BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168 /NN-TCCB/QĐ | Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 1991 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH TẠM THỜI TIÊU CHUẨN CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN TRỒNG BÔNG THÍ NGHIỆM, TRỒNG BÔNG GIỐNG VÀ CÁN BÔNG XƠ.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CNTP
-Căn cứ Nghị định 46/HĐBT ngày 5/3/1987 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và CNTP.
-Căn cứ Nghị định 235/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến chế độ tiền lương.
-Xét yêu cầu của công tác quản lý đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tình hình hiện nay.
-Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: -Nay ban hành tạm thời kèm theo Quyết định này tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân trồng bông thí nghiệm, trồng bông giống và cán bông xơ (từ thang lương 5 bậc sang thang lương 6 bậc) gồm chỉ tiêu của các nghề kèm sau.
Điều 2: -Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân này áp dụng trong hệ thống công nhân sản xuất dầu thực vật trong toàn ngành Nông nghiệp và CNTP.
Điều 3: Tất cả công nhân trước khi được tuyển chọn vào làm việc phải thông qua trường, lớp đào tạo kỹ thuật theo nội dung, chương trình thống nhất và khi nâng bậc phải dựa vào nội dung tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân đã ban hành.
Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho những tiêu chuẩn cũ đã ban hành theo thang lương 5 bậc.
Điều 5: Các ông: Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế toán tài chính, Vụ Kế hoạch ...và Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
| BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM |
1/ TIÊU CHUẨN CẤP BẬC KỸ THUẬT CÔNG NHÂN NGHỀ CÁN BÔNG XƠ
5 bậc (từ bậc 2 đến bậc 6) thang lương 6 bậc, bội số 1,32.
BẬC 2:
1/ HIỂU BIẾT:
-Hiểu biết đại cương quy trình cán bông.
-Hiểu biết những công cụ thông thường, vật liệu phụ như: bao bì, đại kiện trong công nghệ cán bông.
-Hiểu biết các nguyên tắc an toàn lao động, dụng cụ phòng hộ lao động đang sử dụng.
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Bảo quản vệ sinh, chui rửa những dụng cụ thiết bị đang làm..
-Đổ tạp chất kịp thời, sạch gọn và đúng vị trí.
-Sử dụng thành thạo các dụng cụ và phương tiện thông thường.
-Thu hồi các nguyên liệu bông, hạt bông rơi vãi trong phân xưởng.
-Vệ sinh công nghiệp thường xuyên kịp thời, đảm bảo mọi yêu cầu trong quá trình cán bông làm giống.
-Phòng hộ và an toàn lao động.
BẬC 3:
1/ HIỂU BIẾT:
-Hiểu rõ quy trình công nghệ cán bông.
-Hiểu được ý nghĩa việc phân loại phẩm cấp bông, tiêu chuẩn phân loại phẩm cấp bông trước khi đưa vào chế biến.
-Hiểu biết yêu cầu ý nghĩa, phương pháp đóng kiện bông xơ, chống lẫn hạt giống trong phân xưởng.
2/ LÀM ĐƯỢC:
Xác định được độ ẩm, phân cấp bông hạt trước khi đưa vào chế biến.
-Chuyển bông đúng vị trí, không lẫn giống và phẩm câpa sản phẩm đủ bông cho ca máy làm việc liên tục.
-Nhập bông xơ vào kho kịp thời, xếp kiện bông đúng yêu cầu.
-Xúc hạt đóng bao đúng quy cách, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không đổ lẫn giống và hạt thương phẩm.
BẬC 4:
1/ HIỂU BIẾT:
-Hiểu được một số nguyên nhân chính thông thường gây ra sự cố hỏng hóc của máy móc thiết bị và làm giảm tỷ lệ thành phẩm trong chế biến bông.
-Hiểu biết tiêu chuẩn, cách chọn và quy trình xử lý bảo quản hạt giống bông và hạt giống thương phẩm.
-Hiểu biết về nguyên lý cấu tạo, hoạt động của máy cán bông, đóng kịên bông xơ.
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Bón bông vào ống hút đều tay, đủ bông.
-Phát hiện được sự nhầm lẫn giống bông trước khi đưa vào ống hút.
