ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1537/QĐ-UBND | Bến Tre, ngày 30 tháng 08 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý Chất thải rắn giai đoạn 2011-2020;
Xét đề nghị của giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 104/TTr-SXD ngày 11 tháng 7 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bến Tre đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên đồ án: Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bến Tre đến năm 2030.
2. Phạm vi, đối tượng và thời gian quy hoạch
- Phạm vi nghiên cứu: toàn tỉnh Bến Tre.
- Đối tượng quy hoạch:
+ Chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô thị và nông thôn;
+ CTR công nghiệp của khu công nghiệp, cụm công nghiệp, xí nghiệp riêng lẻ;
+ CTR y tế.
- Thời gian quy hoạch: Đến năm 2030.
3. Mục tiêu quy hoạch
3.1. Mục tiêu chung: Đề ra chiến lược quản lý tổng hợp CTR trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2030 nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần phát triển bền vững của tỉnh.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ CTR phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường như sau: 85% tổng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 40% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn, 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, 60% chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề, 100% tổng lượng chất thải rắn y tế không nguy hại, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp và y tế nguy hại;
- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ CTR phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường như sau: 90% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, 100% tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh tại các khu công nghiệp, 70% chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề, 100% tổng lượng chất thải rắn y tế không nguy hại và nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế, bệnh viện;
- Phấn đấu đến năm 2030 tỷ lệ CTR phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường như sau: 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, trong đó 90% được tái chế, tái sử dụng; 60-70% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại; 100% chất thải rắn phát sinh tại các làng nghề.
4. Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Bến Tre đến năm 2030
4.1. Dự báo khối lượng chất thải rắn
Dự báo khối lượng CTR phát sinh toàn tỉnh theo từng giai đoạn:
STT | Thành phần CTR | Giai đoạn 2015 (tấn /ngày) | Giai đoạn 2020 (tấn /ngày) | Giai đoạn 2030 (tấn /ngày) |
1 | Chất thải rắn sinh hoạt | 979,4 | 1.371 | 1.607,8 |
2 | Chất thải rắn công nghiệp | 109,8 | 331,3 | 560,1 |
3 | Chất thải rắn Y tế | 5,3 | 5,9 | 6,9 |
| Tổng cộng | 1.094,5 | 1.708,2 | 2.174,8 |
Tổng khối lượng CTR được thu gom và xử lý theo mục tiêu quy hoạch:
STT | Thành phần CTR | Tổng lượng CTR thu gom xử lý (tấn/ngày) | ||
Năm 2015 | Năm 2020 | Năm 2030 | ||
1 | Chất thải rắn sinh hoạt | 531,5 | 925,1 | 1.266,8 |
2 | Chất thải rắn Công nghiệp | 87,2 | 225,1 | 367,9 |
3 | Chất thải rắn Y tế | 5,4 | 5,9 | 6,9 |
| Tổng cộng | 624,1 | 1.156,1 | 1.641,6 |
4.2. Quy hoạch hệ thống xử lý CTR đến năm 2030
Đến năm 2030 toàn tỉnh xây dựng 4 khu xử lý CTR theo bảng sau:
STT | Khu xử lý | Vị trí /phạm vi phục vụ | Diện tích (ha) | Công suất (tấn/ngày) |
1 | Khu liên hợp Châu Thành | - Xã Hữu Định (xây mới). - Xử lý cho Thành phố Bến Tre, một phần huyện: Châu Thành, Bình Đại, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm. | 20-30 | 800-1000 |
2 | Khu xử lý Ba Trì | - Xã Bảo Thạnh (xây mới). - Xử lý cho huyện Ba Trì, 1 phần huyện: Giồng Trôm, Bình Đại. | 10 | 200-300 |
3 | Khu xử lý Chợ Lách | - Xã Hưng Khánh Trung B (xây mới). - Xử lý cho huyện Chợ Lách, 1 phần huyện: Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam. | 5-10 | 150-200 |
4 | Khu xử lý Thạnh Phú | - Xã Hòa Lợi (xây mới). - Xử lý cho huyện Thạnh Phú, 1 phần huyện Mỏ Cày Nam. | 5-10 | 150-200 |
- Định hướng quy hoạch đến năm 2030 sẽ đầu tư hoàn thiện các khu xử lý CTR theo quy hoạch. Trong giai đoạn đến năm 2015, chủ yếu tận dụng các bãi rác hiện hữu cải tạo và mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu từng giai đoạn.
