UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1509/QĐ-UBTDTT | Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH LUẬT VẬT
BỘ TRƯỞNG - CHỦ NHIỆM UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO
Căn cứ Nghị định - số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 03/1998/NĐ - CP ngày 6/1/1998 của Chính phủ về chức năng ; nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Thể dục Thể thao;
Xét yêu cầu về phát triển và nâng cao thành tích môn Vật ở nước ta;
Căn cứ vào đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao I.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành Luật Vật gồm 13 chương và 69 Điều.
Điều 2. Luật Vật được áp dụng trong các cuộc thi đấu Vật từ cơ sở đến toàn quốc và thi đấu Quốc tế tại nước ta.
Điều 3. Các cuộc thi đấu toàn quốc có thể đề ra Điều luật thích hợp với thực tế nhưng không được trái với Điều ghi trong luật này.
Điều 4. Luật này thay thế cho các luật đã in trước đây và có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 5. Các ông Vụ trưởng Vụ Thể thao Thành tích cao I, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Đào tạo, chánh Văn phòng, Giám đốc các Sở Thể dục Thể Thao, thủ trưởng các Vụ, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Chương 1.
CÁC ĐIỀU LUẬT CHUNG
Điều 1. Mục đích
Điều luật này được soạn thảo để áp dụng cho các khoản của Điều 2 Điều lệ của FILA.
- Xem xét các Điều luật về tài chính trong Điều 7 của Điều lệ.
- Xem xét các Điều luật về điều hành tổ chức các môn thi đấu quốc tế.
Luật quốc tế môn vật có mục đích nhằm:
- Xác định và quy định những điều kiện thực tế và kỹ thuật tổ chức các trận đấu.
- Xác định giá trị của các đòn thế và miếng đánh của môn Vật.
- Đề ra danh mục các tình huống và các điều cấm.
- Xác định chức năng nhiệm vụ của các trọng tài.
- Xác định cách thức tổ chức xếp hạng, hình phạt, truất quyền thi đấu của đấu thủ khỏi cuộc thi ...
Sau khi đã điều chỉnh quan sát thực tiễn về áp dụng các điều luật và điều tra tính hiệu quả của các điều luật, Luật quốc tế trình bày trong tài liệu sau đây cấu thành khung pháp lý trong tài liệu sau đây cấu thành khung pháp lý trong đó môn vật được áp các điều luật và điều tra tính hiệu quả của các điều luật, Luật quốc tế trình bày trong tài liệu sau đây cấu thành khung pháp lý trong đó môn vật được điều hành bằng nhiều cách thức khác nhau. Những điểm dành riêng cho môn vật nữ trình bày trong phần phụ lục. Vật truyền thống dân tộc được điều chỉnh bởi các luật riêng cho các hình thức thi đấu khác nhau.
Điều 2. Dịch thuật
Trong trường hợp dịch thuật không thống nhất bất cứ điều nào của Luật dưới đây, chỉ có ban chấp hành của FILA mới có quyền xác định chính xác nghĩa của một (hay nhiều) điều có liên quan. Trong trường hợp đó, chỉ có bản Luật in bằng tiếng Pháp mới được coi là căn cứ.
Điều 3. Áp dụng
Luật thi đấu này bắt buộc áp dụng cho các Đại hội Olympic, các giải Vô địch và tất cả các cuộc thi đấu quốc tế dưới sự kiểm soát của FILA.
Trong các giải thi đấu quốc tế, chỉ được áp dụng các hình thức thi đấu khác với các điều quy định trong Luật này với điều kiện đã được FILA chấp thuận và được tất cả các quốc gia tham dự đồng ý.
Chương 2.
THI ĐẤU VÀ CHƯƠNG TRÌNH THI ĐẤU
Điều 4. Thể thức thi đấu
Thể thức và hệ thống thi đấu.
Các cuộc thi đấu vật diễn ra theo hệ thống chia bảng có 3 hoặc 4 đấu thủ, không có hạt giống, thi đấu vòng tròn tròn một lượt.
Trình tự thi đấu diễn ra như sau:
4.1. Vòng loại ở bảng:
Các đấu thủ được phép thành từng cặp theo thứ tự của số bốc thăm ngẫu nhiên khi kiểm tra trọng lượng, từ số nhỏ nhất đến số lớn nhất ; ví dụ: số 1 ghép với số 2...
Các đấu thủ cùng bảng thi đấu vòng tròn một lượt. Đấu thủ có số điểm phân hạng cao nhất sẽ thi đấu các vòng đấu tiếp theo của giải đấu.
Trong trường hợp có kết quả hoà ở bảng điểm xếp hạng, sẽ xem xét các yếu tố sau để quyết định đấu thủ nào được thi đấu tiếp ở vòng sau:
- Thắng trong đối đầu trực tếp.
- Số điểm kỹ thuật.
- Số lần cảnh cáo.
- Số lần nhắc nhở tiêu cực.
Sau đó, các đấu thủ xếp đầu mỗi bảng sẽ tiếp tục thi đấu theo thể thức như trên đến khi còn 4 đối thủ loại trực tiếp.
Tất cả các đấu thủ bị loại sẽ được xếp hạng theo các tiêu chí trên.
Các trường hợp đặc biệt.
- Nếu có số đấu thủ tham gia từ 2 đến 5 thì sẽ thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt.
- Nếu có số đấu thủ tham gia từ 6 đến 8 thì hai đấu xếp đầu mỗi bảng sẽ thi đấu trận chung kết tranh thứ hạng nhất và nhì, hai đấu thủ xếp thứ hai mỗi bảng sẽ thi đấu tranh hạng ba và tư.
- Nếu ở mỗi hạng cân có từ 9 đến 10 hoặc 11 đấu thủ, các đấu thủ xếp hạng thứ nhì của mỗi bảng sẽ thi đấu vòng tròn một lượt (repêchage). Đấu thủ thắng ở vòng đấu repêchage này sẽ là đấu thủ thứ tư được lọt vào vòng bán kết và sẽ được xếp vào dưới cùng bảng. Trong trường hợp đấu thủ bảng 3, việc ghép cặp thi đấu vòng bán kết sẽ đổi giao nhau.
- Nếu các tiêu chí xếp hạng có kết quả hoà thì đấu thủ có số trận đấu thắng tuyệt đối nhiều nhất sẽ được xếp hạng cao nhất.
- Nếu một đấu thủ bị chấn thương và không thể tiếp tục thi đấu, thì sẽ được xếp hạng theo kết quả thi đấu tính đến khi anh ta bị loại. Trận đấu tiếp sau đó sẽ không cần tiến hành và đối thủ của anh ta đương nhiên thắng trận đó. Trong trường hợp này, đấu thủ chiến thắng sẽ được 4 điểm.
4.2. Các vòng đấu loại.
Khi đã xác định được các đấu thủ chiến thắng của mỗi bảng, đôi khi cần phải có một vòng đấu loại trực tiếp để có một đấu thủ lý tưởng (4, 8 hoặc 16 đấu thủ) cho các vòng đấu tiếp theo.
Việc ghép cặp vòng đấu này sẽ được áp dụng giữa các đấu thủ có vị trí xếp đầu của mỗi bảng.
Các đấu thủ bị loại vòng đấu loại này đương nhiên sẽ được xếp hạng cao hơn các đấu thủ bị loại ở vòng đấu của các bảng.
Các đấu thủ này sẽ được xếp hạng theo các tiêu chí sau (chỉ tính ở vòng đấu loại):
- Điểm xếp hạng.
- Số điểm kỹ thuật.
- Số lần cảnh cáo.
- Số lần nhắc nhở tiêu cực.
4.3. Các vòng đấu cuối
Các vòng đấu bán kết sẽ được tiến hành theo thể thức loại trực tiếp cho đến khi chỉ còn 2 đấu thủ, hai đấu thủ này sẽ thi đấu để tránh vị trí thứ nhất và thứ nhì.
Các đấu thủ thua cuộc ở vòng đấu bán kết sẽ thi đấu tranh vị trí thứ ba và thứ tư.
Các đấu thủ bị loại trong các vòng đấu cuối sẽ được xếp hạng theo số điểm phân loại mà họ đạt được trong các trận đấu cuối cùng. Trong trường hợp điểm số bằng nhau, vị trí xếp hạng sẽ dựa theo các tiêu chí sau:
- Số điểm kỹ thuật.
- Số lần cảnh cáo.
- Số lần nhắc nhở tiêu cực.
Trận đấu để xếp hạng thứ 5 và 6 giữa hai đấu thủ thua cuộc có kết quả cao nhất theo tiêu chuẩn xếp hạng ở vòng tứ kết chỉ được tổ chức tại các Đại hội Olympic.
Mỗi vòng đấu, mỗi hạng cân chỉ được tổ chức thi đấu trên một thảm, không tổ chức thi đấu trên nhiều thảm trong cùng một thời gian.
Chú ý: Nếu vì bất cứ lý do gì một đấu thủ không có mặt trình diện trên thảm đấu - trong vòng đấu loại hay các trận đấu cuối xếp hạng - thì đối thủ của anh ta sẽ thắng trận đấu đó.
Điều 5. Chương trình thi đấu
Thời gian của các cuộc thi đấu được quy định như sau:
a) - Đại hội Olympic: 4 ngày trên 3 thảm cho mỗi loại (TD hay CĐ).
b) - Vô địch thế giới: 4 ngày trên 3 thảm cho mỗi loại (TD hay CĐ).
c) - Giải trẻ thế giới: 4 ngày trên 3 thảm cho mỗi loại (TD hay CĐ).
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào số lượng đăng ký nhận được, cho phép tăng hoặc rút đi một thảm đấu (cho thi đấu tự do hoặc cổ điển) với điều kiện được sự chấp thuận của FILA.
