ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1563/QĐ-UBND | Tuy Hòa, ngày 01 tháng 10 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG GIAI ĐOẠN 2007-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TỈNH PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên và quy hoạch phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên;
Căn cứ Quyết định số 1103/2007/QĐ-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tại Báo cáo số 75/BC- SKHĐT ngày 01 tháng 4 năm 2008 và văn bản số 639/SKH&ĐT-TH ngày 23 tháng 7 năm 2008) và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (tại Tờ trình số 270/TTr- TTTT ngày 18 tháng 7 năm 2008),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên, với các nội dung như sau:
I. TÊN QUY HOẠCH
Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Phú Yên.
II. CHỦ QUY HOẠCH
Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên.
III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH
1. Quan điểm phát triển:
- Phổ cập đa dịch vụ đến các bưu cục, đại lý, điểm bưu điện văn hóa xã, mở rộng mạng lưới để đưa dịch vụ đến gần hơn với khách hàng nhằm có thể cung cấp các dịch vụ cơ bản đến mọi đối tượng thông qua đại lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, kết hợp các dịch vụ công ích với các dịch vụ thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát huy mọi nguồn lực, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ bưu chính và chuyển phát thư trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.
- Đưa dịch vụ bưu chính đến gần với người dân hơn thông qua các điểm phục vụ tự động.
- Phát triển dịch vụ bưu chính đi đôi với việc bảo đảm an ninh - quốc phòng, an toàn mạng lưới thông tin và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
2. Mục tiêu phát triển:
- Đưa điểm cung cấp dịch vụ bưu chính tất cả các thôn hoặc cụm thôn, các khu công nghiệp, điểm du lịch, khu dân cư, khu chung cư, giảm bán kính phục vụ bình quân của 01 điểm cung cấp dịch vụ là 1,56km.
- Phát triển các dịch vụ bưu chính mới như: dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhờ thu, phát cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ (thu tiền bảo hiểm nhân thọ, thu tiền điện, điện thoại, nước,...) các dịch vụ đại lý cho viễn thông (phát hóa đơn, thu cước, tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ).
- Đến năm 2010 đưa dịch vụ tiết kiệm bưu điện, chuyển phát nhanh xuống đến điểm bưu điện văn hóa xã.
- Sau năm 2012 khi đã hoàn thành chương trình phổ cập tin học hóa tới tất cả các điểm bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã thì tiến hành đưa dần các dịch vụ mới có tính ứng dụng tin học cao như dịch vụ trả lương hưu, dịch vụ đại lý cho viễn thông xuống đến điểm bưu điện văn hóa xã và tiến tới năm 2015 điểm bưu điện văn hóa xã cung cấp hầu hết các dịch vụ bưu chính mà các bưu cục cung cấp.
- Đến hết năm 2015 hầu hết các thôn, cụm thôn có điểm phục vụ, cung cấp các dịch vụ thiết yếu về bưu chính viễn thông.
- Phát triển các dịch vụ bưu chính điện tử (E-Post), datapost.
- Duy trì tốc độ tăng doanh thu hàng năm từ (18÷25)%.
- Cung cấp một số dịch vụ bưu chính công cộng.
- Tốc độ tăng trưởng của các nhóm dịch vụ thường đạt khoảng 9%/ năm, của các dịch vụ mới đạt (25÷30)%. Doanh thu từ bưu chính đến năm 2010 đạt khoảng 10 tỷ đồng, năm 2015 đạt trên 27 tỷ đồng. Tốc độ tăng doanh thu bình quân giai đoạn 2007-2010 đạt 19%, giai đoạn 2011-2015 đạt 21%.
