BỘ
CÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 17/2001/QĐ-BCN |
Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY ĐỊNH THỦ TỤC VỀ GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN (SỬA ĐỔI) "
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP
ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ
máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Nghị định số 76/2000/NĐ-CP
ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật
Khoáng sản (sửa đổi);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và Vụ trưởng Vụ
Pháp chế,
Điều 1 . Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định thủ tục về giấy phép hoạt động khoáng sản (sửa đổi) " để áp dụng thống nhất trong cả nước.
Điều 2 . Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 325/QĐ-ĐCKS ngày 26 tháng 02 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc ban hành "Quy định thủ tục hành chính và giấy phép hoạt động khoáng sản".
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(SỬA ĐỔI)
HÀ NỘI, 2001
THỦ
TỤC VỀ GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN (SỬA ĐỔI)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 17/2001/QĐ-BCN ngày 23 tháng 3 năm 2001
của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Điều 2. Giấy phép hoạt động khoáng sản bao gồm:
- Giấy phép khảo sát khoáng sản;
- Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Giấy phép khai thác khoáng sản;
- Giấy phép chế biến khoáng sản;
- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản;
Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 15 Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi), dưới đây gọi tắt là Nghị định số 76/2000/NĐ-CP, muốn được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải có hồ sơ đáp ứng các yêu cầu tại Quy định này. Đối với cá nhân, để được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản (trừ giấy phép khai thác tận thu khoáng sản) phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
1- Bộ Công nghiệp cấp các loại giấy phép sau đây:
- Giấy phép khảo sát khoáng sản;
- Giấy phép thăm dò khoáng sản;
- Giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản các loại, trừ giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh) quy định tại khoản 2 Điều này;
- Giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong trường hợp cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.
2- Ủy ban nhân dân tỉnh cấp các loại giấy phép sau đây đối với khu vực thuộc trách nhiệm quản lý hành chính của địa phương:
- Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đối với khu vực đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Nghị định số 76/2000/NĐ-CP;
- Giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (kể cả đối với khu vực giáp ranh giữa các tỉnh sau khi Bộ Công nghiệp đã cấp giấy phép thăm dò và phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò) và than bùn cho tổ chức, cá nhân trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 26, Điều 27 và Điều 61 của Nghị định số 76/2000/NĐ-CP và các điều từ Điều 25 đến Điều 47 tại Quy định này, trừ giấy phép khai thác, giấy phép chế biến các loại thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối với việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là cát, sỏi lòng sông (kể cả đối với khu vực giáp ranh giữa các tỉnh sau khi Bộ Công nghiệp đã cấp giấy phép thăm dò và phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò), ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trước khi cấp giấy phép khai thác, Ủy ban nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Khoa học, Công nghệ và Môi trường, môi sinh, bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và bảo đảm tuyệt đối an toàn các khu vực dân cư, đê điều, công trình thủy lợi, công trình giao thông, hành lang giao thông đường thuỷ và các công trình khác có liên quan.
3- Cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép hoạt động khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại loại giấy phép đó và có quyền cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản theo loại giấy phép đó.
Cơ quan tiếp nhận đơn, hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản của Ủy ban nhân dân tỉnh là Sở Công nghiệp tỉnh.
Các cơ quan tiếp nhận đơn, hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin liên quan đến việc lựa chọn khu vực, diện tích và thủ tục về cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.
1. Đơn xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản (mẫu 01);
2. Đề án khảo sát khoáng sản, trong đó nêu rõ vị trí, ranh giới và diện tích; cơ sở địa chất và các đối tượng khảo sát (loại khoáng sản), phương pháp và khối lượng công tác; thời hạn, tiến độ và dự toán chi phí, nguồn tài chính;
3. Bản đồ khu vực khảo sát khoáng sản dựa trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:100.000, hệ thống tọa độ vuông góc UTM (mẫu 02), bốn (4) bộ. Ranh giới khu vực khảo sát khoáng sản được khoanh định theo ô vuông, mỗi ô có kích thước 1kmx1km.
4. Các văn bản về tư cách pháp lý của chủ đơn theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Bộ Công nghiệp phải có văn bản quyết định cho phép trả lại giấy phép (mẫu 07) hoặc văn bản trao đổi với chủ đơn.
