UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1700/QĐ-UBND | Huế, ngày 29 tháng 7 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phạm vi, ranh giới quy hoạch: Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Mục tiêu: Từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, song song với xây dựng mới các nghĩa trang tập trung phục vụ nhu cầu mai táng, cải táng của nhân dân ở các đô thị lớn (thành phố Huế và khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô) các điểm dân cư tập trung ở các vùng nông thôn đồng bằng và miền núi, tiến hành xây dựng, cải tạo, sắp xếp và chỉnh trang các vùng đất nhân dân đã sử dụng vào mai táng, xây lăng mộ từng bước chuyển thành nghĩa trang chính thức. Theo lộ trình thực hiện quy hoạch, số lượng và quy mô nghĩa trang do nhà nước xây dựng và quản lý tăng lên, số lượng và quy mô diện tích đất do nhân dân mai táng và xây dựng lăng mộ không theo quy hoạch ngày một giảm dần, tiến tới chấm dứt việc mai táng không theo quy hoạch.
3. Các nguyên tắc cho việc quy hoạch nghĩa trang tỉnh Thừa Thiên Huế:
3.1. Các nguyên tắc chung:
a) Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy định hiện hành của Nhà nước.
b) Về cơ bản tiến tới giảm dần diện tích nghĩa địa toàn tỉnh đến năm 2020 theo lộ trình quy hoạch.
c) Khống chế chỉ tiêu đất nghĩa địa, định mức mai táng một cách thích hợp đối với từng vùng lãnh thổ.
đ) Đối với nghĩa địa: Quy tập, di dời các khu vực có mồ mả trong nội thị và các khu nghĩa địa nhỏ lẻ xen lẫn trong đất canh tác, khu dân cư vào các nghĩa địa đã được khoanh vùng và nghĩa trang theo quy hoạch.
e) Đối với nghĩa trang: Quy hoạch, xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ để phục vụ công tác mai táng, đảm bảo vệ sinh môi trường; từng bước chuyển dần từ hình thức mai táng cũ sang các hình thức tiên tiến hơn.
3.2. Các nguyên tắc đối với từng vùng cụ thể
a ) Đối với các đô thị lớn:
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung (2-3 điểm/đô thị).
- Tính toán quy mô nghĩa trang nhằm phục vụ cho đô thị và liên vùng. Quy mô nghĩa trang phải tính quỹ đất phục vụ di dời mồ mả để chỉnh trang, phát triển mở rộng đô thị.
- Di dời toàn bộ nghĩa địa trong đô thị.
- Từng bước tiến đến đóng cửa các nghĩa địa ven đô.
- Đầu tư hạ tầng đồng bộ, từng bước áp dụng công nghệ mai táng hiện đại.
b) Đối với các thị trấn, các điểm dân cư tập trung khu vực đồng bằng:
- Di dời các nghĩa địa nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong đất ở và đất canh tác; khoanh vùng các nghĩa địa tập trung.
- Xây dựng nghĩa trang tập trung cho đô thị (1 điểm/đô thị) và các khu dân cư nông thôn (2-3 điểm/xã) với quy mô phù hợp; di dời nghĩa trang nhỏ lẻ trong đất canh tác.
- Các khu dân cư tập trung hạ tầng thuận tiện có thể xây dựng nghĩa trang liên xã.
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tại các khu đất cao ráo, xa dân cư và nguồn nước, hướng ưu tiên là các khu vực trung du phía Tây quốc lộ 1A.
c) Đối với các thị trấn, các điểm dân cư khu vực cồn cát ven biển và đầm phá:
- Di dời các nghĩa địa nhỏ lẻ nằm xen kẽ trong đất ở và đất canh tác; khoanh vùng các nghĩa địa tập trung.
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung cho các đô thị (1 điểm/đô thị) và dân cư nông thôn (tối đa 2 điểm/xã).
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tại các vùng cát ít có khả năng khai thác.
- Khống chế việc chôn cất một số nghĩa địa ven biển; hạn chế tình trạng kéo dài hệ thống nghĩa địa dọc bờ biển; khoanh vùng từng đoạn, từng khu vực để theo dõi quản lý.
- Xây dựng định mức mai táng có đặc thù riêng (khác mức thông thường).