3. Phương án phát triển bưu chính đến 2015:
a) Mạng bưu chính:
- Mạng bưu cục và điểm phục vụ:
+ Mở rộng phạm vi phục vụ thông qua việc mở các điểm đại lý bưu điện, các điểm bưu điện văn hóa xã, các điểm bưu điện văn hóa thôn kết hợp với các điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ xã. Định hướng mở rộng phạm vi phục vụ gắn với các định hướng của tỉnh về các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp, phát triển đô thị, điều chỉnh các đơn vị hành chính cấp xã, các khu du lịch sinh thái;
+ Phát triển mạng bưu cục dưới hình thức đại lý đa dịch vụ đến các khu dân cư, điểm du lịch, khu công nghiệp, điểm bưu điện văn hóa xã, tạo điều kiện giảm lao động chính thức, tận dụng lao động địa phương, nâng cao năng suất lao động bưu chính;
Quy hoạch mạng bưu chính đến năm 2015 như sau:
+ Quy hoạch các điểm đại lý đa dịch vụ: thành phố Tuy Hòa quy hoạch thêm 100 điểm đại lý, huyện Tuy An quy hoạch 72 điểm đại lý, huyện Sông Cầu quy hoạch 90 điểm đại lý, huyện Đồng Xuân quy hoạch 40 điểm đại lý, huyện Sơn Hòa quy hoạch 56 điểm đại lý, huyện Sông Hinh quy hoạch 50 điểm đại lý, huyện Đông Hòa quy hoạch 75 điểm đại lý, huyện Tây Hòa quy hoạch 59 điểm đại lý, huyện Phú Hòa quy hoạch 56 điểm đại lý;
+ Quy hoạch bưu cục cấp 2: hiện trạng tỉnh Phú Yên có 07 bưu cục cấp 2 mà tỉnh lại có 08 huyện và 01 thành phố trong đó có 02 huyện chưa có bưu cục cấp 2 nên đến năm 2007 quy hoạch 01 bưu cục và đến năm 2008 quy hoạch tiếp bưu cục nữa cho huyện còn lại;
+ Quy hoạch điểm bưu điện văn hóa xã (BĐVHX): hiện trạng tỉnh Phú Yên có 78/91 xã có điểm BĐVHX, mà đã có 02 xã quy hoạch bưu cục nên đến năm 2007 và năm 2008 quy hoạch 11 điểm BĐVHX tại các xã còn lại;
Như vậy đến năm 2015 toàn tỉnh có 727 điểm phục vụ bưu chính, chỉ tiêu bán kính phục vụ đạt 1,49km, số dân phục vụ bình quân của một điểm đạt 1.206 người, 100% số xã có điểm bưu điện văn hóa xã;
- Quy hoạch sử dụng đất:
Nhu cầu sử dụng đất cho bưu chính chủ yếu dùng cho việc phát triển mạng điểm phục vụ bưu điện văn hóa xã và bưu cục. Tổng nhu cầu đất cho bưu chính đến năm 2015 khoảng 6.150m2;
- Mạng vận chuyển:
Mạng vận chuyển đường thư cấp II trên địa bàn tỉnh Phú Yên khá hoàn thiện, nhu cầu dịch vụ bưu chính tăng nhanh trong thời gian, do vậy cần tăng tần suất tuyến đường thư từ thành phố Tuy Hòa đến các huyện trong tỉnh như:
+ Tăng tần suất tuyến đường thư từ thành phố Tuy Hòa - Bưu điện Đông Hòa 02 chuyến trong ngày. Tăng đường thư cấp III 02 chuyến một ngày;
+ Tăng tần suất tuyến thành phố Tuy Hòa - huyện Tuy An - huyện Sông Cầu lên 02 chuyến trong ngày. Tăng đường thư cấp III 02 chuyến một ngày;
+ Tăng tần suất tuyến thành phố Tuy Hòa - huyện Đồng Xuân lên 01 chuyến trong ngày. Tăng đường thư cấp III 02 chuyến một ngày;
+ Tăng tần suất tuyến thành phố Tuy Hòa - huyện Sơn Hòa, huyện Phú Hòa lên 01 chuyến trong ngày. Tăng đường thư cấp III 02 chuyến một ngày;
+ Tăng tần suất tuyến thành phố Tuy Hòa - huyện Sông Hinh, huyện Tây Hòa lên 01 chuyến trong ngày. Tăng đường thư cấp III 02 chuyến một ngày;
Trang bị thêm các phương tiện vận chuyển chuyên dụng đảm bảo thời gian toàn trình. Để đảm bảo việc vận chuyển bưu phẩm bưu kiện và các dịch vụ mới giữa các bưu cục trong nội thành thành phố Tuy Hòa cần trang bị thêm 03 ôtô chuyên dụng;
b) Dịch vụ bưu chính:
- Với mạng phổ cập đa dạng dịch vụ, cung cấp dịch vụ công ích và giảm thời gian hành trình;
- Nâng cao chất lượng phổ cập dịch vụ, rút ngắn thời gian phát báo, công văn xuống xã, mở dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, chuyển phát nhanh, bưu kiện toàn mạng bưu cục và tại các điểm bưu điện văn hóa xã;
- Phát triển các dịch vụ làm đại lý cho viễn thông như phát hóa đơn, thu cước, tiếp nhận yêu cầu dịch vụ,… Cung cấp các dịch vụ bưu chính chất lượng cao, an toàn với giá cước thấp, phù hợp thu nhập người dân;
c) Tự động hóa mạng bưu chính:
Trước khi tiến hành tự động hóa bưu chính tỉnh Phú Yên cần tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc với các thông tin, hướng dẫn sử dụng máy móc, tuyên truyền giáo dục ý thức người dân và từng bước làm quen với các máy móc hiện đại.
