ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1686/QĐ-UBND | Hà Giang, ngày 22 tháng 8 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương: phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1928/2005/QĐ-UBND ngày 14/9/2005 của UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Hà Giang đến năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 16/10/2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV nhiệm kỳ 2011-2015;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 06/8/2012 về phát triển kinh tế biên mậu giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Công thương Hà Giang,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định này, Đề án Đẩy mạnh chế biến và tiêu thụ hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được phân công trong Đề án, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung của Đề án. Định kỳ 6 tháng và một năm, các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố trong tỉnh báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh thông qua Sở Công thương.
2. Sở Công thương là cơ quan đầu mối có trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện, chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ĐỀ ÁN
THỰC HIỆN ĐẨY MẠNH CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ HÀNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1686/QĐ-UBND ngày 22/8/2012 của UBND tỉnh)
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT - TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Tỉnh Hà Giang được xác định có tiềm năng, thế mạnh về sản xuất, chế biến các mặt hàng khoáng sản kim loại, nông, lâm sản và hàng thủ công nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2006-2010 các mặt hàng nông, lâm sản và hàng thủ công nghiệp của tỉnh chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa của địa phương. Để thúc đẩy và tăng kim ngạch xuất khẩu của địa phương trong giai đoạn 2011-2015 bên cạnh việc nâng cao sản lượng, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa phải đồng thời kết hợp đầu tư máy móc, thiết bị và công nghệ chế biến hiện đại nhằm tăng thêm giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa xuất khẩu theo quy chuẩn của khu vực và quốc tế góp phần hạn chế xuất khẩu thô.
Chuyển nhanh nền sản xuất hàng hóa của địa phương từ khép kín tự sản - tự tiêu, từ đơn giản, quy mô nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa quy mô tập trung, công nghiệp hướng đến thị trường xuất khẩu quốc tế; Phát huy tổng thể các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tập trung mọi nguồn lực tạo chuyển biến tích cực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, chế biến các nguyên liệu thô thành sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng quốc tế.
Định hướng phát triển sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu và đề ra các giải pháp có tính chiến lược nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV nhiệm kỳ 2011-2015.
Tóm lại: Xây dựng Đề án Đẩy mạnh chế biến và tiêu thụ hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 là hết sức cần thiết, nhằm mục đích:
- Khai thác có hiệu quả các lợi thế, tiềm năng của địa phương phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh; Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của địa phương, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa địa phương cả về chất và lượng.
- Hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô giá trị thấp, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội; Thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn đảm bảo cho nền sản xuất hàng hóa của địa phương phát triển nhanh và bền vững.
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm hàng hóa của địa phương; Phấn đấu đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV nhiệm kỳ 2011-2015 đã đề ra.
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/5/2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ;
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các Ngân hàng thương mại;
Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020;
Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia;
Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” giai đoạn 2011-2015;
Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030;
Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 16/10/2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV nhiệm kỳ 2011-2015;
Nghị quyết số 47/2012/NQ-HĐND ngày 14/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành một số chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
III. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1. Tiềm năng và lợi thế của địa phương
Qua các báo cáo và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành của Bộ, ngành trung ương và từ tổng kết thực tiễn của địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005-2010 đều có chung một nhận định Hà Giang có tiềm năng phát triển về công nghiệp khai khoáng, thủy điện, chế biến nông lâm sản và kinh tế cửa khẩu. Trong đó:
- Sản phẩm hàng hóa chủ yếu:
+ Hàng nông sản bao gồm: Gia súc (Trâu, bò, lợn, dê), mật ong, Ngô, Đậu tương, Lạc, Chè, Cam quýt, Các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc (rượu các loại). Trong đó sản phẩm xuất khẩu, có tiềm năng xuất khẩu: Chè
+ Hàng lâm sản bao gồm: Đồ gỗ gia dụng các loại từ gỗ vườn rừng, Ván gỗ bóc từ gỗ vườn rừng, cây dược liệu các loại. Trong đó sản phẩm xuất khẩu, có tiềm năng xuất khẩu: Ván gỗ bóc từ gỗ vườn rừng, cây dược liệu.
+ Hàng thủ công nghiệp gồm: Hàng mây tre đan thủ công các loại, hàng dệt thổ cẩm, hàng thêu ren, hàng gốm sứ. Trong đó, sản phẩm xuất khẩu và có tiềm năng xuất khẩu: Hàng mây tre đan thủ công các loại, hàng dệt thổ cẩm, hàng thêu ren.
* Kết quả sản xuất hàng hóa thế mạnh giai đoạn 2005-2010 (Biểu phụ lục số: 01-ĐA)
- Kinh tế cửa khẩu: Tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu kinh tế cửa khẩu và các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh:
+ Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy đang được quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng trên diện tích 28.781 ha với tổng mức vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là 5.250 tỷ đồng.
