ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1708/QĐ-UBND .NN | Vinh, ngày 29 tháng 04 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2015, CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản thẩm định số 338/BC.NN.KHĐT ngày 28/10/2008; Sở Kế hoạch & Đầu tư tại Báo cáo kết quả thẩm định số 72/SKH.ĐT-NN ngày 04/02/2009 về việc quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020 và Tờ trình số 772/TT.QHNN ngày 13/4/2009 về việc xin điều chỉnh một số nội dung quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020, gồm những nội dung chính sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát: Sử dụng hợp lý và khai thác hiệu quả quỹ đất hiện có, từng bước mở rộng diện tích, đưa giống mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cây trồng, tạo sản phẩm có chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao. Hình thành nên hai vùng cao su chính: Vùng Tây Bắc thuộc khu vực Phủ Qùy và dọc tuyến đường quốc lộ 48, gồm các huyện: Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hoà, Tân Kỳ, Quỳ Hợp, Qùy Châu, Quế Phong và vùng Đông Bắc, bao gồm một phần Quỳnh Lưu và Yên Thành.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Từ năm 2008 đến 2010: Trồng mới 4.000 ha để đạt 8.663 ha, trong đó chăm sóc diện tích kinh doanh 2.629 ha, để đạt năng suất 44 tạ/ha, sản lượng 11.700 tấn mủ tươi, tương đương 3.270 tấn mủ khô.
- Từ năm 2011 đến 2015: Trồng mới 14.000 ha để đạt 22.663 ha, trong đó diện tích kinh doanh 4.663 ha, năng suất 50 tạ/ha, sản lượng 23.315 tấn mủ tươi, tương đương 6.528 tấn mủ khô.
- Từ năm 2016 - 2020: Trồng mới 3.337 ha để đạt 26.000 ha, diện tích kinh doanh 15.900 ha, năng suất đạt 50 tạ/ha, sản lượng 79.500 tấn mủ tươi, tương đương 22.260 tấn mủ khô.
- Giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho khoảng 37.500 lao động.
- Tổng giá trị sản phẩm ước đạt 1.002 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 48 triệu USD/năm (2020); Khai thác có hiệu quả và ổn định 26.000 ha đất các loại.
3. Phương án bố trí quy hoạch:
3.1. Bố trí địa bàn trồng cao su:
Diện tích quy hoạch cây Cao su được xác định, bố trí trên địa bàn các huyện sau khi đã cân đối diện tịch ổn định cho bố trí cây Mía, cây Cà phê, Dứa, cây ăn quả,... theo phương án quy hoạch của ngành Nông nghiệp và PTNT phù hợp với công suất các Nhà máy đã xác định phát triển đảm bảo lâu dài.
Căn cứ tiềm năng đất đai, qua kết quả điều tra thực tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ có thể mở rộng và tiếp tục đầu tư phát triển cây cao su đến năm 2020 với tổng diện theo tầng dày: 50- 70 cm: 3.964 ha; 70Phân tích 26.000 ha, trong đó: 100 cm: - 100 cm: 16.262 ha; 5.774 ha. Phân theo độ dốc: 0 – 80: 1.668 ha; 9 – 150: 11.812 ha; 16 – 250: 12.520 ha.
