ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 168/2010/QĐ-UBND | Tuy Hòa, ngày 01 tháng 02 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA “QUY ĐỊNH PHÂN CẤP, ỦY QUYỀN VÀ PHÂN GIAO NHIỆM VỤ TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN DO TỈNH PHÚ YÊN QUẢN LÝ” BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 1068/2009/QĐ-UBND NGÀY 12 THÁNG 6 NĂM 2009 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (viết tắt là Nghị định số 83/2009/CP);
Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (viết tắt là Nghị định số 85/2009/CP);
Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (viết tắt là Nghị định số 69/2009/CP);
Căn cứ các Thông tư hướng dẫn và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng (tại Tờ trình số 172/TTr-SXD ngày 29 tháng 12 năm 2009) và ý kiến góp ý của các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định việc phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý” ban hành theo Quyết định số 1068/2009/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên như sau:
1. Bổ sung khoản 4 Điều 2 như sau:
“Điều 2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
4. Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.”
2. Điểm a khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Phê duyệt chủ trương đầu tư
1. Thẩm quyền:
a) Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
- Chủ tịch UBND cấp huyện được phân cấp thông báo cho phép chủ trương đầu tư trong phạm vi địa giới hành chính các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp xã, ngân sách cấp huyện, các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân, trừ các dự án huy động vốn từ quỹ đất.
- Chủ tịch UBND tỉnh thông báo cho phép chủ trương đầu tư các dự án còn lại, trừ các dự án quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 12/2009/CP.
2. Hồ sơ, trình tự thủ tục:
a) Đối với các dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện:
- Tờ trình của chủ đầu tư (theo mẫu tại Phụ lục 01).
- Báo cáo tóm tắt nội dung đầu tư, gồm: Mục tiêu đầu tư; địa điểm (nêu rõ vị trí, giới cận khu đất kèm theo sơ đồ vị trí được trích lục từ bản đồ có tỉ lệ đến 1/50.000), diện tích sử dụng đất dự kiến; hình thức đầu tư; nội dung và quy mô dự kiến đầu tư; vốn và nguồn vốn đầu tư; dự kiến thời gian thực hiện hoàn thành dự án.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết:
+ Chủ đầu tư gửi 06 bộ hồ sơ xin chủ trương đầu tư đến Phòng Tài chính - Kế hoạch (cơ quan đầu mối); đồng thời gửi 01 bộ đến UBND cấp huyện. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xem xét, thẩm định; đồng thời có trách nhiệm lấy ý kiến về địa điểm đầu tư dự án của Phòng Công Thương hoặc Phòng Quản lý đô thị (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, kể cả mặt nước gắn với công trình xây dựng) hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với dự án khai thác tài nguyên khoáng sản và dự án sử dụng mặt nước không gắn với đất xây dựng công trình) và lấy ý kiến về sự phù hợp phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội, địa điểm đầu tư dự án và các nội dung khác theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan chuyên môn cấp huyện, địa phương có liên quan;
+ Các cơ quan, địa phương được lấy ý kiến (trừ cơ quan được lấy ý kiến về địa điểm đầu tư dự án), theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan mình, trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ ý kiến của cơ quan mình về nội dung được hỏi ý kiến cho cơ quan đầu mối (văn bản trả lời phải nêu rõ ràng, cụ thể, phù hợp với nội dung được hỏi, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do), đồng thời gởi đến Phòng Công Thương hoặc Phòng Quản lý đô thị (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, kể cả mặt nước gắn với công trình xây dựng), hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường (đối với dự án khai thác tài nguyên khoáng sản và dự án sử dụng mặt nước không gắn với đất xây dựng công trình) để tổng hợp ý kiến về địa điểm đầu tư dự án. Cơ quan được lấy ý kiến về địa điểm đầu tư dự án, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan, có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan đầu mối để tổng hợp, xem xét thẩm định trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định;
+ Thời gian giải quyết: không quá 28 ngày (tại cơ quan đầu mối: 05 ngày; tại Phòng Công Thương hoặc Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan; lấy ý kiến của các cơ quan, địa phương có liên quan: 10 ngày; tại UBND cấp huyện: 08 ngày). Trường hợp cần thiết phải đi thực địa địa điểm đầu tư dự án thì cơ quan được lấy ý kiến về địa điểm đầu tư dự án tổ chức đi kiểm tra và có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan đầu mối trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan.
