ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG ******** | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ******** |
Số: 16/2006/QĐ-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 13 tháng 01 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÔNG THÔN TỈNH BÌNH DƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2006 – 2010”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg ngày 5/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi, giai đoạn từ nay đến năm 2010;
Căn cứ Thông tư liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ số 39/2005/TTLT/BTC-BKHCN ngày 23/5/2005 về việc hướng dẫn quản lý tài chính của chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010”;
Căn cứ Quy chế quản lý chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010”, ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BKHCN ngày 18/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Dương và xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số: 01/TT-KHCN ngày 06/01/2006.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2006 – 2010”, với nội dung chủ yếu như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên chương trình
Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nông thôn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2006 – 2010
2. Thời gian thực hiện
Từ năm 2006 đến năm 2010
3. Cơ quan chủ trì
Sở Khoa học và Công nghệ
4. Ban chủ nhiệm chương trình
a) Chủ nhiệm: Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ
b) Thành viên tham gia Ban chủ nhiệm, gồm đại diện:
- Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn
- Sở Kế hoạch - Đầu tư
- Sở Tài chính
- Liên minh hợp tác xã
- Hội nông dân tỉnh
- Thư ký: Phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ)
1. Phát triển nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ: “Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ...”. Nghị quyết 15-NQ/TW khoá IX cũng nhấn mạnh: “Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn..., nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho nông dân”. Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một trong những giải pháp thiết thực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
2. Trong các năm qua, nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được áp dụng vào đồng ruộng, thông qua các chương trình khuyến nông, mô hình chuyển giao kỹ thuật tiến bộ, điểm trình diễn kỹ thuật, câu lạc bộ khuyến nông. Qua đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Từ năm 2001 đến nay, các đơn vị trên địa bàn tỉnh, với sự phối hợp với các cơ quan khoa học Trung ương, đã thực hiện 17 đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn. Nội dung nghiên cứu tập trung ứng dụng giống mới, kỹ thuật canh tác mới, xây dựng mô hình canh tác có hiệu quả cao. Hầu hết các đề tài, dự án đều có khả năng giúp nông dân ứng dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, như: Xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp nhằm góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội và phát triển nông thôn mới ở Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên; Nhân rộng mô hình sản xuất con giống thương phẩm và chăn nuôi gà thả vườn năng suất chất lượng cao; Xây dựng mô hình điểm thụ tinh nhân tạo cho heo, quy mô hộ gia đình; Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò sữa tại hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Lai Hưng, huyện Bến Cát...
3. Chương trình hành động số 14-CTrHĐ/TU ngày 22/7/2002 của Tỉnh ủy Bình Dương về việc thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương (khóa IX) về đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010, đã xác định tăng cường đầu tư, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến cho tất cả cây trồng vật nuôi có tỷ suất hàng hóa cao trong tỉnh, nhằm hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh. Đưa các công nghệ mới vào chế biến, sơ chế nông sản và các sản phẩm đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tất cả các công đoạn sản xuất.
4. Ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong sản xuất, cơ giới hoá nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đã góp phần đáng kể phát triển lực lượng sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Các kết qủa nghiên cứu và tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao trực tiếp tới người nông dân, thông qua nhiều hình thức thích hợp, đã tạo được sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng của chăn nuôi và trồng trọt và nâng cao đáng kể trình độ sản xuất của người nông dân. Tuy nhiên, phạm vi, địa bàn nông thôn được chuyển giao và tiếp nhận tiến bộ khoa học - công nghệ nông nghiệp còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ thông qua các hình thức phổ biến và chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông dân trong tỉnh để xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đang là nhu cầu cấp bách.
1. Xây dựng các mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến, phù hợp vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản tại các địa bàn nông thôn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường trong và ngoài nước, từng bước hình thành thị trường công nghệ và dịch vụ ở nông thôn tạo đà cho việc ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
2. Liên kết và phối hợp giữa chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về nông nghiệp, nông thôn, các chương trình nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu quốc gia khác để nâng cao hiệu quả đầu tư từ các nguồn lực của nhà nước và huy động tối đa nguồn lực của xã hội, góp phần phát triển sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm cho nông dân và xoá đói, giảm nghèo.
3. Thông qua việc triển khai các mô hình ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, kết hợp các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở và nông dân, nhằm hình thành mạng lưới cán bộ kỹ thuật và đội ngũ cộng tác viên cơ sở có trình độ kỹ thuật phù hợp giúp các địa phương chủ động tìm kiếm, lựa chọn và thực thi các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến thích hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Triển khai các dự án xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ
Các dự án xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ được hình thành theo các nhóm gắn với các mục tiêu và nội dung cụ thể sau đây:
a) Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất các loại nông sản quý, rau quả, phát triển sản xuất các loại nông sản nhiệt đới có lợi thế so sánh cao (cao su, tiêu, điều, rau quả nhiệt đới...).
b) Ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và sử dụng nguyên liệu tại chỗ để có giá thành hạ, chất lượng cao và tạo việc làm, thu hút lao động nông nhàn.
c) Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, quy mô trang trại phù hợp, khép kín từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ.
d) Áp dụng các hình thức nuôi trồng thủy sản công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi sinh thái gắn với chế biến hiện đại.