- Nghiên cứu phương thức mai táng mới để đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Phát triển vành đai cây xanh phòng hộ tại các nghĩa trang.
c) Đối với các thị trấn, các điểm dân cư khu vực trung du và vùng núi cao:
- Di dời nghĩa địa nhỏ lẻ trong đất canh tác; khoanh vùng các nghĩa địa tập trung.
- Xây dựng hệ thống nghĩa trang tập trung cho thị trấn (1- 2 điểm/đô thị); tuỳ điều kiện có thể xây dựng nghĩa trang cho từng thôn, xóm; lưu ý quan tâm đến phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc ít người.
4. Dự báo, tính toán cho hệ thống nghĩa trang toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020:
4.1. Nghĩa trang phục vụ việc di dời mồ mả cho phát triển đô thị lớn
a) Quỹ đất nghĩa trang phục vụ phát triển đô thị Huế: Đến năm 2020 khu vực nội thị, ngoại thị có khoảng 105.000 mộ cần di dời. Yêu cầu diện tích đất nghĩa trang phục vụ cải táng khoảng 52 ha.
b) Quỹ đất nghĩa trang phục vụ phát triển đô thị Chân Mây - Lăng Cô: Đến năm 2020 khu vực nội thị có khoảng 35.000 mộ cần di dời. Yêu cầu diện tích đất nghĩa trang phục vụ cải táng vào khoảng 28 ha.
4.2. Nghĩa trang phục vụ nhu cầu mai táng cho toàn tỉnh
a) Đến năm 2020 diện tích đất sử dụng cho mai táng toàn tỉnh dự kiến vào khoảng 150 ha.
(Xem các phụ lục chi tiết kèm theo)
5. Quy hoạch tổng thể hệ thống nghĩa trang toàn tỉnh:
5.1. Các chỉ tiêu tính toán cho hệ thống nghĩa trang toàn tỉnh đến năm 2020:
a) Chỉ tiêu đất nghĩa trang dành cho mỗi mộ hung táng chôn cất một lần tối đa không quá 5m²/mộ.
b) Chỉ tiêu đất nghĩa trang dành cho một mộ cát táng tối đa không quá: 3m²/mộ.
6. Tổ chức hệ thống nhà tang lễ trong các đô thị lớn:
6.1.Tiêu chuẩn xây dựng nhà tang lễ: 250.000 - 300.000 người/1nhà tang lễ. Quy mô từ 5.000 - 8.000 m²/1nhà tang lễ, bao gồm:
Hội trường tổ chức tang lễ; nhà quàn lạnh, nhà xử lý và khâm liệm thi hài; các công trình phù trợ; sân vườn, bãi đỗ xe, hàng rào; nhà để xe phục vụ tang lễ.
6.2. Đối với thành phố Huế và vùng phụ cận: Xây dựng 02 nhà tang lễ.
a) Nhà tang lễ khu vực phía Nam thành phố phục vụ khu dân cư phía Nam sông Hương, khu vực đô thị vệ tinh ( Phú Bài ) cùng các khu dân cư khác theo yêu cầu.
b) Nhà tang lễ khu vực phía Bắc thành phố, khu vực phía Bắc sông Hương, khu vực đô thị vệ tinh (Tứ Hạ) cùng các khu dân cư khác theo yêu cầu.
6.3. Đối với đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô: Xây dựng 02 nhà tang lễ phục vụ khu dân cư đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô cùng các khu dân cư khác của huyện Phú Lộc theo yêu cầu.
7. Tổ chức quy hoạch không gian các nghĩa trang từng vùng:
7.1. Các tiêu chí lựa chọn địa điểm:
a) Không bố trí trong nội thị, bố trí cuối hướng gió so với khu dân cư.
b) Không bố trí gần nguồn nước, cách công trình khai thác nước >2.500m, cách đường giao thông chính >300m, cách mép nước >500m.
c) Khoảng cách tối thiểu đến khu dân cư gần nhất: Chôn 01 lần là 1.500m (nếu chôn theo phương thức mới 500m); Cải táng là 100m.
d) Liên hệ thuận tiện với đường giao thông chính.