b) Đối với các dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh:
- Tờ trình (theo mẫu tại Phụ lục 01 đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Phụ lục 02 đối với dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
- Bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư là cá nhân (đối với dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
- Báo cáo tóm tắt nội dung đầu tư, gồm: Mục tiêu đầu tư; địa điểm (nêu rõ vị trí, giới cận khu đất kèm theo sơ đồ vị trí được trích lục từ bản đồ có tỉ lệ đến 1/50.000), diện tích sử dụng đất dự kiến; nội dung và quy mô dự kiến đầu tư; vốn và nguồn vốn đầu tư; sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (nếu có); tiến độ thực hiện dự án; hiệu quả đầu tư;…
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết:
+ Chủ đầu tư gửi 06 bộ hồ sơ xin chủ trương đầu tư đến Sở Kế hoạch và Đầu tư (cơ quan đầu mối); đồng thời gửi 01 bộ đến UBND tỉnh. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm xem xét, thẩm định; đồng thời có trách nhiệm lấy ý kiến về địa điểm đầu tư dự án của Sở Xây dựng (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, kể cả mặt nước gắn với công trình xây dựng) hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với dự án khai thác tài nguyên khoáng sản và dự án sử dụng mặt nước không gắn với đất xây dựng công trình) và lấy ý kiến về sự phù hợp phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội, địa điểm đầu tư dự án và các nội dung khác theo chức năng, nhiệm vụ của từng sở, ngành, địa phương có liên quan;
+ Các cơ quan, địa phương được lấy ý kiến (trừ cơ quan được lấy ý kiến về địa điểm đầu tư dự án), theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan mình, trong thời gian 10 ngày có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ ý kiến của cơ quan mình về nội dung được hỏi ý kiến cho cơ quan đầu mối (văn bản trả lời phải nêu rõ ràng, cụ thể, phù hợp với nội dung được hỏi, trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do), đồng thời gởi đến Sở Xây dựng (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, kể cả mặt nước gắn với công trình xây dựng), hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với dự án khai thác tài nguyên khoáng sản và dự án sử dụng mặt nước không gắn với đất xây dựng công trình) để tổng hợp ý kiến về địa điểm đầu tư dự án. Cơ quan được lấy ý kiến về địa điểm đầu tư dự án, trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan, có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan đầu mối để tổng hợp, xem xét thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định;
+ Thời gian giải quyết: không quá 28 ngày (tại cơ quan đầu mối: 05 ngày; tại Sở Xây dưng hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường: 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan; lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan: 10 ngày; tại UBND tỉnh: 08 ngày). Trường hợp cần thiết phải đi thực địa địa điểm đầu tư dự án thì cơ quan được lấy ý kiến về địa điểm đầu tư dự án tổ chức đi kiểm tra và có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan đầu mối trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của các cơ quan, địa phương liên quan.
3. Thời gian lập thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án:
Thời gian lập thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án được tính từ ngày có thông báo cho phép chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, cụ thể:
a) Đối với dự án nhóm C: không quá 09 tháng.
b) Đối với dự án nhóm B: không quá 12 tháng.
c) Đối với dự án nhóm A: không quá 18 tháng.”
3. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Địa điểm xây dựng và thông báo thu hồi đất để lập dự án
1. Cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng:
Việc cấp chứng chỉ quy hoạch chỉ thực hiện đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được phê duyệt và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.
Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có thông báo cho phép chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tiến hành lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng. Nếu sau thời hạn nêu trên, chủ đầu tư không có hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng thì đương nhiên thông báo cho phép chủ trương đầu tư của dự án hết hiệu lực.
a) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng, gồm:
- Đơn xin cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng của chủ đầu tư (theo mẫu tại Phụ lục 06).
