ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1590/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 21 tháng 08 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TẬP TRUNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2012 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 ngày 11 tháng 2003;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội Khóa XII thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2011;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004, Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN , ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật;
Căn cứ Thông tư 60/2010/TT-BNN ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn; Thông tư 61/2010/TT-BNN ngày 25 tháng 10 năm 2010 Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm;
Theo Quyết định số 122/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp tại Công văn số 755/SNNPTNT-KHTC ngày 25 tháng 7 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 - 2020, với các nội dung chính sau:
1. Tên đề án: Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2012 - 2020.
2. Phạm vi: Đề án được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh
3. Mục tiêu của đề án:
- Quản lý tốt việc giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn;
- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;
- Phòng ngừa dịch bệnh lây lan từ gia súc, gia cầm sang người;
- Hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường;
- Phòng ngừa dịch bệnh lây lan cho gia súc, gia cầm;
- Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm.
4. Nội dung quy hoạch, xây dựng và quản lý cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung giai đoạn 2012 - 2020
a) Nguyên tắc quy hoạch cơ sở giết mổ giai đoạn từ nay đến năm 2020:
- Giữ nguyên các cơ sở giết mổ đang phù hợp, đồng thời mở rộng diện tích (nếu có điều kiện), sửa chữa, nâng cấp cơ sở nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y theo quy định.
- Xây dựng mới hoặc dồn ghép các điểm mổ nhỏ lẻ tại hộ gia đình và những cơ sở đã xuống cấp, thuộc diện phải di dời vào các cơ sở được phép tồn tại.
- Các cơ sở xây dựng mới phải phù hợp quy hoạch và đúng tiến độ.
- Cơ sở có công suất giết mổ lớn thực hiện giết mổ theo phương thức công nghiệp hoặc bán công nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng cơ sơ giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
b) Các điều kiện quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc gia cầm:
- Bảo đảm được khả năng giết mổ GSGC đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.
- Đảm bảo việc đầu tư giết mổ hiệu quả, tránh cạnh tranh không lành mạnh.
- Đảm bảo đúng quy trình và điều kiện theo quy định:
+ Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT , ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn;
+ Thông tư số 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ NN và PTNT quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm;
+ Quyết định số 122/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế “Quy định về quản lý hoạt động giết mổ, chế biến, bảo quản, vận chuyển, mua bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ”.
c) Cải tạo, nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc gia cầm đang hoạt động và quy hoạch xây dựng cơ sở mới
- Cải tạo, nâng cấp cơ sở GMGS đang hoạt động nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được một số tiêu chuẩn theo theo quy định hiện hành.
- Quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ GSGC mới đảm bảo phải có vị trí rộng, thoáng và tránh được hoặc chậm bị sự đô thị hóa tiếp cận trong tương lai. Sự phân bố và quy mô xây dựng phải phù hợp với sự tập trung của các chủ kinh doanh và số lượng GSGC giết mổ tại mỗi cơ sở. Xa vùng dân cư, nguồn cung cấp nước sinh hoạt, không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi ngập lụt; nằm trong vùng không được quy hoạch để phát triển khu dân cư hoặc các công trình có tính chất đối kháng có hại giữa cơ sở trong tương lai, tối thiểu là bằng với tuổi thọ của một công trình xây dựng (vào khoảng 30-40 năm).
Đến năm 2020, toàn tỉnh có 43 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, diện tích đất sử dụng: 81.720 m2; công suất giết mổ hàng ngày 4.092 con lợn, 157 trâu bò, 13.200 gia cầm và 30 con dê. Trong đó: xóa bỏ 51 điểm giết mổ nhỏ lẻ tại hộ gia đình, di chuyển 11 cơ sở, xây mới 20 cơ sở (bao gồm cơ sở phải di chuyển đến địa điểm mới), cải tạo nâng cấp 23 cơ sở. (chi tiết ở Phụ lục 1).
