ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 173/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 14 tháng 4 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CẢI THIỆN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 09/11/1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ Xây dựng và quản lý Quỹ "Đền ơn đáp nghĩa";
Xét đề nghị của Sở Lao động - TB&XH,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Kinh phí hỗ trợ sử dụng nguồn thu của Qũy "Đền ơn đáp nghĩa" các cấp trong tỉnh, Qũy "Đền ơn đáp nghĩa" Trung ương và trích từ ngân sách địa phương nguồn đảm bảo xã hội hàng năm.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - TB&XH, Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên Ban quản lý Quỹ " Đền ơn đáp nghĩa" tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
| TM. UBND TỈNH LÀO CAI |
MỘT SỐ QUY ĐỊNH
VẾ VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG CẢI THIỆN NHÀ Ở TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 173/QĐ-UB ngày 14 tháng 4 năm 2005)
I. NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1: Đối tượng xét hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định này bao gồm những người đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thuộc các đối tượng sau:
1. Người hoạt động cách mạng trước năm 1945 và người hoạt động cách mạng "Tiền khởi nghĩa".
2. Thân nhân chủ yếu của liệt sĩ.
3. Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.
4. Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh.
5. Người tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (xét đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp ).
6. Người có công giúp đỡ Cách mạng .
Điều 2: Việc hỗ trợ Người có công với cách mạng cải thiện nhà ở phải đạt được mục đích, yêu cầu sau:
1. Mục đích: Tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng chính sách đều có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của nhân dân cùng nơi cư trú trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực gồm: Nhà nước, nhân dân và bản thân đối tượng chính sách tự vươn lên.
2. Yêu cầu:
- Phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, phong tục tập quán của nhân dân nơi đối tượng đó cư trú.
- Căn cứ vào công lao, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng; khả năng, điều kiện của địa phương.
- Không hỗ trợ đồng loạt bình quân cho tất cả các đối tượng. Việc hỗ trợ phải dựa trên cơ sở bình xét, đề nghị của thôn, bản, xã, phường nơi đối tượng cư trú.
Điều 3: Điều kiện hỗ trợ:
1. Người có công với cách mạng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể tạo lập được nhà ở, nếu chưa có nhà ở hoặc nhà ở bị mất do thiên tai, hỏa hoạn thì tùy theo điều kiện của từng địa phương và công lao, hoàn cảnh cụ thể của từng đối lượng, được xét tặng "Nhà tình nghĩa".
2. Người có công với cách mạng có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở chật chội, dột nát không đảm bảo điều kiện sống trung bình so với nhân dân địa phương nơi cư trú, bản thân không thể tự khắc phục, thì được xét hỗ trợ một phần kinh phí để làm "Nhà tình nghĩa".
II. NGUỒN KINH PHÍ VÀ MỨC HỖ TRỢ:
Điều 4: Nguồn kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở theo quy định này bao gồm :
1. Ở cấp tỉnh (hỗ trợ các huyện, thành phố):
+ Sử dụng nguồn thu của quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” cấp tỉnh hàng năm .
+ Nguồn kinh phí do quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa” Trung ương hỗ trợ.
+ Nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ theo Quyết định của UBND tỉnh.
2. Ở cấp huyện, thành phố (trực tiếp hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở):
+ Nguồn thu của quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" cấp huyện hàng năm .
+ Nguồn kinh phí được tỉnh hỗ trợ.
+ Các nguồn khác do Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định .
Điều 5: Quản lý, sử dụng và cấp kinh phí.
1. Quản lý, sử dụng kinh phí:
Việc quản lý và sử dụng quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" thực hiện theo đúng Điều lệ Xây dựng và quản lý quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" ban hành kèm theo Nghị định số 91/1998/NĐCP ngày 09/11/1998 của Chính phủ.
2. Cấp phát kinh phí:
a. Căn cứ nguồn thu của quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" cấp tỉnh hàng năm và nguồn ngân sách (nếu có). Sở Lao động - TBXH thống nhất với Ban quản lý Quỹ cùng cấp lập kế hoạch phân bổ cho các huyện, thành phố trình UBND tỉnh phê duyệt để hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở.
b. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Lao động - TBXH thông báo mức kinh phí được hỗ trợ cho UBND các huyện, thành phố biết để lựa chọn đối tượng và quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với từng trường hợp.
c. Căn cứ danh sách và đề nghị của UBND các huyện, thành phố, Sở Lao động - TBXH làm thủ tục chuyển kinh phí theo mức do UBND các huyện, thành phố duyệt cho từng đối tượng và tổng mức được UBND tỉnh phê duyệt.
d. Trường hợp được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh theo quyết định được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sở Tài chính sẽ chuyển kinh phí trực tiếp cho Sở Lao động - TBXH; sau đó Sở Lao động - TBXH chuyển kinh phí cho các huyện theo quyết định đã được phê duyệt.
Điều 6: Mức hỗ trợ và nội dung sử dụng:
1. Mức hỗ trợ để cải thiện nhà ở cho Người có công do Chủ tịch UBND huyện, thành phố quyết định trên cơ sở nguồn kinh phí được tỉnh hỗ trợ và nguồn kinh phí của huyện, thành phố huy động được. Mức hỗ trợ tối đa không quá 20 triệu đồng/1 ngôi nhà (trừ những trường hợp do đơn vị hoặc cá nhân đăng ký làm hoàn chỉnh ngôi nhà để tặng cho đối tượng chính sách).
