới, giới tính khi sinh cho TN đến đăng ký kết hôn tại xã.
- Hội thảo, họp mặt xây dựng mô hình gia đình sinh con một bề là gái không sinh con thứ 3 cấp xã.
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học tập các cháu gái có thành tích học tập giỏi năm cuối PTTH, PTCS giữa các trường trong tỉnh (tổ chức cấp tỉnh).
- Tập huấn CB truyền thông mới tuyến tỉnh, huyện, xã.
- Duy trì hoạt động của BQL tỉnh và Tiểu BQL cấp huyện.
- Kiểm tra, giám sát.
- Rà soát, xác định số trẻ em trai, gái sinh ra trên địa bàn.
- Trao đổi kinh nghiệm thực hiện ĐA giữa các tỉnh.
- Triển khai đề án cho 10 xã điểm mới và tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho các gia đình có 2 con là gái, nhân dân địa bàn triển khai đề án.
* Năm 2014:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tư vấn trực tiếp cho phụ nữ mang thai và đối tượng liên quan tại xã.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên cơ sở y tế, cơ sở văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính khi sinh.
- Nhân bản và cung cấp các sản phẩm, tài liệu truyền thông.
- Cung cấp thông tin về giới, giới tính khi sinh cho TN đến đăng ký kết hôn tại xã.
- Hội thảo, họp mặt xây dựng mô hình gia đình sinh con một bề là gái không sinh con thứ 3 cấp huyện.
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học tập các cháu gái có thành tích học tập giỏi năm cuối PTTH, PTCS giữa các trường trong tỉnh (tổ chức cấp tỉnh).
- Rà soát, xác định số trẻ em trai, gái sinh ra trên địa bàn.
- Duy trì hoạt động của BQL tỉnh và Tiểu BQL cấp huyện.
- Kiểm tra, giám sát.
- Triển khai đề án cho 10 xã điểm mới và tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề cho các gia đình có 2 con là gái, nhân dân địa bàn triển khai đề án. Tập huấn CB truyền thông mới.
* Năm 2015:
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tư vấn trực tiếp cho phụ nữ mang thai và đối tượng liên quan.
- Nhân bản và cung cấp các sản phẩm, tài liệu truyền thông.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên cơ sở y tế, cơ sở văn hóa phẩm có liên quan đến giới tính khi sinh.
- Hội thảo, họp mặt xây dựng mô hình gia đình sinh con một bề là gái không sinh con thứ 3 cấp tỉnh.
- Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm học tập các cháu gái có thành tích học tập giỏi năm cuối PTTH, PTCS giữa các trường trong tỉnh (tổ chức cấp tỉnh).
- Cung cấp thông tin về giới, giới tính khi sinh cho TN đến đăng ký kết hôn tại xã.
- Duy trì hoạt động của BQL tỉnh và Tiểu BQL cấp huyện.
- Triển khai đề án 07 xã điểm mới và tập huấn CB truyền thông mới.
- Trao đổi kinh nghiệm thực hiện ĐA giữa các tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát.
- Rà soát, xác định số trẻ em trai, gái sinh ra trên địa bàn.
- Khảo sát đánh giá đầu ra.
- Tổng kết đề án.
VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
Ngân sách trung ương là nguồn vốn tối thiểu để triển khai các hoạt động của đề án. Kinh phí hàng năm thực hiện đề án sẽ được phân bổ trực tiếp về địa phương trong Chương trình mục tiêu quốc gia chiếm 80% tổng kinh phí hoạt động của đề án.
Ngân sách địa phương là nguồn vốn bổ sung để mở rộng các nhiệm vụ và hoạt động của đề án; nguồn vốn tăng cường thêm để thực hiện các nhiệm vụ và chính sách chế độ của địa phương để thực hiện đề án tối thiểu là 20%.
Tổng kinh phí đầu tư: 1.759.950.000
Trong đó:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ: 1.457.960.000
- Ngân sách địa phương: 301.990.000
Chia ra:
Năm 2011: 250.000.000
- Ngân sách trung ương hỗ trợ: 250.000.000
- Ngân sách địa phương: 0 đồng
Năm 2012: 450.640.000
- Ngân sách trung ương hỗ trợ: 360.512.000
- Ngân sách địa phương: 90.128.000
Năm 2013: 439.140.000
- Ngân sách trung ương hỗ trợ: 351.312.000
- Ngân sách địa phương: 87.828.000
Năm 2014: 261.540.000
- Ngân sách trung ương hỗ trợ: 209.232.000
- Ngân sách địa phương: 52.308.000
Năm 2015: 358.630.000
- Ngân sách trung ương hỗ trợ 286.904.000
- Ngân sách địa phương: 71.726.000
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tổ chức BQL Đề án cấp tỉnh và Tiểu Ban quản lý cấp huyện:
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lựa chọn và ra quyết định thành lập Ban Quản lý Đề án cấp tỉnh và Tiểu ban quản lý cấp huyện; đồng thời xây dựng quy chế hoạt động của Ban Quản lý cấp tỉnh và Tiểu ban quản lý cấp huyện, trong đó các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
- Thành phần Ban quản lý cấp tỉnh:
+ Trưởng ban: Lãnh đạo Sở Y tế;
+ Phó trưởng ban thường trực: Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ;
+ Thành viên thư ký: Trưởng phòng DS KHGĐ (Chi cục DS-KHHGĐ);
+ Các thành viên khác: Phòng Nghiệp vụ - Sở Y tế. Thanh tra Sở Y tế. Trung tâm CSSKSS. Khoa sản BVĐK tỉnh. Hội Liên hiệp Phụ nữ. Đoàn TNCS HCM. Sở Tư pháp; Tài chính; Kế hoạch - Đầu tư; Văn hóa Thể thao Du lịch, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trung tâm DS KHHGĐ huyện, TP.