5. Giải pháp thực hiện:
a) Về chính sách:
- Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ GSGC... được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành về khuyến khích đầu tư theo Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến GSGC và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp; Thông tư số 42/2006/TT-BNN , ngày 01 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến GSGC và cơ sở chăn nuôi tập trung, công nghiệp;
- Các cơ sở phải di dời được hỗ trợ về sử dụng tiền chuyển quyền sử dụng đất, tiền bán nhà xưởng và các công trình khác khi phải di dời theo quy định tại Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước và và các chính sách liên quan khác.
b) Về tổ chức xây dựng:
Các chủ cơ sở giết mổ phải di chuyển để xây dựng mới, hoặc chủ cơ sở mới đầu tư xây dựng chủ động liên hệ với các ngành, địa phương liên quan để chọn địa điểm mới phù hợp; lập phương án sản xuất kinh doanh, xây dựng, có thiết kế cụ thể để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
c) Về tài chính, công nghệ
Thực hiện chính sách hỗ trợ di dời, giải toả, xây mới các cơ sở giết mổ GSGC theo đúng quy định của pháp luật và chính sách của Tỉnh; Chính sách hỗ trợ kinh phí xây dựng khu xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh, hạn chế ô nhiễm môi trường, hỗ trợ xây hạ tầng giao thông, điện, nước sạch đến chân cơ sở giết mổ; Chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến nông, khuyến công, khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ để xây dựng, trang bị công nghệ giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp theo hướng an toàn hiện đại cũng như phương tiện vận chuyển bảo quản sản phẩm.
d) Tuyên truyền
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức của người quản lý, người kinh doanh, người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thịt GSGC; phổ biến cho người dân biết rõ các qui định của Nhà nước về hoạt động lưu thông, vận chuyển và kinh doanh thịt GSGC. Giới thiệu các cơ sở giết mổ, kinh doanh thịt GSGC bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, phê phán và tẩy chay những cơ sở không đảm bảo vệ sinh. Cần có sự biểu dương và phê phán, kỷ luật kịp thời đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý về hoạt động giết mổ, kinh doanh GSGC.
6. Vốn đầu tư:
Tổng số vốn đầu tư dự kiến khoảng 44.980 triệu đồng,
Trong đó:
- Ngân sách Nhà nước đầu tư: 15.160 triệu đồng.
(chủ yếu hỗ trợ một phần để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như điện, cấp nước sạch, đường giao thông đến chân hàng rào cơ sở; đền bù giải phóng mặt bằng, xử lý chất thải và dây chuyền giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường).
- Tổ chức, cá nhân đầu tư: 29.820 triệu đồng.
7. Thời gian thực hiện: từ năm 2013 đến hết năm 2020
8. Tổ chức thực hiện:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Xây dựng kế hoạch chi tiết từng nội dung và chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các ngành, các cấp triển khai thực hiện đề án đúng các nội dung và kế hoạch đã đề ra.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành và đơn vị chức năng của tỉnh, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã và thành phố lập kế hoạch thực hiện đề án để tổ chức triển khai thực hiện theo các nội dung đã được phê duyệt.
- Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện đề án của các đơn vị chức năng, phản ảnh, đề xuất giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức họp sơ kết, tổng kết hàng năm để đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉ đạo có hiệu quả đề án; báo cáo kết quả về UBND tỉnh.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Hướng dẫn các ngành, các cấp triển khai thực hiện đề án; bố trí ngân sách hàng năm, lồng ghép các chương trình dự án để triển khai thực hiện đề án.
c) Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng: Hướng dẫn các chủ cơ sở về thủ tục xây dựng, cấp đất theo đúng quy hoạch và hướng dẫn các điều kiện xử lý môi trường.
d) UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế: Chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Đề án ở địa phương mình; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; lập dự toán bố trí ngân sách địa phương thực hiện quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Xây dựng, Công Thương; Chi cục trưởng Chi cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế; Thủ trưởng các cơ quan và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 1
QUY HOẠCH CƠ SỞ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Đơn vị | Loại động vật giết mổ | Công suất giết mổ/ngày (con) | Biện pháp thực hiện | Diện tích đất sử dụng (m2) | Dự kiến vốn đầu tư (triệu đồng) | Năm thực hiện |
I | Thành phố Huế |
|
|
| 40.000 | 27.000 |
|
1 | Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm Phía Bắc | Lợn, Trâu bò, gia cầm | Lợn: 1000-1500 TB: 50-70, GC: 3000-5000 | Xây mới tại phường An Hòa hoặc Hương sơ | 20.000 | 13.500 | 2018-2020 |
2 | Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm Phía Nam | Lợn, Trâu bò, gia cầm | Lợn: 500- 700 TB: 30-50, GC: 3000-5000 | Xây mới tại phường An Tây hoặc Thủy Xuân | 20.000 | 13.5000 | 2018-2020 |
II | Huyện Quảng Điền |
|
|
| 4.900 | 710-860 |
|
1 | Xã Quảng Phú | Lợn | 80 | Nâng cấp | 1.000 | 100 | 2013-2018 |
2 | Thị Trấn Sịa | Lợn | 50 | Nâng cấp | 1.000 | 80 | 2013-2018 |
3 | Xã Quảng Thành | Lợn | 50 | Nâng cấp | 1.000 | 80 | 2013-2018 |
4 | Xã Quảng Thái | Lợn | 20 | Xây mới | 700 | 150-200 | 2013-2014 |
5 | Xã Quảng Công | Lợn | 20 | Xây mới | 700 | 150-200 | 2013-2014 |
6 | Xã Quảng Phước | Gia cầm | 1000 | Xây mới | 500 | 150-200 | 2013-2014 |
III | Thị xã Hương Thủy |
|
|
| 2.980 | 400-550 |
|
1 | Phường Thủy Dương | Lợn; Trâu bò, gia cầm | Lợn: 120; TB:5 GC: 300 | Nâng cấp, sữa chữa | 1.300 | 150-200 | 2014-2020 |
2 | Cơ sở Búp Vân - xã Thủy Châu | Lợn, Gia cầm | Lợn: 340, GC: 200 | Nâng cấp, sữa chữa | 1.430 | 150-200 | 2014-2020 |
3 | Xã Thủy Tân | Lợn | 60 | Nâng cấp | 250 | 100-150 | 2014-2015 |
IV | Phú Vang |
|
|
| 5.800 | 770-820 |
|
1 | Xã Phú Dương | Lợn | 30-50 | Nâng cấp, sữa chữa | 1.000 | 100-200 | 2016-2019 |
2 | Xã Phú Đa | Lợn; Gia cầm | Lợn: 30 GC: 100 | Di dời đến thôn Lương Viện, Phú Đa | 1.500 | 250-300 | 2013-2014 |
3 | Xã Vinh Thái | Lợn | 25 | Sửa chữa | 500 | 70 | 2013-2014 |
4 | Xã Vinh Hà | Lợn | 17 | Sửa chữa | 500 | 40 | 2013-2014 |
5 | Thị trấn Thuận An | Lợn | 10-15 | Sửa chữa | 500 | 40 | 2013-2014 |
6 | Xã Vinh Thanh | Lợn; Gia cầm | Lợn:100 GC: 100 | Di dời đến xóm rú, thôn 2, Vinh Thanh | 1.500 | 300 | 2013-2014 |
7 | Xã Vinh An | Lợn; Trâu bò | Lợn 10; TB: 1 | Sửa chữa | 300 | 50 | 2013-2014 |
V | Thị xã Hương Trà |
|
|
| 7.540 | 2.400 |
|
1 | Thị trấn Bình Điền | Lợn | 25 | Di dời, Xây mới | 1.000 | 400 | 2013 |
2 | Thị trấn Tứ Hạ | Lợn | 30 | Xây mới | 1.500 | 500 | 2014 |
3 | Phường Hương Văn | Lợn | 40-50 | Nâng cấp | 1.040 | 200 | 2013-2015 |
4 | Xã Hương Toàn | Lợn | 30 | Xây mới | 1.500 | 400 | 2015 |
