UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1532/ 2007/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 01 tháng 8 năm 2007 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005;
Căn cứ Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoáng sản và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên - Môi trường tại Tờ trình số: 1.060/TTr-STNMT, ngày 25/6/2007 của Sở Tài nguyên - Môi trường về việc ban hành quy định việc lập, thẩm định đề án khảo sát, đề án thăm dò; xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, trên địa bàn tỉnh Thái nguyên và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số: 1.122/TP-VB ngày 06/6/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định việc lập, thẩm định đề án khảo sát, đề án thăm dò; xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái nguyên ".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1927/2001/QĐ-UBND ngày 17/5/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ VIỆC LẬP, THẨM ĐỊNH ĐỀ ÁN KHẢO SÁT, ĐỀ ÁN THĂM DÒ; XÉT VÀ PHÊ DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1532/2007/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái nguyên)
Văn bản này quy định và hướng dẫn việc lập, thẩm định đề án khảo sát, đề án thăm dò; báo cáo khảo sát, báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, trả lại, chuyển nhượng, thừa kế, thu hồi giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản (dưới đây gọi chung là giấy phép hoạt động khoáng sản) thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Quy định này được áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản và các cơ quan khác có liên quan đến hoạt động khoáng sản; các tổ chức, cá nhân trong nước, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài có đầu tư vào hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của Ủy ban nhân dân tỉnh
Ủy ban nhân dân tỉnh cấp các loại giấy phép sau đây:
1. Giấy phép khảo sát, giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn.
2. Giấy phép khai thác, giấy phép chế biến khoáng sản đối với những khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên quốc gia.
3. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đối với các khu vực có khoáng sản còn lại của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc bãi thải trong khai thác, chế biến của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ.
4. Trước khi cấp các loại giấy phép quy định tại khoản 1, 2 của Điều này tổ chức, cá nhân xin thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định của pháp luật về Đầu tư và Xây dựng, trừ giấy phép khảo sát khoáng sản.
Điều 4. Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản
1. Phạm vi hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân, điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản và tiêu chuẩn giám đốc điều hành mỏ được quy định tại các Điều 17, 18 và 19 của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản năm 2005 (sau đây gọi là Nghị định số 160/2005/NĐ-CP).
2. Tổ chức, cá nhân quyết định đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản lập dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản (Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác, chế biến) kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định.
3. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản đủ điều kiện theo quy định có thể tự mình hoặc thuê các tổ chức, chuyên gia tư vấn về địa chất, khai thác mỏ có đủ điều kiện theo quy định lập đề án khảo sát, đề án thăm dò thiết kế khai thác mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Việc lập các dự án, đề án, báo cáo nêu tại khoản 3 của Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoáng sản, xây dựng, bảo vệ môi trường và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Điều 5. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ
1. Sở Tài nguyên - Môi trường là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, xin ý kiến của các cơ quan hữu quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền; trong trường hợp văn bản trả lời của các cơ quan hữu quan có ý kiến khác nhau, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm tổ chức trao đổi để thống nhất và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
2. Sở Tài nguyên - Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm trao giấy phép cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. Thời gian trao giấy phép cho tổ chức, cá nhân trong mười năm (15) ngày kể từ ngày cấp giấy phép.
KHU VỰC, DIỆN TÍCH HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 6. Khu vực hoạt động khoáng sản
1. Là khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy họach thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng.
2. Khu vực có khoáng sản chưa được điều tra, đánh giá, khu vực có khoáng sản đã được điều tra, đánh giá, hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản mà không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước hoặc không nằm trong diện dự trữ tài nguyên Quốc gia và được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của tỉnh.
3. Không nằm trong các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
Điều 7. Khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản
1. Khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản là khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; khoáng sản đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không nằm trong khu vực quy hoạch khoáng sản của cả nước hoặc khu vực có khoáng sản thuộc diện dự trữ tài nguyên Quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt.
Ủy ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ quyết định phê duyệt và công bố các khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy định của Pháp luật.
Điều 8. Diện tích khu vực khảo sát khoáng sản
1. Diện tích khu vực khảo sát khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được cấp cho một giấy phép khảo sát khoáng sản không quá năm trăm (500)km².
2. Giấy phép khảo sát khoáng sản được cấp cho nhiều tổ chức, cá nhân cùng hoạt động khoáng sản trong một khu vực.
Điều 9. Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản
1. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở vùng đất liền không quá hai (02)km².
2. Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá năm (05) giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, không kể các giấy phép thăm dò đã chấm dứt hiệu lực, tổng diện tích các giấy phép thăm dò không quá hai lần diện tích thăm dò của một giấy phép được quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Diện tích khu vực khai thác khoáng sản
1. Diện tích khu vực khai thác của một giấy phép khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác khoáng sản phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (trừ cát, sỏi lòng sông), trong trường hợp theo quy định không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản không quá mười (10) ha đối với một tổ chức và không quá một (01) ha đối với cá nhân, với công suất không quá 100.000m³/năm và thời gian khai thác, kể cả thời gian gia hạn không quá năm (5) năm.