+ Các cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy, Cửa khẩu Xín Mần, cửa khẩu Phó Bảng, cửa khẩu Săm Pun, các lối mở và hệ thống chợ biên giới đã và đang được đầu tư xây dựng đồng bộ.
2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2005-2010 và năm 2011
a) Tiêu thụ trong nước
Các sản phẩm nông sản như Đậu tương, Ngô hạt, Cam quýt, Lạc, Gia súc... chủ yếu mới đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của địa phương và một phần của thị trường trong nước do sản lượng sản xuất còn nhỏ chưa đáp ứng được các đơn hàng lớn phục vụ xuất khẩu. Sản phẩm nông sản, được tiêu thụ chủ yếu qua các hệ thống chợ nông thôn của địa phương do tư thương trực tiếp thu mua và vận chuyển về các tỉnh thành đồng bằng tiêu thụ.
b) Xuất khẩu hàng hóa địa phương
Tổng kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua luôn có sự chuyển biến tích cực, mặc dù giá trị xuất khẩu không cao song đã có mức tăng trưởng đáng kể, cụ thể: năm 2005 đạt 3,321 triệu USD, năm 2006 đạt 4,348 triệu USD, năm 2007 đạt 6,084 triệu USD; năm 2008 đạt 8,704 triệu USD; năm 2009 đạt 8,111 triệu USD; năm 2010 đạt 10,494 triệu USD và năm 2011 sơ bộ đạt 24,210 tăng 7,3 lần so với năm 2005.
Chỉ tiêu | ĐVT | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 |
1. Tổng giá trị xuất khẩu | Tr.USD | 3,321 | 4,348 | 6,084 | 8,704 | 8,111 | 10,494 | 24,210 |
2. Hàng hóa XK chủ yếu | - | - | - | - | - | - | - | - |
- Quặng các loại | Tấn | 11.211 | 4.981,1 | 5.247,2 | 7.438,6 | 10.257,4 | 22.149 | 13.129,4 |
- Chè các loại | Tấn | 2.473 | 3.119,3 | 2.624,6 | 2.044,8 | 2.557,9 | 1.655,8 | 1.341,8 |
- Giấy đế | Tấn | 804 | 860,5 | - | - | - | - |
|
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Giang qua các năm)
Căn cứ vào kim ngạch xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu trong thời gian vừa qua, ta thấy sản phẩm xuất khẩu chủ lực trên địa bàn là sản phẩm Chè và quặng các loại, sản phẩm mới là ván gỗ ép MDF, hàng thủ công nghiệp, còn lại là các mặt hàng xuất khẩu khác khối lượng nhỏ và không ổn định.
c) Phân khúc thị trường
Sản phẩm nông sản ngoại trừ sản phẩm chè còn lại các loại sản phẩm khác được bán và tiêu thụ phục vụ nhu cầu trong nước; Sản phẩm lâm sản như gỗ ván bóc, cây dược liệu xuất khẩu chủ yếu dưới hình thức trao đổi của cư dân biên giới và xuất khẩu biên giới theo hình thức tự phát; Sản phẩm thủ công nghiệp được xuất khẩu chủ yếu qua hình thức ủy thác như: hàng mây tre đan, thêu ren.
(Biểu phụ lục số 02-ĐA)
3. Những thuận lợi, khó khăn, hạn chế
a) Thuận lợi
Trong những năm qua kinh tế xã hội của tỉnh phát triển tương đối ổn định, cơ sở hạ tầng đã được quan tâm đầu tư xây dựng; các quy hoạch ở lĩnh vực ngành đã được hoàn thiện, một số dự án đầu tư sản xuất kinh doanh đang được tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả.
Các cơ chế, chính sách tương đối đầy đủ, đối với Hà Giang thuộc tỉnh miền núi nên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Trung ương; có lợi thế về biên giới và cửa khẩu, hiện đang được đầu tư và khai thác có hiệu quả mở ra nhiều triển vọng cho phát triển thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hóa.
b) Khó khăn, hạn chế
- Quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp, tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
- Năng lực của các doanh nghiệp trong tỉnh còn yếu, trình độ công nghệ sản xuất hạn chế, khó đạt được tới quy mô sản xuất hàng hóa công nghiệp dẫn tới chất lượng, năng suất thấp và chưa có sức cạnh tranh.
- Cơ cấu sản xuất, chế biến hàng hóa phục vụ xuất khẩu không có sự thay đổi, sản xuất phân tán, quy mô nhỏ lẻ; không có hàng hóa xuất khẩu thường xuyên; tăng trưởng xuất khẩu thấp; kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng không bền vững; sản phẩm xuất khẩu chủ yếu vẫn là chè và khoáng sản kim loại.