Tổng đầu tư phát triển các điểm phục vụ tự động:
Năm | Số điểm phát triển | Đầu tư 1 điểm | Tổng đầu tư |
2007 | 2 | 115 | 230 |
2008 | 2 | 115 | 230 |
2009 | 3 | 215 | 645 |
2010 | 3 | 215 | 645 |
2011 | 3 | 215 | 645 |
2012 | 4 | 215 | 860 |
2013 | 4 | 215 | 860 |
2014 | 4 | 215 | 860 |
2015 | 4 | 215 | 860 |
Tổng | 29 |
| 5.835 |
IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG
1. Quan điểm phát triển:
- Viễn thông là ngành quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cần phát triển đồng bộ với các cơ sở hạ tầng khác, làm động lực thúc đẩy tạo điều kiện cho các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển; đồng thời, phấn đấu xây dựng viễn thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp có hiệu quả và trực tiếp vào tăng trưởng GDP.
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, theo kịp các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đa dạng các dịch vụ, ứng dụng dịch vụ mới, phổ cập cung cấp các dịch vụ cơ bản trên địa bàn toàn tỉnh, vùng sâu, vùng xa, bảo đảm an toàn, tin cậy trên cơ sở tính toán đạt hiệu quả phân tích kinh tế, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.
- Phát huy mọi nguồn nội lực để mở rộng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông. Tạo lập thị trường cạnh tranh lành mạnh trong khuôn khổ luật pháp quy định.
2. Mục tiêu phát triển:
- Phát triển mạng viễn thông theo hướng hội nhập với truyền thông. Các trường học, bệnh viện kết nối và sử dụng có hiệu quả dịch vụ Internet, có sự liên kết phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong tỉnh. Các sở, ban, ngành, chính quyền cấp tỉnh, huyện, xã được kết nối Internet vào mạng diện rộng của tỉnh. Đảm bảo các dịch vụ trong môi trường Internet cho phép phát triển dịch vụ hành chính, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hải quan,…
- Phát triển lên công nghệ hệ thống mạng hệ thế mới (NGN).
- Quang hóa thay thế dần cáp đồng, phấn đấu giai đoạn 2010-2015 toàn bộ 100% xã có cáp quang đến trung tâm.
- Ngầm hóa toàn bộ mạng cáp thành phố Tuy Hòa và các trung tâm huyện trong giai đoạn 2007-2012.
- Năm 2010, đảm bảo 100% số xã có sóng di động. Sau 2015 cáp quang hóa đến tận thuê bao.
- Hạ tầng mạng viễn thông luôn sẵn sàng phục vụ cho phòng chống thiên tai và đảm bảo an ninh - quốc phòng.
- Phấn đấu đến năm 2015, tỉnh Phú Yên có mức độ phát triển về viễn thông thuộc vào các tỉnh phát triển khá trong cả nước, đạt các chỉ tiêu:
Năm | Số thuê bao cố định | Tốc độ tăng trưởng | Số thuê bao di động | Tốc độ tăng trưởng | Số thuê bao Internet | Tốc độ tăng trưởng |
2007 | 82.759 | 44% | 242.702 | 77% | 5.019 | 212% |
2008 | 110.376 | 33% | 303.869 | 25% | 11.305 | 101% |
2009 | 138.377 | 25% | 360.779 | 19% | 17.466 | 48% |
2010 | 169.897 | 23% | 413.368 | 15% | 26.137 | 46% |
2011 | 193.556 | 14% | 462.069 | 12% | 36.784 | 40% |
2012 | 216.239 | 12% | 505.960 | 9% | 49.923 | 36% |
2013 | 234.555 | 8% | 548.739 | 8% | 65.777 | 32% |
2014 | 251.790 | 7% | 591.971 | 8% | 82.126 | 25% |
2015 | 268.849 | 7% | 633.402 | 7% | 99.910 | 22% |
Như vậy đến năm 2015, tỉnh Phú Yên sẽ trở thành tỉnh có mức độ phát triển khá về viễn thông trong cả nước.
- Các chỉ tiêu chất lượng:
+ Tốc độ truy nhập Internet băng rộng qua mạng nội hạt không dưới 2Mbps, sau năm 2010 tối thiểu đạt 10Mbps. Tốc độ truy nhập Internet qua mạng truyền hình cáp không dưới 8Mps.
+ Truy nhập không dây băng rộng đạt tốc độ 1Mbs vào trước năm 2010 và sau năm 2010 đạt là 10Mbps.
Đối với dịch vụ yêu cầu thời gian thực (thoại cố định và di động) thời gian nghẽn mạng không được quá 6 giờ/năm.