Về nguyên tắc, ở tất cả các cuộc thi đấu (Olympic, Vô địch thế giới), mỗi buổi thi đấu không được kéo dài quá 3 giờ và một hạng cân thi đấu tối đa 3 ngày:
- Ngày thứ nhất và ngày thứ hai: đấu loại trong bảng và các vòng loại.
- Ngày thứ ba: bán kết và chung kết.
Mỗi vòng đấu của giải, một hạng cân chỉ tổ chức thi đấu trên một thảm đấu duy nhất, không được thi đấu trên nhiều thảm đấu trong cùng một thời gian.
Theo luật, một đấu thủ không thi đấu quá 4 trận trong một ngày.
Tất cả các trận đấu xếp hạng nhất, hạng nhì, hạng 3 và hạng tư giải tổ chức trên cùng một thảm đấu.
Các trận đấu của một hạng cân có thể kéo dài trong một hoặc hai ngày, tuỳ số lượng đấu thủ tham dự.
Chương 3.
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 6. Độ tuổi - hạng cân - các cuộc thi đấu
6.1. Độ tuổi.
Các độ tuổi được phân chia như sau:
- Học sinh: 14 - 15 tuổi (kể cả tuổi 13 nhưng phải có giấy chứng nhận y tế và giấy bảo đảm của bố mẹ).
- Trẻ: 18 - 20 tuổi (kể cả tuổi 13 nhưng phải có giấy chứng nhận y tế và giấy bảo đảm của bố mẹ)
- Trưởng thành: 20 tuổi trở lên.
Các đấu thủ thi đấu ở lứa tuổi trẻ được phép tham dự thi đấu trong các giải thi đấu dành cho lứa tuổi trưởng thành.
Việc kiểm tra độ tuổi theo đăng ký chính thức cuối cùng tại tất cả các giải Vô địch và các giải thi đấu khác, được tiến hành 6 tiếng trước giờ kiểm tra trọng lượng.
Để thực hiện điều đó, mỗi lãnh đội phải nộp cho đại diện kỹ thuật của FILA các tài liệu sau đây:
- Thẻ thi đấu có dán tem được phép thi đấu trong năm đó của đấu thủ.
- Hộ chiếu cá nhân hoặc chứng minh thư của đấu thủ (không chấp nhận hộ chiếu tập thể).
- Giấy chứng nhận của Chủ tịch Liên đoàn quốc gia đảm bảo độ tuổi của mỗi đấu thủ tham dự. Giấy chứng nhận này phải theo mẫu do FILA cung cấp và in tiêu đề của liên đoàn quốc gia ở đầu trang giấy.
- Quốc tịch của mỗi đấu thủ tham dự thi đấu quốc tế sẽ được kiểm tra bằng việc xuất trình hộ chiếu hoặc chứng minh thư tại thời điểm kiểm tra trọng lượng.
- Một đấu thủ chỉ được phép thi đấu cho một quốc gia ghi hộ của đấu thủ đó. Tại bất cứ thời điểm nào nếu FILA xác định được sự khai báo là sai và gian trá thì ngay lập tức áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với Liên đoàn quốc gia, đấu thủ và người đã ký giấy chứng nhận dối trá đó cho phần còn lại của cuộc thi đấu.
- Mỗi đấu thủ tham dự thi đấu đều có quyền cho phép FILA được sử dụng ảnh thi đấu hoặc ảnh của anh ta để truyền bá hay quảng cáo cho giải thi đấu đó hay cho các giải thi đấu khác trong tương lai. Nếu đấu thủ nào không đồng ý với các điều kiện trên, anh ta phải thông báo rõ khi đăng ký thi đấu với ban tổ chức.
6.2. Hạng cân.
- Học sinh: | - Thiếu niên: |
1. 29 - 32 kg 2. 35 kg 3. 38 kg 4. 42 kg 5. 47 kg 6. 53 kg 7. 59 kg 8. 66 kg 9. 73 kg 10.73 - 85 kg | 1. 39 - 42kg 2. 46 kg 3. 50 kg 4. 54 kg 5. 58 kg 6. 63 kg 7.69 kg 8. 76 kg 9. 85 kg 10.85 kg - 100kg |
- Trẻ | - Trưởng thành: |
1. 46 - 50 kg 2. 54 kg 3. 58 kg 4. 63 kg 5. 69 kg 6. 76 kg 7. 85 kg 8. 97 kg 9. 97 - 130 | 1. 48 - 54kg 2. 58 kg 3. 63 kg 4. 69 kg 5. 76 kg 6. 85 kg 7. 97 kg 8. 97 - 130 kg |
Mỗi đấu thủ đều có quyền đăng ký tham dự thi đấu theo khả năng của chính anh ta, nhưng chỉ được phép thi đấu một hạng cân tương ứng với cân nặng (trọng lượng) của anh ta được xác định lúc cân kiểm tra chính thức.
Đối với các hạng cân của người trưởng thành thì các đấu thủ tham dự có thể chọn hạng cân cao hơn sát hạng cân anh ta đăng ký tham dự, trừ đối với hạng cân nặng thì đấu thủ phải có trọng lượng trên 97kg.
6.3. Các cuộc thi đấu.
Các cuộc thi đấu quốc tế cho các lứa tuổi khác nhau được phân chia như sau:
- Học sinh 14 - 15 tuổi:
Các cuộc thi đấu quốc tế
Vô địch châu lục năm
- Trẻ 18 - 20 tuổi:
Các cuộc thi đấu quốc tế
Vô địch châu lục năm
Vô địch thế giới năm
- Trưởng thành 20 tuổi và cao hơn:
Các cuộc thi đấu quốc tế
Giải vô địch và Cúp châu lục năm
Giải Vô địch và Cúp thế giới năm (trừ năm tổ chức Đại hội Olympic)
Các trận thách đấu, Mester, giải thưởng lớn quốc tế (International Grand Prix), Giải thưởng lớn FILA (FILA Grand Prix Galas), các trận tranh chức Super Star.
Đại hội Olympic.
- Lứa tuổi già 35 tuổi và cao hơn:
Các cuộc thi đấu theo chương trình, có hạng cân và điều lệ riêng.
Tất cả các cuộc thi đấu kể trên phải áp dụng Luật thi đấu của FILA.
Điều 7. Giấy phép (thẻ) thi đấu của đấu thủ
Bất cứ đấu thủ nào ở lứa tuổi thiếu niên, trẻ hay trưởng thành tham dự ở các đại hội Olympic, giải Vô địch thế giới, giải Vô địch châu lục, Cúp châu lục, giải vô địch hay mùa giải thế giới đều phải có giấy phép (thẻ) thi đấu quốc tế, như được quy định trong Điều lệ thi đấu.
Khi kiểm tra trọng lượng, các đấu thủ phải xuất trình giấy phép (thẻ) thi đấu của mình cho các trọng tài sau đó các trọng tài sẽ đệ trình giấy phép đó cho đại diện của FILA thẩm tra. Giấy phép (thẻ) sau khi đã được thẩm tra sẽ được trả lại cho lãnh đội của đấu thủ ngay trong ngày hôm đó.
Giấy phép (thẻ) chỉ có giá trị khi dán tem của FILA năm dự thi.
Chỉ với giấy phép có dán tem, đấu thủ (trừ các đấu thủ lứa tuổi từ 35 và cao hơn) mới được tham dự thi đấu các giải vô địch chính thức(Vô địch thế giới, Vô địch châu lục, Cúp thế giới và Cúp quốc gia).
Điều 8. Trang phục thi đấu
Khi bước vào thảm đấu, các đấu thủ dự thi phải mặc áo liền quần có màu sắc (đỏ hoặc xanh) đã được chỉ định cho anh ta ; áo thi đấu này có thể có kích cỡ khác nhau.
Nghiêm cấm việc pha lẫn màu đỏ màu xanh trên một áo thi đấu.
Trong các cuộc thi đấu Vật cổ điển, các đấu thủ có thể được mặc áo thi đấu dài từ bàn chân đến vai hoặc bao ngoài đùi đến đầu gối hay kéo dài xuống dưới đầu gối.
Trong các cuộc thi đấu Vật tự do, áo thi đấu chỉ được dài đến giữa đùi.
Các đấu thủ phải:
- Mặc áo có chữ viết tắt tên quốc gia của mình trên ngực.
- Mặc áo có chữ viết tắt tên quốc gia của mình với kích cỡ tối đa là 10 x 10cm ở lưng áo thi đấu.
- Mang theo khăn mùi soa và trình cho các trọng tài kiểm tra trước trận đấu.
- Được phép dùng bao bảo vệ đầu gối mỏng, nhẹ, không chứa bất cứ mảnh kim loại nào.
- Các đấu thủ không được phép mặc áo in biểu tượng hay chữ viết tắt của quốc gia khác.
Trong các giải vô địch thế giới, Vô địch châu lục và các giải thi đấu khác, các đấu thủ tự do dự thi có thể mặc trang phục tên nhà trợ lên áo ở phía trên đùi hoặc sau lưng ; nhưng tại các Đại hội Olympic áp dụng Luật của IOC thì không được phép.
Các đấu thủ được phép mặc trang phục có in tên nhà tài trợ trên lưng áo hoặc trên ống tay của áo choàng hay khăn choàng của mình.
Đấu thủ bắt buộc phải mang dụng cụ bảo vệ tai đã được FILA công nhận tại các giải thi đấu giành cho lứa tuổi học sinh, thiếu niên và trẻ và tất cả các giải thi đấu dành cho nữ.
Nghiêm cấm in thêm bất cứ vật gì vào áo thi đấu, trừ trường hợp tạm dừng hiệp đấu do đấu thủ bị chấn thương hoặc lý do khác. Trong thời gian dừng này, đấu thủ được phép choàng khăn vải (áo) để giữ ấm.