đ) Khu vực nghĩa trang lớn các thị trấn: Nghĩa trang phải xác định theo quy hoạch chung.
e) Khu dân cư nông thôn vùng núi và vùng trung du: Nghĩa trang bố trí nơi cao ráo, tránh sạt lở, thuận tiện giao thông, cách ly với nguồn nước sông suối.
g) Khu vực đầm phá cồn cát: Nghĩa trang bố trí thuận tiện giao thông, cách ly nguồn nước theo tiêu chuẩn.
h) Khu vực thường xuyên ngập lụt: Xây dựng nghĩa trang kết hợp công nghệ mai táng mới (quách bê tông ).
7.2. Tổ chức tổng mặt bằng nghĩa trang
a) Tỷ lệ và chỉ tiêu sử dụng đất nghĩa trang:
Loại hình nghĩa trang | Khu chôn cất (% ) | Giao thông và hạ tầng (%) | Cây xanh (%) | Phụ trợ (%) |
Nghĩa trang tổng hợp | 60 | 15 | 20 | 5 |
Nghĩa trang chôn 1 lần | 60 | 15 | 20 | 5 |
Nghĩa trang cải táng | 50 | 10 | 30 | 10 |
b) Đối với khu nghĩa trang kết hợp với hoả táng cần tính toán diện tích nhà hoả táng và khuôn viên theo tiêu chuẩn. Đối với nghĩa trang tổng hợp cân đối đất theo nhu cầu thực tế để có cơ cấu thích hợp.
7.3. Các khu chôn cất:
a) Các khu chôn cất được chia làm các lô mộ. Mỗi lô mộ được tính cho khoảng 200 mộ được bao quanh bằng các lối đi có độ rộng từ 5,5 - 7,5m đảm bảo cho xe cơ giới đi được. Các lô mộ có tối thiểu 02 tuyến đi xuyên qua phân thành các nhóm mộ, có độ rộng từ 3,5 - 5,5m, trong các nhóm mộ và các hàng mộ tổ chức lối đi bộ rộng 1,5m.
7.4. Các công trình khác:
a) Trục giao thông chính trong nghĩa trang có độ rộng từ 7,5 - 10,5m.
b) Bãi đỗ xe, sân tưởng niệm: Quy mô tuỳ thuộc vào số mộ.
c) Cổng hàng rào: Kiến trúc phù hợp có chiều cao từ 2,2 - 2,5m.
d) Hệ thống cây xanh cách ly kết hợp hàng rào. Khuyến khích trồng các giống cây bản địa, cây tinh dầu thơm hoặc các giống cây có khả năng cải tạo môi trường như: thông, tùng, quế, long não, phi lao, phượng vĩ và các loại khác.
đ) Tiêu chuẩn hoá một số mộ để phổ biến nhằm đồng nhất hình thức kiến trúc mộ tại từng lô mộ với hình thức đơn giản nhưng trang trọng phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân.
e) Hệ thống thu gom xử lý nước thải của nghĩa trang, xử lý chất khí độc hại từ lò thiêu phải đảm bảo thu gom và xử lý hết nước thải, khí độc hại và đạt tiêu chuẩn môi trường.
g) Đối với các nghĩa trang lớn mang tính liên vùng, liên đô thị khi quy hoạch tổng mặt bằng cần bố trí các khu mộ theo từng xã, huyện thị riêng biêt.
h) Quy hoạch tổng mặt bằng cần bố trí các khu chôn cất cho các đối tượng đặc biệt như: Người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, dành một phần để phục vụ đối tượng có nhu cầu phục vụ cao cấp hoặc có yêu cầu về tôn giáo, tín ngưỡng riêng nhưng vẫn dựa trên một cơ chế chung về đất đai về dịch vụ.
8. Tổ chức nghĩa trang cho các khu dân cư khác:
8.1. Đối với nghĩa trang các thị trấn nhỏ phải bảo đảm các cơ cấu bao gồm:
a) Khu chôn cất.
b) Hàng rào kết hợp dải cây xanh cách ly.
c) Hệ thống đường giao thông.
d) Hệ thống thu gom nước.
8.2. Đối với nghĩa trang các xã có thể giảm mức đầu tư cho các hạng mục nhưng phải đảm bảo các hạng mục trên.