đ) Phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng máy móc công cụ cải tiến, cơ khí hoá các khâu sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
e) Sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường, phòng chống, giảm nhẹ thiên tai; ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào tưới tiêu, tiết kiệm nước cho vùng gò đồi, vùng khô hạn.
g) Phát triển công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng biogas phục vụ sinh hoạt và đời sống ở nông thôn.
h) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
2. Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ ngắn hạn theo hai hình thức
a) Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai các dự án cho đội ngũ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ địa phương, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và cán bộ thuộc các cơ quan khoa học, những người trực tiếp tham gia chuyển giao công nghệ.
b) Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật cho địa phương, tập huấn kỹ thuật cho nông dân để tạo mạng lưới cán bộ kỹ thuật và cộng tác viên trực tiếp ở địa phương. Tiếp tục nhân rộng và phổ cập các kết quả của chương trình khi cán bộ chuyển giao công nghệ rút khỏi địa bàn.
3. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền
Hoạt động thông tin, tuyên truyền của chương trình bao gồm các nội dung chính sau:
a) Xây dựng và triển khai các chuyên đề giới thiệu về hoạt động của chương trình và phổ biến kiến thức khoa học, tập huấn kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở rộng các hình thức đưa tin, viết bài trên các báo viết...
b) Xuất bản các ấn phẩm về tổng kết kinh nghiệm, những bài học từ việc ứng dụng, chuyển giao, phổ biến, triển khai, nhân rộng mô hình khoa học và công nghệ và các vấn đề khác của chương trình.
c) Xây dựng cơ sở dữ liệu công nghệ, cơ sở dữ liệu chuyên gia phục vụ phổ biến khoa học, chuyển giao công nghệ vào địa bàn nông thôn.
V. NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN DỰ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
1. Chương trình bao gồm các dự án:
a) Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ.
b) Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nhằm đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào ứng dụng phục vụ phát triển nông thôn.
c) Phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ nông thôn.
2. Các dự án triển khai áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn so với các công nghệ hiện có ở địa phương và phù hợp với năng lực tổ chức, chỉ đạo của địa phương.
3. Những công nghệ được chọn để chuyển giao trong khuôn khổ dự án, phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Những công nghệ được tạo ra trong nước đã được đánh giá, phê duyệt cho phép ứng dụng và chuyển giao ở các cấp quản lý, tiên tiến hơn so với công nghệ hiện có của địa phương, hoặc các công nghệ nhập từ nước ngoài nhưng phải chứng minh được tính thích nghi và khả năng làm chủ công nghệ đó của cơ quan chuyển giao công nghệ.
b) Các công nghệ phải hướng vào giải quyết những vấn đề có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái.
c) Các công nghệ đã có quy trình kỹ thuật ổn định và phù hợp với khả năng tiếp thu của người dân vùng dự án.
4. Thời gian thực hiện dự án tối đa là 36 tháng. Riêng đối với các dự án trồng các loại cây lâu năm, trồng rừng, phát triển vùng nguyên liệu kết hợp chế biến và một số đối tượng đặc biệt khác, thời gian có thể kéo dài hơn nhưng không vượt quá 60 tháng.
5. Dự án được thực hiện thông qua ký kết hợp đồng giữa đơn vị chủ trì và Sở Khoa học và Công nghệ.
VI. CƠ QUAN CHỦ TRÌ, CƠ QUAN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ CHỦ NHIỆM DỰ ÁN
1. Cơ quan chủ trì dự án là đơn vị có tư cách pháp nhân và là đơn vị trực tiếp thực hiện dự án, tiếp thu và thụ hưởng kết quả của dự án.
2. Cơ quan chuyển giao công nghệ là tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam có công nghệ, có lực lượng cán bộ khoa học am hiểu và làm chủ được công nghệ cần chuyển giao, có kinh nghiệm chuyển giao công nghệ vào địa bàn nông thôn.
3. Chủ nhiệm dự án là cán bộ thuộc cơ quan chủ trì dự án, có chuyên môn phù hợp và có trình độ từ cao đẳng trở lên.
VII. QUẢN LÝ KINH PHÍ VÀ TÀI SẢN
1. Nguyên tắc chung
a) Kinh phí để thực hiện các dự án thuộc chương trình từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh và các nguồn khác.
c) Mọi điều chỉnh so với mục tiêu, nội dung và dự toán kinh phí ban đầu đã được phê duyệt của dự án phải được cơ quan quản lý xem xét và phê duyệt trên cơ sở kiến nghị bằng văn bản của cơ quan chủ trì dự án, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ.
a. Chi thực hiện các dự án xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ
- Chi điều tra khảo sát bổ sung (nếu có) để xây dựng dự án.
- Chi hội thảo khoa học, hội nghị đầu bờ về nội dung của dự án.
- Chi phổ biến, tập huấn tại hiện trường thực hiện dự án.
- Chi phí thuê chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, lao động triển khai dự án.
- Chi phí vật tư, dụng cụ, nguyên vật liệu thực hiện dự án.
- Chi mua máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp và có tính quyết định đến công nghệ chuyển giao của dự án.
- Chi đào tạo, tập huấn kỹ thuật đối với những cán bộ kỹ thuật và các đối tượng trực tiếp tiếp nhận công nghệ được chuyển giao của dự án.