- Đấu thủ phải đi giầy dành riêng cho môn vật, cổ giầy phải đủ cao để bọc kín cổ chân. Nghiêm cấm dùng giầy có đế gót, đế đóng đinh, giầy có khoá hay có bất cứ phần nào bằng kim loại. Được dùng giầy không có dây buộc, nếu giầy có dây buộc phải bọc ngoài phần có dây buộc bằng băng dính để dây giầy không bị tuột ra khi đang thi đấu. Mỗi đấu thủ phải dự phòng cho riêng mình một cuộn băng dính bọc ngoài dây giầy và được kiểm tra trước khi vào thảm đấu.
- Đấu thủ phải cạo sạch râu trước mỗi ngày thi đấu.
- Đồng thời cũng nghiêm cấm đấu thủ:
- Mang băng ở cổ tay, cánh tay hay cổ chân, trừ trường hợp bị chấn thương và theo yêu cầu của bác sỹ. Các loại băng kể trên phải được bọc ngoài bằng loại băng có tính co dãn (đàn hồi).
- Sử dụng bất cứ loại chất bôi trơn hay chất dính nào trên cơ thể của mình.
- Đang có mồ hôi vào thảm khi bắt đầu trận đấu hay bất cứ khi nào khác.
- Mang bất cứ vật gì có thể gây chấn thương cho đối thủ như nhẫn, vòng đeo tay hoa tai ...
Mỗi đấu thủ phải tuân theo đúng các yêu cầu ghi ở phần thứ nhất của Điều luật này . Nếu như chưa làm đúng yêu cầu, các trọng tài sẽ cho đấu thủ 01 chút để hoàn chỉnh. Nếu sau khi hết thời gian cho phép mà đấu thủ vẫn chưa làm đúng, thì sẽ bị xử thua bằng hình thức bỏ cuộc.
Điều 9. Thảm đấu
Thảm đấu vật do FILA công nhận có một hình tròn đường kính 9m và bao quanh là vành biên 1,5m có cùng độ dày. Bắt buộc phải sử dụng thảm đấu này trong các cuộc thi: Olympic, các giải vô địch, giải cúp và tất cả các cuộc thi đấu quốc tế.
Một đường vành màu đỏ có độ rộng 1m bao vòng quanh hình tròn đường kính 9m tạo thành khu vực thi đấu.
Các phần dưới đây được dùng để xác định rõ các phần khác nhau của thảm đấu vật:
- Phần trong của đường vành đỏ gọi là khu trung tâm (đường kính 7m).
- Viền đỏ: Khu vực tiêu cực (rộng 1m).
- Vùng biên: Khu vực bảo vệ (rộng 1,5m).
Trong trường hợp hạn chế tầm nhìn, thảm đấu phải được đặt trên một mặt sàn bằng phẳng có chiều cao không quá 1,1m. Cấm sử sụng sàn có các cột trụ và thanh chắn.
Nếu phải đặt thảm đấu trên một mặt sàn mà giới hạn bảo vệ (đường biên và khoảng không tự do xung quanh thảm) không rộng đủ 2m thì phải ghép cạnh sàn bằng các tấm ván ghép để tạo thành góc 45o . Khu bảo vệ này phải có màu khác với màu của thảm đấu.
Khu vực sàn gần thảm đấu phải được phủ bằng vật liệu mềm, gắn chặt cẩn thận vào sàn,
Thảm đấu phải được che bằng một tấm bạt được giặt sạch và tẩy trùng trước mỗi buổi thi đấu để tránh bị ô nhiễm. Các lỗ xâu dây của tấm bạt được giặt sạch và tẩy trùng trước mỗi buổi thi đấu để tránh bị ô nhiễm. Các lỗ xâu dây của tấm bạt phải được bọc lại. Kể cả khi đã dùng các loại vật liệu che phủ mềm, đồng chất và mặt không nháp (kể cả vải bạt) vẫn phải áp dụng các biện pháp vệ sinh trên.
Phải vẽ một hình tròn ở giữa thảm đấu có đường kính bên trong là 1m và chiều rộng đường kẻ bao quanh là 10cm. Mầu sắc của đường tròn vừa mô tả và đường đánh dấu phân tách khu vực vật phải là màu đỏ.
Ngoài ra, đường chéo ở các góc đối diện của thảm đấu phải được sơn theo màu áo của đấu thủ, tức là đỏ và xanh.
Cuối cùng, thảm đấu phải được đặt ở vị trí rộng rãi, thoáng đãng để các cuộc thi đáu diễn ra một cách bình thường.
Điều 10. Chăm sóc y tế
Như quy định tại Điều 7 về việc kiểm tra giấy phép thi đấu quốc tế, mỗi đấu thủ phải tiến hành kiểm tra y tế tại quốc gia mình ba ngày trước khi tham dự các giải vô địch, cúp và thế vận hội.
Ban tổ chức của quốc gia đăng cai giải đấu phải cung cấp dịch vụ y tế để thực hiện các cuộc kiêmt tra y tế trước khi kiểm tra trọng lượng cũng như tiến hành chữa trị trong suốt thời gian thi đấu. Dịch vụ y tế phải có trách nhiệm và trợ giúp việc ngăn ngừa, phát hiện các trường hợp sử dụng doping.
Một bác sỹ có thẩm quyền của FILA phụ trách các dịch vụ y tế hoạt động trong suốt thời gian thi đấu.
Trước khi đấu thủ kiểm tra trọng lượng, bác sỹ sẽ kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe của đấu thủ. Nếu một đấu thủ bị đánh giá là có sức khỏe kém hoặc ở tình trạng nguy hiểm với chính mình hay cho đối thủ, thì đấu thủ đó không được tham dự cuộc thi đấu.
Ở bất cứ thời điểm nào trong suốt thời gian thi đấu, dịch vụ y tế phải luôn sẵn sàng để can thiệp khi có tai nạn và phải quyết định đấu thủ có đủ khả năng tiếp tục thi đấu nữa hay không.
Bác sỹ của các đội tham dự được toàn quyền chăm sóc, điều trị khi đấu thủ của đội mình bị chấn thương, nhưng chỉ huấn luyện viên trưởng hoặc lãnh đội được phép có mặt khi bác sỹ chữa trị chấn thương.
Điều 11. Các vấn đề liên quan đến công tác y tế.
Bác sỹ phụ trách công tác y tế của FILA, tại bất cứ thời điểm nào thông qua trưởng thảm đấu, có quyền và trách nhiệm dừng hiệp đấu khi ông ta thấy đấu thủ đang trong tình trạng nguy hiêmt (về sức khỏe).
Ông ta cũng có thể dừng ngay hiệp đấu và tuyên bố một trong các đấu thủ không thể tiếp tục thi đấu.
Đấu thủ không được phép rời khỏi thảm đấu, trừ trường hợp chấn thương nặng cần được chữa trị ngay.
Trong trường hợp một đấu thủ bị chấn thương, trọng tài thảm phải lập tức tham khảo ý kiến bác sỹ và phải hỏi việc dừng hiệp đấu có công bằng hay không. Nếu bác sỹ thông báo rằng việc dừng hiệp đấu do đấu thủ cố tình, trọng tài thảm phải tham khảo ý kiến trọng tài biên hay trưởng thảm đấu để xử phạt (phạt điểm hay cảnh cáo).
Nếu một đấu thủ bị chấn thương có thể nhìn thấy được hoặc bị chảy máu, bác sỹ được phép có đủ thời gian cần thiết để chữa trị chấn thương và chính bác sỹ quyết định đấu thủ có thể tiếp tục thi đấu được nữa hay không. Không giới hạn thời gian chữa trị.
Trong trường hợp có bất cứ sự tranh luận nào về chữa trị y học, thì bác sỹ của đội có đấu thủ bị chấn thương có quyền can thiệp vào bất cứ cách chữa trị cần thiết nào, hay cho lời khuyên về chữa trị hay quyết định của tổ y tế. Trong trường hợp này chỉ có đại diện Hội đồng y tế của FILA mới có quyền đề nghị các trọng tài cho tạm ngừng hiệp đấu.
Trong các giải thi đấu không có bác sỹ, trong một hiệp đấu trọng tài thảm có thể tạm ngừng hiệp đấu tối đa 2 phút. Các trọng tài sẽ quyết định có phải đấu thủ đang cố tình ngừng đấu hay không.
Có thể cho phép tạm ngừng hiệp đấu một hoặc nhiều lần và việc tạm ngừng được áp dụng cho cả hai đấu thủ.
Khi ngừng đấu, cứ 30 giây trọng tài thời gian lại thông báo một lần.
10 giây trước khi kết thúc thời gian 2 phút, trọng tài thảm phải mời hai đấu thủ trở lại khu trung tâm của thảm đấu.
Tại các giải thi đấu quốc tế không có Hội đồng y tế của FILA, thì đại diện của FILA hoặc trọng tài được FILA chỉ định sẽ đưa ra quyết định ngừng hiệp đấu sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sỹ cuộc thi và bác sỹ của đội có đấu thủ chấn thương.
Trong mọi trường hợp, bác sỹ đưa ra quyết định cấm đấu thủ tiếp tục thi đấu phải là người có quốc tịch khác với quốc tịch của đấu thủ đó và không liên quan tới hạng cân (xem Điều luật về sức khỏe).
Điều 12. Doping
Áp dụng các quy định theo Điều lệ của FILA để đấu tranh chống sử dụng các loại thuốc kích thích bị cấm, FILA có quyền yêu cầu các đấu thủ phải thực hiện các cuộc kiểm tra hay thử nghiệm trong tất cả các cuộc thi đấu do FILA tổ chức.
Phải áp dụng quy định này tại các giải Vô địch châu lục, thế giới theo các Điều luật của FILA, và trong các Đại hội Olympic, Đại hội thể thao châu lục theo các Điều luật của IOC.
Nếu bất cứ đấu thủ hoặc quan chức nào phản đối việc kiểm tra này thì người đó sẽ bị truất quyền ngay, đồng thời bị áp dụng các hình phạt do sử dụng doping.