4. Dự báo kết quả sản xuất và nhu cầu thị trường giai đoạn 2011-2015
a) Dự báo kết quả sản xuất hàng hóa địa phương
(Biểu phụ lục số 03-ĐA)
b) Dự báo nhu cầu thị trường
- Thị trường trong nước:
Nhu cầu về các loại sản phẩm nông sản như: Đậu tương, Ngô hạt, Lạc sẽ tăng cao để đáp ứng cho nhu cầu lương thực, thực phẩm và sản xuất, chế biến thức ăn gia súc; Sản phẩm Cam, Quýt chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm luôn có nhu cầu lớn tại các tỉnh, thành phố lớn trong nước.
- Thị trường xuất khẩu:
Nhu cầu về sản phẩm Chè, gỗ ván ép công nghiệp và các loại cây dược liệu tại các thị trường xuất khẩu truyền thống ngày càng tăng do:
+ Sản lượng xuất khẩu Chè của các nước trong khu vực và trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Xrilanca giảm do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Sản lượng cung cấp các loại cây dược liệu quý để bào chế các sản phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh luôn nhỏ không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.
Phần thứ hai
NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
1. Một số khái niệm
1.1. Chế biến hàng hóa
Là quá trình tác động có chủ định, có hệ thống vào các nguồn tài nguyên, nguyên liệu được khai thác từ tự nhiên và nuôi trồng làm cho biến đổi thành chất có thể dùng được ngay hoặc dùng tốt hơn; Chế biến hàng hóa là tổng hợp các quy trình hoạt động tác động vào một khâu hoặc toàn bộ quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
1.2. Xuất khẩu hàng hóa
Là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Hàng hóa được doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và trực tiếp đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (xuất khẩu trực tiếp).
- Hàng hóa được doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và được đưa vào các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc các nhà máy trên lãnh thổ Việt Nam theo sự chỉ định của doanh nghiệp nước ngoài để chế biến hàng xuất khẩu (xuất khẩu tại chỗ).
2. Đối tượng của đề án
Là các loại sản phẩm hàng hóa, cây trồng và vật nuôi thế mạnh của tỉnh trong các lĩnh vực nông lâm sản, thủ công nghiệp; Được nuôi trồng, chế biến tập trung có quy mô, sản lượng lớn và đạt tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
3. Phạm vi điều chỉnh
Các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể được thành lập theo quy định của pháp luật và có trụ sở chính tại tỉnh Hà Giang. Trong quá trình sản xuất, chế biến hàng hóa phải sử dụng tối thiểu từ 80% nguyên liệu do địa phương sản xuất và sử dụng tối thiểu từ 50% lao động là người địa phương.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
Đề ra các giải pháp khuyến khích, đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thế mạnh của địa phương; Hỗ trợ tổng thể có trọng tâm vào khâu sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm và tăng sức cạnh tranh các sản phẩm của địa phương tại thị trường nội địa, xuất khẩu; Tạo động lực khuyến khích, thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh.
2. Mục tiêu tổng quát
Khuyến khích, phát huy và tận dụng các tiềm năng, thế mạnh của địa phương vào quá trình sản xuất, chế biến hàng hóa xuất khẩu; Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động góp phần giải quyết chính sách an sinh xã hội của địa phương; Thực hiện đạt, vượt chỉ tiêu về kim ngạch xuất khẩu của địa phương theo Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 16 tháng 10 năm 2010 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV nhiệm kỳ 2011-2015 đã đề ra.
3. Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015:
- Giá trị tăng thêm của nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 14,6%. Trong đó: Công nghiệp - xây dựng tăng 19,5%, Nông - lâm nghiệp tăng 5,5%.
- Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh đạt 700 triệu USD, tăng trưởng bình quân 27%/năm; Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của địa phương đạt 78 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 36 triệu USD gồm:
+ Kim ngạch xuất khẩu chè đạt: 12 triệu USD.
+ Kim ngạch xuất khẩu cây dược liệu đạt: 3 triệu USD.
+ Kim ngạch xuất khẩu gỗ ván ép MDF đạt: 8 triệu USD.
+ Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt: 0,5 triệu USD.
+ Kim ngạch xuất khẩu các loại hàng hóa khác đạt: 12,5 triệu USD.
- Tổng mức lưu chuyển và hàng hóa bán lẻ đạt 4.600 tỷ đồng;
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng nhanh giá trị thu nhập trong sản xuất; mở rộng diện tích và quy mô các giống cây trồng, vật nuôi có thế mạnh, giá trị kinh tế cao và phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương theo hướng công nghiệp; nghiên cứu, thay thế các giống cây trồng cho năng suất, chất lượng thấp và duy trì diện tích, sản lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của địa phương. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khảo nghiệm và chuyển giao công nghệ nuôi trồng; Xây dựng, nhân rộng những mô hình sản xuất hiện đại kiểu mẫu cho giá trị kinh tế cao; áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình chế biến hàng hóa để tăng giá trị sản phẩm hàng hóa; nâng cao hiệu quả thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch đối với hàng nông sản.