8.3. Đối với nghĩa trang liên xã, liên thôn quy hoạch tổng mặt bằng bố trí các khu theo từng xã riêng biệt hoặc từng thôn riêng biệt nếu có thể bố trí theo từng dòng tộc riêng biệt.
9. Công nghệ mai táng:
a) Hỏa táng: Sớm đưa công nghệ hoả táng vào sử dụng. Bước đầu phục vụ chủ yếu cho thành phố Huế và các vùng phụ cận. Quy mô ban đầu đáp ứng cho khoảng 5 - 10% nhu cầu mai táng.
b) Chôn cất: Tổ chức áp dụng rộng rãi công nghệ sử dụng quách, huyệt mộ bê tông trên phạm vi toàn tỉnh. Khuyến khích áp dụng tại các nghĩa địa, nghĩa trang vùng cồn cát hoặc ngập nước.
10. Các giải pháp trong giai đoạn vận hành:
a) Từng nghĩa trang phải xây dựng nội quy cho công nhân làm việc và người đến đưa tang, thăm viếng để hạn chế các tác động xấu đến môi trường.
b) Công tác tang lễ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh môi trường.
c) Đất phần mộ hung táng cần xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thấm.
d) Các mộ phần trong khu vực an táng một lần giải quyết bằng hình thức chôn chặt “ trong quan ngoài quách ” xây dựng bằng bê tông để đặt thi hài.
đ) Khu vực hoả táng xây dựng tuyến cống bao thu nước bẩn về hồ sinh học để lắng và làm sạch.
e) Tại khu mộ phần cát táng xây dựng hồ sinh học để xử lý tự nhiên sau đó mới xả ra các suối.
g) Để phục vụ khách thăm viếng mỗi khu phần mộ xây dựng một nhà vệ sinh công cộng. Nước thải của các khu vệ sinh xử lý cục bộ bằng bể tự hoại trước khi xả ra hệ thống chung hoặc tự thấm.
h) Chất thải rắn từ các dịch vụ như vồng hoa, gỗ ván mục từ khu vực hung táng sẽ được phân loại: chất thải vô cơ tận dụng được sẽ được thu gom và sử dụng. Chất thải hữu cơ được ngâm ủ để phục vụ cho bón cây trồng + phần gỗ mục sẽ được đốt bằng lò thủ công.
11. Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường: Định kỳ theo quy định TCVN và quy định của tổ chức y tế thế giới kết hợp với việc thí nghiệm, phân tích trong phòng thí nghiệm.
12. Các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2007 – 2015:
12.1. Các dự án đầu tư xây dựng:
a) Dự án đầu tư cải tạo và xây mới thí điểm 01 nghĩa trang/xã hoặc thị trấn.
b) Dự án mở rộng nghĩa trang phía Bắc thành phố Huế quy mô 30 ha (giai đoạn I).
c) Dự án xây dựng nghĩa trang mới phía Nam thành phố Huế 40 ha (giai đoạn I ).
d) Dự án đầu tư xây dựng đài hoả táng tại phía Nam thành phố Huế và vùng phụ cận.
đ) Dự án xây dựng nghĩa trang đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô giai đoạn II quy mô 15 ha.
e) Dự án xây dựng Công viên vườn Địa đàng 26 ha.
g) Dự án truyền thông về công nghệ mai táng mới.
h) Dự án di dời nghĩa địa trong nội thị thành phố Huế (giai đoạn I ).
i) Dự án di dời nghĩa địa trong khu vực xây dựng đô thị Chân Mây - Lăng Cô.
k) Dự án trồng cây xanh, cải tạo cảnh quan tại một số nghĩa trang khống chế phát triển.
12.2. Các dự án quy hoạch:
a) Dự án quy hoạch hệ thống nghĩa trang vùng huyện.
b) Quy hoạch tổng thể mặt bằng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật các nghĩa trang tập trung.
12.3. Các dự án điều tra cơ bản:
a) Dự án điều tra hệ thống nghĩa trang nhỏ lẻ cần phải di dời.
b) Dự án điều tra xã hội học trên địa bàn thành phố Huế về khả năng phát triển hoả táng.
13. Nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn ngân sách địa phương: Đối với các dự án quy hoạch, điều tra cơ bản, các dự án cải tạo môi trường, cải tạo nghĩa trang cũ, thí điểm công nghệ mai táng mới, đầu tư nhà tang lễ, các chương trình truyền thông và giáo dục....
b) Vốn doanh nghiệp: Đầu tư xây dựng nghĩa trang tập trung, các dịch vụ tang lễ đi kèm theo đúng quy hoạch phê duyệt. Chủ động khai thác khả năng nghĩa trang để thu hồi vốn.
c) Các nguồn vốn khác: Mọi tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đều có thể tham gia đầu tư vào xây dựng, khai thác và quản lý nghĩa trang theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.
14. Xã hội hoá và quản lý công tác tang lễ:
- Công tác phục vụ tang lễ là công tác đặc thù vừa mang tính dịch vụ nhưng lại mang tính xã hội. Do vậy công tác phục vụ tang lễ của thành phố Huế và đô thị mới Chân Mây - Lăng Cô được thực hiện bởi đơn vị sự nghiệp chuyên ngành trực thuộc chính quyền đô thị bao gồm một số công việc chủ đạo như quản lý vận hành mạng lưới nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hoả táng. Về lâu dài cần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đủ năng lực tham gia vào công tác phục vụ nhằm tạo điều kiện bình đẳng trong các hoạt động kinh tế nâng cao chất lượng phục vụ đem lại lợi ích cho người dân đô thị.
- Tại các huyện, thị việc phục vụ tang lễ do một đơn vị chuyên trách chưa có, chính quyền địa phương cần xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên trách trực thuộc phòng Công thương huyện để kiểm soát công tác tang lễ đặc biệt là kiểm soát quy mô nghĩa trang, nghĩa địa thường xuyên theo dõi báo cáo UBND huyện để quản lý công tác mai táng theo quy định.
- Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa riêng rẽ trái với quy định của UBND tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể Thao và Du lịch; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ).
Phụ lục I
DỰ BÁO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ CẢI TÁNG CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020
(CHO CÁC ĐÔ THỊ LỚN) VÀ DỰ BÁO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ MAI TÁNG CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2020
Bảng 1. Dự báo quỹ đất phục vụ cải táng của tỉnh đến năm 2020 (cho đô thị lớn ):
TT | Đô thị | Số mộ cần cải táng (mộ) | Diện tích đất nghĩa trang dành cho cải táng (ha) |
1 | Thành phố Huế | Khoảng 65.000 | 52,0 |
2 | Đô thị Chân Mây - Lăng Cô | Khoảng 35.000 | 28,0 |
| Cộng | Khoảng 100.000 | 80,0 |
Bảng 2. Dự báo quỹ đất phục vụ mai táng của tỉnh đến năm 2020:
TT | Các huyện, thị | Số tử năm 2020 (người) | Diện tích đất nghĩa trang dành cho mai táng (ha) |
1 | Thành phố Huế | 26.636 | 24,0 |
2 | Huyện Phong Điền | 9.536 | 8,6 |
3 | Huyện Quảng Điền | 8.336 | 7,5 |
4 | Huyện Hương Trà | 10.458 | 9,4 |
5 | Huyện Phú Vang | 16.305 | 14,7 |
6 | Huyện Hương Thuỷ | 8.284 | 7,5 |
7 | Huyện Phú Lộc | 13.686 | 12,3 |
8 | Huyện Nam Đông | 3.537 | 3,2 |
9 | Huyện A Lưới | 2.038 | 1,8 |