-Thực hiện tốt các bịên pháp an toàn và bảo hộ lao động khi bông vào máy.
-Xử lý và bảo quản được hạt giống bông và hạt bông thương phẩm.
BẬC 5:
1/ HIỂU BIẾT:
-Hiểu biết sơ đồ cấu tạo chi tiết máy cán bông có kiện bông xơ và sơ đồ hệ thống điện phân bổ trong nhà máy.
-Hiểu biết được tình trạng hoạt động của máy cán và ép kiện bông.
-Hiểu biết được tính năng tác dụng tác hại của các loại thuốc hoá học sử dụng trong việc xử lý hạt bông giống.
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Vận hành được máy cán bông và máy ép kiện bông.
-Đưa bông xơ vào khuôn trước khi ép kiện đều sát góc, sát cạnh khuôn đúng trọng ling quy định.
-Sử dụng thành thạo các loại bao bì đai kiện, bảo đảm kiện bông đúng quy cách, khối lượng cho phép và yêu cầu kỹ thuật.
-Phát hịên được tình trạng làm việc không bình thường của máy móc thiết bị và đề suất biện pháp xử lý kịp thời.
BẬC 6:
1/ HIỂU BIẾT
-Hiểu biết những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, tỷ lệ thành phẩm, chất lượng sản phẩm và biện pháp khắc phục.
-Hiểu biết rõ cấu tạo của máy cán bông, ép kiện bông và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận trong máy và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ máy.
-Hiểu được đặc tính lý học, hoá học cơ bản của bông xơ và hạt bông.
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Vận hành thành thạo máy vcán bông và máy ép kiện bông xơ.
-Biết chăm sóc kỹ thuật các cấp máy cán và máy ép kiện.
-phát hiện kịp thời những hư hang của máy móc thiết bị và tự sửa chữa, điều chỉnh những sai hang nhẹ.
-Hướng dẫn công nhân bậc dưới tiến hành những công việc trong dây chuyền công nghệ cand vbông.
-Tính toán, ghi chép, tổng hợp được báo cáo, dự trù nguyên nhiên vật liệu chính và phụ cần thiết cho quá trình công nghệ.
-Tổng hợp và đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng và tỷ lệ thành phẩm, có khả năng đề suất 1 số ý kiến cải tiến một số bộ phận trên máy, cải tiến công nghệ sản xuất.
15/ TIÊU CHUẨN CẤP BẬC CÔNG NHÂN NGHỀ TRỒNG BÔNG GIỐNG
5 bậc (từ 2-6) thang lương 6 bậc, bôi số 1,36.
BẬC 2:
1/ HIỂU BIẾT:
-Hiểu biết đại lượng về quy trình kỹ thuật, quy luật sinh trưởng, phát triển của cây bông.
-Hiểu ý nghĩa tác dụng, phương pháp tiến hành một số việc cơ bản về trồng bông như: khâu làm đất (bừa, phá luống) cầy lần 1, cầy lần 2, bừa đơn, bừa chéo képvv... khâu gieo hạt (ngâm, ủ, xử lý, vò hạt, các khâu về chăm sóc, vệ sinh đồng ruộng thu hoạch.
-Hiểu đại cương về tác hại của các loại sâu bệnh hại bông thông thường.
-Hiểu ý nghĩa của việc phân loại bông và thu hoạch bông chín
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Nắm vững, bố trí cây trồng, sản phẩm trên đồng ruộng, kho tàng, biết đề suất những biện pháp ngăn chặn và giải quyết kịp thời trong công tác bảo vệ sản phẩm.
-Vệ sinh đồng ruộng đầu vụ đảm bảo theo yêu cầu của công tác bảo vệ thực vật, sạch các loại cây đại ký chủ của sâu bệnh hại, các loại đá, gốc cây, rễ cây làm ảnh hưởng đến các hoạt động của máy móc.
-Sử dụng, bảo quản các công cụ cải tiến trồng bông.
BẬC 3:
1/ HIỂU BIẾT:
-Hiểu biết yêu cầu về nước của cây bông trong từng thời kỳ, mùa vụ và những yêu cầu, quy cách làm mương mãng tưới tiêu cho bông.
-Hiểu hình thái khác nhau của 3 chủng loại bông (bông cỏ, bông luồi và bông hải đảo).