Hội đồng y tế của FILA sẽ quyết định thời điểm và số lượng cũng như tần số những lần kiểm tra này bằng bất cứ biện pháp có hiệu quả cao. Việc lấy các mẫu thử thích hợp sẽ do một bác sỹ được FILA công nhận, tiến hành có sự hiện diện của một quan chức của đội có đấu thủ bị thử nghiệm.
Việc lấy các mẫu thử không được tiến hành theo các điều kiện trên thì kết quả thu được sẽ bị coi là không có giá trị (hiệu lực) (xem các Điều luật về doping).
Chương 4.
TRỌNG TÀI
Điều 13. Thành phần trọng tài
Trong tất cả các cuộc thi đấu, thành phần trọng tài của mỗi trận đấu được quy định như sau:
- Một trưởng thảm đấu, một trọng tài thảm và một trọng tài biên. Như vậy là có ba trọng tài chính thức đủ tư cách được bổ nhiệm theo các tiêu chuẩn của FILA dành cho trọng tài chính và trọng tài biên quốc tế.
Tuyệt đối nghiêm cấm việc thay một trọng tài khi trận đấu đang diễn ra, trừ trường hợp đau ốm nặng và phải điều trị ngay lập tức.
Trong bất cứ trường hợp nào, một trận đấu sẽ không được có hai trọng tài cùng quốc tịch.
Ngoài ra tuyệt đối nghiêm cấm việc một trọng tài làm nhiệm vụ trong các trận đấu có đấu thủ cùng quốc tịch với ông ta.
Điều 14. Các nhiệm vụ chung của trọng tài
14.1. Các trọng tài phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ đã được ghi tại Điều luật về điều khiển các cuộc thi đấu vật và theo bất cứ quy định đặc biệt nào được thiết lập để tổ chức những cuộc thi khác nhau.
Trách nhiệm của trọng tài là phải theo dõi một cách cẩn thận từng trận đấu để đánh giá những hành động của các đấu thủ sao cho các kết quả ghi trong biên bản điểm của trọng tài phản ánh đúng thực chất của trận đấu.
14.2 Trưởng thảm đấu, trọng tài thảm và trọng tài biên sẽ đánh giá các miếng đánh của từng đấu thủ để có quyết định cuối cùng.
Trọng tài thảm và trọng tài biên phải cùng phối hợp với nhau dưới sự điều hành trực tiếp của trưởng thảm đấu là người có trách nhiệm phối hợp công việc của các trọng tài.
14.3. Trách nhiệm của các trọng tài là thực hiện tất cả các chức năng điều khiển đánh giá, thưởng điểm và áp dụng các hình thức phạt đã quy định trong luật.
14.4. Biên bản cho điểm của trọng tài biên và trưởng thảm đấu được dùng để tính toán các miếng đánh mà hai đấu thủ đã thực hiện. Các điểm thưởng, nhắc nhở (O) và cảnh cáo do tiêu cực (P) phải được ghi chính xác theo trình tự các thời điểm khác nhau của trận đấu. Biên bản điểm này phải được trọng tài biên và trưởng thảm đấu ký xác nhận khi kết thúc trận đấu.
14.5. Nếu một trận đấu kết thúc mà không có đấu thủ thắng tuyệt đối thì trưởng thảm đấu sẽ quyết định đấu thủ nào thắng cuộc. Quyết định này phải dựa trên sự đánh giá tất cả các kỹ thuật của từng đấu thủ đã thực hiện từ đầu trận đấu đến khi kết thúc trận đấu theo biên bản cho điểm của trọng tài biên và trưởng thảm đấu.
14.6. Tất cả các điểm thưởng cho đấu thủ của trọng tài biên phải được thông báo cho mọi người biết ngay khi quyết định bằng bảng điểm điện tử hoặc bằng bất cứ một thiết bị nào khác dùng cho việc công bố điểm.
14.7. Tất cả các trọng tài đều phải sử dụng vốn từ cơ bản của FILA đúng vai trò của họ khi điều khiển các trận đấu. Tuy vậy, nghiêm cấm các trọng tài nói với bất kỳ ai khi trận đấu đang diễn ra, tất nhiên là trừ việc họ nói với nhau trong những tình huống buộc phải làm để tham khảo ý kiến nhằm hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách chính xác.
Điều 15. Trọng tài thảm
15.1. Trọng tài thảm có trách nhiệm trực tiếp điều khiển trận đấu diễn ra trên thảm đúng luật.
15.2. Trọng tài thảm phải được các đấu thủ kính trọng, phải thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình với các đấu thủ để buộc họ phải tuân theo ngay các mệnh lệnh và chỉ dẫn của ông ta. Cũng như thế, trọng tài thảm phải điều khiển trận đấu mà không cho phép bất kỳ điều gì trái luật hay can thiệp không đúng lúc từ bên ngoài làm ảnh hưởng tới kết quả trận đấu.
15.3. Trọng tài thảm phải phối hợp chặt chẽ với trọng tài biên, phải thi hành nhiệm vụ giám sát trận đấu, đồng thời phải kiềm chế bất cứ sự bốc đồng hoặc can thiệp không đúng lúc. Tiếng còi của trọng tài thảm báo sẽ là bắt đầu, tạm ngừng và kết thúc trận đấu.
15.4. Trọng tài thảm có trách nhiệm lệnh cho các đấu thủ quay trở lại thảm đấu sau khi họ đã rời khỏi thảm hoặc tiếp tục trận đấu ở tư thế đứng hay tư thế "quỳ bò" (par terre) ở trên hay ở dưới với sự tán thành của trọng tài biên, hoặc nếu không thì với sự tán thành của trưởng thảm đấu.
15.5. Trọng tài thảm phải đeo băng tay màu đỏ trên cánh tay trái và băng màu xanh trên cánh tay phải. Trọng tài thảm dùng các ngón tay của ông ta để báo số điểm tương ứng với giá trị của một miếng đánh sau khi nó được thực hiện (nếu có giá trị và được thực hiện trong giới hạn của thảm đấu), thì trọng tài phải bằng cách giơ cánh tay phải của ông ta lên nếu như đấu thủ mặc áo màu xanh được điểm, hoặc giơ cánh tay trái lên trên nếu như đấu thủ mặc áo màu đỏ được điểm.
15.6. Trọng tài thảm không được phép lưỡng lự khi:
- Khiển trách một (hoặc cả hai) đấu thủ tiêu cực.
- Dừng trận đấu đúng lúc, không được sớm quá cũng như không muộn quá.
- Báo hiệu một miếng đánh thực hiện tại mép của thảm đấu là có giá trị.
- Đếm rõ ràng, chính xác 5 giây khi một đấu thủ bị khóa ở tư thế nguy hiểm "uốn cầu vồng" (bridge position) và thưởng thêm điểm trong tình huống này.
- Ra hiệu và tuyên bố "chạm" (tuoche) sau khi đã thấy dấu hiệu đồng ý của trọng tài biên hay trưởng thảm đấu. Khi xác định hai vai của một đấu thủ bị đè chặt xuống thảm cùng một lúc, trọng tài trên thảm phải nói từ "thua" (fall), giơ tay của mình lên để đảm bảo có sự đồng ý của trọng tài biên hay của trưởng thảm đấu, rồi đập tay xuống thảm và sau đó thổi còi báo hiệu.
- Báo hiệu với trọng tài biên và trưởng thảm đấu về đấu thủ mà ông ta cho là tiêu cực nhưng không dừng trận đấu. Sau khi đã thống nhất ý kiến, báo cho đấu thủ phạm lỗi tiêu cực này biết và có biện pháp xử lý đúng.
15.7. Trọng tài thảm phải:
- Không được ở quá gần các đấu thủ khi họ đang ở tư thế đứng vì không thể quan sát được chân của các đấu thủ. Tuy nhiên, ông ta lại phải đứng ở gần nếu các đấu thủ đang vật nhau ở tư thế "quỳ bò".
- Ra lệnh chính xác và nhanh chóng về tư thế mà các đấu thủ phải tiếp tục trận đấu: tư thế đứng hoặc tư thế "quỳ bò" khi ông ta đưa các đấu thủ vào giữa thảm đấu (chân của các đấu thủ ở giữa vòng tròn).
- Không đứng quá gần các đấu thủ vì sẽ cản trở sự quan sát của trọng tài biên và của người xem, nhất là khi có đấu thủ sắp sửa bị thua tuyệt đối.
- Trong suốt trận đấu phải đảm bảo các đấu thủ không được dừng lại để nghỉ bằng cách giả vờ cúi người xuống, xỉ mũi, buộc dây giầy, bị chấn thương... Trong những trương hợp đó, trọng tài thảm phải dừng trận đấu và báo hiệu cho trọng tài thời gian.
- Trọng tài thảm có thể chuyển từ vị trí này sang vị trí khác quanh thảm đấu và trong trường hợp đặc biệt, phải cúi gập người xuống để nhìn rõ hơn sự thua tuyệt đối sắp xảy ra.
- Có thể kích thích đấu thủ tiêu cực mà không là dừng trận đấu bằng ách đứng ở vị trí nào đó để ngăn đấu thủ chạy ra khỏi thảm đấu.
- Sẵn sàng thổi còi khi các đấu thủ chạm vào mép ngoài cùng "ZONE" của thảm đấu.
15.8. Trọng tài thảm phải:
- Chú ý đặc biệt tới chân các đấu thủ trong môn Vật cổ điển.
- Yêu cầu các đấu thủ ở lại thảm đấu cho tới khi thông báo kết quả của trận đấu.
- Trong mọi trường hợp cần có sự thỏa thuận ý kiến thì trước tiên phải hỏi ý kiến của trọng tài biên bên cạnh thảm đấu đối diện với trưởng thảm đấu.