- Chủ trương đầu tư (bản sao).
b) Thẩm quyền cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng: UBND cấp huyện, theo đề nghị của Phòng Công Thương hoặc Phòng Quản lý đô thị.
c) Thời gian cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
d) Nội dung chứng chỉ quy hoạch xây dựng: Tên công trình; tên khu đất - khu chức năng; diện tích khu đất; chỉ giới xây dựng; chỉ giới đường đỏ; cốt xây dựng; mật độ xây dựng; chiều cao công trình; chiều cao tầng một của công trình và những thông tin khác liên quan đến quy hoạch trong nội dung thiết kế đô thị của đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được duyệt.
2. Thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng:
Việc thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng được thực hiện đối với trường hợp công trình xây dựng trong khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được duyệt.
Trong thời gian: 15 ngày (đối với dự án nhóm C), 30 ngày (đối với dự án nhóm B), 60 ngày (đối với dự án nhóm A) kể từ ngày có thông báo cho phép chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tiến hành lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng. Nếu quá thời hạn nêu trên, chủ đầu tư không có hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng thì đương nhiên thông báo cho phép chủ trương đầu tư của dự án hết hiệu lực.
a) Hồ sơ đề nghị thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng, gồm:
- Đơn xin thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục 07).
- Chủ trương đầu tư (bản sao).
- Bản đồ tỷ lệ 1/500 đến 1/2.000 tùy theo quy mô dự án (thể hiện cao độ, địa hình, địa vật, giải thửa), đảm bảo đủ điều kiện sử dụng trong công việc lập: dự án, thiết kế, lập hồ sơ quy chủ, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bản đồ do các đơn vị tư vấn có đủ năng lực thực hiện dựa theo hệ tọa độ VN2000 và hệ cao độ nhà nước có kèm theo sơ đồ chỉ dẫn; trong đó đã thể hiện các thông số quy hoạch chủ yếu đề nghị thỏa thuận (vị trí khu đất; các mốc ranh giới khu đất; diện tích khu đất; cao độ san nền; độ dốc và hướng thoát nước...), phương pháp triển khai các thông số đó ra thực địa, có đầy đủ chữ ký của chủ nhiệm khảo sát, người đo, được đơn vị đo đạc và chủ đầu tư ký tên đóng dấu.
- Biên bản nghiệm thu bản đồ đo đạc và bàn giao mốc giới ngoài thực địa giữa đơn vị đo đạc và chủ đầu tư.
- Bản sao công chứng phiếu cung cấp tọa độ và độ cao của cơ quan chức năng có thẩm quyền (Trung tâm tư liệu Đo đạc và Bản đồ - Cục Đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Thông tin Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường, …).
- Hồ sơ năng lực của đơn vị khảo sát.
b) Thời gian thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng: 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
c) Thẩm quyền thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng:
- UBND cấp huyện đối với các dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện, theo đề nghị của Phòng Công Thương hoặc Phòng Quản lý đô thị.
- Sở Xây dựng đối với các dự án còn lại.
d) Nội dung thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng, gồm: Tên công trình; tên và vị trí khu đất; quy định về sử dụng đất (tính chất hoặc công dụng công trình, diện tích khu đất, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng); các quy định quy hoạch, kiến trúc công trình và sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (mối quan hệ công trình với tổng thể; chiều cao công trình; yêu cầu về kiến trúc; cao độ nền công trình, chỗ đỗ ô tô và xe máy; yêu cầu về cây xanh; đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật của công trình với hệ thống chung đô thị: chuẩn bị kỹ thuật đất đai (san nền tiêu thủy); giao thông; cấp điện, cấp - thoát nước; hệ thống thông tin liên lạc…).