Trong giai đoạn 2011-2015 tập trung khuyến khích sản xuất, chế biến và tiêu thụ mặt hàng chủ lực sau:
1. Sản phẩm nông nghiệp
1.1. Sản phẩm Chè
Được xác định là cây công nghiệp chủ lực, thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế; Tập trung đủ nguồn lực để quy hoạch và hỗ trợ khoanh nuôi, trồng mới nâng diện tích cây chè hàng hóa của địa phương từ 14.667,5 ha hiện nay lên 20.000 ha vào năm 2015, tập trung tại các huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần và đạt sản lượng 90.000 tấn chè búp tươi nguyên liệu.
1.2. Cây đậu tương
Tập trung quy hoạch, phát triển diện tích và trồng các giống cây đậu tương hàng hóa có năng suất cao, chất lượng tốt tại các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Yên Minh, Mèo Vạc, Quản Bạ, Đồng Văn và Bắc Mê đưa diện tích trồng cây đậu tương từ 22.000 ha hiện nay lên 25.000 ha vào năm 2015 và đạt sản lượng 40.000 tấn.
1.3. Cây ngô
Đẩy mạnh công tác khuyến nông, nghiên cứu khảo nghiệm và đưa vào trồng đại trà các loại giống ngô mới cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của các địa phương trong tỉnh; Phấn đấu sản lượng ngô hàng hóa đạt 135.000 tấn.
1.4. Cây lạc
Khuyến khích các địa phương trồng xen canh cây lạc với các loại cây nông sản khác đưa diện tích cây lạc từ 8.700 ha lên 10.000 ha và đạt sản lượng 21.000 tấn lạc vỏ.
1.5. Đại gia súc
Khuyến khích và hỗ trợ các địa phương tăng đàn đại gia súc của địa phương; Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân 8%/năm, đến năm 2015 số lượng đại gia súc tăng 46,7% so với năm 2010.
1.6. Cây cam quýt
Khuyến khích trồng mới, thay thế diện tích cam quýt cho năng suất thấp bằng các giống cam quýt cho năng suất, chất lượng cao tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình đưa diện tích trồng cây cam quýt lên 5.000 ha với sản lượng đạt 50.000 tấn.
2. Sản phẩm dược liệu
Quy hoạch và phát triển diện tích đối với các cây dược liệu như: Thảo quả, Hương thảo, Đỗ trọng, Đương quy, Gừng, Nghệ, Hà Thủ ô, Ý dĩ, Sa nhân, Hoàng tinh...tại các huyện có điều kiện phù hợp cụ thể:
2.1. Cây thảo quả:
Quy hoạch và trồng mới đưa diện tích cây thảo quả từ 2000 ha hiện nay lên 4500 ha vào năm 2015 tập trung chủ yếu tại huyện Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Quang, Hoàng Su Phì và Xín Mần với sản lượng đạt 600 tấn thảo quả khô.
2.2. Cây nghệ, gừng:
Quy hoạch và trồng 4.200 ha nghệ tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc dự kiến đến năm 2015 đạt sản lượng 14.700 tấn sản phẩm.
2.3. Cây Hương thảo:
Quy hoạch và trồng 1600 ha cây Hương thảo tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc gồm: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc dự kiến đến năm 2015 đạt sản lượng 3.220 tấn sản phẩm.
2.4. Cây Sa nhân:
Trồng mới 90 ha cây sa nhân tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc dự kiến đến năm 2015 đạt sản lượng 18 tấn sản phẩm khô.
2.6. Cây dược liệu khác gồm Hà Thủ ô, Đỗ trọng, Củ sâm hành:
Quy hoạch và trồng 270 ha tại 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc đạt lợi nhuận ước khoảng 13,5 tỷ đồng.
3. Sản phẩm từ gỗ vườn rừng
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp MDF tại Khu công nghiệp Bình Vàng vào sản xuất với công suất 80.000 m2 ván MDF/năm và 20.000 m2 ván thanh/năm.
4. Sản phẩm thủ công nghiệp
Tập trung hỗ trợ có trọng tâm, mở rộng quy mô sản xuất của một số hợp tác xã sản xuất hàng mây, tre đan tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên; Hợp tác xã dệt thổ cẩm và thêu ren tại các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Rà soát các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư hiện hành trên địa bàn tỉnh, sửa đổi và thay thế các chính sách không còn phù hợp; Vận dụng mức hỗ trợ tối đa chính sách quy định của Nhà nước, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu: Như mặt bằng sản xuất, Thuế, phát triển vùng nguyên liệu, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại cụ thể:
1. Các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2011-2015
1.1. Nguyên liệu sản xuất hàng hóa
a) Quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu
Khảo sát, đánh giá và quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu gắn với sản xuất chế biến hàng hóa đảm bảo phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã được phê duyệt; Phát triển và hình thành các vùng sản xuất chuyên canh nguyên liệu chế biến hàng hóa; Tập trung đủ nguồn lực để triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án mục tiêu của địa phương đã được phê duyệt về phát triển các loại cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh; Áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến và tiêu chuẩn GlobalGap, VietGap vào sản xuất các nông sản chủ lực của tỉnh:
- Chè nguyên liệu: Quy hoạch và lồng ghép các chương trình mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương, địa phương và tập trung trồng mới 5.332,5 ha chè đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu chế biến 20.000 tấn chè thành phẩm.