| Cộng | 98.816 | 89,0 |
Phụ lục II
TỔNG HỢP HỆ THỐNG NGHĨA TRANG THÀNH PHỐ HUẾ ĐẾN NĂM 2020
Bảng 3. Quy hoạch hệ thống nghĩa trang thành phố Huế đến năm 2020:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng 2005 (ha) | Quy hoạch 2020 (ha) | Hình thức triển khai Công nghệ áp dụng |
A | Hệ thống nghĩa trang tập trung có tính liên vùng | |||
1 | Nghĩa trang Hương Hồ (Hương Trà) | 30 | 60 | Mở rộng thêm 30 ha trên cơ sở nghĩa trang cũ. Chôn mới, cải táng. |
2 | Nghĩa trang Thủy Phương (HươngThủy) | 46,3 | 46,3 | Khai thác hết công suất. Chôn mới, cải táng. |
3 | Nghĩa trang mới phía Nam thành phố Huế | 0 | 40 | Xây dựng mới bổ sung, hỗ trợ cho nghĩa trang Thuỷ Phương |
4. | Công viên Địa đàng | 0 | 26 | Xây mới (tưởng niệm, hỏa táng) |
B | Hệ thống nghĩa trang nhỏ lẻ | |||
1 | Nghĩa địa các phường nội thị | 121,42 | 0 | Di dời từng bước đến nghĩa trang thành phố |
2 | Các nghĩa địa phía Nam thành phố | 178,59 | 178,59 | Giữ nguyên quy mô, không chôn mới, trồng cây xanh. Di dời mồ mả tại các khu vực triển khai dự án phát triển đô thị. |
3 | Nghĩa địa nhỏ lẻ tại xã Thủy Xuân | 104,44 | 104,44 | Giữ nguyên quy mô. Từng bước đóng cửa, trồng cây xanh. Di dời mồ mả tại các khu vực triển khai các dự án phát triển đô thị. |
4 | Các nghĩa địa nhỏ lẻ tại xã Thủy Biều | 69,79 | 69,79 | Giữ nguyên quy mô, từng bước đóng cửa, trồng cây xanh. |
5 | Các nghĩa địa nhỏ lẻ tại xã Hương Long | 82,5 | 82,5 | Giữ nguyên quy mô. Từng bước đóng cửa, trồng cây xanh. |
6 | Các nghĩa địa nhỏ lẻ tại khu vực An Hoà, Hương Sơ | 83,46 | 0 | Di dời toàn bộ các nghĩa địa. |
Phụ lục III
TỔNG HỢP HỆ THỐNG NGHĨA TRANG ĐÔ THỊ MỚI CHÂN MÂY – LĂNG CÔ ĐẾN NĂM 2020
Bảng 4. Quy hoạch hệ thống nghĩa trang đô thị Chân Mây - Lăng Cô đến năm 2020:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng 2005 (ha) | Quy hoạch 2020 (ha) | Hình thức triển khai |
1 | Nghĩa trang Phú Cường | 0 | 30 | Xây dựng mới cho cải táng, chôn mới. |
2 | Nghĩa trang Mỹ Gia | 0 | 30 | Xây dựng mới cho chôn mới, cải táng và hoả táng trong tương lai. |
3 | Nghĩa trang Trường Đồng | 3,5 | 8 | Mở rộng cho cải táng. |
4 | Nghĩa trang Hói Cạn | 0 | 10 | Xây mới cho chôn mới, cải táng. |
5 | Các nghĩa địa nhỏ lẻ tại Lộc Thủy | 91,6 | 91,6 | Giữ nguyên quy mô, tăng mật độ mai táng, tiến tới đóng cửa. |
6 | Các nghĩa địa nhỏ lẻ tại Lộc Tiến | 57,57 | 20 | Di dời phần còn lại đến nghĩa trang mới. |
7 | Các nghĩa địa nhỏ lẻ tại Lộc Vĩnh | 93 | 0 | Di dời đến nghĩa trang mới. |
Phụ lục IV
TỔNG HỢP HỆ THỐNG NGHĨA TRANG CÁC HUYỆN TRONG TỈNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số:1700/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế )
Bảng 5. Tổng hợp hệ thống nghĩa trang huyện A Lưới:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng 2005 (ha) | Quy hoạch 2020 (ha) | Hình thức triển khai |
1 | Nghĩa trang thị trấn A Lưới | 6,73 | 10 | Xây dựng mới cụm nghĩa trang phục vụ cụm A Lưới - A Ngo - Hồng Quảng - Phú Vinh chôn mới, cải táng. |
2 | Các điểm dân cư, các xã khác | 51,51 | 60 | Xây dựng mới theo các khu dân cư. Chôn mới, cải táng. |