3. Phương án phát triển viễn thông:
a) Mạng chuyển mạch:
Doanh nghiệp viễn thông vẫn giữ nguyên công nghệ lõi mạng cũ đối với các thuê bao đã phát triển trước năm 2006. Những thuê bao mới lắp đặt từ năm 2008 trở đi sẽ được phát triển trên hệ thống mạng hệ thế mới (NGN) sử dụng công nghệ IP/MPLS;
Quy hoạch cụ thể mạng chuyển mạch tỉnh Phú Yên theo phương án chọn như sau:
- Giai đoạn 2007-2008: không phát triển hệ thống các tổng đài chuyển mạch cũ, bước đầu triển khai các dịch vụ mới chủ yếu là các dịch vụ Internet băng rộng và các dịch vụ ứng dụng của hệ thống Call Center. Nâng cấp hệ thống tổng đài tại các huyện thành phố với dung lượng 19.375 lines;
- Giai đoạn 2009-2010: tiến hành lắp đặt các thiết bị cổng đa phương tiện Media Gateway. Lắp đặt mới các thiết bị Media Gateway tại mỗi huyện, thành phố một thiết bị Media Gateway và nâng cấp dung lượng 60.410 lines;
Giai đoạn 2011-2015: thay thế toàn bộ các tổng đài hiện có trên mạng bằng các tổng đài chuyển mạch đa dịch vụ Multiservice Access;
Ngoài việc thay mới để chuyển đổi các thuê bao cũ, phát triển các điểm chuyển mạch mới (MSA). Lắp mới các MSA tại các huyện như sau:
Lắp đặt thiết bị Multiservice Access giai đoạn 2011-2015:
TT | Đơn vị hành chính | Dung lượng lắp đặt (lines) | Số trạm chuyển mạch thay thế bằng MSA | Số MSA lắp mới | Tổng dung lượng lắp mới (lines) |
1 | Thành phố Tuy Hòa | 164.455 | 10 | 3 | 69.897 |
2 | Huyện Tuy An | 29.128 | 6 | 9 | 12.697 |
3 | Huyện Sông Cầu | 26.905 | 4 | 12 | 14.540 |
4 | Huyện Đồng Xuân | 11.037 | 2 | 7 | 5.718 |
5 | Huyện Sơn Hòa | 16.232 | 2 | 8 | 9.155 |
6 | Huyện Sông Hinh | 9.043 | 1 | 8 | 5.213 |
7 | Huyện Đông Hòa | 29.550 | 4 | 6 | 16.571 |
8 | Huyện Tây Hòa | 17.185 | 3 | 5 | 10.565 |
9 | Huyện Phú Hòa | 24.000 | 3 | 3 | 12.341 |
Toàn tỉnh | 322.478 | 35 | 61 | 151.891 |
Thay thế 3 tổng đài trung tâm bằng 2 tổng đài đa dịch vụ băng rộng Multiservice Switch đặt tại trung tâm thành phố Tuy Hòa;
b) Mạng truyền dẫn:
Từ nay đến năm 2015 chủ trương xây dựng mới các tuyến cáp quang tăng dung lượng để dùng cho các dịch vụ băng rộng, năm 2010 cần tăng dung lượng lên 20Gbps;
Thực hiện cáp quang hóa toàn tỉnh, phát triển cáp quang đến tất cả các trạm viễn thông, trạm truy nhập, các tuyến cáp quang nội tỉnh đến các trạm viễn thông cần dung lượng 622Mbps;
- Giai đoạn 2007-2010: cáp quang hóa các tuyến đường trục trên toàn tỉnh, ngầm hóa các tuyến cáp quang đến các tuyến phố. Tổng chiều dài cáp quang là 265km;
- Giai đoạn 2011-2015: xây dựng mạng cáp quang đến cấp xã. Đường cáp quang đến cấp xã quy hoạch đều là cáp treo. Cáp đồng không quá 500m. Tổng chiều dài 500km;
c) Mạng thông tin di động:
Thông tin di động phát triển theo hướng mở rộng vùng phủ sóng, đến năm 2010 phủ sóng toàn tỉnh, mỗi huyện cần triển khai các trạm BTS, tăng chất lượng phủ sóng tại thành phố, trung tâm huyện, các điểm du lịch, khu công nghiệp, trong phạm vi bán kính 500m đối với khu vực thành phố, 2km với khu thị trấn các huyện không có nhiều trạm của nhiều nhà cung cấp dịch vụ di động khác nhau. Đến năm 2010 số thuê bao điện thoại di động trong tỉnh đạt 277.322 thuê bao đạt mật độ 30%, đến năm 2015 số thuê bao di động đạt 483.107 thuê bao đạt mật độ 50%. Như vậy giai đoạn 2007-2010 tỉnh Phú Yên phải tăng thêm 193 vị trí phát sóng trạm di động, giai đoạn 2011-2015 tăng thêm 322 vị trí phát sóng trạm di động;
- Giai đoạn 2007-2010: thành phố Tuy Hòa quy hoạch thêm 26 vị trí, huyện Tuy An quy hoạch 23 vị trí, huyện Sông Cầu quy hoạch 27 vị trí, huyện Đồng Xuân quy hoạch 20 vị trí, huyện Sơn Hòa quy hoạch 20 vị trí, huyện Sông Hinh quy hoạch 19 vị trí, huyện Đông Hòa quy hoạch 21 vị trí, huyện Tây Hòa quy hoạch 19 vị trí, huyện Phú Hòa quy hoạch 18 vị trí;
