BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1592-TCHQ/PC | Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 1986 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY CHẾ HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Nghị định số 139-HĐBT ngày 20-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Nghị định số 3-CP ngày 27-2- 1960 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ Hải quan;
Theo đề nghị của đồng chí Cục trưởng Cục Giám quản Tổng cục Hải quan;
Sau khi trao đổi với các Bộ Ngoại thương và Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH :
| Lâm Văn Độ (Đã ký) |
QUY CHẾ HẢI QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG CỦA NGƯỚC NGOÀI ĐƯA VÀO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1592-TCHQ/PC ngày 25-10-1986 của Tổng cục Hải quan).
Hàng hoá nói trên là loại hàng tạm nhập nên thuộc loại hàng phải tái xuất.
2. Hàng của nước ngoài sau khi triển lãm, nếu không tái xuất mà muốn bán hoặc biếu, tặng thì phải xin phép Hải quan tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là Hải quan tỉnh); Trong trường hợp bán, thì phải nộp thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch cho Hải quan tại địa điểm triển lãm và chỉ được bán cho các tổ chức chuyên doanh của Nhà nước Việt Nam.
3. Trong quá trình triển lãm, nếu muốn bán hàng lưu niệm thì phải xin phép Hải quan tỉnh và phải nộp thuế như quy định ở điểm 2, điều 3 này.
1. Trong thời gian chậm nhất là 48 giờ kể từ khi hàng triển lãm của nước ngoài tới cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam, tổ chức có hàng triển lãm hoặc người đại diện có thẩm quyền hoặc tổ chức được uỷ thác (dưới đây, gọi tắt là chủ hàng) phải đến Hải quan tỉnh để làm thủ tục khai báo hải quan.
Tờ khai hàng triển lãm nhập khẩu (theo mẫu do Tổng cục Hải quan thống nhất in và phát hành), phải làm thành ba (3) bản, kèm theo giấy phép nhập hàng do Tổng cục Hải quan cấp, bản kê chi tiết hàng và hợp đồng vận tải.
2. Tờ khai hàng triển lãm nhập khẩu phải phân tích rõ:
- Số hàng triển lãm xong sẽ tái xuất;
- Số hàng sẽ chuyển nhượng tại Việt Nam;
- Số hàng bán lưu niệm trong quá trình triển lãm tại Việt Nam;
- Số hàng để làm tặng phẩm cho các cơ quan, đoàn thể tại Việt Nam.
1. Chủ hàng phải xuất trình hàng để Hải quan kiểm tra.
2. Nếu chủ hàng yêu cầu và được hải quan tỉnh đồng ý, hàng triển lãm nhập khẩu được phép vận chuyển từ cửa khẩu đến địa điểm triển lãm để kiểm tra, nhưng phải theo đúng Quy chế niêm phong hải quan, và chế độ áp tải hàng. Chủ hàng phải nộp lệ phí kiểm tra hải quan và lệ phí áp tải hàng theo Quyết định số 1104-TCHQ/GQ ngày 21-10-1986 của Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp này chủ hàng phải xin phép trước cơ quan Hải quan tỉnh, trong đơn phải ghi rõ địa điểm cán bộ hải quan tới kiểm tra, số kiện, trọng lượng và thể tích từng kiện... (kèm theo bảng kê chi tiết hàng triển lãm nhập khẩu).
Chủ hàng chỉ được mở các kiện hàng khi được phép của hải quan tại địa điểm triển lãm. Cán bộ hải quan kiểm tra nội dung các kiện hàng để đối chiếu với giấy tờ và hoàn thành thủ tục hải quan.
Ban tổ chức triển lãm phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hải quan làm việc trong thời gian mở cửa triển lãm, kể cả việc bố trí mặt bằng làm việc của hải quan tại địa điểm triển lãm.
1. Hàng triển lãm xong ở một địa phương mà chủ hàng muốn tiếp tục đem hàng đến triển lãm ở một địa phương khác của Việt Nam thì:
- Chủ hàng phải có đơn xin phép trước Tổng cục Hải quan; trong đơn phải ghi rõ ngày, giờ vận chuyển hàng, địa điểm triển lãm mới, kèm theo bảng kê chi tiết số hàng mang đi.
- Hải quan tiến hành kiểm tra, niêm phong cặp chì và thực hiện chế độ áp tải hàng đến địa điểm triển lãm mới. Tại đây cán bộ Hải quan đi áp tải hàng bàn giao cho Hải quan tại địa điểm triển lãm để tiếp tục kiểm tra và quản lý như Quy chế này.
2. Nếu chủ hàng mang hàng ra khỏi địa điểm triển lãm mà không qua thủ tục hải quan, thì coi như vi phạm thủ tục hải quan, bị xử lý theo Điều lệ Hải quan hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Nếu bán hàng cho các tổ chức chuyên doanh của Nhà nước Việt Nam, chủ hàng phải nộp cho Hải quan tại địa điểm triển lãm tờ khai hàng chi tiết, kèm theo bản sao hợp đồng ký kết giữa chủ hàng với các tổ chức chuyên doanh của Nhà nước Việt Nam.
2. Hàng được Hải quan tỉnh cho phép bán lưu niệm, thì trước khi bán chủ hàng phải làm tờ khai hàng chi tiết nộp cho hải quan tại địa điểm triển lãm.
3. Hàng triển lãm dùng làm tặng phẩm chỉ được giải quyết sau khi có tờ khai hàng chi tiết ghi rõ ký mã hiệu số trọng lượng và kèm theo những chứng từ xác nhận yêu cầu đó là xác đáng để hải quan tỉnh xét và cho phép.
Các vật phẩm nói trên không được bán ra ngoài hoặc chuyển nhượng tại Việt Nam.
1. Khi tái xuất, chủ hàng phải nộp tờ khai hàng kèm theo bảng kê chi tiết hàng, xuất trình hàng để Hải quan kiểm tra ngay tại địa điểm triển lãm.
Sau khi kiểm tra, hải quan tiến hành niêm phong cặp chì ngay tại chỗ cho từng kiện hàng.
2. Hàng được xuất đúng theo tờ khai và đúng cửa khẩu đã ghi trong giấy phép. Nếu muốn thay đổi cửa khẩu xuất khẩu thì phải báo ngay cho Hải quan nơi đã cấp giấy phép để xin điều chỉnh.
Việc vận chuyển hàng từ địa điểm triển lãm đến cửa khẩu xuất phải làm đúng các thủ tục như khi vận chuyển hàng nhập từ cửa khẩu nhập đến địa điểm triển lãm.
Khi hàng tới cửa khẩu xuất, cán bộ hải quan đi áp tải hàng phải bàn giao cho Hải quan cửa khẩu để kiểm tra lại niêm phong, giám sát việc bốc xếp hàng vào kho hàng hoặc lên công cụ vận tải và kết thúc thủ tục Hải quan.
3. Đối với các loại hàng triển lãm nhập khẩu, sau đó phải tái xuất, thì trong hạn lâu nhất là sáu tháng kể từ ngày hải quan làm thủ tục tái xuất, nếu chủ hàng không tái xuất mà không có lý do xác đáng, hải quan tỉnh sẽ thanh lý các loại hàng đó theo luật lệ hải quan hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.