- Cây đậu tương: Quy hoạch và đưa vào trồng các giống đậu tương cho năng suất, chất lượng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; Phấn đấu đến năm 2015 đưa diện tích trồng cây đậu tương lên 25.000 ha đạt sản lượng 40.000 tấn.
- Cây Ngô: Nâng cao công tác khuyến nông, áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác trồng ngô; Phấn đấu đưa năng suất bình quân đạt 3 tấn/ha và đạt sản lượng 135.000 tấn.
- Cây lạc: Khuyến khích các địa phương chỉ đạo các xã mở rộng diện tích trồng cây lạc; Phấn đấu đến năm 2015 đưa diện tích trồng cây lạc lên 10.000 ha, đạt sản lượng 21.000 tấn lạc vỏ.
- Cây Cam, quýt: Đưa vào trồng mới các giống cam quýt có năng suất, chất lượng cao, mẫu mã đẹp thay thế các giống cam quýt năng suất thấp; Phấn đấu đến năm 2015 nâng diện tích trồng cam quýt lên 5.000 ha đạt sản lượng 50.000 tấn.
- Đại gia súc: Khuyến khích, hỗ trợ các hộ nông dân nuôi đại gia súc dưới quy mô trang trại; Nâng cao công tác phòng chống các bệnh dịch trên đàn gia súc; Phấn đấu đến năm 2015, đàn đại gia súc của tỉnh đạt số lượng 421.000 con.
- Cây dược liệu: Khuyến khích và đẩy mạnh công tác khuyến nông, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, canh tác các dược liệu đảm bảo diện tích năng suất và chất lượng theo định tính ban đầu đã đề ra.
- Gỗ nguyên liệu: Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng kinh tế đa mục tiêu gắn với rừng phòng hộ tại các địa phương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng khắc nghiệt, tập trung và đảm bảo cung cấp đủ 150.000 m3 nguyên liệu cho Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp MDF tại Khu công nghiệp Bình Vàng đi vào hoạt động vào năm 2012.
- Hàng thủ công:
+ Sản phẩm mây, tre đan: Khai thác có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên đối với cây mây, cây song. Hỗ trợ trồng mới, bổ sung diện tích tre vừa đảm bảo chống sạt lở, giữ đất và đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu lâu dài.
+ Sản phẩm thêu ren và dệt: Hỗ trợ các cơ sở sản xuất đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất và đào tạo nghề cho người lao động.
b) Quy hoạch tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất hàng hóa tập trung: Khuyến khích các thành phần kinh tế đăng ký đầu tư sản xuất hàng hóa tập trung tại các khu, cụm công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh.
Tổ chức sản xuất, chế biến hàng hóa không tập trung: Khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các làng nghề và các hợp tác xã tham gia sản xuất, chế biến các sản phẩm hàng hóa tại các vùng nguyên liệu không tập trung, quy mô nhỏ và có tính chất mùa vụ.
1.2. Giải pháp thu mua nguyên liệu hàng hóa nông sản
Khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu hàng nông sản tập trung cho nông dân; Hỗ trợ lãi suất thu mua tạm trữ đối với các sản phẩm nông sản thế mạnh như Chè, Đậu tương, ngô, lạc khi cần thiết đảm bảo nguyên tắc người nông dân phải có lãi từ trồng các loại cây nông sản thế mạnh của địa phương.
1.3. Giải pháp chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm
Xây dựng quy trình thu hoạch đối với nguyên liệu hàng hóa nông sản; Tập huấn, phổ biến hướng dẫn quy trình thu hoạch cho nông dân thực hiện; Hỗ trợ các tổ chức sản xuất đầu tư nhà xưởng, cơ sở vật chất và máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại vào quá trình chế biến hàng hóa; Nghiên cứu cải tiến mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm hàng xuất khẩu địa phương.
1.4. Giải pháp thị trường
a) Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu hàng hóa của địa phương trong giai đoạn 2011 - 2015 vẫn được xác định là các thị trường truyền thống và trọng tâm là thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Nhật Bản; Xây dựng chiến lược và đa dạng hóa hình thức xúc tiến thương mại, nâng cao công tác dự báo cung cầu thị trường hàng hóa trong nước và quốc tế; Tập trung nghiên cứu và tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu truyền thống; Đồng thời, tìm hiểu nhu cầu của các thị trường tiềm năng thông qua các kỳ hội chợ triển lãm quốc tế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm của địa phương.