5 | Xã Hương Phong | Lợn; Gia cầm | Lợn: 10 GC: 200-300 | Xây mới | 1.000 | 300 | 2016 |
6 | Xã Hương Chữ | Lợn; dê; gia cầm | Lợn: 10; dê: 20; GC: 300 | Xây mới | 1.500 | 600 | 2013 |
VI | Huyện Phú Lộc |
|
|
| 4.500 | 2.000 |
|
1 | Xã Lộc Bổn | Lợn | 40 | Xây mới | 500 | 300 | 2013-2014 |
2 | Cơ sở An Điền Xã Lộc An | Lợn; Trâu bò, gia cầm | Lợn: 90; TB: 2; GC:300 | Xây mới | 1.000 | 400 | 2013-2014 |
3 | Thị trấn Phú Lộc | Lợn; Gia cầm | Lợn: 30; GC: 100 | Xây mới | 500 | 300 | 2014 |
4 | Chân Mây | Lợn; Trâu bò, Gia cầm | Lợn: 85; TB: 2; GC: 200 | Xây mới | 1.000 | 400 | 2013-2014 |
5 | Xã Vinh Giang | Lợn; Trâu bò; | Lợn;60 TB;1 | Nâng cấp | 500 | 200 | 2013-2014 |
6 | Xã Vinh Mỹ | Lợn | 20 | Nâng cấp | 500 | 100 | 2013-2014 |
7 | Thị trấn Lăng cô | Lợn | 20 | Xây mới | 500 | 300 | 2013-2014 |
VII | Huyện Phong Điền |
|
|
| 9.500 | 1.300 |
|
1 | Thị trấn Phong Điền | Lợn | 50 | Nâng cấp | 1.000 | 150 | 2013-2014 |
2 | Xã Điền Hải | Lợn | 30 | Nâng cấp | 500 | 100 | 2013-2015 |
3 | Xã Phong Hòa | Lợn; Trâu bò | 50 | Sữa chữa | 1.000 | 50 | 2013-2018 |
4 | Xã Phong An | Lợn | 50 | Sữa chữa | 1.000 | 50 | 2013-2018 |
5 | Xã Điền Lộc | Lợn | 50 | Sữa chữa | 1.000 | 50 | 2013-2018 |
6 | Xã Phong Sơn | Lợn; Trâu bò | Lợn:30; TB:1 | Xây mới | 2.000 | 300 | 2013 |
7 | Xã Phong Mỹ | Lợn | 20 | Xây mới | 1.500 | 300 | 2013 |
8 | Xã Điền Hương | Lợn | 20 | Xây mới | 1.500 | 300 | 2013 |
VIII | Nam Đông |
|
|
| 500 | 1.000 |
|
1 | Nam Đông | Lợn; Trâu bò Gia cầm | Lợn: 50; TB: 5; GC:300 | Di dời đến tại thôn 3, xã Hương Hòa | 500 | 1.000 | 2015-2020 |
IX | A Lưới |
|
|
| 6.000 | 8.500 |
|
1 | Xã A Ngo | Lợn; Trâu bò, dê, Gia câm | Lợn: 40; TB: 20; dê:10; GC:300 | Nâng cấp | 2.500 | 1.000 | 2013-2014 |
2 | Xã Hồng vân | Lợn; GC | Lợn: 20; GC: 200 | Xây mới | 1.500 | 3.000 | 2017-2018 |
3 | Xã A Đớt | Lợn | Lợn: 20 | Xây mới | 2.000 | 4.500 | 2012-2015 |
X | Kinh phí chỉ đạo, kiểm tra của tỉnh |
|
|
|
| 400 | 2013-2020 |
Tổng cộng |
|
|
| 81.720 | 44.980 |
|
Ghi chú: TB: trâu bò; GC: gia cầm
PHỤ LỤC 2
DỰ KIẾN NHU CẦU VỐN
(Kèm theo Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)
TT | Đơn vị | Giai đoạn 2012-2015 (triệu đồng) | Giai đoạn 2016-2020 (triệu đồng) | Tổng cộng (triệu đồng) | ||||
Nhà nước | Các dự án | Nhân dân | Nhà nước | Các dự án | Nhân dân | |||
1 | Thành phố Huế |
|
| 500 | 10.000 |
| 16.500 | 27.000 |
2 | Quảng Điền | 200 |
| 500 |
|
| 160 | 860 |
3 | Hương Thủy |
|
| 100 |
|
| 400 | 500 |
4 | Phú Vang | 200 |
| 620 |
|
| 200 | 1.020 |
5 | Hương Trà | 500 |
| 1600 | 60 |
| 240 | 2.400 |
6 | Phú Lộc | 600 |
| 1400 |
|
|
| 2.000 |
7 | Phong Điền | 900 |
| 150 |
|
| 250 | 1.300 |
8 | Nam Đông |
|
|
| 200 |
| 800 | 1.000 |
9 | A Lưới | 1.200 | 3.900 | 500 | 900 | 1.000 | 1.000 | 8.500 |
10 | Kinh phí chỉ đạo, kiểm tra | 150 |
|
| 250 |
|
| 400 |
Tổng cộng | 3.750 | 3.900 | 5.370 | 11.410 | 1.000 | 19.550 | 44.980 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.