- Chi công tác phí, văn phòng phẩm, báo cáo tổng kết dự án.
- Chi kiểm tra nghiệm thu các mô hình của dự án.
- Chi kiểm tra, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở dự án.
- Chi công tác điều hành quản lý dự án, thù lao chủ nhiệm dự án và các khoản chi khác có liên quan đến dự án.
b. Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, hoạt động thông tin tuyên truyền
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, tiếp thu công nghệ cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ địa phương, cán bộ khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư và cán bộ thuộc các cơ quan khoa học, những người trực tiếp tham gia chuyển giao công nghệ.
- Xây dựng và triển khai các chuyên đề giới thiệu về hoạt động của chương trình và phổ biến kiến thức khoa học, tập huấn kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Xuất bản các ấn phẩm về tổng kết kinh nghiệm, những bài học từ việc ứng dụng, chuyển giao, phổ biến, triển khai, nhân rộng mô hình.
c. Chi hoạt động chung của chương trình
- Chi hội nghị, hội thảo khoa học, sơ kết, tổng kết của chương trình.
- Chi văn phòng phẩm.
- Chi xét duyệt, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước các nhiệm vụ của chương trình.
- Chi điều tra, khảo sát (nếu cần) tại các địa phương, phục vụ cho việc xây dựng và phê duyệt dự án.
- Chi phụ cấp trách nhiệm và thù lao đối với các thành viên Ban chỉ đạo chương trình.
- Các chi khác liên quan trực tiếp đến hoạt động chung của chương trình.
3. Lập dự toán kinh phí chương trình
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch hoạt động của chương trình và danh mục dự án thuộc chương trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, việc lập dự toán kinh phí cho chương trình được thực hiện như sau:
a) Nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ thuộc ngân sách địa phương: Các đơn vị chủ trì dự án lập dự toán chi ngân sách để thực hiện các dự án thuộc chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Nguồn kinh phí khác thực hiện chương trình:
- Kinh phí đóng góp của các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện dự án.
- Kinh phí lồng ghép với các chương trình dự án khác.
- Kinh phí huy động từ các nguồn kinh phí khác.
Dự toán nguồn kinh phí khác thực hiện chương trình do cơ quan chủ trì dự án lập khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án xem xét và tổng hợp cùng với dự toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình theo phân cấp quản lý dự án của chương trình.
4. Giao và phân bổ dự toán
a) Về giao dự toán: Dự toán chi ngân sách để thực hiện các dự án của chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
b) Việc phân bổ dự toán cho các đơn vị: Thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Về cấp phát
a) Sở Khoa học và Công nghệ rút dự toán để chi theo tiến độ và khối lượng công việc thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa Sở Khoa học và Công nghệ và đơn vị chủ trì thực hiện dự án.
b) Các khoản chi về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chi hoạt động thông tin tuyên truyền, chi hoạt động chung của chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Công tác hạch toán và quyết toán kinh phí chương trình
Hạch toán vào chương của đơn vị chủ trì thực hiện dự án tại địa phương và loại khoản tương ứng. Đơn vị chủ trì thực hiện dự án có trách nhiệm quyết toán kinh phí thực hiện dự án với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
7. Công tác kiểm tra tài chính chương trình
Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất tình hình thực hiện dự án. Trường hợp không thực hiện đúng kế hoạch, sử dụng kinh phí sai mục đích, sai chế độ, thì bị đình chỉ và ra quyết định thu hồi kinh phí đã sử dụng sai mục đích nộp ngân sách nhà nước, đồng thời thông báo cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để cùng phối hợp thực hiện việc thu hồi kinh phí nộp ngân sách nhà nước.
a) Tài sản được đầu tư từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho dự án là tài sản nhà nước. Đơn vị được nhà nước giao nhiệm vụ mua sắm, quản lý sử dụng có trách nhiệm chấp hành đúng chế độ hiện hành về mua sắm, quản lý sử dụng tài sản nhà nước.
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đánh giá, nghiệm thu chính thức dự án, đơn vị sử dụng tài sản phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phương án xử lý tài sản.
VIII. XÁC ĐỊNH, LỰA CHỌN VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Xây dựng kế hoạch
a) Hàng năm theo tiến độ chuẩn bị kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cho năm sau, Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ vào mục tiêu, nội dung của chương trình và tiêu chí lựa chọn dự án đối với từng vùng, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh về mục tiêu, nội dung, địa bàn và quy mô của các dự án thuộc phạm vi chương trình để tổng hợp vào kế hoạch nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh.
b) Trên cơ sở ý kiến tư vấn của Hội đồng xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chuyên ngành và Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các dự án thuộc chương trình.
- Đơn vị chủ trì dự án xây dựng thuyết minh đề cương dự án theo Mẫu 1.
- Chủ nhiệm dự án khai sơ yếu lý lịch khoa học của chủ nhiệm dự án theo Mẫu 2.
2. Xét duyệt, phê duyệt dự án
Giao Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập hội đồng xét duyệt đề cương dự án.