- Với các dự án xây dựng bãi rác mới của các huyện tiếp tục đầu tư theo dự kiến, tuy nhiên chỉ đầu tư với giải pháp tạm thời đáp ứng cho nhu cầu trước mắt của giai đoạn 2015-2020 khi các khu xử lý tập trung chưa xây dựng hoàn thiện, với quy mô diện tích khoảng 0,5-1 ha, vị trí cần lựa chọn phù hợp thuận tiện cho giai đoạn sau có thể chuyển đổi thành điểm trung chuyển.
- Các bãi rác hiện hữu cải tạo môi trường, tiếp tục vận hành trong giai đoạn ngắn hạn trước 2020, sau khi các khu xử lý xây dựng hoàn thiện sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc chuyển thành các trạm trung chuyển của khu vực.
4.3. Phân giai đoạn thực hiện
a. Giai đoạn đến năm 2015
- Cải tạo môi trường và tiến hành xây dựng mở rộng các bãi rác hiện hữu đã hết diện tích, các bãi rác còn diện tích sử dụng tiếp tục đầu tư các ô chôn lấp hợp vệ sinh, xây dựng mới một số cơ sở xử lý mới nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu đề ra: với các cơ sở tính toán 1 ha xử lý với công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh xử lý được 15 tấn CTR trong vòng 10 năm.
- Xây dựng mới khu liên hợp xử lý Châu Thành với công suất 200 tấn/ngày, xử lý cho thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, 1 phần huyện Giồng Trôm; xây dựng mới bãi rác tại xã Hương Mỹ - huyện Mỏ Cày Nam diện tích 1,2ha, khả năng xử lý 40 tấn/ngày với thời gian 5 -6 năm; xây dựng cơ sở xử lý mới tại xã Tân Phú Tây - huyện Mỏ Cày Bắc 1,2 ha, khả năng xử lý 35 tấn/ngày với thời gian 5 năm.
- Tiếp tục sử dụng bãi chôn lấp hiện hữu huyện Mỏ Cày Nam với khả năng xử lý 20 tấn/ngày; tiếp tục sử dụng bãi chôn lấp hiện hữu huyện Giồng Trôm với khả năng xử lý 20 tấn/ngày trong 5 năm; cải tạo môi trường, xây dựng các ô chôn lấp bãi rác An Hiệp huyện Ba Tri 5ha với khả năng xử lý 70 tấn/ngày trong 8 năm; cải tạo môi trường mở rộng bãi rác thị trấn Thạnh Phú lên 2,0ha, khả năng xử lý 20 tấn/ngày trong 5 năm; cải tạo môi trường mở rộng bãi rác thị trấn Bình Đại lên 3,0ha, khả năng xử lý 50 tấn/ngày với thời gian 5 năm; cải tạo môi trường mở rộng bãi rác xã Vĩnh Thành - huyện Chợ Lách 0,5ha, khả năng xử lý 10 tấn/ngày trong 5 năm; cải tạo môi trường mở rộng bãi rác Thị Trấn Chợ Lách - huyện Chợ Lách 1,0 ha, khả năng xử lý 20 tấn/ngày trong 5 năm.
b. Giai đoạn đến năm 2020
- Tiếp tục mở rộng xây dựng các ô chôn lấp hợp vệ sinh tại các bãi rác trong trường hợp chưa có nhà đầu tư xây dựng các khu theo quy hoạch. Đầu tư xây dựng mới các khu xử lý theo thứ tự ưu tiên như sau: khu xử lý tại huyện Ba Tri công suất xử lý 150 tấn/ngày, khu xử lý tại huyện Thạnh Phú công suất xử lý 100 tấn/ngày, khu xử lý tại huyện Chợ Lách công suất xử lý 150 tấn/ngày.
- Hoàn thiện, nâng công suất xử lý tại khu liên hợp Châu Thành 600 tấn/ngày.
- Tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng của các bãi chôn lấp hiện hữu chuyển thành các trạm trung chuyển, hoặc các khu công viên cây xanh.
c. Giai đoạn đến năm 2030
- Đầu tư xây dựng nâng công suất, hoàn thiện các khu xử lý tại các huyện Châu Thành, Ba Tri, Thạnh Phú, Chợ Lách theo quy hoạch.