-Hiểu những điểm chủ yếu về kỹ thuật trồng 3 chủng bông.
-Hiểu biết ý nghĩa công tác vệ sinh đồng ruộng, sau khi thu hoạch bông xong.
-Hiểu đợc ý nghĩa của việc gieo trồng bông đúng thời vụ, mật độ và độ đồng đều trên đồng.-Biết tập quán sinh hoạt, nhận dạng các loại sâu bệnh thông thường phá hại bông.
-Hiểu cách bảo quản, nội quy an toàn lao động, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, phụ trợ máy chăm sóc bông.
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Bắt được sạch, kịp thời sâu phá hại bông.
-Tu sửa mương máng đúng yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm việc dẫn nước, tươiú tiêu nước kịp thời thuận tiện.
-Làm được các công việc như: làm cỏ, xới xáo, bón phân.
BẬC 4:
1/ HIỂU BIẾT:
-Hiểu được đặc điểm, hình thái khác nhau của các giống bông chính thường trồng của tnừg chủng bông.
-Hiểu biết đặc tính sinh lý cây bông, các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng bông.
-Hiểu biết ý nghĩa của việc chống lẫn giống và những biện pháp chống khử lẫn giống.
-Nắm vững các yêu cầu kỹ thuật trong quy trình kỹ thuật trồng từng giống bông cụ thể ở đơn vị để thực hiện đúng và tốt quy trình.
-Hiểu rõ thời vụ gieo trồng các giống bông khác nhau trong từng mùa vụ.
-Hiểu biết đại cương tính chất hoá học, lý học, phương pháp bảo quản, sử dụng và tác dụng của từng loại phân bón đối với cây bông, ý nghĩa tác dụng của việc bón phân đúng thời vụ.
-Hiểu biết tính chất tác dụng của một số thuốc phòng trừ sâu bệnh hại bông.
2/ LÀM ĐƯỢC
-Làm được các thao tác trong quy trình kỹ thuật trồng bông đúng yêu cầu thành thạo trong việc bón phân cho bôn.
-Thành thạo việc làm cỏ, xới xáo, vun gốc theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây bông.
-Dặm cây kịp thời, đủ độ ẩm, đúng độ sâu, đảm bảo lượng hạt dặm và độ đòng đều, mật độ cây trên đòng.
-Không để bông bị úng ngập cục bộ trên ruộng khi mưa lớn kéo dài, khi tướu nước.
-Theo dõi kiểm tra, đánh giá được chất lượng làm đât, làm cỏ xới xáo bằng máy kéo.
-Phơi bông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, không để lẫn phẩm cấp, không để lẫn giống.
-Chặt cây bông vệ sainh đồng ruộng sau khi thu hoạch bông kịp thời sạch, triệt để gọn gàng.
BẬC 5:
1/ HIỂU BIẾT:
-Hiểu được một số đặc tính sinh lý trong từng giai đoạn sinh trưởng chính của cây bông và những biện pháp kỹ thuật cần thiết áp dụng cho từng giai đoạn.
-Hiểu biết quy luật pơhát sinh, phát triển của từng loại sâu bệnh chính hại bông và phương pháp phòng trừ.
-Nắm vững các phương pháp điều tra sâu bệnh hại bông.-Hiểu biết những vấn đề cơ bản trong quy trình trồng các chủng loại, giống bông năng suất cao chất lượng tốt.
-Hiểu biết những yêu cầu cơ bản của đất trồng bông.
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Theo dõi kiểm tra đánh giá chất lượng về gieo trồng, bón phân, pha chế phun thuốc trừ sâu bệnh bằng các loại máy móc khac nhau.
-Thành thạo công việc phụ máy gieo, đảm bsảo hạt gieo xuống đủ, xuống đều, hoa tiêu máy chính xác.
-Thực hiện thành thạo kỹ thuật trồng bông tỉa định cây, tỉa cành đực, bấm ngọn đúng kỹ thuật, kịp thời, triệt để.
-Tưới nước cho bông đều, không bị úng, không sót, đủ lượng nước cho từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây bông.
-Thu hoạch lựa chọn bông làm hạt giống, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật không lai lẫn.