Về phía các cơ quan quản lý của tỉnh: Thông tin đầy đủ các văn bản, nghị định, cơ chế và chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tới các doanh nghiệp, đặc biệt là tạo môi trường pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp phát huy mọi khả năng sáng tạo trong việc phát triển thị trường xuất khẩu. Cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước, giúp các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm phù hợp với từng thị trường. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nghiên cứu thành lập Quỹ hỗ trợ xúc tiến thương mại để giúp các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm, khảo sát tìm kiếm thị trường.
Về phía doanh nghiệp: Nắm bắt kịp thời chính sách của nhà nước để tận dụng những ưu đãi về giảm thuế, điều chỉnh sản xuất, mở rộng thị trường xuất khẩu. Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, tham dự các hội thảo, chương trình đào tạo ở nước ngoài, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu. Chủ động xây dựng chiến lược phát triển mặt hàng và chiến lược phát triển thị trường phù hợp. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ và luật pháp quốc tế, để tiếp cận được các phương thức kinh doanh mới, hiện đại phù hợp với thị trường thời kỳ hội nhập.
b) Thị trường trong nước
Tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản của địa phương; Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và giữ vững thị phần tại thị trường trong nước đối với các sản phẩm thế mạnh của địa phương; Xây dựng chiến lược và đầu tư kinh phí đúng mức cho hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa; Nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm hàng hóa của tỉnh tại thị trường nội địa; Cải tiến mẫu mã, bao bì và mở rộng hệ thống đại lý phân phối các sản phẩm tại một số tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.
1.5. Giải pháp tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức thương mại
Mở các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể về nghiệp vụ kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu hàng hóa; Khuyến khích và hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa chính ngạch để đảm bảo tính ổn định và tránh được những rủi ro.
2. Giải pháp về chính sách
2.1. Chính sách về đất đai
Trường hợp các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể được nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ và Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất.
2.2. Chính sách thuế
Các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể đăng ký đầu tư các dự án thu mua, sản xuất và chế biến hàng hóa tại các vùng đặc biệt khó khăn, quy định tại Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ và Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ.
+ Được áp dụng mức thuế suất ưu đãi đầu tư cho từng dự án theo từng ngành nghề thuộc các lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
+ Thời gian miễn, giảm thuế thực hiện cho từng dự án cụ thể, được tính liên tục từ năm đầu tiên đơn vị có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư “hưởng ưu đãi thuế”
2.3. Vốn sản xuất
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể có nhu cầu về vốn để thu mua nguyên liệu, chế biến, kinh doanh hàng hóa được hỗ trợ lãi suất vay vốn tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh với thời gian là 24 tháng, mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 100 triệu đồng đối với hộ gia đình và 200 triệu đồng đối với HTX, doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến, kho bảo quản bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân.
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh các sản phẩm sản xuất tại địa phương có vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian 3 năm đầu, mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất tối đa không quá 50 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
- Hỗ trợ lãi suất vốn vay mua nguyên liệu để sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu: Đơn vị sản xuất và xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng thuộc Danh mục mặt hàng khuyến khích xuất khẩu của tỉnh, vay vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh để mua nguyên liệu sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu được hỗ trợ 100% lãi suất cho mức tiền vay bằng 100% tổng giá trị hợp đồng, nhưng mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất không quá 500 triệu đồng/đơn vị/năm.
2.4. Chính sách khuyến nông
Doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đăng ký đưa vào trồng mới các loại giống cây, con có năng suất, chất lượng cao theo quy mô trang trại được hỗ trợ 100% chi phí mua giống và 50% chi phí vật tư thiết yếu (thức ăn gia súc và phân bón) nhưng không quá 100 triệu đồng/đơn vị.
2.5. Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực cửa khẩu
a) Tại khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy:
Hỗ trợ 50% giá thuê mặt bằng kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân chuyên kinh doanh giới thiệu các sản phẩm hàng hóa có đăng ký tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc hàng hóa sản xuất tại địa phương, có nhu cầu thuê nhà, mặt bằng kinh doanh cố định tối thiểu một năm trở lên. Diện tích được hỗ trợ 01 gian hàng hoặc 01 gian nhà (tối đa không quá 18 m2); Thời gian hỗ trợ theo thời gian thuê thực tế nhưng không quá 02 năm kể từ ngày ký hợp đồng.
b) Tại các cửa khẩu khác:
- Hỗ trợ 30% lãi suất tiền vay cho các tổ chức, cá nhân thực hiện xây dựng nhà, kiốt bán hàng. Thời gian hỗ trợ từ khi khởi công dự án đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng (không quá 24 tháng). Mức tiền vay được hỗ trợ lãi suất không quá 500 triệu đồng.
- Hỗ trợ 20% giá thuê nhà, mặt bằng kinh doanh cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cố định tối thiểu một năm trở lên. Diện tích được hỗ trợ 01 gian hàng hoặc 01 gian nhà (tối đa không quá 18 m2); thời gian hỗ trợ theo thời gian thuê thực tế nhưng không quá 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng.