- Biểu quyết tán thành hay phản đối các ý kiến của những trọng tài khác trong những trường hợp cần phải quyết định liên quan tới thua cuộc hay chiến thắng.
- Tuyên bố đấu thủ thắng cuộc sau khi có sự tán thành của trưởng thảm đấu.
15.9. Trọng tài thảm có quyền xử phạt các lỗi phạm luật hoặc hành động thô bạo.
15.10. Nếu trưởng thảm đấu yêu cầu thì trọng tài thảm phải dừng trận đấu và tuyên bố thắng cuộc bằng ưu thế kỹ thuật khi điểm của các đấu thủ cách biệt nhau 10 điểm.
Điều 16. Trọng tài biên
16.1. Trọng tài biên có trách nhiệm thực thi tất cả các nhiệm vụ đã được ghi trong Điều luật chung.
16.2. Trọng tài biên phải theo dõi trận đấu một cách chặt chẽ, không được phép xao lãng bất cứ lúc nào; phải cho điểm cho mỗi đòn tấn công, ghi những điểm đó vào biên bản ghi điểm của mình sau khi có sự thống nhất của trọng tài thảm hay trưởng thảm đấu. Trọng tài biên phải đưa ra chủ kiến của mình trong mọi trường hợp.
16.3. Sau mỗi kỹ thuật, dựa vào ra hiệu của trọng tài thảm để so sánh với đánh giá riêng của mình, hoặc nếu không, dựa vào dấu hiệu của trưởng thảm đấu, trọng tài biên phải ghi số điểm thưởng cho kỹ thuật tấn công vừa thực hiện và đưa kết quả vào bảng báo điểm đặt cạnh ông ta. Bảng báo điểm này phải được khán giả và các đấu thủ nhìn thấy.
16.4. Trọng tài biên có thể đưa ra ý kiến hoặc tự chỉ rõ đấu thủ tiêu cực.
16.5. Trọng tài biên phải thẩm tra và ra hiệu đấu thủ thắng tuyệt đối (touche) cho trọng tài thảm.
16.6. Trong trận đấu, nếu trọng tài biên thấy có điều cần phải làm cho trọng tài thảm chú ý vì sau đó không thể thấy hoặc không nhận ra nó (thua tuyệt đối, miếng đánh phạm luật, vị trí tiêu cực...) thì trọng tài biên phải thông báo bằng cách giơ gậy có cùng màu với màu áo của đấu thủ đó, kể cả trường hợp trọng tài trên thảm không hỏi ý kiến.
Trong mọi tình huống, trọng tài biên phải làm cho trọng tài thảm chú ý tới bất cứ điều gì xảy ra trong quá trình trận đấu hay trong hành vi của các đấu thủ mà theo ông ta là không bình thường hoặc bất hợp lệ.
16.7. Ngoài ra, ngay sau khi kết thúc trận đấu trọng tài biên phải ký vào biên bản và ghi rõ kết quả của trận đấu đó bằng cách gạch chéo tên đấu thủ thua cuộc một cách rõ ràng nhất.
16.8. Các quyết định của trọng tài biên và trọng tài thảm nếu như họ đã đồng ý là có giá trị và hiệu lực mà không cần tới sự can thiệp của trưởng thảm đấu, trừ khi tuyên bố đấu thủ thắng cuộc do ưu thế kỹ thuật, trong trường hợp này buộc trưởng thảm đấu phải có ý kiến.
16.9. Biên bản ghi điểm của trọng tài biên phải ghi chính xác thời điểm trận đấu kết thúc do thắng tuyệt đối, thắng bằng ưu thế kỹ thuật hay thắng do bỏ cuộc...
16.10. Để trọng tài biên giám sát trận đấu dễ dàng hơn, nhất là ở vị trí khó thấy, thì ông ta được quyền chuyển vị trí nhưng chỉ được chuyển dọc theo cạnh của thảm đấu được phân công giám sát.
16.11. Trọng tài biên phải ghi rõ trong biên bản ghi điểm của ông ta chữ P (hoa) mỗi lần đấu thủ bị cảnh cáo do tiêu cực.
16.12. Trọng tài biên cũng phải ghi rõ trong biên bản ghi điểm bằng cách gạch dưới số điểm mỗi đấu thủ nhận được sau khi thực hiện miếng đánh "ôm ngang lưng lăn" (gut wrench).
16.3. Sự cảnh cáo do chạy ra khỏi thảm đấu, vì các kỹ thuật đánh phạm luật, vì không đấu tiếp ở đúng tư thế "quỳ bò" hoặc vì hung bạo thì sẽ bị ghi lại bằng ký hiệu "O" ở trong cột đấu thủ phạm lỗi.
Điều 17. Trưởng thảm đấu
17.1. Trưởng thảm đấu là người có chức năng rất quan trọng, thực thi các nhiệm vụ đã được Luật Vật quy định.
17.2. Trưởng thảm đấu sẽ phối hợp công việc của trọng tài thảm và trọng tài biên.
17.3. Trưởng thảm đấu có quyền cho phép tiếp tục trận đấu bằng hiệp phụ trong tất cả mọi trường hợp đã ghi trong luật.
17.4. Trưởng thảm đấu có nhiệm vụ phải theo doic rất cẩn thận diễn biến của các trận đấu, và không được phép xao lãng bởi bất cứ lý do gì để đánh giá hành vi cũng như các hoạt động của các trọng tài theo quy định của luật.
17.5. Trong trường hợp có bất kỳ sự bất đồng nào giữa trọng tài thảm và trọng tài biên thì nhiệm vụ của trưởng thảm đấu là đưa ra quan điểm để xác định kết quả, số điểm ghi được và sự thua cuộc.
17.6. Trong bất kỳ trường hợp nào trưởng thảm đấu cũng không được đưa ra ý kiến trước mà phải chờ ý kiến của trọng tài thảm và trọng tài biên. Trưởng thảm đấu không được phép làm ảnh hưởng đến quyết định.
17.7. Trong trường hợp có sự vi phạm trắng trợn, trưởng thảm đấu có quyền dừng trận đấu và yêu cầu trọng tài thảm và trọng tài biên giải thích lý do dẫn đến quyết định của họ. Sau khi đã tham khảo ý kiến trọng tài thảm và trọng tài biên, trưởng thảm đấu có thể điều chỉnh ngay quyết định đưa ra trước đó, nếu như ưu thế phiếu thuộc về ông ta (2 chống 1).
17.8. Nói chung, trưởng thảm đấu có thể phải sử dụng kỹ thuật và các ký hiệu riêng đã được phép ở chương liên quan về "Các điều luật của trọng tài biên và trọng tài thảm quốc tế".
Điều 18. Biểu quyết và quyết định
18.1. Trọng tài thảm phải thông báo quyết định của mình bằng cách giơ cánh tay lên báo số điểm một cách rõ ràng bằng các ngón tay. Nếu trọng tài thảm và trọng tài biên đồng ý thì tuyên bố quyết định đó.
Trưởng thảm đấu không được phép làm ảnh hưởng hoặc thay đổi một quyết định nếu trọng tài thảm và trọng tài biên đã thống nhất. Trong trường hợp vi phạm luật rõ ràng thì trưởng thảm đấu được quyền yêu cầu có một cuộc hội ý.
18.2. Trong trường hợp cần biểu quyết, trọng tài biên và trưởng thảm đấu phải dùng bảng của họ để ra hiệu việc biểu quyết. Có 11 bảng được sơn màu khác nhau: xanh, đỏ và trắng như sau:
- 01 bảng trắng.
- 5 bảng đỏ trong đó có 4 cái được đánh số 1, 2, 3, 5 để báo số điểm và 1 bảng không đánh số dùng để nhắc nhở và thu hút sự chú ý của các đấu thủ có liên quan.
- 5 bảng xanh trong đó có 4 cái được đánh số giống như các bảng đỏ và 1 bảng không đánh số.
Các bảng này phải để ở chỗ dễ lấy cho người sử dụng nó.
Trong bất kỳ trường hợp nào, trọng tài biên cũng không có quyền từ chối biểu quyết mà phải tỏ rõ quyết định của mình một cách rõ ràng và không được phép mơ hồ.
Khi có sự bất đống ý kiến thì trưởng thảm đấu sẽ quyết định. Quyết định này phải dựa trên các ý kiến trái ngược nhau của trọng tài thảm và trọng tài biên. Trong tất cả mọi trường hợp trưởng thảm đấu phải biểu quyết ủng hộ một trong hai ý kiến đó.
18.3. Nếu trận đấu kết thúc vào lúc hết thời gian quy định, thì biên bản điểm của trưởng thảm đấu phải được đưa ra xem xét khi quyết định người thắng cuộc. Bảng báo điểm cho người xem phải trùng hợp với biên bản ghi điểm của trưởng thảm đấu ở các thời điểm của trận đấu. Nếu có sự khác nhau về một hay nhiều điểm giữa biên bản ghi điểm của trọng tài biên và trưởng thảm đấu, thì chỉ có số điểm được ghi trong biên bản ghi điểm của trưởng thảm đấu được công nhận.
18.4. Trưởng thảm đấu chỉ đưa ra ý kiến của mình khi trọng tài biên và trọng tài thảm bất đồng ý kiến.
Điều 19. Bảng quyết định thưởng điểm hoặc nhắc nhở
Khi xét một miếng đánh, trọng tài thảm và trọng tài biên có quyền cho điểm thưởng, nhắc nhở hoặc cảnh cáo do tiêu cực và trong mỗi trường hợp phải đưa ra kết quả chính thức như dưới đây:
(R: đấu thủ mặc áo đỏ; B: đấu thủ mặc áo xanh; O: không điểm).