- Giai đoạn 2011-2015: thành phố Tuy Hòa quy hoạch 35 vị trí, huyện Tuy An quy hoạch 29 vị trí, huyện Sông Cầu quy hoạch 39 vị trí, huyện Đồng Xuân quy hoạch 36 vị trí, huyện Sơn Hòa quy hoạch 35 vị trí, huyện Sông Hinh quy hoạch 32 vị trí, huyện Đông Hòa quy hoạch 29 vị trí, huyện Tây Hòa quy hoạch 26 vị trí, huyện Phú Hòa quy hoạch 25 vị trí phát sóng trạm di động;
d) Mạng ngoại vi:
- Thực hiện ngầm hóa đến khu vực dân cư, cụm dân cư, khu công nghiệp. Phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiện đại hóa. Tiến độ xây dựng tuyến cống bể theo dự án nâng cấp và xây dựng mới đường đô thị;
- Giai đoạn 2007-2010: hoàn thiện ngầm hóa tại thành phố Tuy Hòa, ngầm hóa những tuyến phố chính, toàn bộ các tuyến đường trục;
- Giai đoạn 2011-2015: ngầm hóa mạng cáp tại các trung tâm huyện, các thị trấn, các khu công nghiệp, khu du lịch, các bến cảng trong tỉnh. Tiến độ xây dựng các tuyến cáp ngầm đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Trong đó chiều dài cáp đồng không quá 2km;
- Cáp quang hóa đến các xã trong huyện;
- Sau 2015 ngầm hóa cáp quang đến từng thuê bao trên toàn tỉnh;
e) Mạng Internet:
- Triển khai thiết bị truy nhập DSLAM đến trung tâm các huyện, các xã có kinh tế phát triển trong tỉnh đảm bảo số lượng thuê bao tăng;
Dự kiến đến 2010, toàn bộ thuê bao phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Yên là thuê bao băng rộng, đạt mật độ 2,19 thuê bao/100 dân. Năm 2015, tổng số thuê bao trên toàn tỉnh đạt 95.990 thuê bao, mật độ đạt trên 10,04 thuê bao/100 dân.
4. Thị trường viễn thông:
- Xây dựng mạng phân phối dịch vụ và nhanh chóng triển khai việc bán lại dịch vụ khi nhà nước ban hành quy định.
- Đối với dịch vụ Internet: không có doanh nghiệp nào chiếm quá 60% thị phần.
- Đối với dịch vụ thông tin di động: không có doanh nghiệp nào chiếm quá 80% thị phần.
5. Dịch vụ viễn thông:
a) Các dịch vụ được triển khai trên mạng cố định:
- Mở rộng lĩnh vực tư vấn, giải đáp thông tin chú trọng lĩnh vực: thông tin xã hội, thị trường, tư vấn giáo dục, kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp,… Các dịch vụ chuyển mạng giữ số (number portability) và dịch vụ phân tách mạch vòng nội hạt (local loop unbundling) để mở rộng sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng;
- Dịch vụ giải trí (1900), thương mại (1800);
- Phối hợp với ngân hàng mở dịch vụ thanh toán qua điện thoại;
b) Các dịch vụ trên mạng di động:
- Tra cứu thông tin trực tuyến bản đồ, thông tin kinh tế-xã hội, đào tạo...;
- Thanh toán, mua bán trực tuyến, đăng ký, đặt chỗ…;
- Giải trí online, game, xem phim, nghe nhạc, thảo luận nhóm…;
- Roaming các mạng di động cùng công nghệ;
- Truyền dữ liệu, truy nhập Internet;
- Các dịch vụ công ích: cảnh báo thiên tai, phòng chống dịch bệnh…;
c) Các dịch vụ Internet:
- Truy nhập Internet băng rộng;
- Truy nhập Internet không dây;
- Các ứng dụng công nghệ thông tin về hành chính, thương mại điện tử, đào tạo từ xa, y tế từ xa…;
d) Cung cấp dịch vụ tại các điểm bưu điện văn hoá xã: thực hiện phổ cập dịch vụ Internet.
V. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
1. Dự báo nhu cầu nhân lực:
- Dự báo số lao động giai đoạn 2007-2010 tăng 10%. Giai đoạn 2011-2015 tăng 10% so với mốc năm 2010, giai đoạn 2016-2020 tăng 10% so với mốc năm 2015.
- Với hiện trạng tổng số lao động bưu chính viễn thông tỉnh Phú Yên là 727 lao động, dự kiến tổng số lao động dự báo đến năm 2010 là 800 lao động, năm 2015 là 880 lao động, năm 2020 là 968 lao động.
2. Đào tạo nhân lực bưu chính:
Gồm đào tạo nhân lực tin học hóa và tự động hóa, số lượng lao động bằng 15% tổng lao động bưu chính, đào tạo nguồn nhân lực tại 100% các điểm bưu điện văn hóa xã, trong đó chủ yếu tập trung đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đặc biệt là các dịch vụ mới và đào tạo nâng cao trình độ Internet để phục vụ việc phổ cập.
