ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1698/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 07 tháng 9 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025;
Căn cứ Hướng dẫn số 27/HD-ĐCT ngày 15 tháng 02 năm 2019 của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về việc triển khai thực hiện Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025;
Xét đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2019 - 2025, kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban Tổ chức - Nội vụ tỉnh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Kèm theo Quyết định số: 1698/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2019 của UBND tỉnh)
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của địa phương theo Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ; qua đó nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng và hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Phát huy nội lực, vai trò chủ động của cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tốt nhiệm vụ công tác Hội.
2. Yêu cầu
- Việc bồi dưỡng phải đảm bảo đúng đối tượng, bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án được phê duyệt tại Quyết định số 1893/QĐ-TTg ngày 31/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại Văn bản số 27/HD-ĐCT ngày 15/02/2019; đảm bảo tính đồng bộ, xuyên suốt trong quá trình triển khai thực hiện.
- Công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của từng cấp Hội Phụ nữ; ưu tiên bồi dưỡng Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã và nguồn quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã.
- Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; lồng ghép với các Đề án, các chương trình khác có liên quan để thực hiện.
1. Mục tiêu chung
Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh, chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, nhiệt tình với công tác phụ nữ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, sâu sát cơ sở; có kỹ năng, phương pháp lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ theo các nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa XII của Đảng.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn đến 2020
- Tối thiểu 10% cán bộ, công chức chuyên trách Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh được bồi dưỡng giảng viên nguồn.
- Tối thiểu 70% cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo chuyên đề, vị trí việc làm, cập nhật kiến thức mới.
- Tối thiểu 70% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã và 30% trở lên người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội.
- Tối thiểu 70% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo chuyên đề: Lập kế hoạch, hướng dẫn tổ chức hoạt động công tác Hội; xây dựng mô hình thu hút tập hợp hội viên; kỹ năng tuyên truyền, vận động; kỹ năng tiếp xúc, đối thoại với phụ nữ; tham mưu đề xuất, giám sát, phản biện xã hội về các vấn đề liên quan đến phụ nữ; phương pháp giải quyết một số vụ việc xâm hại quyền của phụ nữ; phụ nữ khởi nghiệp...
- Tối thiểu 70% Chi hội trưởng Phụ nữ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội, kiến thức, kỹ năng theo chuyên đề cho Chi hội trưởng: Vận động thu hút tập hợp hội viên; kỹ năng tuyên truyền, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phụ nữ; kỹ năng hòa giải; tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; kiến thức về gia đình, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ - trẻ em, di cư an toàn...
- Bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng thực tiễn, cung cấp tài liệu cho Chi hội:
+ 25% trở lên Chi hội trưởng tham gia Hội thảo/Diễn đàn Chi hội trưởng giỏi do Trung ương (hoặc theo cụm các tỉnh phía Bắc) và địa phương tổ chức; nội dung: Giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công tác Hội; khuyến khích, biểu dương thành tích đội ngũ Chi hội trưởng nhằm thúc đẩy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
+ 100% Chi hội nhận được tài liệu sinh hoạt hội viên do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh biên soạn và phát hành hằng quý (Mỗi chi hội 1 bộ/quý). Nội dung: Mỗi quý có các chuyên đề tương ứng với nhiệm vụ công tác Hội và các kiến thức liên quan đến phụ nữ, trẻ em.
2.2. Giai đoạn đến năm 2025
- Tối thiểu 15% cán bộ, công chức chuyên trách Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh được bồi dưỡng giảng viên nguồn.
- 100% cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội hoặc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo chuyên đề, vị trí việc làm, lĩnh vực công tác, cập nhật kiến thức mới.
- 100% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã và 30% trở lên người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội.
- 100% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo chuyên đề: Lập kế hoạch, hướng dẫn tổ chức hoạt động công tác Hội; xây dựng mô hình thu hút tập hợp hội viên; kỹ năng tuyên truyền, vận động; kỹ năng tiếp xúc, đối thoại với phụ nữ; tham mưu đề xuất, giám sát, phản biện xã hội về các vấn đề liên quan đến phụ nữ; phương pháp giải quyết một số vụ việc xâm hại quyền của phụ nữ; phụ nữ khởi nghiệp...
- 100% Chi hội trưởng Phụ nữ được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội, kiến thức, kỹ năng theo chuyên đề cho Chi hội trưởng: Vận động thu hút tập hợp hội viên; kỹ năng tuyên truyền, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phụ nữ; kỹ năng hòa giải; tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; vận động phụ nữ khởi nghiệp; kiến thức về gia đình, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, trẻ em, di cư an toàn...
- Bồi dưỡng rèn luyện kỹ năng thực tiễn, cung cấp tài liệu cho Chi hội:
+ 100% Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã được thi/kiểm tra nghiệp vụ do cấp huyện tổ chức, nhằm đánh giá thực chất năng lực đội ngũ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở, nâng cao kiến thức, phương pháp, kỹ năng tuyên truyền, vận động, xử lý tình huống xảy ra trong thực tiễn.
+ 100% Chi hội nhận được tài liệu sinh hoạt hội viên do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh biên soạn và phát hành hằng quý (Mỗi chi hội 1 bộ/quý). Nội dung: Mỗi quý có các chuyên đề tương ứng với nhiệm vụ công tác Hội và các kiến thức liên quan đến phụ nữ, trẻ em.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng
- Cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh.
- Cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thành phố (sau đây gọi là cấp huyện).
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) và những người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã.
- Chi hội trưởng Phụ nữ.