- Thành phần Tiểu Ban quản lý Đề án cấp huyện gồm:
+ Trưởng ban: Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ;
+ Thành viên: Phòng Y tế, khoa sản BVĐK huyện, TP; khoa SKSS Trung tâm Y tế, Hội LHPN, Đoàn TNCS HCM, Phòng Tư pháp; Tài chính Kế hoạch; Văn hóa Thể thao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Viên chức ban Truyền thông DS thuộc Trung tâm DS KHHGĐ huyện, TP.
2. Nhiệm vụ, các thành phần tham gia đề án:
- Sở Y tế (dưới sự tham mưu của Chi cục Dân số - KHHGĐ) chủ trì phối hợp các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện tổ chức triển khai thực hiện đề án. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về dân số; bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình, các quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh.
- Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí thực hiện đề án trình Tổng cục DS KHHGĐ và UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ kinh phí được cấp, Chi cục tham mưu Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở ngành có liên quan, hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, triển khai thực hiện đề án phù hợp với chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
- Các thành viên còn lại tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao thực thi quyền hạn của mình như phối hợp làm công tác truyền thông vận động hoặc kiểm tra, thanh tra, thường xuyên ở các cơ sở dịch vụ y tế trong nạo, phá thai, các cơ sở văn hóa phẩm mua bán lưu hành các ấn phẩm lựa chọn giới tính khi sinh...
3. Trách nhiệm BQL Đề án tỉnh:
- Chỉ đạo, tổ chức và điều phối các hoạt động về mất cân bằng giới tính khi sinh ở địa phương;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động tại địa phương;
- Cử cán bộ đi tập huấn tuyến trên;
- Chịu trách nhiệm về tiến độ thực hiện đề án tại địa phương;
- Tham gia các hội thảo báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm giữa các tuyến;
- Theo dõi việc tổ chức thực hiện ở tuyến dưới;
- Tổng hợp báo cáo và viết báo cáo cho Ban quản lý Trung ương;
- Quản lý tài chính các nguồn ngân sách địa phương;
4. Cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý tài chính của đề án:
Thực hiện theo Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản liên quan hiện hành.
a) Tại trung ương:
Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng, triển khai và tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động của đề án tại địa phương.
b) Tại địa phương:
- Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan quản lý: Sở Y tế.
- Đơn vị thực hiện: Chi cục DS-KHHGĐ.
- Cơ quan phối hợp.
IX. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỀ ÁN:
1. Đối tượng thụ hưởng của đề án:
- Người dân sinh sống và làm việc tại các xã, huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long. Trong đó chú trọng đến: Các đối tượng gia đình có 2 con toàn là gái.
- Lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể phụ nữ và thanh niên các cấp.
- Cán bộ cung cấp dịch vụ siêu âm và phá thai, cán bộ dân số, y tế cơ sở.
- Trẻ em gái, nam/nữ chuẩn bị kết hôn, cặp vợ chồng có vợ 15 - 49 tuổi.
2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của đề án:
Việc thực hiện những hoạt động khuyến khích và hỗ trợ tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội học tập nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động xã hội, có điều kiện đóng góp công sức nhiều hơn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với các hoạt động tuyên truyền, vận động được triển khai những tập tục lạc hậu trọng nam khinh nữ, từng bước được xóa bỏ, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ, thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới.
Đề án được triển khai sẽ làm giảm tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai, nâng cao sức khỏe cho phụ nữ, giảm chi phí và thời gian nghỉ lao động vì phá thai, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách dân số của Đảng và Nhà nước.
Trong tương lai, việc thực hiện tốt mục tiêu của đề án nhằm kiểm soát giới tính khi sinh của dân số tỉnh ta không bị mất cân bằng theo hướng thừa nam, thiếu nữ thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng dân số góp phần tạo ra sự ổn định xã hội và phát triển bền vững của đất nước./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.