1. Đơn xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản (mẫu 09);
2. Đề án thăm dò khoáng sản, trong đó nêu rõ vị trí, ranh giới và diện tích; cơ sở địa chất, mục tiêu thăm dò (trữ lượng khoáng sản); công nghệ và khối lượng công tác chủ yếu; tác động đối với môi trường sinh thái, tài nguyên, công trình và tài sản khác; thời hạn và tiến độ hoạt động; dự toán chi phí thăm dò, nguồn tài chính;
3. Bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản dựa trên nền bản đồ địa hình, hệ thống tọa độ vuông góc UTM, bốn (4) bộ.
Ranh giới khu vực thăm dò khoáng sản được khoanh định theo hình đa giác khép kín. Khu vực thăm dò có diện tích từ một kilômét vuông (1km2) trở lên được khoanh định theo ô vuông, mỗi ô có kích thước 1kmx1km trên bản đồ tỷ lệ 1:50.000 (mẫu 10); khu vực thăm dò có diện tích nhỏ hơn một kilômét vuông (1km2) khoanh định trên bản đồ tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000 (mẫu 10a).
4. Các văn bản về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn theo quy định của pháp luật;
5. Bản sao giấy phép đầu tư (nếu có) có xác nhận của công chứng nhà nước.
Điều 14. Trước khi nhận giấy phép thăm dò, tổ chức, cá nhân thăm dò phải nộp tiền đặt cọc, lệ phí giấy phép thăm dò và lệ phí độc quyền thăm dò theo quy định tại các Điều 28, 29, 30 Nghị định số 76/2000/NĐ-CP.
Điều 15. Theo quy định tại Điều 51 của Nghị định số 76/2000/NĐ-CP, cơ quan được hỏi ý kiến theo thẩm quyền của mình có trách nhiệm trả lời Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam bằng văn bản trong thời hạn chậm nhất là mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được văn bản hỏi ý kiến của Cục. Sau thời hạn nói trên, nếu cơ quan được hỏi ý kiến không có văn bản trả lời thì coi như cơ quan đó đã chấp thuận việc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
Trong trường hợp văn bản trả lời của các cơ quan hữu quan có ý kiến khác nhau, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có thể tổ chức trao đổi để thống nhất ý kiến hoặc trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xem xét, quyết định.
1. Đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản (mẫu 12);
2. Báo cáo thông tin kết quả và chi phí thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng công việc và dự toán chi phí thăm dò tiếp tục;
3. Bản đồ khu vực thăm dò, trong đó đã loại trừ ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích theo giấy phép được cấp trước đó.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định gia hạn (mẫu 13) hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép không được gia hạn.
Trong trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng đơn và hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì giấy phép đó tiếp tục có hiệu lực đến thời điểm có Quyết định gia hạn hoặc có văn bản trả lời chủ đơn về việc giấy phép không được gia hạn.
Điều 18. Để được trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam:
1. Đơn xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản (mẫu 14);
2. Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản và báo cáo về chi phí thăm dò đã thực hiện đến thời điểm xin trả lại giấy phép;
3. Bản kê các nghĩa vụ tài chính đã thực hiện.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định (mẫu 15).
Điều 19. Để được trả lại một phần diện tích thăm dò, tổ chức, cá nhân phải gửi đến Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam:
1. Đơn xin trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản (mẫu 16);
2. Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đã thực hiện ở phần diện tích xin trả lại;
3. Bản đồ khu vực thăm dò được tiếp tục hoạt động;
4. Khối lượng công tác và dự toán chi phí;
5. Chương trình thăm dò tiếp tục.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định (mẫu 17) hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản.
1. Đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (mẫu 18);
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản;
3. Bảng kê giá trị tài sản sẽ được chuyển nhượng kèm theo hợp đồng chuyển nhượng;
4. Báo cáo kết quả thăm dò, chi phí đã thực hiện và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền thăm dò;
5. Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò;
6. Bản sao giấy phép đầu tư có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển nhượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài).
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép thăm dò đang còn hiệu lực, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép thăm dò không được chuyển nhượng.