Quy chế hoạt động của hội đồng xét duyệt đề cương dự án được quy định tại Quyết định số 121/2001/QĐ-UB, ngày 01/8/2001, được bổ sung, sửa đổi theo Quyết định số: 87/2005/QĐ-UB , ngày 30/5/2005 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc ban hành quy chế hoạt động của hội đồng xét duyệt đề cương thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo phương thức giao trực tiếp, trong đó chất lượng đề cương của dự án được đánh giá bằng phương pháp chấm điểm theo Mẫu 4: Phiếu đánh giá đề cương dự án thuộc chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
b) Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Tài chính, cơ quan chủ trì dự án thẩm định kinh phí thực hiện.
c) Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh ra quyết định phê duyệt dự án
d) Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện dự án với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án.
đ) Trên cơ sở hợp đồng thực hiện dự án, cơ quan chủ trì dự án và chủ nhiệm dự án tiến hành ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ với các tổ chức khoa học và công nghệ có công nghệ chuyển giao được lựa chọn.
IX. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ VÀ CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Nhiệm vụ và trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ
a) Tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh xác định danh mục các dự án, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ và thành lập hội đồng xét duyệt đề cương dự án để xem xét, đánh giá hồ sơ thuyết minh các dự án thuộc chương trình.
b) Phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nội dung, dự toán kinh phí của các dự án.
c) Ký kết hợp đồng thực hiện dự án với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm dự án.
d) Theo dõi, đôn đốc và tham gia kiểm tra tình hình thực hiện dự án.
đ) Định kỳ hàng năm xác nhận khối lượng công việc đã thực hiện của các dự án thuộc chương trình trên cơ sở đánh giá tình hình và kết quả thực hiện dự án của cơ quan chủ trì; tổng hợp dự toán, quyết toán kinh phí của các dự án; đề xuất với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh việc điều chỉnh mục tiêu, nội dung, kinh phí của các dự án khi cần thiết.
e) Đôn đốc và hướng dẫn xây dựng báo cáo hàng năm và báo cáo giữa nhiệm kỳ, báo cáo tổng kết kết quả thực hiện các dự án và tổ chức tổng kết hoạt động của chương trình trên địa bàn.
g) Tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh thành lập hội đồng đánh giá nghiệm thu dự án. Quy chế hoạt động của hội đồng đánh giá nghiệm thu dự án theo quy định hiện hành.
h) Chủ trì và phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan tổ chức đánh giá giá trị tài sản còn lại sau khi dự án kết thúc, trình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh để quyết định phương án xử lý tài sản còn lại của dự án.
i) Làm thủ tục thanh lý hợp đồng dự án.
k) Phối hợp với các ban ngành có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ cơ quan chủ trì dự án xây dựng kế hoạch triển khai nhân rộng kết quả của các dự án thuộc chương trình vào sản xuất đại trà.
l) Tổ chức sơ kết và tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của các dự án thuộc chương trình được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2. Nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan chủ trì thực hiện dự án
a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện đầy đủ các điều cam kết trong hợp đồng thực hiện dự án. Đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng, nhân lực, kinh phí để hỗ trợ cơ quan chuyển giao công nghệ và chủ nhiệm dự án thực hiện dự án.
b) Bảo đảm sử dụng kinh phí thực hiện dự án theo đúng thuyết minh được phê duyệt và thực hiện quyết toán kinh phí theo quy định; chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng kinh phí, vật tư, tài sản của dự án theo nội dung và dự toán đã được phê duyệt.
c) Hỗ trợ chủ nhiệm dự án, cơ quan chuyển giao công nghệ trong việc điều phối kế hoạch tiến độ triển khai thực hiện các nội dung và nghiệp vụ quản lý kinh phí theo quy định hiện hành.
d) Phối hợp với chính quyền địa phương lồng ghép các nội dung của dự án với các dự án thuộc các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác và các chương trình mục tiêu quốc gia, huy động các nguồn vốn khác để cùng với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đảm bảo đủ kinh phí thực hiện dự án.
đ) Đánh giá tình hình thực hiện dự án và khối lượng công việc đã thực hiện theo định kỳ của dự án.
e) Báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhân dân tỉnh những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án và kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý đối với các dự án.
g) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở.
h) Xây dựng kế hoạch và tổ chức nhân rộng kết quả của dự án thuộc chương trình vào sản xuất đại trà.
3. Nhiệm vụ và trách nhiệm của chủ nhiệm dự án
a) Chủ động thực hiện nội dung, dự toán kinh phí đã được phê duyệt và thực hiện quyết toán kinh phí của dự án theo quy định.
b) Chịu trách nhiệm về tiến độ, kết quả thực hiện và hiệu quả sử dụng kinh phí của dự án, thực hiện những điều cam kết trong hợp đồng, tự đánh giá khối lượng công việc đã thực hiện.
c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định về tình hình triển khai dự án, tình hình sử dụng kinh phí của dự án cho Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, bao gồm:
- Báo cáo tình hình thực hiện dự án định kỳ theo biểu mẫu quy định.
- Báo cáo khối lượng công việc đã thực hiện và quyết toán kinh phí theo từng giai đoạn thực hiện dự án để làm cơ sở cho việc cấp tiếp kinh phí.
- Báo cáo tổng kết dự án theo biểu mẫu quy định.
- Báo cáo quyết toán kinh phí của dự án.
d) Bàn giao kết quả và sản phẩm của dự án theo quy định.