2. Chỉ hỗ trợ kinh phí để làm mới "Nhà tình nghĩa" hoặc cải tạo nâng cấp để nhà ở kiên cố hơn. Trường hợp đặc biệt có thể sử dụng kinh phí hỗ trợ để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở đã có nhà làm sẵn theo nguyện vọng của gia đình nhưng phải đảm bảo đối tượng có nhà ở lâu bền và cuộc sống tốt hơn. Không được sử dụng kinh phí vào việc mua sắm đồ đùng trong gia đình và sửa chữa nhỏ nhà ở hiệu quả thấp, thời gian sử dụng không lâu dài.
3. Ngoài số kinh phí được hỗ trợ nói tại khoản 1 Điều 6 trên, các cơ quan, đoàn thể, chính quyền địa phương hoặc các tổ chức trong và ngoài nước, các cá nhân có thể hỗ trợ thêm cho đối tượng để mua sắm một số đồ dùng sinh hoạt cần thiết và cùng trao tặng khi bàn giao nhà tình nghĩa theo phương châm xã hội hóa.
Điều 7: Quy định về chi phí lập hồ sơ, thiết kế:
1. Đối với nhà xây cấp 4 trở xuống thì phần khảo sát, thiết kế lập dự toán công trình; Thẩm định và cấp phép xây dựng do tổ công tác (nói ở Điều 8 dưới đây) đảm nhiệm; Không thu chi phí thiết kế và lệ phí cho các công việc nêu trên.
2. Đối với trường hợp đối tượng được hỗ trợ, nhưng có thêm nguồn vốn do các tổ chức, cá nhân giúp để xây nhà cấp 3 trở lên hoặc loại nhà khác thì chủ hộ phải tự lo các quy trình thủ tục xây dựng, các khoản chi phí và lệ phí thẩm định, cấp phép theo quy định của Nhà nước,
Điều 8: Quy trình làm nhà:
1. Ủỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thành lập tổ công tác do trưởng (hoặc phó) phòng Nội vụ - Lao động - TBXH làm tổ trưởng. Thành viên gồm lãnh đạo (hoặc cán bộ) của các phòng: Tài chính - Kế hoạch, Hạ tầng kinh tế, Quản lý Đô thị và Chủ tịch UBND, cán bộ Văn hóa - Xã hội của xã phường có đối tượng được hỗ trợ làm nhà tình nghĩa.
2. Nhiệm vụ của tổ công tác:
a. Bàn bạc, thống nhất với gia đình về: Quy cách, biện pháp thi công xây dựng phù hợp với nguồn kinh phí được cấp và tập quán của địa phương, thời gian khởi công, thời gian hoàn thành. Đồng thời vận động các tổ chức, đoàn thể và nhân dân địa phương sở tại giúp đỡ công san gạt mặt bằng, công lao động phổ thông cho những hộ được hỗ trợ làm nhà .
b. Khảo sát, đánh giá lập biên bản cụ thể khối lượng từng hạng mục công trình, trong đó xác định rõ:
- Phần việc nào do nhà nước hỗ trợ,
- Phần việc nào do nhân dân địa phương giúp đỡ .
- Phần việc nào do gia đình tự lo.
c. Căn cứ biên bản của tổ công tác, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xem xét, phê duyệt và ra quyết định đầu tư xây dựng. Việc lựa chọn đơn vị thi công, mua và quản lý vật liệu xây dựng, giám sát thi công do chủ hộ tự lo. Nếu chủ hộ không tự lo được hoặc có nhu cầu thì tổ công tác có trách nhiệm giúp đỡ.
d. Sau khi công trình hoàn thành, căn cứ nội dung biên bản (nói ở tiết b, khoản 2 ở trên) tổ công tác sẽ nghiệm thu và trình Chủ tịch UBND huyện, thành phố ra Quyết định bàn giao ngôi nhà cho gia đình sử dụng. Biên bản khảo sát, thiết kế dự toán, giấy phép xây dựng, quyết định đầu tư, biên bản nghiệm thu, quyết định bàn giao ngôi nhà tình nghĩa là những căn cứ để làm thủ tục quyết toán công trình. Riêng công trình sử dụng nguồn kinh phí của tỉnh hỗ trợ, gửi 01 bộ hồ sơ quyết toán về Ban quản lý quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" cấp tỉnh (qua Sở Lao động - TBXH) để theo dõi.
Điều 9: Đối với trường hợp mua nhà hoặc nhận chuyển nhượng khác: Căn cứ vào nguyện vọng và giới thiệu của đối tượng, Tổ công tác có trách nhiệm thẩm định giá trị và chất lượng của công trình, trình Chủ tịch UBND huyện, thành phố phê duyệt làm căn cứ để hỗ trợ kinh phí. Các thủ tục mua bán do chủ hộ tự lo theo quy định của pháp luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Điều 10: Sở Lao động - TBXH chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện quy định này. Sở Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thẩm định hồ sơ chứng từ và đôn đốc việc thanh quyết toán công trình theo đúng quy định.
Điều 11: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thi công đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Chủ động xử lý những phát sinh trong quá trình xây dựng, Đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện việc thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
Quá trình thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, UBND các huyện, thành phố kịp thời phản ánh về Sở Lao động - TBXH để tổng hợp báo cáo ƯBND tỉnh xem xét và giải quyết.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.