Điều 11. Diện tích khai thác tận thu khoáng sản
1. Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức không quá mười (10) ha, cho một cá nhân không quá một (01) ha.
2. Thời hạn giấy phép khai thác tận thu không quá ba (03) năm; giấy phép được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng.
3. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khai thác tận thu được thực hiện theo quy định tại Điều 61 và Điều 63 của Nghị định 160/2005/NĐ-CP.
Điều 12. Lập đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản
Đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, bao gồm: bản thuyết minh và các phụ lục, bản vẽ minh họa kèm theo được lập theo mẫu hướng dẫn số 01 tại Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP .
Điều 13. Thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản
Thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản gồm các nội dung sau:
1. Kiểm tra cụ thể vị trí, ranh giới, diện tích khu vực khảo sát, thăm dò.
2. Đánh giá về cơ sở địa chất, mục tiêu, đối tượng khoáng sản và kết quả dự kiến sẽ đạt được.
3. Thẩm định tính phù hợp của tổ hợp phương pháp kỹ thuật , khối lượng dạng công trình và dự kiến mẫu các loại cần lấy, phân tích.
4. Đối với đề án thăm dò phải xem xét tính phù hợp của phương pháp thăm dò và tính khả thi của mục tiêu trữ lượng dự tính.
5. Đánh giá tác động đến môi trường sinh thái, an toàn lao động và biện pháp xử lý.
6. Xem xét tính hợp lý, tính khả thi về tổ chức thi công, thời gian, tiến độ thực hiện.
Hội đồng thẩm định đề án khảo sát , thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
Điều 14. Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản
Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản bao gồm:
1. Công văn trình thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản.
2. Đề án thăm dò và bản sao giấy phép thăm dò khoáng sản có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình thăm dò đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.
4. Bốn (04) bộ tài liệu, bao gồm: bản thuyết minh báo cáo thăm dò, các phụ lục, bản vẽ và tài liệu nguyên thuỷ có liên quan.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản. Trường hợp không xét duyệt thì trong 10 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trình tự, thủ tục trình duyệt, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản được thực hiện theo Quyết định số 14/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường.
HỒ SƠ XIN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 16. Hồ sơ xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản
Hồ sơ xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản được lập theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 160/2005/NĐ-CP .
Hồ sơ xin cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản được lập theo quy định tại Điều 60, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP .
Hồ sơ xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục quyền khai thác khoáng sản được lập theo quy định tại Điều 61, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP .
Hồ sơ xin cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục quyền chế biến khoáng sản được lập theo quy định tại Điều 62, Nghị định số 160/2005/NĐ-CP .
Điều 20. Mẫu đơn, mẫu bản đồ, mẫu báo cáo hoạt động khoáng sản
Mẫu đơn, mẫu bản đồ, mẫu báo cáo hoạt động khoáng sản của các tổ chức, cá nhân được lập theo Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23/01/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 160/2005/NĐ-CP .
Điều 21. Trình tự, thủ tục thực hiện việc cấp giấy phép
1. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, Sở Tài nguyên - Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, xin ý kiến các cơ quan hữu quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã nơi có đề án hoạt động khoáng sản, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét việc cấp giấy phép; trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn, nhưng không quá năm mươi (50) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian xin ý kiến của các cơ quan hữu quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã).
2. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày Sở Tài nguyên - Môi trường có văn bản xin ý kiến về hoạt động khoáng sản các cơ quan hữu quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản ý kiến liên quan đến hoạt động khoáng sản để Sở tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp quyền hoạt động khoáng sản, Sở Tài nguyên - Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép (không kể thời gian xin ý kiến của các cơ quan hữu quan).
4. Trước khi cấp giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài, cơ quan tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư phải lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài nguyên - Môi trường. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, Sở Tài nguyên - Môi trường phải trả lời cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản.
5. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư và nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định, Sở Tài nguyên - Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép.
6. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Tài nguyên - Môi trường trình, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và chuyển lại hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì trong 10 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải thực hiện các công việc sau:
1. Đăng ký giấy phép và nộp lệ phí giấy phép tại Sở Tài nguyên - Môi trường theo quy định.
2. Đăng ký hồ sơ Giám đốc điều hành mỏ theo quy định (nếu là giấy phép khai thác), Chủ nhiệm đề án (nếu là đề án khảo sát, đề án thăm dò); Giám đốc điều hành, chủ nhiệm đề án được bổ nhiệm phải đủ tiêu chuẩn theo quy định về hoạt động khoáng sản.
3. Ký hợp đồng thuê đất (trong khai thác, chế biến khoáng sản) theo quy định của Luật Đất đai.
4. Thông báo thời gian hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản theo quy định.
5. Xin giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong trường hợp sử dụng vật liệu nổ trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
6. Ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về Khoáng sản và các quy định pháp luật khác có liên quan.
7. Nộp phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quy định này.
Điều 24. Trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh, vướng mắc các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên - Môi trường để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.