Bảng tiến độ, thời gian thực hiện các khu xử lý CTR
STT | Khu xử lý | 2015 | 2020 | 2030 | |||
Công suất | Diện tích | Công suất | Diện tích | Công suất | Diện tích | ||
1 | Xây dựng khu liên hợp xử lý huyện Châu Thành | 200 | 5-7 | 600 | 15 | 800- 1.000 | 20-30 |
2 | Xây dựng khu xử lý huyện Ba Tri |
|
| 150 | 5-7 | 300 | 10 |
3 | Xây dựng khu xử lý huyện Thạnh Phú |
|
| 100 | 5 | 200 | 10 |
4 | Xây dựng khu xử lý huyện Chợ Lách |
|
| 100 | 5 | 200 | 10 |
5 | Cải tạo mở rộng xây mới các cơ sở xử lý CTR hợp vệ sinh | 400- 450 | 8ha | 200 |
|
|
|
4.4. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư
a. Khái toán kinh phí
STT | Khu xử lý | 2015 | 2020 | 2030 | |||
Công suất (t/ng) | Kinh phí (tỷ đồng) | Công suất (t/ng) | Kinh phí (tỷ đồng) | Công suất (t/ng) | Kinh phí (tỷ đồng) | ||
1 | Khu liên hợp xử lý huyện Châu Thành | 200 | 300 | 600 | 600 | 1000 | 600 |
2 | Xây dựng khu xử lý huyện Ba Tri |
|
| 150 | 250 | 300 | 200 |
3 | Xây dựng khu xử lý huyện Thạnh Phú |
|
| 100 | 200 | 200 | 150 |
4 | Xây dựng khu xử lý huyện Chợ Lách |
|
| 100 | 200 | 200 | 150 |
5 | Cải tạo, Xây dựng các bãi mới và hiện hữu | 400- 450 | 30 | 200 | 15 |
|
|
6 | Mua sắm trang thiết bị vận chuyển, tuyên truyền, đào tạo |
| 50 |
| 100 |
| 300 |
| Tổng cộng | 600- 650 | 380 | 1.150 | 1.365 | 1.700 | 1.400 |
b. Nguồn vốn đầu tư
- Ngân sách của Trung ương: xây dựng hệ thống cơ chế chính sách, đào tạo nâng cao năng lực quản lý; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng; đối ứng cho các dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý; hỗ trợ các chương trình, mục tiêu đầu tư liên quan đến xử lý CTR.
- Ngân sách địa phương: trang bị các phương tiện vận chuyển, xây dựng trạm trung chuyển, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất đầu tư xây dựng.
- Các nguồn vốn khác: xã hội hóa tăng cường năng lực thu gom CTR, xây dựng các khu xử lý.
5. Tổ chức thực hiện
Sở Xây dựng:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, là đầu mối phối hợp với các sở, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch này đến năm 2030;
- Thẩm định quy hoạch xây dựng các khu xử lý CTR, kiểm tra; giám sát việc xây dựng theo quy hoạch;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập, danh mục dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên để bố trí vốn (ngân sách, vốn ODA và các nguồn vốn khác theo chủ trương xã hội hóa);
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển CTR cho các điểm dân cư nông thôn.
Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về môi trường tại các trạm trung chuyển, khu xử lý CTR toàn tỉnh;
- Phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện về các tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật, lựa chọn địa điểm và xây dựng các trạm trung chuyển CTR cho các điểm dân cư nông thôn.
Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính:
- Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư cho các tổ chức tham gia thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trên địa bàn toàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Cân đối, phân bổ vốn ngân sách thực hiện công tác giải phóng mặt bằng triển khai dự án theo quy hoạch và kế hoạch quản lý CTR đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bến Tre:
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường trên địa bàn, trong đó có CTR;
- Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan lập kế hoạch, dự án đầu tư các công trình xử lý CTR trên địa bàn, tổ chức thực hiện quy hoạch quản lý CTR theo nội dung đã được phê duyệt;
- Chịu trách nhiệm lập quy hoạch các điểm trung chuyển CTR cho các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bến Tre hướng dẫn triển khai thực hiện các nội dung có liên quan của đồ án Quy hoạch; chủ trì theo dõi, kiểm tra và đánh giá định kỳ tình hình thực hiện Quy hoạch để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, qua đó kịp thời đề xuất xử lý các vướng mắc phát sinh.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Bến Tre và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.