- Hỗ trợ 70% giá thuê nhà hoặc mặt bằng kinh doanh đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh, giới thiệu các sản phẩm hàng hóa có đăng ký tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc hàng hóa sản xuất tại địa phương có nhu cầu thuê nhà, gian hàng cố định tối thiểu 01 năm trở lên. Diện tích được hỗ trợ 01 gian hàng hoặc 01 gian nhà (tối đa không quá 18 m2); thời gian hỗ trợ theo thời gian thuê thực tế nhưng không quá 3 năm kể từ ngày ký hợp đồng.
2.6. Hỗ trợ tuyên truyền quảng cáo
- Các tổ chức cá nhân có sản phẩm sản xuất tại địa phương phải trả chi phí khi quảng cáo sản phẩm của mình trên các ấn phẩm, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc Website thương mại điện tử, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước thì được hỗ trợ một lần bằng 50% chi phí quảng cáo sản phẩm phải trả cho các phương tiện thông tin đại chúng hoặc Website, mức hỗ trợ không quá 20 triệu đồng/tổ chức, cá nhân;
- Được quảng cáo miễn phí trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, không hạn chế số lần, thời gian quảng cáo.
- Trang tin điện tử của các tổ chức cá nhân có sản phẩm sản xuất tại địa phương được liên kết miễn phí trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Các tổ chức, cá nhân xây dựng Website thông tin để giới thiệu, quảng bá, giao dịch được hỗ trợ xây dựng Website, mức hỗ trợ một lần bằng 50% tổng chi phí nhưng không quá 20 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
2.7. Xúc tiến thương mại
a) Hỗ trợ kinh phí tham gia hoạt động hội chợ, triển lãm, khảo sát tìm kiếm thị trường xuất khẩu, như sau:
- Tổ chức, cá nhân được hỗ trợ 50% kinh phí thuê gian hàng, nhưng tối đa không quá 6 triệu đồng/tổ chức, cá nhân/ năm khi tham gia các hội chợ chuyên ngành xuất khẩu của Việt Nam được tổ chức trong nước.
- Doanh nghiệp do UBND tỉnh cho phép tham dự các hội chợ triển lãm tại nước ngoài được hỗ trợ chi phí thuê gian hàng, với mức tối đa 20 triệu đồng/Doanh nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh cho phép tham gia đoàn khảo sát thị trường tại nước ngoài được hỗ trợ kinh phí vé máy bay khứ hồi, mỗi tổ chức được hỗ trợ vé cho 01 người/ tổ chức, mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/tổ chức, cá nhân.
b) Hỗ trợ kinh phí xúc tiến thương mại
Các mặt hàng sản xuất tại địa phương được khuyến khích xuất khẩu gồm: Chè, Cam, Mật ong, Vải thổ cẩm, Dược liệu. Đơn vị xuất khẩu hàng hóa được hỗ trợ 01 lần kinh phí xúc tiến thương mại như sau:
- Tổng giá trị các hợp đồng và thực hiện xuất khẩu đạt từ 200.000 USD đến 300.000 USD của năm trước liền kề được hỗ trợ 100 triệu đồng;
- Tổng giá trị các hợp đồng và thực hiện xuất khẩu đạt trên 300.000 USD trở lên của năm trước liền kề được hỗ trợ 200 triệu đồng;
c) Hỗ trợ đăng ký thương hiệu sản phẩm:
- Các đơn vị sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu được ngân sách tỉnh hỗ trợ một lần 50% kinh phí thực hiện đăng ký lần đầu thương hiệu sản phẩm hàng hóa, nhưng không quá 35 triệu/1 thương hiệu.
2.8. Kinh phí thực hiện: sử dụng từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu hàng năm.
Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các chương trình đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa công nghiệp, thủ công nghiệp thế mạnh trên địa bàn tỉnh; Nâng cao chất lượng, hiệu quả xúc tiến thương mại cho hàng hóa của địa phương tại các thị trường trọng điểm.
Hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch và xây dựng các chương trình phát triển các sản phẩm hàng hóa thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp của địa phương; Nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động khuyến nông, khuyến ngư của địa phương.
Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ trong hoạt động áp dụng khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản; Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nông sản và hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nông sản.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chương trình nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa của địa phương; Hỗ trợ các thành phần kinh tế trong hoạt động xây dựng và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, sở hữu trí tuệ; Nâng cao hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất hàng hóa của địa phương.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh về kế hoạch, vốn thực hiện các chương trình của đề án; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư thu hút các dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm hàng hóa của địa phương.
5. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, cân đối nguồn ngân sách tham mưu cho UBND tỉnh quyết định phê duyệt kinh phí hàng năm cho việc thực hiện các chương trình của đề án; Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn hỗ trợ theo đúng quy định.
6. UBND các huyện, thành phố
Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất, triển khai các chương trình mục tiêu đã được phê duyệt đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở chế biến hàng hóa xuất khẩu.