3. Đào tạo nhân lực viễn thông:
Đào tạo nhân lực phát triển công nghệ mới và phát triển thị trường kinh doanh thời hội nhập. Số lao động đào tạo chiếm 30% tổng số lao động viễn thông.
VI. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2020
1. Bưu chính:
- Hoàn thành việc phát triển mạng lưới và phát triển rộng khắp các dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, dịch vụ tài chính. Mở rộng lĩnh vực cung cấp dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng rộng rãi mọi lĩnh vực và giải trí.
- Tiến tới các doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong địa bàn tỉnh. Xây dựng các điểm phục vụ đến các điểm dân cư vùng sâu, vùng xa.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại triển khai tự động hóa trong khai thác, chấp nhận và tin học hóa các công đoạn bưu chính.
- Đến năm 2020, hoàn thành triển khai ứng dụng công nghệ tự động hóa cấp tỉnh, khâu chia chọn được tự động hoá trong toàn tỉnh do trung tâm chia chọn tự động thực hiện. Hoàn thiện việc tin học hóa đến toàn bộ hệ thống mạng điểm phục vụ.
- Phát triển kinh doanh từ các dịch vụ mới, dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử.
- Tăng tỷ trọng doanh thu từ các dịch vụ mới. Doanh thu từ các dịch vụ truyền thống chỉ chiếm dưới 20% tổng doanh thu bưu chính.
- Thị trường chuyển phát thư hoàn toàn mở cửa bình đẳng, thư thường dưới 20g là dịch vụ dành riêng cho bưu chính Việt Nam và được hỗ trợ.
2. Viễn thông:
- Phát triển dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng mọi lĩnh vực: Chính phủ điện tử, đào tạo, y tế, thương mại, nông nghiệp,…
- Phát triển mạng truy nhập quang trong toàn tỉnh theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ. Khách hàng được cung cấp dịch vụ băng rộng và truy nhập đa giao thức. Thay thế các tuyến cáp đồng bằng cáp quang đưa xuống cấp xã để dịch vụ viễn thông tại nông thôn có chất lượng và đa dạng ngang bằng với các dịch vụ tại thành thị. Ưu tiên xây dựng mạng truy nhập quang vì mạng này có ưu điểm giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, truy nhập tốc độ cao, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Các chỉ tiêu năm 2020:
+ Đảm bảo 100% nhu cầu về dịch vụ viễn thông được đáp ứng.
+ 100% số thuê bao Internet là băng rộng, bất cứ ai có nhu cầu đều có thể truy nhập Internet băng rộng.
+ Dịch vụ viễn thông cố định: phổ cập tất cả các hộ gia đình, mật độ thuê bao 63%. Dịch vụ viễn thông di động (truy nhập qua mạng vô tuyến): mật độ thuê bao 72%.
+ Phủ sóng 100% đến vùng dân cư.
+ Truyền hình cáp (bao gồm cả hữu tuyến lẫn vô tuyến): cung cấp trong phạm vi toàn tỉnh.
- Các dịch vụ dữ liệu, ứng dụng sẽ chiếm phần lớn doanh thu viễn thông, nhu cầu khách hàng giai đoạn này sử dụng dịch vụ giải trí, truyền hình theo yêu cầu và tiếp cận dịch vụ dễ dàng.
- Duy trì và mở rộng cung cấp các dịch vụ công ích: thông tin cứu hỏa, thông tin cứu nạn, cấp cứu y tế, thông tin khẩn cấp an ninh trật tự xã hội, thông tin phòng chống thiên tai, tư vấn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thị trường nông sản.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, cung cấp dịch vụ cho khu vực khó khăn.
VII. NỘI DUNG ĐẦU TƯ VÀ KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nội dung đầu tư:
a) Bưu chính:
- Mua sắm phương tiện vận chuyển bưu chính;
- Xây dựng thư viện tại các điểm BĐVHX và bưu cục phát triển;
- Xây dựng mạng điểm phục vụ phát triển;
- Xây dựng các điểm phục vụ tự động;
b) Viễn thông:
- Xây dựng, phát triển mạng ngoại vi;
- Đầu tư thiết bị chuyển mạch;
- Phát triển mạng Internet;
- Phát triển công nghệ NGN;
- Phát triển mạng điện thoại di động;
- Phát triển mạng truyền dẫn;
- Xây dựng trung tâm thông tin cơ sở;
- Hỗ trợ thiết bị cho thông tin duyên hải;
- Phát triển mạng Wifi.
2. Khái toán kinh phí thực hiện:
Tổng nhu cầu kinh phí đến 2015: 893,264 tỷ đồng. Trong đó:
- Phân theo ngành: + Bưu chính: 12,840 tỷ đồng.
+ Viễn thông: 880,424 tỷ đồng.
- Phân theo giai đoạn: + 2007-2010: 567,655 tỷ đồng.
+ 2010-2015: 325,609 tỷ đồng.