Bảng 6. Tổng hợp hệ thống nghĩa trang huyện Nam Đông:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng 2005 (ha) | Quy hoạch 2020 (ha) | Hình thức triển khai |
1 | Nghĩa trang thị trấn Khe Tre | 1,5 | 3,0 | Cải tạo hoàn chỉnh nghĩa trang cũ phục vụ chôn mới, cải táng. |
2 | Các điểm dân cư, các xã khác | 10,0 | 32,0 | Xây dựng theo các điểm dân cư phục vụ chôn mới, cải táng. |
Bảng 7. Tổng hợp hệ thống nghĩa trang huyện Phú Lộc:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng | Quy hoạch | Hình thức triển khai |
1 | Nghĩa trang thị trấn Phú Lộc | 44,47 | 30 | Cải tạo 01 nghĩa trang cũ, thu gom lại quy mô phục vụ chôn mới, cải táng. |
2 | Nghĩa trang 05 xã ven biển | 653,7 | 600 | Cải tạo 05 nghĩa địa cũ thành 05 nghĩa trang đạt tiêu chuẩn. Đóng cửa các nghĩa địa còn lại, trồng cây xanh, thu gom nghĩa địa nhỏ lẻ vào khu vực mới. |
3 | Nghĩa trang Lộc Hoà | 0 | 20 | Xây mới thành nghĩa trang liên xã Lộc Hoà, Lộc Điền. |
4 | Nghĩa trang Lộc Sơn | 63 | 120 | Cải tạo mở rộng nghĩa trang cũ phục vụ liên xã Lộc Sơn, Lộc An, Xuân Lộc. |
5 | Các nghĩa địa tại các xã khác | 346,81 | 346,81 | Khống chế mở rộng, tăng mật độ chôn cất. |
Bảng 8. Tổng hợp hệ thống nghĩa trang huyện Phú Vang:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng | Quy hoạch | Hình thức triển khai |
1 | Nghĩa trang thị trấn Phú Đa | 235,82 | 218,82 | Cải tạo nghĩa địa cũ, tăng mật độ chôn cất. Chôn mới, cải táng. |
2 | Nghĩa trang thị trấn Thuận An | 26 | 20,5 | Cải tạo nghĩa địa cũ, tăng mật độ chôn cất. Chôn mới, cải táng. |
3 | Nghĩa trang 06 xã ven biển Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Phú Xuân, Vinh Thanh, Vinh An | 426,03 | 396,59 | Cải tạo 06 nghĩa trang cũ thành 06 nghĩa trang đạt tiêu chuẩn. Đóng cửa các nghĩa địa nhỏ lẻ. |
4 | Nghĩa trang 03 xã Phú Thượng, Phú Mỹ, Phú Xuân | 438,33 | 438,33 | Cải tạo nghĩa trang cũ Phú Xuân phục vụ liên xã. Các nghĩa địa khác khống chế mở rộng và hạn chế chôn cất. |
5 | Nghĩa địa 02 xã Phú Hồ, Phú Lương | 136,48 | 134,98 | Cải tạo nghĩa địa cũ phục vụ liên xã. Các nghĩa địa khác khống chế mở rộng và hạn chế chôn cất. Chôn mới, cải táng. |
6 | Các xã khác như Phú Thanh, Phú Mậu, Phú Dương, Phú An | 157,43 | 152,19 | Thu gom các nghĩa địa nhỏ lẻ vào các nghĩa trang tập trung. |
Bảng 9. Tổng hợp hệ thống nghĩa trang huyện Hương Thủy:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng | Quy hoạch | Hình thức triển khai |
1 | Cụm nghĩa địa các xã Thuỷ Dương, Thuỷ Thanh, Thuỷ Vân, Thuỷ Phương, Thuỷ Bằng | 349,35 | 340 | Cải tạo nghĩa địa liên xã tại Thuỷ Phương (40 ha). Khống chế phát triển các nghĩa trang cũ. Di dời nghĩa trang nhỏ lẻ trong đất nông nghiệp vào nghĩa trang tập trung. |
2 | Cụm nghĩa trang các xã Thuỷ Châu, Thuỷ Lương, Thuỷ Tân, Thuỷ Phù và thị trấn Phú Bài | 223,07 | 220 | Xây mới cụm nghĩa trang liên xã tại Tân Lập - Thuỷ Phù (50 ha). Khống chế phát triển các nghĩa địa hiện nay. Di dời các nghĩa trang nhỏ lẻ trong đất nông nghiệp, KCN Phú Bài vào nghĩa trang tập trung. |