đ) Chịu sự giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện dự án của Sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhân dân tỉnh, cơ quan chủ trì dự án và các cơ quan có thẩm quyền khác.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện một trong những tình hình sau thì Sở Khoa học và Công nghệ và các bên tham gia hợp đồng thực hiện dự án và hợp đồng chuyển giao công nghệ của dự án đều có thể đưa ra kiến nghị điều chỉnh, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng:
1. Do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh... khiến chủ nhiệm dự án, cơ quan chủ trì và tổ chức chuyển giao công nghệ không thể tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng.
2. Chủ nhiệm dự án, cơ quan chủ trì dự án và cơ quan chuyển giao công nghệ không bảo đảm đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực, kinh phí đối ứng và các điều kiện khác để thực hiện dự án như đã cam kết trong hợp đồng.
3. Chủ nhiệm dự án, cơ quan chủ trì dự án và cơ quan chuyển giao công nghệ không đủ năng lực tổ chức quản lý thực hiện các nội dung dự án theo hợp đồng.
4. Sử dụng kinh phí của dự án sai mục đích.
5. Đối với các dự án bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải ngừng mọi hoạt động của dự án và báo cáo bằng văn bản về những công việc đã triển khai, kinh phí đã sử dụng, trang thiết bị máy móc đã mua sắm cho Sở Khoa học và Công nghệ. Căn cứ vào tình hình cụ thể của từng dự án, Sở Khoa học và Công nghệ kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét giải quyết.
Điều 2. Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì và quản lý Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2006 – 2010, có trách nhiệm cùng các sở, ban, ngành có liên quan lập kế hoạch thực hiện, kiểm tra và thanh quyết toán kinh phí.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Mẫu 1:
THUYẾT MINH ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN
Thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2006 – 2010”
1. Tên dự án
2. Mã số
3. Cấp quản lý:
- Bộ Khoa học và Công nghệ
- Cấp tỉnh
4. Thời gian thực hiện:
tháng, từ tháng /200 đến tháng /200
5. Dự kiến kinh phí thực hiện:
Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương
- Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương
- Nguồn khác
6. Tổ chức chủ trì thực hiện dự án:
- Tên tổ chức
- Địa chỉ
- Điện thoại, Fax
7. Chủ nhiệm dự án:
- Họ tên
- Chức vụ
- Học hàm, học vị
- Địa chỉ
- Điện thoại, FAX
8. Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ:
- Tên cơ quan
- Địa chỉ
- Điện thoại, FAX
9. Tính cấp thiết của dự án:
- Nêu tóm tắt về:
+ Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương nơi triển khai dự án.
+ Định hướng, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương triển khai dự án.
- Trên cơ sở đó lựa chọn và phân tích tính phù hợp của dự án đối với qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương triển khai dự án trong tương lai.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao:
- Nêu những thông tin cơ bản, mới nhất về các công nghệ đang được áp dụng tại địa phương trong lĩnh vực dự án dự kiến triển khai.
- Đặc điểm và xuất xứ của công nghệ dự kiến áp dụng.
- Nêu tính tiên tiến của công nghệ dự kiến áp dụng so với các công nghệ đang áp dụng tại địa phương.
- Nêu tính thích hợp của công nghệ dự kiến áp dụng
11. Mục tiêu:
11.1.Mục tiêu chung
11.2. Mục tiêu cụ thể
12. Nội dung (nêu những nội dung và các bước công việc cụ thể mà dự án cần triển khai thực hiện để đạt được mục tiêu)
- Mô tả công nghệ chuyển giao.
- Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (xây dựng mô hình, ứng dụng công nghệ tạo sản phẩm mới...)
- Liệt kê và mô tả nội dung, các bước công việc cần thực hiện để giải quyết những vấn đề đặt ra, kể cả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tại địa phương, tập huấn cán bộ kỹ thuật và nông dân.
13. Giải pháp thực hiện:
- Giải pháp về mặt bằng và xây dựng cơ bản (nếu có).
- Giải pháp về đào tạo.
- Giải pháp về tổ chức sản xuất.
- Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Giải pháp về nguồn vốn.
- Phân tích và tính toán tài chính của quá trình thực hiện dự án trên cơ sở tổng kinh phí đầu tư cần thiết để triển khai dự án, trong đó nêu rõ vốn từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương, ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương, nguồn vốn khác (có văn bản pháp lý kèm theo).
14. Tiến độ thực hiện
TT | Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu | Sản phẩm phải đạt | Thời gian (Bắt đầu - kết thúc) | Người, cơ quan thực hiện |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
15. Sản phẩm của dự án:
15.1. Nêu sản phẩm cụ thể của dự án:
TT | Tên sản phẩm | Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật | Chú thích |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
... |
|
|
|
15.2.Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án
16. Kinh phí thực hiện dự án phân theo các khoản chi:
TT | Nguồn kinh phí | Tổng số | Trong đó | |||||
Chuyển giao công nghệ, đào tạo và tập huấn | Nguyên, vật liệu, năng lượng | Thiết bị, máy móc | Xây dựng cơ bản | Công lao động | Chi khác | |||
| Tổng kinh phí |
|
|
|
|
|
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
1 | Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ Trung ương |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ địa phương |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Nguồn ngân sách khác |
|
|
|
|
|
|
|
4 | Các nguồn vốn khác |
|
|
|
|
|
|
|
| - Tự có |
|
|
|
|
|
|
|
| - Khác (vốn huy động...) |
|
|
|
|
|
|
|
17.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án:
- Hiệu quả kinh tế: ước tính được bằng số lượng, hoặc bằng tiền.