Kết quả đánh giá của các trọng tài:
Trọng tài thảm | Trọng tài biên | Trưởng thảm đấu | Kết quả chính thức |
1Rusalka - Khánh Hoà | 1R | - | 1R |
2B | 2B | - | 2B |
3Rusalka - Khánh Hoà | 3R | - | 3R |
5Rusalka - Khánh Hoà | 5R | - | 5R |
Nhận xét: Trong thí dụ trên, trọng tài thảm và trọng tài biên thống nhất nên trưởng thảm đấu không can thiệp.
Trọng tài thảm | Trọng tài biên | Trưởng thảm đấu | Kết quả chính thức |
1Rusalka - Khánh Hoà | 0 | 0 | 0 |
1B | 1R | 1R | 1R |
2Rusalka - Khánh Hoà | 1R | 2R | 2R |
2B | 0 | 2B | 2B |
3Rusalka - Khánh Hoà | 2R | 2R | 2R |
3B | 1R | 3B | 3B |
Nhận xét: Trong ví dụ trên, trọng tài thảm và trọng tài biên bất đồng ý kiến trong thưởng điểm. Trưởng thảm đấu can thiệp và áp dụng nguyên tắc đa số.
Trong trường hợp vi phạm luật rõ ràng, trưởng thảm đấu phải gọi các trọng tài lại để hội ý.
Nếu khi hội ý trọng tài thảm và trọng tài biên vẫn không đồng ý thì trưởng thảm đấu sẽ quyết định hoặc đồng ý với trọng tài trên thảm hoặc với trọng tài biên.
Ví dụ:
Trọng tài thảm | Trọng tài biên | Quyết đinh của trưởng thảm đấu |
1Rusalka - Khánh Hoà | 1B | 1R hoặc 1B |
2Rusalka - Khánh Hoà | 2B | 2R hoặc 2B |
Điều 20. Các hình thức kỷ luật trọng tài
Khi nhận được báo cáo của các đoàn tham gia cuộc thi, Hội đồng của FILA - được trao quyền giám khảo tối cao, sẽ được quyền áp dụng các biện pháp kỷ luật đối với các trọng tài phạm sai lầm chuyên môn theo các mức dưới đây:
1. Cảnh cáo một (hoặc nhiều) trọng tài có liên quan.
2. Bãi miễn (miễn nhiệm) một hoặc nhiều trọng tài khỏi cuộc thi đấu.
3. Hạ cấp của một (hoặc nhiều) trọng tài xuống hạng thấp hơn.
4. Ra lệnh đình chỉ tạm thời.
5. Ra lệnh sa thải vĩnh viễn.
Điều 21. Trang phục của trọng tài
Các trọng tài thảm phải mặc áo sơ mi hoặc áo full (áo cổ chui) màu trắng. Quần và giầy phải là màu trắng. Khi không phải làm nhiệm vụ họ có thể mặc áo vét. Trọng tài thảm phải in lôgô FILA trên ngực áo của mình.
Trọng tài biên và trọng tài thảm có thể không đeo biểu tượng của nhà tài trợ. Tuy nhiên, con số sau lưng áo của họ có thể có tên của nhà tài trợ của FILA.
Trưởng thảm đấu cũng phải mặc quần áo trắng, nhưng khi thi hành nhiệm vụ thì phải mặc áo vest màu xanh.
Chương 5.
CÁC THỦ TỤC CỦA CUỘC THI
Điều 22. Kiểm tra trọng lượng
Danh sách đăng ký chính thức cuối cùng của các đấu thủ tham dự cuộc thi do lãnh đội ký phải được gửi tới Ban tổ chức trước 6 giờ khi bắt đầu kiểm tra trọng lượng. Sẽ không chấp nhận bất cứ thay đổi nào sau thời điểm đó.
Theo sự sắp xếp của Ban tổ chức, việc kiểm tra trọng lượng phải được tiến hành vào khoảng từ 18h00 đến 20h00 của ngày hôm trước, trước khi diễn ra cuộc thi.
Thời gian cân kiểm tra trọng lượng là 30 phút.
Không đấu thủ nào được phép kiểm tra trọng lượng nếu trước đó chưa kiểm tra y tế theo thời gian đã quy định của điều lệ cuộc thi. Các cuộc kiểm tra y tế luôn được tiến hành một giờ trước khi kiểm tra trọng lượng.
Các đấu thủ được phép mặc quần áo thi đấu nhưng không được đi giầy khi kiểm tra trọng lượng sau khi đã được các bác sỹ kiểm tra sức khỏe và bác sỹ này được phép loại bất kỳ đấu thủ nào đang có bệnh lây lan nguy hiểm.
Các đấu thủ tham dự cuộc thi phải có thể lực tốt, các móng tay phải được cắt ngắn. Khi kiểm tra trọng lượng bác sỹ đồng thời kiểm tra móng tay.
Trong suốt thời gian kiểm tra trọng lượng, mỗi đấu thủ, đến lượt mình có quyền xin cân nhiều lần nếu như họ muốn. Với các cuộc thi đấu chỉ diễn ra trong hai hoặc ba ngày thì các đấu thủ sẽ được cân kiểm tra vào ngày hôm trước trước khi bắt đầu thi đấu hạng cân của họ.
Đối với tất cả các giải thi đấu, mỗi hạng cân chỉ cân kiểm tra một lần.
Điều 23. Bốc thăm
Trước khi cuộc thi bắt đầu, các đấu thủ sẽ được ghép cặp đấu ở mỗi vòng theo số thứ tự đã được xác định bằng bốc thăm khi kiểm tra trọng lượng.
Việc bốc thăm phải được tiến hành công khau. Số các con số dùng để bốc thăm phải bằng số lượng đấu thủ tham gia đã qua kiểm tra y tế. Các con số này phải được đặt hoặc đựng trong lọ kín, túi hoặc vật tương tự để tránh bất cứ sự phân biệt, nhận biết nào khi tiến hành bốc thăm.
Đấu thủ sẽ được kiểm tra trọng lượng và khi rời bàn cân sẽ tự bốc thăm số của mình để xếp cặp thi đấu.
Các con số phải được viết ngay lên bảng thông báo để mọi người đều dễ dàng nhìn thấy, đồng thời phải được điền ngay vào danh sách cân kiểm tra.
Chú ý: Khi người phụ trách cân kiểm tra trọng lượng và bốc thăm phát hiện có sai lầm trong thủ tục quy định như đề cập ở trên thì phải hủy bỏ việc bốc thăm và cho tiến hành bốc thăm lại ở hạng cân này.
Điều 24. Phân loại
Nếu một hoặc nhiều đấu thủ không có mặt khi kiểm tra trọng lượng hoặc có trọng lượng quá nặng, thì sau khi cân kiểm tra các đấu thủ được xếp nhóm lại theo một thứ tự chính xác của việc phân loại, tính từ số thấp nhất cho tới số cao nhất.
Ví dụ:
Số | 1 | E |
| 2 | H |
| 3 | B |
| 4 | A |
| 5 | D |
| 6 | C |
| 7 | J |
| 8 | L |
| 9 | I |
| 10 | G |
| 11 | K |
| 12 | F |
Các đấu thủ được xếp nhóm lại theo thứ tự số học.
Điều 25. Ghép cặp thi đấu
Các đấu thủ được gép cặp trong các bảng đấu theo thứ tự của các số đã bốc thăm được. Phải phát hành tài liệu hướng dẫn về thủ tục và lịch thi đấu chính của các trận đấu và tài liệu này phải cung cấp tất cả các thông tin có liên quan tới cách thức thi đấu mà cuộc thi sẽ phải theo đó mà tiến hành.
Việc ghép cặp cho mỗi vòng đấu cũng như kết quả thi đấu của các đấu thủ phải được ghi trên một bảng để tất cả các đấu thủ đều có thể tham khảo nó trong suốt thời gian thi đấu.
Điều 26. Loại khỏi cuộc thi
Đấu thủ không kiểm tra y tế và Ban thư ký xác nhận khi gọi tên không có mặt trước đối thủ của anh ta thì bị loại và không được xếp hạng. Đối thủ của anh ta thắng trận đấu đó.
Nếu một đấu thủ phạm phải một hành động phản lại tinh thần thể thao và vi phạm điều lệ môn Vật đã được FILA tuyên bố, có gian lận công khai, phạm sai lầm nghiêm trọng hoặc lỗi hung bạo thì đấu thủ đó bị loại ngay khỏi cuộc đấu và bị khai trừ do quyết định thống nhất của trọng tài điều hành. Trong trường hợp này, đấu thủ đó sẽ không được xếp hạng.
Nếu hai đấu thủ vì hành động hung bạo cùng bị loại trong cùng một trận đấu thì họ sẽ không được chuyển lên thi đấu chung kết hoặc để bốc thăm vào các chỗ trống.
Điều 27. Lễ trao giải thưởng
Ba đấu thủ xếp hạng đầu ở mỗi hạng cân sẽ tham dự lễ trao giải thưởng, sẽ nhận được 1 huy chương và một giấy chứng nhận theo thứ tự theo thứ tự xếp hạng của họ.
- Xếp hạng nhất: huy chương vàng.
- Xếp hạng nhì: huy chương bạc.
- Xếp hạng ba: huy chương đồng.
Tại giải Vô địch thế giới, đấu thủ thắng cuộc sẽ được nhận danh hiệu Vô địch thế giới (xem Luật về sự xuất sắc và thưởng).
Các đấu thủ xếp hạng từ thứ 4 đến thứ 10 sẽ được trao giấy chứng nhận.
Điều 28. Xếp hạng đồng đội trong các cuộc thi cá nhân
Xếp hạng đồng đội được xác định bằng thứ bậc của 10 đấu thủ xếp hạng cao nhất của cuộc thi đấu.
- Đấu thủ xếp hạng nhất ở mỗi hạng cân được 10 điểm.
- Đấu thủ xếp hạng hai ở mỗi hạng cân được 9 điểm.
