THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164-TTg | Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 1978 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG NHẬN CHÍNH THỨC MỘT SỐ TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;
Căn cứ vào nghị định số 171-CP ngày 20-11-1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành quy chế mở trường, lớp đại học và trung học chuyên nghiệp;
Căn cứ vào quyết định số 291-CP ngày 30-12-1974 của Hội đồng Chính phủ về việc cải tiến công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;
Theo đề nghị của Bộ Giáo dục, đã được các Bộ, các Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố có liên quan nhất trí,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Công nhận chính thức là trường cao đẳng sư phạm, các trường sau đây:
1. Trường sư phạm 10 + 3 Hà Nội,
2. Trường sư phạm 10 + 3 Hải Phòng,
3. Trường sư phạm 10 + 3 Hà Nam Ninh,
4. Trường sư phạm 10 + 3 Thái Bình,
5. Trường sư phạm 10 + 3 Hải Hưng,
6. Trường sư phạm 10 + 3 Hà Sơn Bình,
7. Trường sư phạm 10 + 3 Vĩnh Phú,
8. Trường sư phạm 10 + 3 Việt Bắc,
9. Trường sư phạm 10 + 3 Thanh Hóa,
10. Trường sư phạm 10 + 3 Nghệ Tĩnh,
11. Trường sư phạm 10 + 3 Bình Trị Thiên,
12. Cơ sở cao đẳng sư phạm Quảng Nam – Đà Nẵng,
13. Trường cao đẳng sư phạm Quy Nhơn,
14. Trường cao đẳng sư phạm Nha Trang,
15. Trường cao đẳng sư phạm Ban Mê Thuột,
16. Trường cao đẳng sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
Trường cao đẳng sư phạm ở tỉnh, thành phố nào thì do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó quản lý.
Điều 2. Trường cao đẳng sư phạm có nhiệm vụ đào tào và bồi dưỡng giáo viên cấp II có trình độ đại học cho địa phương. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục có thể giao thêm cho một số trường cao đẳng sư phạm đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cấp II cho địa phương khác, sau khi đã thỏa thuận vởi Ủy ban nhân dân có trách nhiệm quản lý trường.
Điều 3. Các trường cao đẳng sư phạm thuộc hệ thống giáo dục đại học, nên được hưởng các chính sách, chế độ, v.v.. do Nhà nước ban hành cho các trường đại học.
Điều 4. Mỗi trường cao đẳng sư phạm có một hiệu trưởng và từ 2 đến 3 phó hiệu trưởng giúp việc. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường cao đẳng sư phạm do Bộ Giáo dục bổ nhiệm và điều động sau khi đã thỏa thuận với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Điều 5. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm:
- Chỉ đạo trường thực hiện tốt các điều lệ, quy chế, chương trình, kế hoạch, v.v … do Bộ Giáo dục ban hành đối với các trường cao đẳng sư phạm;
- Chỉ đạo trường sử dụng kinh phí theo đúng những quy định, định mức của Nhà nước;
- Chỉ đạo công tác xây dựng, tu bổ, bảo quản các cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, lao động sản xuất, và các mặt hoạt động giáo dục khác của trường;
- Chỉ đạo việc tổ chức tuyển sinh và phân phối học sinh tốt nghiệp theo đúng các quy chế của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, và theo sự hướng dẫn cụ thể của Bộ Giáo dục;
- Chỉ đạo trường làm tốt công tác chính trị tư tưởng, đời sống tinh thần và vật chất của cán bộ, công nhân, nhân viên và học sinh;
- Chỉ đạo trường và các ngành có liên quan làm tốt công tác trật tự, an ninh trong trường;
- Phối hợp với Bộ Giáo dục trong việc quản lý cán bộ lãnh đạo trường, khoa, phòng, ban và đội ngũ cán bộ giảng dạy. Trực tiếp quản lý những cán bộ khác, nhân viên và công nhân của trường, và quản lý học sinh.
Điều 6. Bộ Giáo dục có trách nhiệm:
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện các điều lệ và quy chế chuyên môn, các chương trình, tài liệu và giáo trình thống nhất cho các trường cao đẳng sư phạm. Quy định hệ thống đào tạo, cơ cấu các khoa và quy mô các trường cao đẳng sư phạm;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên cấp II thống nhất trong cả nước;
- Xét duyệt kết quả tuyển sinh và công nhận học sinh tốt nghiệp của các trường cao đẳng sư phạm;
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về các mặt công tác quản lý trường học, quản lý cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của trường;
- Bổ sung, điều chỉnh cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy cho các trường cao đẳng sư phạm sau khi đã thỏa thuận với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
Điều 7. Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố chưa có trường cao đẳng sư phạm được phép thành lập hoặc duy trì trường sư phạm đào tạo giáo viên cấp II theo nghị định số 171-CP ngày 20-11-1963 của Hội đồng Chính phủ, và phải tích cực tạo điều kiện để các trường này sớm có đủ tiêu chuẩn được Chính phủ xét công nhận là trường cao đẳng sư phạm.
Điều 8. Các đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Trưởng ban Tổ chức của Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.