1. Đơn xin thừa kế quyền thăm dò khoáng sản (mẫu 20);
2. Văn bản pháp lý chứng minh chủ đơn là người thừa kế hợp pháp của cá nhân được phép thăm dò khoáng sản;
3. Báo cáo kết quả công tác thăm dò, chi phí đã thực hiện, chương trình tiếp tục hoạt động thăm dò.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép thăm dò đang còn hiệu lực, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phải xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định.
Việc thừa kế quyền thăm dò khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò mới (mẫu 21) cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, phù hợp với quyền thăm dò khoáng sản được quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời.
1. Đơn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản (mẫu 23 và 23a);
2. Văn bản phê duyệt hoặc thẩm định báo cáo thăm dò của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 76/2000/NĐ-CP và văn bản xác nhận đã nộp báo cáo thăm dò vào lưu trữ địa chất nhà nước;
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản kèm theo văn bản thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 44 của Nghị định số 76/2000/NĐ-CP;
4. Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản (dự kiến) trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000, hệ thống tọa độ vuông góc UTM (mẫu 24 và 24a), bốn (4) bộ;
5. Các văn bản về tư cách pháp lý của chủ đơn (nếu chủ đơn không phải là tổ chức, cá nhân đã được phép thăm dò);
6. Các văn bản xác nhận về tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn (chủ đầu tư);
7. Bản sao giấy phép đầu tư để khai thác khoáng sản có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài);
8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được thẩm định, phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
9. Văn bản xác nhận chất lượng, công dụng nguồn nước của cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế nếu khoáng sản xin khai thác là nước khoáng, nước nóng, nước sạch thiên nhiên được sử dụng vào mục đích điều trị bệnh, điều dưỡng, giải khát đóng chai.
1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản (mẫu 26);
2. Báo cáo kết quả hoạt động khai thác kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin gia hạn; Trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác;
3. Bảng kê các nghĩa vụ đã thực hiện: nộp thuế, bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường, phục hồi đất đai ở các diện tích đã chấm dứt hoạt động khai thác;
4. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép khai thác còn hiệu lực, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định gia hạn (mẫu 27 và 27a) hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép không được gia hạn.
Điều 30. Để được trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin trả lại giấy phép khai thác khoáng sản (mẫu 28);
2. Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin trả lại giấy phép;
3. Bảng kê các nghĩa vụ đã thực hiện tính đến thời điểm xin trả lại giấy phép: nộp thuế, bồi thường thiệt hại…
4. Đề án đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc đóng cửa mỏ để bảo vệ theo quy định của Bộ Công nghiệp;
5. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định (mẫu 29 và 29a).
Điều 31. Để được trả lại một phần diện tích khai thác, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản (mẫu 30);
2. Báo cáo kết quả khai tách, tình hình địa chất và trữ lượng khoáng sản còn lại trong phần diện tích xin trả lại;
3. Phương án phục hồi môi trường, đất đai, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và bảo đảm an toàn đối với diện tích xin trả lại;
4. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin trả lại một phần diện tích khai thác.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét và trình cấp có thẩm quyền quyết định (mẫu 31 và 31a).
Điều 32. Để được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (mẫu 32);
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
3. Bảng kê giá trị tài sản sẽ được chuyển nhượng kèm theo hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
4. Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác;
5. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin chuyển nhượng;
6. Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
7. Bản sao giấy phép đầu tư có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài).
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc quyền khai thác không được chuyển nhượng.
Điều 33. Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được chấp nhận bằng việc cấp giấy phép khai thác mới (mẫu 33 và 33a) cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng, phù hợp với quyền khai thác quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời. Trong trường hợp quyền khai thác không đủ điều kiện để chuyển nhượng theo quy định tại Điều 56 của Nghị định số 76/2000/NĐ-CP, thì tổ chức, cá nhân có quyền trả lại giấy phép theo quy định tại Điều 30 của Quy định này.
Điều 34. Để được thừa kế hợp pháp quyền khai thác khoáng sản tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin thừa kế quyền khai thác khoáng sản (mẫu 34);
2. Văn bản pháp lý chứng minh chủ đơn là người thừa kế hợp pháp của cá nhân được phép thăm dò khoáng sản;
3. Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm xin nhận thừa kế;
4. Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ đến thời điểm xin nhận thừa kế.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép khai thác còn hiệu lực, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Việc thừa kế quyền khai thác khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản mới (mẫu 35 và 35a) cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, phù hợp với quyền khai thác khoáng sản được quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời.