3. Thông báo thu hồi đất:
Thông báo thu hồi đối với dự án đầu tư sử dụng đất thuộc trường hợp nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai năm 2003 được thực hiện ngay sau khi cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng hoặc thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng.
a) Thẩm quyền thông báo thu hồi đất:
- Ủy quyền cho UBND cấp huyện thông báo thu hồi đất đối với các dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện, theo đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- UBND tỉnh thông báo thu hồi đất đối với các dự án còn lại, theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Phối hợp trong công tác cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng, thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng và thông báo thu hồi đất:
- Đối với các dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện: ngay sau khi cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng hoặc thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng, Phòng Công Thương hoặc Phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm gửi chứng chỉ quy hoạch xây dựng hoặc văn bản thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng (có bản đồ kèm theo) đến Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận chứng chỉ quy hoạch xây dựng hoặc văn bản thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cấp huyện ra thông báo thu hồi đất.
- Đối với các dự án thuộc thẩm quyền thông báo cho phép chủ trương đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh: ngay sau khi cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng hoặc thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng, UBND cấp huyện (đối với trường hợp cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng) hoặc Sở Xây dựng (đối với trường hợp thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng) có trách nhiệm gửi chứng chỉ quy hoạch xây dựng hoặc văn bản thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng (có bản đồ kèm theo) đến Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận chứng chỉ quy hoạch xây dựng hoặc văn bản thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND tỉnh ra thông báo thu hồi đất.”
4. Điểm c khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Thẩm quyền thẩm định dự án
3. Phối hợp trong công tác thẩm định dự án:
c) Mối quan hệ trong công tác thẩm định dự án:
- Đối với các dự án đầu tư xây dựng bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì các cơ quan được lấy ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở có trách nhiệm gửi văn bản xem xét cho ý kiến về thiết kế cơ sở đến cơ quan đầu mối thẩm định dự án (đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước) hoặc chủ đầu tư (đối với các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước), đồng thời gởi đến cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất mục tiêu của dự án) được quy định tại khoản 2 Điều này.
- Các cơ quan liên quan đến nội dung thẩm định dự án (cơ quan tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở, cơ quan Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Thông tin và Truyền thông, phòng cháy chữa cháy, các ngành khác….) theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan mình, có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan đầu mối thẩm định dự án (hoặc chủ đầu tư) trong thời gian:
+ Không quá 10 ngày đối với dự án nhóm C;
+ Không quá 15 ngày đối với dự án nhóm B;
+ Không quá 20 ngày đối với dự án nhóm A.”
5. Điểm a khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 8. Thẩm quyền quyết định đầu tư
1. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
a) Chủ tịch UBND cấp huyện được phân cấp phê duyệt các dự án cấp huyện, cấp xã nhóm C trong phạm vi địa giới hành chính sử dụng nguồn vốn ngân sách cấp xã, ngân sách cấp huyện, các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân, kể cả các dự án sử dụng vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên (trừ các dự án huy động vốn từ quỹ đất).”
6. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1. Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là một nội dung của dự án do chủ đầu tư lập và được phê duyệt cùng với phê duyệt dự án. Trường hợp các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được UBND cấp huyện nơi có đất chấp thuận trước khi phê duyệt dự án. Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện có trách nhiệm giúp chủ đầu tư lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với phần diện tích thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý.
2. Thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ hai huyện, thị xã, thành phố trở lên theo đề nghị của các Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện.
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất không thuộc quy định tại điểm a khoản này theo đề nghị của Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:
a) Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất liên quan từ hai huyện, thị xã, thành phố lên theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.
b) Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất không thuộc quy định tại điểm a khoản này theo đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường.”
7. Khoản 2 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Xác định giá các loại vật tư, thiết bị dùng để lập dự toán, thanh quyết toán công trình xây dựng
2. Việc thanh quyết toán căn cứ vào giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên tham gia hợp đồng đã ký kết phù hợp với quy định về quản lý chí phí đầu tư xây dựng công trình (không phân biệt hình thức lựa chọn nhà thầu).”