2. Phạm vi
Thực hiện tại các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tỉnh, chú trọng địa bàn có nhiều xã thuộc vùng biên giới, xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
1. Nhu Cầu bồi dưỡng kiến thức bài bản theo chương trình cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp.
2. Bồi dưỡng, hỗ trợ kỹ năng thực tiễn cho Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở.
(Có Phụ lục tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng kèm theo Kế hoạch này).
V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ
1.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và triển khai các chính sách bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Hội
- Hằng năm, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp khảo sát nhu cầu bồi dưỡng, rà soát, thống kê trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Nghiên cứu, đề xuất triển khai các chính sách của Trung ương về bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Hội trong hệ thống chính trị.
1.2. Tiếp nhận, hoàn thiện các chương trình, tài liệu bồi dưỡng
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tiếp nhận, hoàn thiện chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo vị trí việc làm phục vụ trực tiếp cho phong trào phụ nữ, lĩnh vực công tác hoặc chuyên đề bồi dưỡng gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ các cấp và Nghị quyết của Đảng các cấp; đảm bảo cập nhật kiến thức, tình hình thực tế của địa phương về công tác Hội, công tác xã hội... đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.
1.3. Tổ chức các khóa bồi dưỡng
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam, Trường Chính trị tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng cho Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã và người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã; tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh; cử cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, cấp huyện tham gia các chương trình bồi dưỡng bắt buộc, bồi dưỡng giảng viên nguồn tại Trung ương.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ Hội cấp xã và những người được quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã.
1.4. Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc bồi dưỡng
- Nghiên cứu, triển khai áp dụng quy trình, phương pháp, bộ công cụ kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng; kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện sau kiểm tra, đánh giá.
2. Giải pháp
2.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của công tác bồi dưỡng
- Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức Hội, Chi hội trưởng Phụ nữ về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng về công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới trong thực hiện nhiệm vụ.
- Các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ cho cán bộ, công chức được tham gia bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm về công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
- Đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp; xác định việc học tập nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn trình độ, chuyên môn thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao. Cán bộ, công chức được lựa chọn chương trình bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm đang đảm nhận.
2.2. Hoàn thiện chương trình, tài liệu và đổi mới hình thức, phương pháp bồi dưỡng
- Hoàn thiện chương trình, tài liệu bồi dưỡng, bảo đảm cập nhật kiến thức, nội dung mới về công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới phù hợp với yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.
- Bảo đảm chương trình, tài liệu không trùng lặp phù hợp với từng cấp Hội, từng địa bàn quản lý; hợp lý giữa lý thuyết và thực hành, tăng thời lượng thực hành theo hướng “Cầm tay chỉ việc” nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng thực hiện.
2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên
- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao trình độ, kiến thức và phương pháp, kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch này.
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên trong hệ thống Hội Phụ nữ có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác Hội, công tác xã hội, công tác phụ nữ và bình đẳng giới.
2.4. Nguồn lực
- Khai thác, lồng ghép các hoạt động để bảo đảm nguồn lực thực hiện Kế hoạch.
- Thu hút, khai thác các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án phát triển do các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp tài trợ, đóng góp từ người học.
2.5. Đổi mới tổ chức và hoạt động, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy các cấp Hội theo tinh thần các Nghị quyết trung ương Đảng khóa XII
- Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh tiếp tục rà soát, kiện toàn, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy các cấp Hội theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; các quy định của Trung ương và hướng dẫn của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm tạo điều kiện và phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp trong việc rà soát, kiện toàn, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy các cấp Hội theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương (nếu có).
2. Lồng ghép với các chương trình, đề án của các sở, ngành, nguồn xã hội hóa, đóng góp từ các tổ chức doanh nghiệp, cá nhân và các nguồn tài chính hợp pháp khác (nếu có);
3. Căn cứ nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ hằng năm theo Kế hoạch được phê duyệt và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổng hợp dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Là cơ quan chủ trì triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án theo Kế hoạch này.
- Hằng năm trên cơ sở Kế hoạch này và điều kiện thực tế của địa phương, chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Hội thuộc phạm vi quản lý, kèm dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện; đồng thời đề xuất, kiến nghị với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xem xét, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho tỉnh để tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam, Trường Chính trị tỉnh và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để tổ chức bồi dưỡng theo phân cấp.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ theo chuyên đề, theo vị trí việc làm, tập huấn về công tác xã hội hoặc tổ chức hội thảo, diễn đàn học tập, bồi dưỡng cập nhật hằng năm cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh và cấp huyện, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã và nguồn quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã.
- Rà soát các đối tượng chưa đạt tiêu chuẩn chức danh, các đối tượng thuộc diện phải bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng tại địa phương hoặc cử cán bộ, công chức bồi dưỡng theo kế hoạch của Trung ương.
- Hướng dẫn Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ Hội thuộc phạm vi quản lý, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đế án theo Kế hoạch này về Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Ban Tổ chức – Nội vụ tỉnh
Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu triển khai chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Hội ở vùng sâu, vùng xa, cán bộ Hội là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo quy định.
3. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh xây dựng hằng năm, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để triển khai, thực hiện theo quy định.
4. Trường Chính trị tỉnh
- Phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng cho Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã và người trong quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã theo quy định.
- Đảm bảo giảng viên phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, có năng lực sư phạm.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Trên cơ sở Kế hoạch này và đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phê duyệt kế hoạch và chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ trên địa bàn đảm bảo tỷ lệ mục tiêu, tiến độ, chất lượng theo quy định.
- Hằng năm bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách của địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để thực hiện.
- Kiểm tra đôn đốc, sơ kết, tổng kết, đánh giá theo thẩm quyền kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng hằng năm và kết thúc giai đoạn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh để tổng hợp, theo dõi.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2019 - 2025; trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh vượt quá thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh để tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.