Điều 37. Thủ tục về giấy phép khai thác tận thu do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định sau khi có thỏa thuận của Bộ Công nghiệp và phù hợp với các quy định của Luật Khoáng sản, các điều từ Điều 65 đến Điều 70 của Nghị định số 76/2000/NĐ-CP. Đơn xin khai thác tận thu và giấy phép khai thác tận thu có nội dung thống nhất trong phạm vi cả nước (mẫu 37 và 37a).
Điều 38. Tổ chức, cá nhân không có giấy phép khai thác khoáng sản muốn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn theo quy định tại Điều 5 của Quy định này:
1. Đơn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản (mẫu 38);
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi về chế biến khoáng sản kèm theo văn bản thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 44 của Nghị định số 76/2000/NĐ-CP;
3. Bản sao giấy phép đầu tư chế biến khoáng sản có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với chủ đơn là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài);
4. Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn;
5. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được thẩm định, phê chuẩn hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 39. Trong thời hạn không quá bốn nhăm (45) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân trong nước và không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài (không kể thời gian cơ quan tiếp nhận đơn thu thập ý kiến của các cơ quan hữu trách và thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận đơn), cơ quan tiếp nhận đơn phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế và trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép chế biến (mẫu 39 và 39a) hoặc trả lời tổ chức, cá nhân bằng văn bản về việc giấy phép không được cấp.
Điều 40. Trình tự, thủ tục, thời hạn thu thập ý kiến các cơ quan hữu trách hoặc xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để xem xét trước khi cấp giấy pháp chế biến khoáng sản tuân theo quy định tại các điều 15 và 16 của Quy định này.
Điều 41. Để được gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản thì trước ngày giấy phép hết hạn không ít hơn ba (3) tháng, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản (mẫu 40);
2. Báo cáo kết quả hoạt động chế biến khoáng sản từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin gia hạn; Sản lượng khoáng sản sẽ được tiếp tục chế biến;
3. Bảng kê các nghĩa vụ đã thực hiện: nộp thuế, bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định gia hạn (mẫu 41 và 41a) hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép không được gia hạn.
Điều 42. Để được trả lại giấy phép chế biến khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản (mẫu 42);
2. Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin trả lại giấy phép;
3. Bảng kê các nghĩa vụ đã thực hiện tính đến thời điểm xin trả lại giấy phép: nộp thuế, bồi thường thiệt hại…
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định (mẫu 43 và 43a).
Điều 43. Để được chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản (mẫu 44);
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;
3. Bảng kê giá trị tài sản thực tế được chuyển nhượng;
4. Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản, chi phí đã thực hiện và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;
5. Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;
6. Bản sao giấy phép đầu tư để chế biến khoáng sản có xác nhận của công chứng nhà nước (đối với tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài).
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định, hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép chế biến khoáng sản không được chuyển nhượng.
Điều 44. Việc chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản được chấp nhận bằng việc cấp giấy phép chế biến khoáng sản mới (mẫu 45 và 45a) cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng, phù hợp với quyền chế biến khoáng sản quy định tại giấy phép trước bị thu hồi đồng thời. Trong trường hợp quyền chế biến khoáng sản không đủ điều kiện được chuyển nhượng theo quy định tại khoản 4 Điều 61 và Điều 55 Nghị định số 76/2000/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân có quyền trả lại giấy phép chế biến khoáng sản theo quy định tại Điều 42 của Quy định này.
Điều 45. Để được thừa kế hợp pháp quyền chế biến khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải gửi đến cơ quan tiếp nhận đơn:
1. Đơn xin thừa kế quyền chế biến khoáng sản (mẫu 46);
2. Văn bản pháp lý chứng minh chủ đơn là người thừa kế hợp pháp của cá nhân được phép chế biến khoáng sản;
3. Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và kế hoạch tiếp tục hoạt động chế biến khoáng sản.
Trong thời hạn không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ, giấy phép chế biến khoáng sản còn hiệu lực, cơ quan tiếp nhận đơn phải xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Việc thừa kế quyền chế biến khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép chế biến khoáng sản mới (mẫu 47 và 47a) cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, phù hợp với quyền chế biến khoáng sản được quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời.