- Hiệu quả về xã hội.
17.2. Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội theo khả năng mở rộng của dự án.
Ngày....tháng....năm 200... Ngày....tháng....năm 200...
Chủ nhiệm dự án Cơ quan chủ trì dự án
(Ký tên) (Ký tên, đóng dấu)
Ngày....tháng....năm 200... Ngày....tháng....năm 200...
Cơ quan chủ quản Sở Khoa học và Công nghệ
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI
(Đơn vị: đ)
TT | Nội dung thuê khoán | Tổng kinh phí | Trong đó | ||
Sự nghiệp KHCN Trung ương | Sự nghiệp KHCN địa phương | Khác | |||
1 | Chuyển giao công nghệ |
|
|
|
|
1.1 | Qui trình công nghệ ..................... (trong đó gồm cả xây dựng hướng dẫn các qui trình công nghệ), gồm các công đoạn: - Công đoạn 1: (tên công đoạn) - Công đoạn 2: ... |
|
|
|
|
1.2 | Qui trình công nghệ ...................... (trong đó gồm cả xây dựng hướng dẫn các qui trình công nghệ), gồm các công đoạn: - Công đoạn 1: (tên công đoạn) - Công đoạn 2: ... |
|
|
|
|
1.3 | ... |
|
|
|
|
2 | Đào tạo cán bộ kỹ thuật cơ sở (trong đó chi ăn ở đi lại theo chế độ Nhà nước cho cán bộ được cử đi đào tạo và chi phí cho công đào tạo): Cho 01 qui trình công nghệ khoảng 3 - 4 người |
|
|
|
|
3 | Tập huấn kỹ thuật cho đối tượng tiếp nhận công nghệ (trong đó gồm bồi dưỡng cho người đi tập huấn, chi cho tài liệu tập huấn, trả công chuyên gia tập huấn, hướng dẫn): Mỗi qui trình không quá 50 người và tối đa không quá 2 lần cho một qui trình |
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng
TT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Nguồn vốn | |||
Ngân sách TW | Ngân sách ĐP | Tự có | Khác | ||||||
1 | Nguyên, vật liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Dụng cụ, phụ tùng |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Năng lượng, nhiên liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Than |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Điện |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Xăng, dầu |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nhiên liệu khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
TT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Nguồn vốn | |||
Ngân sách TW | Ngân sách ĐP | Tự có | Khác | ||||||
1 | Mua thiết bị công nghệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Khấu hao thiết bị |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Vận chuyển lắp đặt |
|
|
|
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
TT | Nội dung | Kinh phí | Nguồn vốn | ||
Ngân sách nhà nước | Tự có | Khác | |||
1 | Chi phí xây dựng m2 nhà xưởng, phòng nhân giống, nhà kính , nhà lưới, vườn ươm. |
|
|
|
|
2 | Chi phí sửa chữa m2 nhà xưởng |
|
|
|
|
3 | Chi phí lắp đặt hệ thống điện, hệ thống nước |
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
TT | Nội dung | Số lượng (người) | Số công (công) | Đơn giá | Tổngkinh phí | Trong đó | ||
Ngân sách TW | Ngân sách ĐP | Khác | ||||||
1 | Kỹ sư |
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Kỹ sư chỉ đạo (ghi tên qui trình công nghệ chỉ đạo) |
|
|
|
|
|
|
|
1.2 | ... |
|
|
|
|
|
|
|
2 | Kỹ thuật viên của cơ sở thực hiện dự án |
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Kỹ thuật viên chỉ đạo và thực hiện công đoạn (ghi tên công đoạn của qui trình công nghệ) |
|
|
|
|
|
|
|
2.2 | Kỹ thuật viện chỉ đạo và thực hiện công đoạn (ghi tên công đoạn của qui trình công nghệ) |
|
|
|
|
|
|
|
2.3 | ... |
|
|
|
|
|
|
|
3 | Lao động đơn giản |
|
|
|
|
|
|
|
3.1 | Lao động đơn giản thực hiện công đoạn (ghi tên công đoạn của qui trình công nghệ) |
|
|
|
|
|
|
|
3.2 | Lao động đơn giản thực hiện công đoạn (ghi tên công đoạn của qui trình công nghệ) |
|
|
|
|
|
|
|
3.3 | ... |
|
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
TT | Nội dung | Kinh phí | Nguồn vốn | ||
Ngân sách nhà nước | Tự có | Khác | |||
1 | Công tác phí |
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
2 | Quản lý cơ sở |
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
3 | Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu |
|
|
|
|
| - Chi phí kiểm tra |
|
|
|
|
| - Chi phí nghiệm thu trung gian |
|
|
|
|
| - Chi phí nghiệm thu nội bộ |
|
|
|
|
| - Chi phí nghiệm thu chính thức |
|
|
|
|
4 | Chi khác |
|
|
|
|
| - Thông tin, tuyên truyền |
|
|
|
|
| - Tiếp thị, quảng cáo |
|
|
|
|