Gắn với việc phân tích đặc điểm tiểu khí hậu từng vùng tại địa bàn tỉnh Nghệ An và yêu cầu sinh thái của cây cao su bố trí phương án quy hoạch trên địa bàn các huyện như sau:
TT | Đơn vị | Tổng cộng (ha) | Hiện có (ha) | QH mới (ha) |
| Toàn tỉnh | 26.000 | 4.663 | 21.337 |
1 | Nghĩa Đàn | 4.950 | 2.067 | 2.883 |
2 | TX Thái Hoà | 1.505 | 1.070 | 435 |
3 | Tân Kỳ | 4.335 | 846 | 3.489 |
4 | Quỳ Hợp | 1.918 | 680 | 1.238 |
5 | Quỳ Châu | 6.892 |
| 6.892 |
6 | Quế Phong | 1.922 |
| 1.922 |
7 | Yên Thành | 1.568 |
| 1.568 |
8 | Quỳnh Lưu | 2.910 |
| 2.910 |
3.2. Quy hoạch chuyển đổi từ cây khác sang trồng cao su:
Từ nay đến năm 2020 trồng mới thêm 21.337 ha, trên các loại đất hiện đang sử dụng như sau: Đất trồng cây hàng năm 5.095 ha, trong đó: đất mía 1.815 ha, đất dứa 10 ha, đất trồng cây hàng năm khác 3.270 ha; đất trồng cây lâu năm 982 ha, bao gồm: đất trồng cam 262 ha, đất trồng cà phê 670 ha, đất trồng cây lâu năm khác 50 ha; đất lâm nghiệp 15.260 ha (tập trung chủ yếu trên đất rừng nghèo kiệt):
TT | Hạng mục | Tồng DT trồng mới (ha) | Phương án Quy hoạch phát triển cao su trên các loại đất (ha) | |||||||
Đất sản xuất nông nghiệp | Đất lâm nghiệp | |||||||||
Cộng | Cam | Cà phê | Cây LN # | Mía | Dứa | Cây HN khác | ||||
I | 2008-2015 | 18.000 | 4.384 | 262 | 670 |
| 221 |
| 3.231 | 13.616 |
1 | Nghĩa Đàn | 2.034 | 1.341 | 238 | 589 |
|
|
| 514 | 693 |
2 | TX Thái Hoà | 435 | 435 | 24 | 81 |
| 20 |
| 310 |
|
3 | Tân Kỳ | 2.333 | 1.419 |
|
|
| 201 |
| 1.218 | 914 |
4 | Quỳ Hợp | 1.238 | 449 |
|
|
|
|
| 449 | 789 |
5 | Quỳ Châu | 5.560 | 40 |
|
|
|
|
| 40 | 5.520 |
6 | Quế Phong | 1.922 |
|
|
|
|
|
|
| 1.922 |
7 | Yên Thành | 1.568 |
|
|
|
|
|
|
| 1.568 |
8 | Quỳnh Lưu | 2.910 | 700 |
|
|
|
|
| 700 | 2.210 |
II | 2016-2020 | 3.337 | 1.693 |
|
| 50 | 1.594 | 10 | 39 | 1.644 |
1 | Nghĩa Đàn | 849 | 849 |
|
|
| 800 | 10 | 39 |
|
2 | Tân Kỳ | 1.156 | 844 |
|
| 50 | 794 |
|
| 312 |
3 | Quỳ Châu | 1.332 |
|
|
|
|
|
|
| 1.332 |
| Tổng | 21.337 | 6.077 | 262 | 670 | 50 | 1.815 | 10 | 3.270 | 15.260 |
3.3. Phương án bố trí QH phát triển cây cao su giai đoạn 2007 - 2015 và 2020:
Đơn vị tính: Ha
TT | Huyện | 2007 | 2010 | 2015 | 2020 |
| Toàn tỉnh | 4.663 | 8.663 | 22.163 | 26.000 |
1 | Nghĩa Đàn | 2.067 | 2.473 | 3.599 | 4.950 |
2 | TX Thái Hoà | 1.070 | 1.270 | 1.505 | 1.505 |
3 | Tân Kỳ | 846 | 1.716 | 3.180 | 4.335 |
4 | Quỳ Hợp | 680 | 1.054 | 1.919 | 1.919 |
5 | Quỳ Châu |
| 400 | 5.560 | 6.892 |
6 | Quế Phong |
| 300 | 1.922 | 1.922 |
7 | Yên Thành |
| 750 | 1.568 | 1.568 |
8 | Quỳnh Lưu |
| 700 | 2.910 | 2.910 |
3.4. Phương án đầu tư, nâng công suất và đổi mới công nghệ chế biến:
Đến năm định hình toàn tỉnh có 26.000 ha cao su, với năng suất bình quân 54 -55 tạ/ha mủ tươi, sản lượng 140.000-143.000 tấn, tương đương 40.000 tấn mủ khô. Để có hệ số an toàn trong đầu tư và đáp ứng được nhu cầu chế biến ở thời vụ thu hoạch cao điểm thực tế phải cần công suất chế biến 50.000 tấn/năm. Hiện tại công suất chế biến 2.000 - 3.000 tấn/năm, như vậy cần đầu tư xây dựng thêm nhà máy chế biến với công suất 48.000 tấn/năm, tương đương khoảng 16 xưởng chế biến có công suất 3.000 tấn/năm. Tuy nhiên, đến năm 2020 diện tích cao su kinh doanh mới chỉ đạt 15.900 ha, sản lượng mủ khô chế biến khoảng 22.260 tấn. Cần xây dựng thêm các cơ sở chế biến với công suất 18.000 - 19.000 tấn/năm, bao gồm:
- Nhà máy công suất 3.000 tấn/năm tại Công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê cao su;
- Nhà máy công suất 1.500 tấn/năm tại cụm Công ty cây ăn quả và Công ty rau quả 19/5;
- Nhà máy công suất 1.500 tấn/năm tại cụm Công ty NCN3/2 và Xuân Thành;
- Nhà máy công suất 3.000 tấn/năm tại Công ty Nông nghiệp Sông Con;
- Nhà máy công suất 3.000 tấn/năm tại khu vực Yên Thành - Quỳnh Lưu.