- Đấu thủ xếp hạng ba ở mỗi hạng cân được 8 điểm.
- Đấu thủ xếp hạng tư ở mỗi hạng cân được 7 điểm.
- Đấu thủ xếp hạng năm ở mỗi hạng cân được 6 điểm.
- Đấu thủ xếp hạng sáu ở mỗi hạng cân được 5 điểm
- Đấu thủ xếp hạng bẩy ở mỗi hạng cân được 4 điểm
- Đấu thủ xếp hạng tám ở mỗi hạng cân được 3 điểm
- Đấu thủ xếp hạng chín ở mỗi hạng cân được 2 điểm
- Đấu thủ xếp hạng mười ở mỗi hạng cân được 1 điểm.
Trong trường hợp nhiều đấu thủ xếp hạng bằng nhau thì tính tổng các điểm và chia đều cho các đấu thủ có liên quan. Việc áp dụng bảng điểm nêu trên phải giữ nguyên không đổi dù số đấu thủ trong mỗi hạng cân là bao nhiêu.
Trong trường hợp có nhiều đội xếp hạng bằng nhau, đội nào có số đối thủ xếp hạng nhất nhiều hơn, đội đó sẽ xếp trên.
Điều 29. Xếp hạng đồng đội trong các cuộc thi đồng đội
Nguyên tắc chung:
Mỗi đội phải bao gồm 8 đấu thủ; mỗi đấu thủ tham dự 1 hạng cân, một đội tối thiểu 7 đấu thủ.
Mỗi đội được phép có 10 đấu thủ được kiểm tra trọng lượng.
Mỗi cuộc thi đấu gồm 2 lượt: lượt đi và lượt về. Giữa hai lượt thi đấu có thời gian nghỉ 10 -15 phút.
Kết thúc 2 lượt đấu, cộng tổng các điểm thưởng của từng đấu thủ và đội nào có số điểm cao hơn sẽ thắng cuộc.
Mỗi đội đều được phép thay đấu thủ ở lượt về của cuộc đấu nếu đấu thủ đó đã qua kiểm tra trọng lượng trước đó.
Nếu một cuộc đấu chỉ có hai đội tham dự:
Kết quả được xác định bằng cách cộng số điểm phân hạng (điểm rút gọn) mà mỗi đấu thủ nhận được tại cuối trận đấu như đã miêu tả tại Điều 46 (5-0/4-0/4-1/3-0/3-1). Đội nào có số điểm phân hạng lớn hơn sẽ là đội thắng cuộc.
Nếu hai đội có số điểm phân hạng bằng nhau thì xác định đội thắng theo cách sau:
+ Đội nào có số trận thắng tuyệt đối, thắng vắng mặt, thắng do đối phương bị cấm thi đấu, thắng do đối phương bỏ cuộc hoặc thắng do đối phương bị chấn thương nhiều hơn.
+ Đội nào có nhiều trận thắng bằng ưu thế kỹ thuật hơn (cách biệt 10 điểm).
+ Đội nào có số trận thắng do hơn điểm nhiều hơn.
+ Cộng tất cả các điểm kỹ thuật của tất cả các đấu thủ trong đội. Đội nào có số điểm kỹ thuật cao hơn là đội thắng cuộc.
Nếu một cuộc thi đấu có số đội nhiều hơn 2 đội thì:
Kết quả của mỗi trận đấu cũng được xác định bằng cách cộng số điểm phân hạng của mỗi đấu thủ được tính tại cuối trận đấu.
Trong trường hợp hai đội có cùng số điểm phân hạng, thì không xác định đội thắng theo giá trị của mỗi trận thắng mà hai đội được xếp bằng nhau (hòa).
Xác định sự xếp hạng cuối cùng của mỗi đội bằng cách tính số điểm thưởng cho mỗi đội tại cuối mỗi trận đấu.
- Đội thắng được hai điểm.
- Đội thua được 0 điểm.
- Hòa, mỗi đội được 1 điểm.
Nếu khi kết thúc các trận đấu của cuộc thi mà có hai hoặc nhiều đội có số điểm xếp hạng ngang nhau, thì sẽ xác định đội thắng bằng cách cộng số điểm thắng của mỗi đội trong toàn bộ cuộc thi đấu, đội thắng là đội có số điểm thắng cao nhất.
Chương 6.
TRẬN ĐẤU
Điều 30. Thời gian của các trận đấu
Thời gian của các trận đấu được quy định như sau:
- Với lứa tuổi học sinh và thiếu niên: hai hiệp mỗi hiệp 2 phút.
- Với lứa tuổi trẻ và trưởng thành: 2 hiệp mỗi hiệp 3 phút.
Thời gian nghỉ giữa hai hiệp là 30 giây.
Thời gian tối đa được phép của mỗi hiệp phụ với tất cả các hạng cân là 3 phút.
Điều 31. Gọi tên
Gọi tên các đấu thủ bằng một giọng to và rõ ràng để trình diện trên thảm đấu. Không gọi tên đấu thủ thi đấu trận tiếp khi đấu thủ đó chưa nghỉ đủ 30 phút tính từ khi kết thúc trận đấu trước.
Tuy nhiên, đấu thủ được phép kéo dài thêm trong những trường hợp sau:
Gọi tên mỗi đấu thủ 3 lần, mỗi lần cách nhau 30 giây. Nếu sau lần gọi thứ 3, anh ta không tiến ra phía trước thì bị loại khỏi cuộc thi và không được xếp hạng. Đối thủ của anh ta sẽ thắng trận đấu đó do đối phương vắng mặt.
Gọi tên đấu thủ bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp.
Điều 32. Trình diện của đấu thủ
Mỗi hạng cân phải áp dụng các nghi thức sau đây:
Khi kết thúc vòng loại bảng và vòng xếp hạng của mỗi hạng cân, phải giới thiệu với công chúng tất cả các đấu thủ được lọt vào vòng thi đấu tiếp theo và kết quả thi đấu của họ.
Khi bắt đầu các vòng đấu chung kết, áp dụng các nghi thức tương tự như trên.
Điều 33. Bắt đầu trận đấu
Trước khi trận đấu bắt đầu và sau khi gọi tên, các đấu thủ phải trả lời và đứng vào góc thảm đã được chỉ định cho anh ta. Góc thảm đó có mầu cùng màu với màu áo thi đấu của đấu thủ đã được chỉ định mặc từ trước.
Trọng tài thảm đứng ở tâm của vòng tròn giữa thảm đấu, gọi hai đấu thủ tới hai bên của mình. Sau đó trọng tài thảm bắt tay cả hai đấu thủ, kiểm tra quần áo của họ, kiểm tra các đấu thủ có bôi các chất trơn hoặc chất dính lên da hay không, kiểm tra tay các đấu thủ (không đeo nhẫn, vòng, móng tay cắt ngắn) và khăn tay của họ.
Hai đấu thủ chào nhau, bắt tay nhau và theo lệnh còi của trọng tài bắt đầu thi đấu.
Điều 34. Tạm ngừng trận đấu
34.1. Nếu một đấu thủ thấy buộc phải tạm ngừng trận đấu do chấn thương hoặc do bị bất cứ tai nạn nào khác ngoài sự kiểm soát của anh ta, thì trọng tài thảm có thể cho tạm ngừng trận đấu theo quy định tại Điều 11 của luật này.
Trong những lần tạm ngừng như vậy, 1 (hoặc 2) đấu thủ phải đứng vào góc thảm của họ. Lúc này, đấu thủ có thể choàng khăn lên vai và nhận sự chỉ đạo của huấn luyện viên.
34.2. Nếu trận đấu không tiếp tục được vì lý do y tế thì bác sỹ phụ trách cuộc thi là người được quyền quyết định và sẽ thông báo quyết định của mình cho huấn luyện viên của đấu thủ bị chấn thương và trưởng thảm đấu, tiếp đó, trưởng thảm đấu ra lệnh chấm dứt trận đấu.
34.3. Trưởng thảm đấu có thể tạm ngừng trận đấu trong trường hợp trọng tài thảm phạm sai lầm nghiêm trọng. Trưởng thảm dấu cũng có thể ngừng trận đấu nếu như việc cho điểm của trọng tài trên thảm và trọng tài biên có sự nhầm lẫn nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, trưởng thảm đấu sẽ yêu cầu một cuộc hội ý.
34.4. Trong bất cứ trường hợp nào đấu thủ cũng không được quyền tự động ngừng trận đấu, kể cả quyết định phải vật ở tư thế đứng hay tư thế "quỳ bò", hoặc là kéo đối thủ từ mép thảm đấu vào giữa.
34.5. Nếu buộc phải ngừng một trận đấu do một đấu thủ cố ý làm đối phương của anh ta bị chấn thương thì đấu thủ phạm lỗi bị loại khỏi cuộc thi và đấu thủ bị chấn thương sẽ được công nhận là thắng cuộc.
Điều 35. Kết thúc trận đấu
Một trận đấu sẽ kết thúc khi được báo hiệu bằng tiếng cồng hoặc tiếng còi của trọng tài thảm khi một đấu thủ bị thua tuyệt đối, hoặc thua về ưu thế kỹ thuật (cách biệt 10 điểm); khi một trong hai đấu thủ không đủ tư cách thi đấu; do chấn thương hoặc vượt quá thời gian cho phép ngừng trận đấu do bị chấn thương.
Nếu trọng tài thảm không nghe thấy tiếng cồng thì trưởng thảm đấu phải can thiệp và dừng trận đấu bằng cách ném (tung) một vật mềm như khăn lau vào thảm đấu để buộc trọng tài thảm phải chú ý.
Bất cứ miếng đánh nào diễn ra sau tiếng cồng đều không được công nhận và không một đòn thế nào có giá trị khi nó được thực hiện trong khoảng thời gian giữa tiếng cồng và tiếng còi của trọng tài thảm.