3. Danh mục dự án trọng điểm Bưu chính Viễn thông:
- Bưu chính:
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nội dung | Nguồn | 2007-2010 | 2011-2015 | Tổng |
1 | Phương tiện vận chuyển bưu chính | DN | 3.500 | 1000 | 4.500 |
2 | Thư viện tại các điểm BĐVHX và bưu cục phát triển | NST | 170 | 285 | 455 |
3 | Xây dựng mạng điểm phục vụ phát triển | DN | 2.050 | 0 | 2.050 |
4 | Điểm phục vụ tự động | DN | 1.750 | 4085 | 5.835 |
Tổng | 7.470 | 5370 | 12.840 |
- Viễn thông:
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nội dung | Nguồn | 2007-2010 | 2011-2015 | Tổng |
1 | Mạng ngoại vi | DN | 239.417 | 135.593 | 375.010 |
2 | Thiết bị chuyển mạch | DN | 12626 | 0 | 12.626 |
3 | Internet | DN | 3993 | 0 | 3.993 |
4 | NGN | DN | 78.349 | 60.264 | 138.613 |
5 | Điện thoại di động | DN | 196.013 | 95.294 | 291.307 |
6 | Truyền dẫn | DN | 18.097 | 27.639 | 45.736 |
7 | Trung tâm thông tin cơ sở | NST | 1060 | 290 | 1.350 |
DN | 4240 | 1160 | 5.400 | ||
8 | Hỗ trợ thiết bị cho thông tin duyên hải | Người dân | 4832 | 0 | 4.832 |
NGTW | 1208 | 0 | 1.208 | ||
9 | Mạng wifi | DN | 350 | 0 | 350 |
| Tổng |
| 560.185 | 320.240 | 880.425 |
VIII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư:
a) Vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và vốn đầu tư nước ngoài:
- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông hoạt động tại địa phương cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán;
- Xây dựng các phương án thu hút vốn đầu tư nước ngoài, lựa chọn hình thức đầu tư liên doanh liên kết (hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, liên doanh);
b) Huy động đóng góp vốn trong dân:
Thông qua các hình thức: vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán; thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng (điện, đường, trạm,…) theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm sau đó cho các doanh nghiệp thuê lại...;
c) Vốn đầu tư từ ngân sách:
Gồm ngân sách tỉnh và xin ngân sách Trung ương hỗ trợ, chủ yếu dùng để đầu tư phát triển các dịch vụ công ích và phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước;
Dự kiến mức huy động và cơ cấu các nguồn vốn qua các thời kỳ như sau:
- Mức huy động vốn:
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nguồn vốn | Tổng | Trong đó | |
2007-2010 | 2011-2015 | |||
| TỔNG SỐ | 893.264 | 567.655 | 325.609 |
1 | Doanh nghiệp | 885.419 | 560.385 | 325.034 |
2 | Người dân | 4.832 | 4.832 | 0 |
3 | Ngân sách Trung ương | 1.208 | 1.208 | 0 |
4 | Ngân sách tỉnh | 1.805 | 1.230 | 575 |
- Cơ cấu các nguồn vốn:
Đơn vị tính: %
TT | Nguồn vốn | Tổng | Trong đó | |
2007-2010 | 2011-2015 | |||
| TỔNG SỐ | 100 | 100 | 100 |
1 | Doanh nghiệp | 99,12 | 98,72 | 99,82 |
2 | Người dân | 0,54 | 0,85 | 0,00 |
3 | Ngân sách Trung ương | 0,14 | 0,21 | 0,00 |
4 | Ngân sách tỉnh | 0,2 | 0,22 | 0,18 |
2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:
- Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông. Tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền về các văn bản, chính sách quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông.
- Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách để thu hút nhân tài và lao động nói chung, nhân tài về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin nói riêng. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nhân lực tại chỗ phù hợp với nhu cầu trong tỉnh.
3. Giải pháp về khoa học công nghệ:
a) Về lĩnh vực bưu chính:
Với điều kiện hiện nay của Phú Yên, hiện đại hóa công nghệ bưu chính chủ yếu đi vào hiện đại hóa bưu cục, sử dụng các thiết bị bưu chính hiện đại, kết hợp với các trung tâm chia chọn tự động thực hiện tới cấp huyện. Xét về tính lâu dài thì việc thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, là giải pháp lâu dài để có thể theo kịp bưu chính các nước phát triển trên thế giới;
b) Về lĩnh vực viễn thông:
Tập trung nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, góp phần đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tập trung nghiên cứu triển khai ứng dụng dịch vụ mới, dịch vụ giải trí và cung cấp nội dung. Công nghệ mới phải phù hợp với hiện trạng cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện tại tại Việt Nam và thế giới, đảm bảo khả năng nâng cấp, phát triển và kết nối với các nước trên thế giới.