| - Hội thảo khoa học, hội nghị đầu bờ: không quá 2 lần cho 01 qui trình công nghệ (tối đa 100 người/lần) |
|
|
|
|
| - Hội nghị |
|
|
|
|
| - Ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm |
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
5 | Xây dựng hồ sơ dự án |
|
|
|
|
6 | Viết báo cáo tổng kết dự án |
|
|
|
|
7 | Phụ cấp chủ nhiệm dự án |
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
|
|
SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC CỦA CHỦ NHIỆM DỰ ÁN
I. Thông tin chung về chủ nhiệm dự án | |||
1. Họ và tên: 2. Ngày tháng năm sinh: 3. Nam, nữ: 4. Địa chỉ: 5. Điện thoại: Cơ quan: Nhà riêng: Mob.: 6. Fax: Email: 7. Chức vụ: | |||
II. Trình độ đào tạo | |||
1. Trình độ chuyên môn: | |||
Học vị: Năm nhận bằng: Chuyên ngành đào tạo: Học hàm: Quá trình và nơi đào tạo, chuyên ngành đào tạo: ... | |||
2. Các khoá học chuyên môn khác đã hoàn thành: | |||
Lĩnh vực: Năm: Nơi đào tạo: (Ghi tiếp nếu thấy cần thiết) ... | |||
III. Kinh nghiệm về quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và tiếp nhận, triển khai công nghệ | |||
Số năm kinh nghiệm: Số dự án đã chủ trì tiếp nhận và triển khai: | |||
TT | Tên dự án | Tên cơ quan chủ trì | Năm bắt đầu – kết thúc |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
| ... |
|
|
IV. Thành tựu hoạt động trong công tác tổ chức tiếp nhận, chuyển giao, triển khai công nghệ và sản xuất kinh doanh khác ... |
.................., ngày ....... tháng ....... năm ..........
Cơ quan nơi làm việc Chủ nhiệm dự án
của chủ nhiệm dự án (Họ tên và chữ ký)
(Xác nhận và đóng dấu)
Mẫu 3:
Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
của cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ
1. Tên tổ chức - Năm thành lập - Địa chỉ - Điện thoại, Fax |
2. Chức năng nhiệm vụ và loại hình hoạt động khoa học và công nghệ hoặc sản xuất kinh doanh liên quan đến dự án ...
|
3. Thành tựu chuyển giao công nghệ trong 5 năm gần nhất của tổ chức ...
|
4. Tổng số cán có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với nội dung dự án của tổ chức - Tiến sỹ: - Thạc sỹ: - Đại học: ...
|
5. Kinh nghiệm và thành tựu trong 5 năm gần nhất liên quan đến việc chuyển giao và triển khai công nghệ của các cán bộ trực tiếp tham gia dự án (nêu lĩnh vực chuyên môn, số năm kinh nghiệm, thành tựu tiếp nhận, triển khai công nghệ và chỉ đạo sản xuất kinh doanh) ...
|
.............................., ngày ....... tháng ...... năm 200...
Thủ trưởng
Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ
(chữ ký và họ tên của người lãnh đạo tổ chức chủ trì, đóng dấu)
Mẫu 4:
HỘI ĐỒNG xÉt duYỆT ĐỀ CƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thủ Dầu Một, ngày tháng năm 200
1. Dự án:
2. Họ tên thành viên Hội đồng: .............................................................................................................
3. Các chỉ tiêu đánh giá
3.1. Giá trị công nghệ, tính phù hợp, hiệu quả kinh tế, tính khả thi và khả năng nhân rộng: Tối đa 40 điểm
TT | Chỉ tiêu đánh giá | Điểm tối đa | Điểm của thành viên HĐ |
1 | Đánh giá tổng quan trình độ công nghệ chuyển giao và xu hướng phát triển nhân rộng: thể hiện sự am hiểu và làm chủ được công nghệ, phân tích làm rõ được tính tiên tiến của công nghệ so với các công nghệ hiện có ở địa phương và tính phù hợp của công nghệ với chiến lược phát triển và điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương nơi triển khai dự án, các luận cứ của tác giả về hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển của các mô hình sau khi dự án kết thúc...) | 5 |
|
- Rõ ràng | 3 |
| |
- Đầy đủ | 2 |
| |
2 | Xác định nội dung và các vấn đề đặt ra mà dự án cần triển khai thực hiện: | 15 |
|
2.1 | Luận cứ rõ những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết (cần hướng vào để triển khai thực hiện) nhằm đạt được mục tiêu, sản phẩm mà dự án đặt ra | 10 |
|
- Rõ ràng, chi tiết | 7 |
| |
- Khoa học | 3 |
| |
2.2 | Nội dung, trình tự các bước công việc thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra | 5 |
|
- Hợp lý | 3 |
| |
- Sáng tạo | 2 |
| |
3 | Phương án (các giải pháp) triển khai | 10 |
|
3.1 | Phương án tổ chức tiếp nhận công nghệ và phát triển vào sản xuất đại trà: mô tả, phân tích các điều kiện về địa điểm, mặt bằng, nhà xưởng, nhân lực, vật tư, thiết bị, sơ đồ qui trình công nghệ, phương án tổ chức sản xuất, yếu tố môi trường và giải pháp khắc phục... | 2 |