- Hai nhà máy công suất 1.500 tấn/năm tại các huyện Quỳ Châu, Quế Phong
4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch:
4.1. Giải pháp kỹ thuật về giống: Công tác giống đóng vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng vườn cây, năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh sau này. Vì vậy chọn những giống thích nghi với điều kiện khí hậu Nghệ An, có năng suất cao, chất lượng tốt và đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Trong thời gian tới, ngoài việc phát triển các giống hiện có, cần khảo nghiệm đưa giống mới nhằm từng bước nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
4.2. Giải pháp về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất:
a) Khai hoang: Từ nay đến năm 2020, để đạt được mục tiêu phát triển thêm
21.337 ha cao su cần khai hoang 16.242 ha, trong đó: Khai hoang rừng tự nhiên nghèo kiệt, cây lùm bụi kém hiệu quả: 15.260 ha
b) Trồng mới và chăm sóc KTCB:
- Đầu tư trồng mới: 21.337 ha.
- Chăm sóc thời kỳ KTCB: 128.022 ha.
c) Đầu tư mô hình khuyến nông, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
d) Đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu:
- Giao thông: Khai thác và sử dụng mạng lưới giao thông hiện có để phục vụ cho việc vận chuyển vật tư phân bón và sản phẩm chế biến đi tiêu thụ. Ngoài ra để hoàn chỉnh và phục vụ sản xuất lâu dài cần được đầu tư một số hạng mục công trình giao thông theo thứ tự ưu tiên hợp lý chia ra nhiều gia đoạn. Giai đoạn đầu Nhà nước chỉ đầu tư các công trình kỹ thuật trên tuyến, huy động các chủ doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia vùng dự án đầu tư thông tuyến nhằm hình thành vùng nguyên liệu tập trung, khi có sản phẩm chế biến Nhà nước sẽ xem xét điều kiện cụ thể về hiệu quả đầu tư từng vùng để thực hiện đầu tư theo chính sách hiện hành của nhà nước theo vùng nguyên liệu tập trung.
+ Làm mới 46,9 km đường giao thông (nền đường rộng 6 m, mặt rộng 3,5 m, cấp phối sỏi sạn - đường cấp V).
+ Nâng cấp, mở rộng 59 km (nền đường rộng 6 m, mặt đường rộng 3,5 m, cấp phối sỏi sạn).
- Đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ cho việc xây dựng vườn ươm tạo cây giống cây cao su.
4.3. Giải pháp về cơ chế, chính sách: Theo quy định hiện hành của UBND tỉnh Nghệ An về việc hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên
địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có cây cao su. Để thúc đẩy tiến độ phát triển cây cao su theo những mục tiêu đã đặt ra, ngoài những cơ chế chính sách đang áp dụng, các Doanh nghiệp cần có chính sách riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị.
4.4. Nguồn vốn đầu tư:
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo chính sách hiện hành;
+ Lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn;
+ Vốn tự có của doanh nghiệp, tập thể, hộ gia đình, cá nhân;
+ Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
5. Tổ chức chỉ đạo, thực hiện:
- Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện và các đơn vị liên quan cụ thể hoá nội dung quy hoạch được duyệt; xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm và hàng năm; Xây dựng các chính sách hỗ trợ đặc thù theo từng giai đoạn để phát triển cây cao su, xây dựng các dự án cụ thể cần ưu tiên đầu tư phù hợp với quy hoạch, theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết NQTW7 khoá 10 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ 2008-2020.
- Các Sở, ngành, UBND các huyện, các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan chủ động xây dựng các đề án, dự án triển khai cụ thể cho các cơ sở thuộc địa phương và của ngành theo quy hoạch được duyệt trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch & Đầu tư, Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, Tài nguyên & Môi trường, Công thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện: Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tân Kỳ, Yên Thành, Quỳnh Lưu và thị xã Thái Hoà và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.