3 | Nghĩa địa các xã: Dương Hoà, Phú Sơn | 3,12 | 3,5 | Bố trí rải rác theo địa bàn dân cư. |
4. | Nghĩa trang mới xã Thuỷ Bằng | 0 | 40 - 50 | Xây dựng mới phục vụ các xã phía Bắc Huyện và phía Nam thành ph ố Huế |
Bảng 10. Tổng hợp hệ thống nghĩa trang huyện Hương Trà:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng | Quy hoạch | Hình thức triển khai |
1 | Nghĩa trang thị trấn Tứ Hạ | 53,2 | 53 | Xây dựng 01 nghĩa trang cho thị trấn trên cơ sở nghĩa trang hiện nay. |
2 | Nghĩa địa các xã Hương Vinh, Hương Toàn | 220,2 | 200 | Quy tập các nghĩa địa nhỏ lẻ trong đất nông nghiệp vào nghĩa trang lớn. Cải tạo nghĩa địa quy mô lớn thành nghĩa địa tập trung với số lượng mỗi xã 02 nghĩa địa. |
3 | Nghĩa địa các xã Hương Xuân, Hương Chữ, Hương Vân | 420,38 | 400 | Quy tập các nghĩa địa nhỏ lẻ trong đất nông nghiệp vào nghĩa trang lớn. Cải tạo nghĩa địa quy mô lớn thành nghĩa địa tập trung với số lượng mỗi xã 02 nghĩa địa. |
4 | Nghĩa địa các xã Hương An, Hương Hồ | 157,71 | 157,71 | Khống chế khai thác, tiến tới sử dụng chung với nghĩa trang thành phố Huế. |
5 | Nghĩa địa các xã khác | 188,65 | 188,65 | Tăng mật độ chôn cất, di dời các nghĩa địa nhỏ lẻ. |
Bảng 11. Tổng hợp hệ thống nghĩa trang huyện Quảng Điền:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng | Quy hoạch | Hình thức triển khai |
1 | Nghĩa trang thị trấn Sịa | 135,42 | 90 | Cải tạo xây dựng 01 nghĩa trang tập trung cho thị trấn trên cơ sở nghĩa trang hiện nay. Di dời nghĩa địa nội thị. |
2 | Nghĩa địa các xã Quảng Ngạn, Quảng Công | 174,2 | 150 | Quy tập các nghĩa địa nhỏ lẻ trong đất nông nghiệp vào nghĩa địa lớn. Cải tạo nghĩa địa có quy mô lớn thành nghĩa địa tập trung với tính chất liên xã nằm ven quốc lộ 49B. |
3 | Nghĩa địa các xã Quảng Thái, Quảng Lợi | 205,79 | 200 | Quy tập các nghĩa trang nhỏ lẻ trong đất nông nghiệp vào nghĩa trang lớn. Cải tạo nghĩa địa có quy mô lớn thành nghĩa địa tập trung với tính chất liên xã nằm ven tỉnh lộ 10. |
4 | Nghĩa địa các xã Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng Phú | 501,28 | 501,28 | Khống chế nghĩa trang hiện nay, tăng mật độ chôn cất. Không mở nghĩa trang mới. |
Bảng 12. Tổng hợp hệ thống nghĩa trang huyện Phong Điền:
TT | Tên nghĩa trang | Hiện trạng | Quy hoạch | Hình thức triển khai |
1 | Nghĩa trang thị trấn Phong Điền | 13,5 | 13,5 | Cải tạo xây dựng 01 nghĩa trang cho thị trấn trên cơ sở nghĩa trang hiện nay. Di dời nghĩa địa trong nội thị. |
2 | Nghĩa địa các xã miền núi Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Xuân | 171,19 | 171,19 | Phát triển tuỳ thuộc vào việc phát triển dân cư. |
3 | Nghĩa địa các xã Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hoà, Điền Hải, Phong Hải | 683,43 | 650,0 | Khống chế quy mô bằng tăng mật độ chôn cất. |
4 | Nghĩa trang các xã Phong Chương, Phong Bình, Phong Hoà, Phong Hiền, Phong An, Phong Thu. | 560,02 | 550,0 | Khống chế phát triển quy mô, tăng mật độ chôn cất. Mỗi xã từ 2- 3 nghĩa địa. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.