8. Điểm a khoản 1 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 12. Thẩm quyền thẩm định giá thiết bị không có trong thông báo giá khi lập dự toán, thanh quyết toán công trình xây dựng
1. Cơ quan có chức năng thẩm định giá thiết bị:
a) Các thiết bị có đơn giá dưới 100 triệu đồng: Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định đối với dự án cấp tỉnh và Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm thẩm định đối với dự án cấp huyện, dự án cấp xã;”
9. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Công tác cấp Giấy phép xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn tỉnh
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được lập đồng thời và trình phê duyệt cùng với dự án hoặc có thể được lập, trình phê duyệt sau khi phê duyệt dự án và phải theo đúng các tiêu chí của dự án nhưng phải hoàn tất trước khi xin cấp Giấy phép xây dựng công trình hoặc trước khi khởi công xây dựng công trình (đối với các công trình không phải xin Giấy phép xây dựng). Trường hợp dự án không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải đăng ký bảo vệ môi trường để được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trước khi xin cấp Giấy phép xây dựng công trình hoặc trước khi khởi công xây dựng công trình (đối với các công trình không phải xin Giấy phép xây dựng).
Việc cấp Giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định của Nghị định số 12/2009/CP và Nghị định số 83/2009/CP.
1. Thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng:
a) Giám đốc Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I, cấp II; công trình tôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa; công trình tượng đài, tranh hoành tráng thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý; những công trình và nhà ở đô thị trên các tuyến, trục đường chính của thành phố Tuy Hòa có lộ giới từ 30m trở lên; những công trình thuộc một dự án nhưng nằm ở các huyện, thị xã, thành phố khác nhau thuộc địa giới hành chính do tỉnh quản lý; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình thuộc dự án và các công trình khác do UBND tỉnh yêu cầu; trừ những công trình không phải xin giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 12/2009/CP.
b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
c) UBND cấp huyện cấp Giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý, trừ các công trình quy định tại điểm a nêu trên.
d) Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý.
2. Quản lý nhà nước về xây dựng trong việc cấp Giấy phép xây dựng:
a) Đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước mà phải lập dự án (trừ các công trình đã có văn bản tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý công trình xây dựng chuyên ngành) và các công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình, ngoài các quy định về cấp Giấy phép xây dựng nêu trên, cơ quan cấp phép phải có trách nhiệm kiểm tra và chỉ cấp phép xây dựng khi đảm bảo các nội dung sau đây:
- Sự phù hợp của thiết kế so với nội dung và quy mô đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư.
- Sự phù hợp của thiết kế so với quy hoạch xây dựng hoặc thỏa thuận thông số quy hoạch xây dựng của cơ quan có thẩm quyền; sự kết nối với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào.
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức tư vấn, năng lực hành nghề của cá nhân lập thiết kế theo quy định.
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng được quyền từ chối cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình có hồ sơ thiết kế không phù hợp với các nội dung nêu trên. Việc từ chối cấp phép xây dựng phải được trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do để chủ đầu tư biết.
b) Căn cứ các quy định về Giấy phép xây dựng của Luật Xây dựng, Nghị định số 12/2009/CP, Nghị định số 83/2009/CP và các văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Chủ tịch UBND tỉnh giao cho Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn việc cấp Giấy phép xây dựng; chỉ đạo việc cấp Giấy phép xây dựng bảo đảm nhanh, gọn, chặt chẽ, chính xác và thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về Giấy phép xây dựng.”
10. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Chủ đầu tư chỉ được triển khai tổ chức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh hoặc chỉ định thầu đối với các gói thầu của dự án trong kế hoạch đấu thầu được duyệt và khi có thông báo kế hoạch vốn đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các trường hợp khác phải được sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh. Đối với các dự án nhóm C thì kế hoạch đấu thầu phải được lập, thẩm định và phê duyệt cùng với dự án.”
11. Khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Thẩm quyền và thời gian thẩm định công tác đấu thầu
1. Thẩm quyền thẩm định công tác đấu thầu:
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau:
- Kế hoạch đấu thầu đối với các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư và các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư.
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Chủ tịch UBND tỉnh là chủ đầu tư.
- Kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc các dự án do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, trừ các gói thầu được quy định tại khoản 1 và khoản 2 (trừ điểm k khoản 2) Điều 40 của Nghị định 85/2009/CP.
b) Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm thẩm định các nội dung sau:
- Kế hoạch đấu thầu đối với các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư (trừ dự án cấp xã).
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện là chủ đầu tư.
c) UBND cấp xã sử dụng bộ phận chuyên môn phù hợp để thẩm định kế hoạch đấu thầu dự án cấp xã theo quy định.
d) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quy định tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan mình thực hiện việc tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do mình quản lý. Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư tiến hành lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định (tổ chức tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không được tham gia thẩm định sản phẩm tư vấn của mình); chi phí thuê tổ chức tư vấn thẩm định được tính vào tổng dự toán xây dựng công trình, chi phí này do chủ đầu tư trực tiếp chi trả. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật về quyết định của mình.”
12. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Thẩm quyền phê duyệt công tác đấu thầu
1. Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch đấu thầu, xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư.
b) Kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc các dự án do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, trừ các gói thầu được quy định tại khoản 1 và khoản 2 (trừ điểm k khoản 2) Điều 40 của Nghị định 85/2009/CP.
2. Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu, xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư.
3. Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch đấu thầu (trừ các dự án cấp xã), xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư.
4. Chủ tịch UBND cấp xã được ủy quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án cấp xã.
5. Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, xử lý tình huống trong đấu thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do mình quản lý.”
13. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 18. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
1. Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn, có trách nhiệm:
a) Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
b) Hướng dẫn UBND cấp huyện, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
c) Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các công trình xây dựng trên địa bàn.
d) Phối hợp với Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành khi kiểm tra công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.
e) Hướng dẫn hoặc tổ chức giám định để xác định nguyên nhân sự cố đối với các công trình xây dựng trên địa bàn; báo cáo Bộ Xây dựng và UBND tỉnh kết quả giải quyết sự cố.
g) Tổ chức giám định, xử lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh khi có sự tranh chấp giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình và giữa các chủ thể này với chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác.
h) Báo cáo UBND tỉnh định kỳ, đột xuất về việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
i) Giúp UBND tỉnh tổng hợp và báo cáo Bộ Xây dựng về tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn định kỳ 6 tháng, 1 năm.
2. Các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành bao gồm Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm:
a) Thực hiện các công việc nêu tại các điểm a, c, g và h khoản 1 Điều này đối với công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện các công việc nêu tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều này đối với công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn.
c) Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn gửi Sở Xây dựng.
3. UBND cấp huyện được phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với các dự án cấp huyện, các dự án cấp xã, các dự án khác thuộc thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của UBND cấp huyện và các công trình xây dựng mà chủ đầu tư là tư nhân xây dựng trên địa bàn; sử dụng các phòng chuyên môn của mình để thực hiện:
a) Kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất sự tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các chủ thể tham gia xây dựng công trình, gồm: chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng và các đơn vị tư vấn xây dựng đối với các công trình xây dựng theo phân cấp.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng và các sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành để kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn huyện.
c) Tổ chức giám định, xử lý chất lượng các công trình xây dựng theo phân cấp khi có sự tranh chấp về chất lượng công trình giữa các chủ thể tham gia xây dựng công trình và giữa các chủ thể này với chủ sở hữu, chủ quản lý, chủ sử dụng các công trình xây dựng lân cận và các bên có liên quan khác.
d) Báo cáo định kỳ 6 tháng, 1 năm về tình hình chất lượng các công trình xây dựng theo phân cấp gửi Sở Xây dựng và các Sở có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
Các nội dung khác thực hiện theo Nghị định số 209/2004/CP và Nghị định số 49/2008/CP.”
14. Khoản 2 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 21. Thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
2. Đối với các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư:
a) Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện quản lý.
b) Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành các dự án còn lại.”
15. Bãi bỏ Điều 10. Thẩm quyền phê duyệt bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Điều 3. Giao cho Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện. Sau 6 tháng triển khai, tiến hành sơ kết và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết để kịp thời chỉ đạo.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và các chủ đầu tư chịu trách nhiệm thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.