4. Giải pháp về cơ chế chính sách:
a) Về lĩnh vực bưu chính:
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia thị trường chuyển phát, phát hành báo chí, chú trọng cộng tác đặc biệt với các tổ chức, đoàn thể, lao động tại các xã tham gia phổ cập dịch vụ bưu chính;
- Tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục giấy tờ, thời gian thẩm định để hấp dẫn các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tham gia cung cấp dịch vụ chuyển phát thư, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng và quyền lợi của người sử dụng dịch vụ;
- Công khai việc thực hiện các quy định về giá cước và chất lượng dịch vụ trên địa bàn tỉnh cho người sử dụng dịch vụ bưu chính;
- Chủ động đàm phán với các doanh nghiệp cơ chế cùng đầu tư, đóng góp và chia sẻ trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công ích. Xác định rõ cơ chế ưu đãi cung cấp dịch vụ công cho các cơ quan Đảng, nhà nước ở địa phương;
- Tạo điều kiện về đất đai, các thủ tục trong quyền hạn của tỉnh để xây dựng mạng điểm phục vụ cho doanh nghiệp bưu chính Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ bưu chính công ích. Đảm bảo thực hiện tốt việc cung cấp các dịch vụ bưu chính cho các cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn;
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp dịch vụ bưu chính công ích và cung cấp các dịch vụ đặc biệt có liên quan tới bảo mật thông tin và an toàn mạng lưới;
b) Về lĩnh vực viễn thông:
- Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hình thức bán lại dịch vụ viễn thông và Internet, nhằm huy động mọi nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội (con người, tiền vốn, tài sản...) để phát triển viễn thông;
- Quản lý số lượng doanh nghiệp tham gia cung cấp hạ tầng mạng trên địa bàn, đặc biệt thông tin di động trên cơ sở;
- Phát triển thị trường lành mạnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tích lũy vốn, duy trì và mở rộng kinh doanh;
- Tận dụng cơ sở hạ tầng viễn thông sẵn có, tránh đầu tư chồng chéo. Đề xuất và kiến nghị Trung ương ban hành các quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng, sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và nguồn lực quốc gia;
- Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng mạng, mở rộng vùng phủ sóng và nêu rõ các cam kết, ưu đãi của địa phương khi các doanh nghiệp đầu tư những khu vực có số người sử dụng dịch vụ thấp;
- Giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ phí và cước phí cho các nhiệm vụ liên quan đến an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai, bão lụt theo quy định của nhà nước; thành lập hội các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh tạo diễn đàn thông tin, tư vấn và bảo vệ lợi ích chung của các doanh nghiệp; khuyến khích các hình thức khuyến mại cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật; chống gian lận thương mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu dịch vụ và quyền lợi của người tiêu dùng; kiên quyết xử lý hành vi bán phá giá, cung cấp dịch vụ kém chất lượng;
- Chú trọng công tác đảm bảo cung cấp các dịch vụ viễn thông cho các cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn. Xây dựng cơ sở hạ tầng cung cấp các dịch vụ công;
- Tăng cường ngầm hóa, sử dụng chung tài nguyên:
+ Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện ngầm hóa mạng truyền dẫn, mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông có kế hoạch xây dựng đồng bộ với quy hoạch chung của tỉnh;
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng chung cơ sở hạ tầng như cống bể, cột treo cáp, cột ăngten…, hạn chế việc đào đường và xây dựng quá nhiều cột ăngten di động, bắt buộc các doanh nghiệp phải phối hợp với nhau cùng thực hiện nếu như muốn sử dụng hạ tầng chung;
+ Các hình thức sử dụng chung cơ sở hạ tầng được khuyến khích áp dụng bao gồm: cùng đầu tư xây dựng các hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn và chia sẻ dung lượng theo tỷ lệ đầu tư, thuê cáp, sợi cáp, thuê cột ăngten, nhượng quyền sử dụng các hệ thống viễn thông (cho thuê dài hạn)...
5. Giải pháp về kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch:
- Tổng kết thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được tiến hành ít nhất là hai năm kể từ khi có hiệu lực thi hành hoặc khi kết thúc một giai đoạn thực hiện để chuyển sang giai đoạn khác hoặc khi đã hoàn thành việc thực hiện.
- Kiểm tra thông qua họp, giao ban do người có thẩm quyền kiểm tra quyết định.
- Tại cuộc họp, hội nghị giao ban, cơ quan, đơn vị được kiểm tra báo cáo tình hình việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch theo yêu cầu của người có thẩm quyền kiểm tra.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
- Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối triển khai thực hiện quy hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, Sở Thông tin và Truyền thông tiến hành việc cập nhật thường xuyên. Nếu có những bất cập phát sinh thì có đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Các ngành chức năng, địa phương liên quan của tỉnh phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông để cụ thể hóa quy hoạch bưu chính viễn thông, đưa vào kế hoạch 05 năm, hàng năm để tổ chức thực hiện.
Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành./.
| CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.