7. Đối tượng của đề án
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể được thành lập trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật có hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu căn cứ vào nội dung của đề án này để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho phù hợp với định hướng phát triển của đề án, góp phần thực hiện đề án này đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị thông tin về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
KẾT QUẢ SẢN XUẤT HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2010 | Biểu số: 01-ĐA |
STT | Tên sản phẩm | ĐVT | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
1 | Chè các loại | Tấn | 33.900 | 39.800 | 43.700 | 46.700 | 48.300 | 42.300 |
2 | Đậu tương | Tấn | 14.700 | 14.200 | 17.300 | 21.000 | 24.000 | 22.200 |
3 | Lạc | Tấn | 3.900 | 5.000 | 6.300 | 7.100 | 9.100 | 9.600 |
4 | Cam quýt | Tấn | 22.700 | 19.700 | 21.900 | 23.600 | 19.700 | 17.400 |
5 | Ngô | Tấn | 92.700 | 90.700 | 99.990 | 112.300 | 122.600 | 133.400 |
6 | Đại gia súc | con |
|
|
|
|
|
|
Trâu | 138.200 | 141.100 | 147.100 | 146.400 | 152.800 | 158.300 | ||
Bò | 72.700 | 80.200 | 84.300 | 90.200 | 95.900 | 101.700 | ||
Dê | 109.500 | 141.800 | 150.600 | 153.200 | 155.100 | 155.600 | ||
7 | Gỗ vườn rừng | m3 | 34.700 | 33.800 | 16.500 | 14.900 | 20.900 | 21.300 |
8 | Sản phẩm dệt, thêu ren | Tr. đồng | 525 | 341 | 408 | 512 | 660 | 710 |
9 | Sản phẩm mây, tre đan | Tr. đồng | 1.300 | 1.600 | 700 | 700 | 850 | 1.200 |
10 | Thảo quả | Tấn | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 |
THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2005-2010 | Biểu số: 02-ĐA |
Loại sản phẩm | ĐVT | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | ||||||
100% | TN | XK | TN | XK | TN | XK | TN | XK | TN | XK | TN | XK | |
Chè các loại | 49 | 51 | 41 | 59 | 56 | 44 | 66 | 34 | 68 | 32 | 74 | 26 | |
Đậu tương | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | |
Ngô hạt | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | |
Lạc | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | |
Cam quýt | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | |
Gia súc | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | |
Sản phẩm từ gỗ vườn rừng | 70 | 30 | 55 | 45 | 55 | 45 | 60 | 40 | 65 | 35 | 70 | 30 | |
Sản phẩm thủ công | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | |
Sản phẩm dược liệu | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 | - | 100 |
- TN: Tiêu thụ trong nước
- XK: Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
- Sản phẩm TN của địa phương gồm các thị trường tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, TP Hồ Chí Minh
- Sản phẩm XK của địa phương gồm các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản
DỰ BÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2011-2015 | Biểu số: 03-ĐA |
STT | Tên sản phẩm | ĐVT | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
1 | Chè các loại | Tấn | 44.000 | 50.000 | 70.000 | 80.000 | 90.000 |
2 | Đậu tương | Tấn | 25.000 | 27.000 | 36.000 | 38.000 | 40.000 |
3 | Lạc | Tấn | 11.000 | 13.000 | 17.000 | 19.000 | 21.000 |
4 | Cam quýt | Tấn | 19.000 | 25.000 | 37.000 | 40.000 | 50.000 |
5 | Ngô | Tấn | 140.000 | 140.000 | 138.000 | 136.000 | 135.000 |
6 | Đại gia súc | con |
|
|
|
|
|
Trâu | 154.000 | 157.000 | 158.000 | 159.000 | 160.000 | ||
Bò | 98.000 | 98.600 | 101.000 | 102.000 | 103.000 | ||
Dê | 156.000 | 156.500 | 157.000 | 157.500 | 158.000 | ||
7 | Gỗ vườn rừng | m3 | 30.000 | 50.000 | 60.000 | 70.000 | 80.000 |
8 | Sản phẩm dệt, thêu ren | Tr. đồng | 1.000 | 1.300 | 1.500 | 1.800 | 2.000 |
9 | Sản phẩm mây, tre đan | Tr. đồng | 1.500 | 1.600 | 1.900 | 2.200 | 2.500 |
10 | Cây dược liệu | Tấn |
|
|
|
|
|
Thảo quả | 410 | 450 | 520 | 550 | 600 | ||
Hương thảo | 70 | 410 | 580 | 1.100 | 1.100 | ||
Sa nhân | - | 12 | 15 | 17 | 18 | ||
Nghệ, Gừng | 80 | 540 | 680 | 800 | 1.300 | ||
Cây dược liệu khác | Tr. đồng | 5.200 | 5.900 | 6.000 | 6.200 | 6.500 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.