|
- Hợp lý | 1 |
| |
- Khả thi | 1 |
| |
3.2 | Phương án tài chính: phân tích, tính toán tài chính, biện pháp huy động các nguồn vốn để thực hiện dự án và nhân rộng kết quả của dự án vào sản xuất đại trà | 4 |
|
- Đầy đủ | 1 |
| |
- Chính xác | 1 |
| |
- Có tính pháp lý (có cam kết của các đối tác tham gia dự án) | 2 |
| |
3.3 | Phương án tổ chức thị trường và tiêu thụ sản phẩm hoặc phát triển nhân rộng mô hình: chứng minh được đầu ra của sản phẩm mô hình (có nhu cầu và địa chỉ tiêu thụ hoặc phát triển nhân rộng mô hình cụ thể, giá thành và chất lượng sản phẩm được xã hội chấp nhận) | 4 |
|
- Rõ ràng | 1 |
| |
- Khả thi | 1 |
| |
- Có hợp đồng bao tiêu sản phẩm | 2 |
| |
4 | Khả năng phát triển của dự án sau khi kết thúc: chứng minh được tính ổn định và tính tiên tiến của công nghệ, chất lượng và giá thành sản phẩm, phân tích và làm rõ được tính khả thi của phương án mở rộng vào sản xuất hoặc nhân rộng mô hình của dự án vào các địa bàn tương tự | 10 |
|
- Đầy đủ, rõ ràng | 4 |
| |
- Khả thi | 6 |
| |
| Cộng | 40 |
|
3.2. Năng lực của tổ chức đăng ký chủ trì chuyển giao công nghệ: Tối đa 25 điểm
TT | Chỉ tiêu đánh giá | Điểm tối đa | Điểm của thành viên HĐ |
5 | Kinh nghiệm thực tế: Về triển khai và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực của dự án và những thành tựu nổi bật của tổ chức đăng ký chuyển giao công nghệ (trong 5 năm trở lại đây): | 10 |
|
- Chứng minh được công nghệ của dự án là do tổ chức chuyển giao tạo ra hoặc đã làm chủ được đối với những công nghệ tiếp nhận từ nước ngoài vào | 3 |
| |
- Số công nghệ đã được áp dụng hoặc chuyển giao vào sản xuất | 4 |
| |
- Năng lực tổ chức quản lý của tổ chức đăng ký chủ trì chuyển giao công nghệ | 3 |
| |
6 | Tiềm lực về cán bộ chuyển giao công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì chuyển giao công nghệ (liên quan đến dự án): Điều kiện đảm bảo về nhân lực, lực lượng và cơ cấu cán bộ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và thành tựu triển khai công nghệ của những người tham gia chuyển giao công nghệ của dự án... | 15 |
|
- Số lượng cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên có thể tham gia chuyển giao công nghệ của dự án | 7 |
| |
- Cơ cấu chuyên môn của các cán bộ khoa học công nghệ, kỹ thuật viên dự kiến tham gia chuyển giao công nghệ của dự án | 8 |
| |
| Cộng | 25 |
|
3.3. Năng lực của tổ chức và cá nhân đăng ký chủ trì dự án: Tối đa 25 điểm
TT | Chỉ tiêu đánh giá | Điểm tối đa | Điểm của thành viên HĐ |
7 | Kinh nghiệm thực tế sản xuất kinh doanh, quản lý và những thành tựu nổi bật về tiếp nhận và triển khai công nghệ của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án: | 10 |
|
- Số năm kinh nghiệm, số dự án đã chủ trì tiếp nhận và triển khai | 3 |
| |
- Năng lực tổ chức và quản lý của cá nhân đăng ký chủ trì thực hiện dự án | 7 |
| |
8 | Tiềm lực (liên quan đến tiếp nhận và triển khai công nghệ của dự án) của tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện dự án: | 15 |
|
- Cơ sở vật chất hiện có đảm bảo cho việc tiếp nhận và triển khai dự án | 5 |
| |
- Điều kiện đảm bảo về nhân lực, cơ cấu cán bộ và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia tiếp nhận và triển khai dự án | 10 |
| |
| Cộng | 25 |
|
3.4. Tính hợp lý của kinh phí cần thiết thực hiện dự án và kinh phí đề nghị hỗ trợ: Tối đa 10 điểm
TT | Chỉ tiêu đánh giá | Điểm tối đa | Điểm của thành viên HĐ |
9 | Tính hợp lý, sát thực tế và có đủ luận cứ của kinh phí đề nghị hỗ trợ, mức độ chi tiết của dự toán | 2 |
|
10 | Tính khả thi của việc huy động các nguồn vốn khác cho việc thực hiện dự án: | 8 |
|
- Khả thi | 4 |
| |
- Có cam kết của các đối tác tham gia dự án | 4 |
| |
| Cộng | 10 |
|
4. Tổng cộng điểm đánh giá của thành viên Hội đồng xét duyệt (3.1 + 3.2 + 3.3 + 3.4) là: ........................./100 điểm
Ghi chú: Đề cương dự án đạt yêu cầu phải đạt điểm tối thiểu là 65/100 điểm.
5. Kiến nghị của thành viên Hội đồng về những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh dự án - cả về nội dung và kinh phí (nếu có)
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
(Họ tên và chữ ký)
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.