BẬC 6:
1/ HIỂU BIẾT:
-Hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận của cây bông (rễ, thân, lá, hoa, quả).
-Nắm được quy trình kỹ thuật lai giống bông (khử đực, cách lý, thụ phấn) để sản xuất hạt giống lai kinh tế.
-Hiểu biết yêu cầu về thời tiết, khí hậu đối với cây bông.
-Hiểu rõ tính chất của các loại phân hoá học (N-P-K), cách sử dụng và bảo quản N-P-K đối với cây bông và các loại cây trồng luân canh với bông.
-Hiểu được tính chất các loại thuốc trừ sâu hại bông, cách sử dụng và bảo quản.
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Chọn hoa bố mẹ, khử đực cách ly, thụ phấn trong sản xuất hạt giống, lai kinh tế đạt kết quả khá.
-Thành thạo trong việc điều tra sâu bệnh hại bông.
-Thực hiện tốt biện pháp chống lai lẫn giống, xử lý bảo quản hạt giống trên đồng ruộng, sân phơi, xưởng cán, kho tàng và xác định được chất lượng hạt giống bông theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
-Quan sát đánh giá được tình hình sanh trưởng phát triển của cây bông trên đồng ruộng trong từng giai đoạn, đề suất các biện pháp chăm sóc kịp thời.
-Làm được báo cáo tổng kết kinh nghiệm trong công tác trồng bông.
-Hướng dẫn được kỹ thuật thực hành cho công nhân bậc dưới.
-Theo dõi kiểm tra đánh giá được chất lượng công tác trên đồng ruộng bằng cơ giới hoá trong tất cả các khâu công việc: từ cầy bừa, làm đất gieo trồng, chăm sóc, phun thuốc trừ sâu, đến thu hoạch, chặt cây, gom đốt.
16/ TIÊU CHUẨN CẤP BẬC CÔNG NHÂN THÍ NGHIỆM GIỐNG BÔNG
3 bậc (Từ bậc 4 dến bậc 6) thang lương 6 bậc, bội số 1,36.
BẬC 4:
1/ HIỂU BIẾT
-Hiểu được sơ đồ bố trí các công thức, các lần nhắc lại, các mương rãnh tưới nước giữa các băng của các thí nghiệm.
-Hiểu được đặc điểm, hình thái khác nhau các giống bông triển vọng trong tập đoàn giống.
-Hiểu biết đặc tính sinh lý của cây bông, các điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lung bông.
-Hiểu ý nghĩa của việc chống lai, lẫn giống và những biện pháp chống, khử lai, lẫn giống giống bông.
-Hiểu được mục đích, yêu cầu, phương pháp quy trình làm đất trong các ô, chậu của vườn lươi.
-Nắm vững ý nghía, tác dụng, phương pháp tưới nước, bấm ngọn, tỉa cành đực trong từng thí nghiệm.
-Nắm vững yêu cầu kỹ thuật trong quy trình thí nghiệm.
-Hiểu rõ thời vụ gieo trồng các giống bông trong từng mùa vụ.
-hiểu biết đại cương tính chất hoá học lý học, phương pháp bảo quản sử dụng, tác dụng của từng loại phân bón đối với cây trồng. Ý nghĩa, tác dụng của việc bón phân theo từng thời gian sinh trưởng của cây bông.
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Bố trí được sơ đồ thiết kế thí nghiệm trên đồng ruộng theo đúng yêu cầu.
-Làm được mương rãnh tưới nước trong các ô thí nghiệm đúng kích thước, đủ lượng nước tưới cần thiết.
-Bón phân kịp thời đúng liều lượng, đúng khoảng cách gốc bông và độ sâu quy định.
-Làm cỏ kịp thời, sạch, đát tơi xốp, không làm hỏng cây.
-Phơi khô nhập kho tuyệt đối không để lẫn mẫu, lẫn giống, không để bông ẩm ướt.
-Dặm cây kịp thời, đủ độ ẩm, đúng độ sâu, giữ được bầu và cây phát triển bình thường.
-Vệ sinh đồng ruông sau vụ kịp thời, sạch gọn, đảm bảo yêu cầu phòng trừ sâu bệnh.
-Theo dõi kiểm tra, đánh giá được chất lượng làm đất, chăm sóc cơ giới.
