ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1735/QĐ-UBND | Bắc Kạn, ngày 25 tháng 8 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH BẮC KẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 975/QĐ-UBND ngày 14/5/2010 của UBND tỉnh phê duyệt danh mục quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu năm 2010 tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 493/TTr-SXD ngày 16/8/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt đề cương quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đề cương: Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2. Chủ đầu tư: Sở Xây dựng Bắc Kạn.
3. Nguồn vốn quy hoạch: Ngân sách nhà nước.
4. Mục tiêu quy hoạch:
4.1. Mục tiêu tổng thể:
Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng và góp phần bảo vệ bền vững môi trường.
Hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn phải được xây dựng, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại phải được quản lý và xử lý theo phương thức phù hợp.
Nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn được nâng cao, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn phải được thiết lập.
4.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:
100% địa phương cấp huyện có bãi rác hợp vệ sinh.
85% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 60% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
50% lượng chất thải xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 30% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
10% bùn bể phốt của các đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
Giảm 40% khối lượng túi ni lon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại.
50% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.
80% khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường trong đó 70% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.
60% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.
85% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
4.3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
90% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ.
80% lượng chất thải xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế.
30% bùn bể phốt của các đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
Giảm 65% khối lượng túi ni lon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại.
80% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ gia đình.
90% khối lượng chất thải công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường trong đó 75% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế.
70% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp được xử lý đảm bảo môi trường.
100% lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường.
5. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch:
Nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn trong phạm vi toàn tỉnh, bao gồm:
- Hệ thống các đô thị trong tỉnh.
- Hệ thống các trung tâm cụm xã và các thị tứ trong tỉnh.
(Riêng đối với các xã sẽ được quan tâm nghiên cứu trong chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020).
- Các chỉ tiêu chính của đề án: Xác định quy mô hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn căn cứ vào dự báo tăng trưởng dân số, công nghệ xử lý, quỹ đất, địa hình, điều kiện địa chất thuỷ văn.
+ Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt:
Loại đô thị | Chỉ tiêu thải CTR (kg/người/ngày) | Tỷ lệ thu gom (%) |
Loại I | 1,3 | 100 |
Loại II | 1,0 | >95 |
Loại III, IV | 0,9 | >90 |
Loại V | 0,8 | >85 |
+ Chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn công nghiệp: 0,1 - 0,3 tấn/ha/ngđ.
6. Nội dung nghiên cứu:
Điều tra, phân tích đánh giá hiện trạng tổng hợp về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội... trong phạm vi vùng nghiên cứu.
Nghiên cứu, điều tra hiện trạng quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, lượng chất thải rắn phát sinh trong vùng nghiên cứu quy hoạch.
Phân tích đánh giá hiện trạng xây dựng, sử dụng đất.
Đánh giá công tác quản lý hoạt động của các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh, so với tiêu chuẩn Việt Nam và so sánh với cả nước.
Đánh giá chỉ tiêu sử dụng đất, kỹ thuật về phát triển tổng thể hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn tỉnh Bắc Kạn.
Xác định các chỉ tiêu sử dụng đất cho công tác thu gom và xử lý chất thải rắn theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Dự báo các nhu cầu sử dụng đất, phục vụ xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh.
Xác định vị trí quy mô, công nghệ xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn cho từng đô thị, cho cấp vùng liên huyện, vùng tỉnh.
Xác định công nghệ xử lý chất thải rắn cho từng cấp khu xử lý (vùng tỉnh, vùng huyện, liên đô thị và từng đô thị).
Định hướng quy hoạch tổ chức không gian hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi kèm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên phạm vi toàn tỉnh.
Quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2015 và đề xuất các dự án đầu tư.
Đề xuất biện pháp xử lý các vấn đề tồn tại của hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội và quá trình phát triển của đô thị và dân cư nông thôn.
Đề xuất các loại hình công nghệ thu gom và xử lý chất thải rắn phù hợp cho vùng nghiên cứu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường của hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn.
Đề xuất quy chế quản lý và hoạt động của hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn.
Hướng dẫn, tổ chức lựa chọn địa điểm và quy hoạch điển hình khu xử lý chất thải rắn các xã.
Xây dựng kế hoạch và dự báo nguồn lực để triển khai thực hiện quản lý chất thải rắn theo quy hoạch.
7. Thành phần hồ sơ: Thuyết minh tổng hợp; Các bản vẽ thu nhỏ, các bảng biểu; Quy chế quản lý và hoạt động của hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn; các bản vẽ theo quy định.
8. Khái toán kinh phí: 342.000.000, đồng.
(Ba trăm bốn mươi hai triệu đồng).
9. Thời gian thực hiện: 06 tháng, kể từ ngày phê duyệt đề cương.
Điều 2. Sở Xây dựng (chủ đầu tư) có trách nhiệm tổ chức thực hiện đề cương theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.