Điều 46. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân được thừa kế hợp pháp quyền chế biến khoáng sản nhưng không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện hoạt động chế biến thì tổ chức, cá nhân có quyền chuyển nhượng quyền chế biến cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định tại Điều 43 hoặc xin trả lại giấy phép chế biến theo quy định tại Điều 42 của Quy định này.
Điều 47. Giấy phép chế biến khoáng sản bị thu hồi theo quy định tại Khoản 3 Điều 61 Nghị định số 76/2000/NĐ-CP, được thể hiện bằng Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó (mẫu 48 và 48a).
Điều 48. Hoạt động khoáng sản phải được đăng ký nhà nước tại Cơ quan tiếp nhận đơn xin cấp giấy phép quy định tại Điều 5 của Quy định này trước khi giao giấy phép cho chủ đơn.
Mọi hoạt động khoáng sản theo giấy phép đã được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền trong phạm vi cả nước đều phải được đăng ký, tổng hợp đầy đủ tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Điều 49. Cơ quan tiếp nhận đơn xin cấp giấy phép có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản.
Điều 50. Giấy phép hoạt động khoáng sản được giao cho chủ đơn hai (2) bản và gửi đến các cơ quan để đăng ký nhà nước hoặc thông báo hoạt động theo quy định sau đây:
1. Giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò khoáng sản kèm theo bản đồ khu vực khảo sát hoặc khu vực thăm dò được gửi đến Sở Công nghiệp tỉnh sở tại một (1) bộ.
2. Giấy phép khai thác khoáng sản kèm theo bản đồ khu vực khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản do Bộ Công nghiệp cấp được gửi đến Sở Công nghiệp tỉnh sở tại một (1) bộ.
3. Giấy phép khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, giấy phép khai thác tận thu và giấy phép chế biến khoáng sản do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kèm theo bản đồ khu vực khai thác và những thông tin cần thiết để đăng ký hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản do Sở Công nghiệp lập được gửi đến Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam một (1) bộ.
4. Bản sao giấy phép hoạt động khoáng sản do tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản gửi đến các cơ quan hữu quan khác theo yêu cầu của các cơ quan đó khi làm thủ tục thuê đất, đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh.
Điều 51. Khối lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được khai thác mà không phải xin giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp quy định tại Điều 62 của Nghị định số 76/2000/NĐ-CP phải được đăng ký tại các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định sau đây:
1. Khu vực hoạt động thuộc phạm vi quản lý hành chính của một tỉnh được đăng ký tại Sở Công nghiệp tỉnh;
2. Khu vực hoạt động thuộc phạm vi ranh giới của hai hoặc nhiều tỉnh được đăng ký tại Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và các Sở Công nghiệp sở tại.
Điều 52. Việc thông báo kế hoạch, chương trình hoạt động khoáng sản cũng như chế độ báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản có quy định riêng.
(Tên tổ chức, cá nhân)----------- Số: ………… |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ………, ngày … tháng … năm …… |
(Tên tổ chức, cá nhân)...........................................................................................................
Trụ sở tại:...............................................................................................................................
Điện thoại:…………………………, Fax:............................................................................
Quyết định (giấy phép) thành lập số:….., ngày… tháng… năm… của (cơ quan)… và đăng ký kinh doanh số:……, ngày… tháng… năm…, tại....................................................................................................
do ……………………….cấp.
Xin được khảo sát khoáng sản (tên khoáng sản)...................................................................
tại: xã…………….., huyện…………., tỉnh…………….
Mục đích khảo sát..................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Diện tích khu vực khảo sát:…………..km2.
Được giới hạn bởi các điểm góc: …… có tọa độ xác định trên bản đồ kèm theo.
Thời gian xin khảo sát…… tháng, từ tháng……năm…..đến tháng…..năm……
(Tên tổ chức, cá nhân)……………………cam đoan thực hiện đúng quy định của Luật Khoáng sản về hoạt động khảo sát và các quy định của pháp luật liên quan.
Tài liệu gửi kèm theo: - (Theo Điều 7 của Quy định) -- |
(Tổ chức, cá nhân làm đơn) Ký tên, đóng dấu |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.