BẬC 5:
1/ HIỂU BIẾT:
-Nắm vững yêu cầu, mục đích, phương pháp gieo bông đúng mật độ, khoảng cách giống bông khác nhau trong các ô thí nghiệm.
-Nắm được đặc tính sinh lý trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây bông và những biện pháp kỹ thuật cần thiết áp dụng cho từng giai đoạn.
-Hiểu biết được những yêu cầu cơ bản trong quy trình trồng bông, các chủng loại bông có năng suất cao, chất lượng tốt.
-Hiểu biết những yêu cầu cơ bản của đất trồng bông.
-Hiểu biết những quy định, phương pháp và biện pháp tỉa cây, bấm ngọn, tỉa cành đực, tự thụ, tỷ lệ nẩy mầm của các thí nghiệm.
2/ LÀM ĐƯỢC:
Gieo bông đúng khoảng cách, mật độ, lượng hạt, độ sâu gieo hạt của từng công thức.
-Tưới nước đúng yêu cầu về lần tưới, lượng nước tưới mỗi lần trong từng điều kiện thời tiết cụ thể, tưới nước đều, đủ nước, không bỏ sót, không ngập úng.
-Tứa cây, bấm ngọn, tỉa cành đưa theo đúng quy định của từng thí nghiệm như: mật độ, khoảng cách cây, thời gian bấm ngọn, số cành quả trên cây, tỉa cành đực kịp thời, không làm hỏng cây, rụng hoa quả.
-Làm thành thạo công việc tự thụ cho bông đúng quy trình thao tác, đúng thời kỳ nở hoa, không gây ảnh hưởng đến nhuỵ và nhị hoa.
-Thực hiện đúng quy trình thử tỷ lệ nảy mầm từng loại giống, không nhầm lãn giống, bảo đảm tính trung thực và chính xác, số liệu theo dõi.
-Theo dõi, kiểm tra, đánh giá được chất lượng về gieo trồng, chăm sóc, chặt gom cây bông bằng cơ giới.
BẬC 6
1/ HIỂU BIẾT
-Hiểu cấu tạo và chức năng các bộ phận chủ yếu của cây bông (rễ, thân, lá, hoa, quả).
-Nắm được quy trình kỹ thuật và các phương pháp tiến hành chọn lọc, lai tạo các giống bông như: khử đực, cách ly, thụ phấn...
-Hiểu biết rõ vai trò ý nghĩa phương pháp chuẩn bị hạt giống làm bầu và gieo hạt vào bầu để dặm, chọn mẫu phấn tích và mẫu giống, tiêu chuẩn phân loại, phân cấp giống bông.
-Hiểu biết được mục đích ý nghĩa và các phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng bông hiện có.
-Hiểu biết về yêu cầu thời tiết khí hậu đối với cây bông.
-Hiểu rõ tính chất lý hoá học, cách sử dụng và bảo quản các loại phân hoá học.
2/ LÀM ĐƯỢC:
-Làm tốt các công tác chuẩn bị hạt giống, đảm bảo đúng giống, đúng lượng hạt, không đỗ lẫn, xử lý, ngâm ủ và hạt theo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
-Làm được các bầu cây để dặm, đảm bảo kịp thời không để lẫn giống khi trồng cây phát triển tốt.
-Khử đúng cây lai, cây lấn giống, triệt để kịp thời trước khi có hoa nở đầu tiên trên các ô thí nghiệm.
-Thành thạo quy trình thao tác khử đực, lai giống kịp thời, chính xác, không gây tốn hại cho hoa.
-Quan sát, đánh giá được tính hình sinh trưởng phát triển của cây bông trên đồng ruộng trong từng giai đoạn, đề suất được các biện pháp chăm sóc kịp thời đúng đắn.
-Chọn và thu đúng mẩu phân tích giống và mẩu giống, không nhầm lẫn các giống, phân loại được phẩm cấp giống.
Sử dụng thành thạo được các trang thiết bị phân tích bông và làm thành thạo các phương pháp phân tích từng chỉ tiêu chất lượng bông.
-Làm được các báo cáo tổng kết kinh nghiệm trong quá trình thi công thí nghiệm.
-Hướng dẫn được kỹ thuật thực hành cho công nhân bậc dưới.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.