Khi trận đấu đã kết thúc, trọng tài thảm đứng giữa thảm đấu, quay mặt về bàn của trưởng thảm đấu.Các đấu thủ sau khi bắt tay nhau đứng hai bên của trọng tài thảm chờ công bố kết quả. Cấm các đấu thủ tụt bỏ dây đeo vai áo thi đấu của họ trước khi rời khỏi khu thi đấu.
Ngay sau khi công bố kết quả trận đấu, các đấu thủ phải bắt tay trọng tài thảm. Sau đó, mỗi đấu thủ phải bắt tay huấn luyện viên của đối phương anh ta. Nếu không thực hiện những quy định trên thì đấu thủ đó phạm lỗi và bị phạt theo Luật về kỷ luật.
Điều 36. Tạm ngừng và kết thúc trận đấu
36.1. Nguyên tắc chung:
Trong tất cả các trường hợp, khi trận đấu tạm ngừng ở tư thế đứng, thì tiếp tục đấu lại vẫn ở tư thế đứng.
Trận đấu phải ngừng lại và tiếp tục giữa thảm đấu bằng tư thế đứng nếu:
- Một chân chạm khu bảo vệ.
- Các đấu thủ đang ghìm nhau xê dịch 3 hoặc 4 chân vào khu tiêu cực mà ở đó không thực hiện được kỹ thuật.
36.2. Vật nhau ở tư thế quỳ bò:
Trong mọi trường hợp, nếu đấu thủ ngừng lại ở tư thế "quỳ bò", trận đấu sẽ tiếp tục đấu lại ở tư thế "quỳ bò" giống khi anh ta ngừng trận đấu lúc đang bị chế ngự hoặc sau một miếng đánh. Cũng như thế Luật áp dụng trong trường hợp ngừng trận đấu ở tư thế "quỳ bò".
Trận đấu ở tư thế "quỳ bò" phải ngừng lại và đấu tiếp giữa thảm đấu cũng ở tư thế "quỳ bò" khi:
- Đấu thủ phòng thủ quỳ phục bằng hai đầu gối khi hai đầu gối ở vùng tiêu cực nhưng hai tay của anh ta chạm vào vùng bảo vệ.
- Đấu thủ phòng thủ nằm sấp bụng xuống thảm và đầu của anh ta chạm vùng bảo vệ.
- Một đấu thủ khi ở vùng bảo vệ nhưng thấy ở thế nguy hiểm như sắp thua cuộc hoặc vai hay khuỷu tay của anh ta chạm vùng này.
- Nếu vì chấn thương, đấu thủ mất ưu thế trên thảm đề nghị tạm ngừng trận đấu, thì trận đấu lại tiếp tục ở tư thế cũ. Trận đấu cũng sẽ tiếp tục ở tư thế "quỳ bò" nếu như đấu thủ tấn công yêu cầu tạm ngừng trận đấu.
Điều 37. Các hình thức thắng cuộc
Có các hình thức thắng cuộc như sau trong một trận đấu:
- Thắng tuyệt đối.
- Thắng bằng ưu thế kỹ thuật (cách biệt 10 điểm).
- Thắng do chấn thương, rút lui hoặc bỏ cuộc.
- Thắng do một đấu thủ không đủ tư cách.
- Thắng điểm nếu như trong cả hiệp chính và hiệp phụ đấu thủ thắng cuộc ghi được ít nhất 3 điểm kỹ thuật.
- Thắng do quyết định của tổ trọng tài nếu khi kết thúc trận đấu cả hai đấu thủ đều không được tuyên bố thắng cuộc sớm hơn trước đó.
Điều 38. Hiệp phụ
Nếu khi kết thúc hiệp chính, cả hai đấu thủ đều có số điểm ngang nhau hoặc đều chưa ghi được ít nhất 3 điểm thì trọng tài thảm sẽ ngừng trận đấu mà không tính đến giá trị của các miếng đánh hoặc tình huống trên thảm đấu lúc đó - xin ý kiến của trưởng thảm đấu và ra lệnh cho trận đấu tiếp tục ở tư thế đứng.
Không được ngừng ngang hiệp phụ đang diễn ra tới khi có đấu thủ ghi được điểm kỹ thuật đầu tiên và có thể cho hiệp phụ kéo dài đến khi đấu thủ thắng cuộc đạt được tối thiểu 3 điểm.
Trong hiệp phụ sẽ áp dụng điều luật lợi thế tấn công và đấu thủ thực hiện miếng đánh ghi điểm luôn được coi là đấu thủ ghi được đầu tiên.
Trong trường hợp hai đấu thủ đều chưa ghi được 3 điểm tối thiểu, mà đấu thủ không có điểm nào lại thực hiện kỹ thuật đưa đối phương vào thế thua tuyệt đối ngay, thì công nhận kỹ thuật đó là có giá trị. Trong mọi trường hợp khác, không có thua tuyệt đối.
Thời gian của hiệp phụ tối đa là 3 phút. Nếu hết thời gian đó mà không công nhận được đấu thủ nào thắng cuộc thì tổ trọng tài sẽ đưa ra quyết định.
Tất cả các điểm, các lần nhắc nhở (O) và cảnh cáo vì tiêu cực (P) do các đấu thủ ghi được trong hiệp chính vẫn có giá trị và là tiêu chí để các trọng tài xem xét ra quyết định khi kết thúc hiệp phụ.
Điều 39. Huấn luyện viên
Khi trận đấu diễn ra, huấn luyện viên có quyền đứng dưới thảm đấu (nếu là sàn kê) hoặc đứng cách thảm đấu tối thiểu là 2m.
Trừ trường hợp bác sỹ điều trị y tế cho đấu thủ của huấn luyện viên yêu cầu có giúp đỡ, cấm huấn luyện viên không được làm ảnh hưởng đến các quyết định hay xúc phạm trọng tài thảm và trọng tài biên. Huấn luyện viên chỉ có thể nói với đấu thủ của mình.
Nếu vi phạm điều cấm trên thì trọng tài trên thảm có quyền đề nghị trưởng thảm đấu phạt thẻ vàng (nhắc nhở) huấn luyện viên đó. Nếu huấn luyện viên đó tiếp tục vi phạm thì trưởng thảm đấu sẽ phạt thẻ đỏ (truất quyền).
Trưởng thảm đấu có toàn quyền quyết định việc phạt thẻ vàng và thẻ đỏ.
Ngay sau khi trưởng thảm đấu báo cáo với trưởng ban tổ chức cuộc thi, huấn luyện viên vi phạm sẽ bị loại ngay ra khỏi cuộc thi đấu và có thể bị cấm không được tiếp tục làm nhiệm vụ nữa. Đương nhiên, đội thi đấu có huấn luyện viên đó có thể cử một huấn luyện viên khác thay thế.
Chương 7.
ĐIỂM KỸ THUẬT CHO CÁC ĐÒN ĐÁNH
Điều 40. Đánh giá tầm quan trọng của một đòn thế hay một miếng đánh
Để tránh sự giả vờ lúc diễn ra trận đấu, khi một đấu thủ không cố gắng thực hiện một miếng đánh và tự làm cho mình rơi vào tư thế "quỳ bò" ở phía dưới trong khi đó đối thủ của anh ta không bị dịch chuyển một chút nào, thì đấu thủ ở trên sẽ không được thưởng điểm kỹ thuật. Trận đấu vẫn tiếp tục ở tư thế "quỳ bò" mà không cần trọng tài thảm cho ngừng.
Tuy nhiên, khi miếng đánh diễn ra, đấu thủ phòng thủ thực hiện một cú phản đòn có thể làm đối phương của anh ta ngã xuống thảm thì anh ta sẽ được thưởng 1 (hoặc nhiều) điểm tùy giá trị miếng đánh đó.
Nếu đấu thủ tấn công thực hiện miếng đánh đang ở tư thế cầu vồng bị giữ lại trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó hoàn tất đòn thế bằng cách đưa đối phương vào tình huống nguy hiểm thì anh ta không bị phạt điểm. Chỉ thưởng điểm đấu thủ tấn công nếu anh ta hoàn tất các đòn thế hay một miếng đánh mạo hiểm.
Tuy nhiên, nếu như đấu thủ phòng thủ bị khóa chặt (trong thế cầu vồng hoặc do đối phương của anh ta phản công) thì rõ ràng chỉ thưởng các điểm cho đấu thủ thực hiện miếng đánh sau cùng.
Ngoài ta, đấu thủ thực hiện miếng đánh chỉ có thể được điểm nếu đấu thủ đó thực hiện bằng chính kỹ thuật của mình, đã:
a- Quật đấu thủ phòng thủ xuống thảm đấu.
b- Thực hiện phốihợp liên tục các miếng đánh.
c- Thành công trong khống chế đấu thủ phòng thủ bằng cách khóa chặt đấu thủ đó ở tư thế cầu vồng, là một tư thế được coi là hoàn tất.
Trọng tài thảm phải đợi khi kết thúc mỗi tình huống mới cho điểm cho đấu thủ thực hiện.
Trong trường hợp mà miếng đánh của các đấu thủ làm cho họ thay đổi từ tư thế này sang tư thế khác, thì số điểm đạt được cho các miếng đánh sẽ tùy theo giá trị của chúng.
Thua tuyệt đối tức thời được coi là "thế nguy hiểm" (danger position).
Khi cả hai vai đấu thủ chạm thảm đấu (vì thế mà đối phương của anh ta được điểm)n và ngay tiếp sau thành thế cầu vồng thì thế thua tuyệt đối tức thời đó sẽ được tính 2 điểm.
Khi một đấu thủ tự thấy mình ở tư thế thua tuyệt đối tức thời nhưng lại chế ngự được đối phương (sẽ được thưởng 2 điểm), rồi phản công và thực hiện miếng đánh khác, thì đấu thủ đó được thưởng số điểm theo số miếng đánh đã thực hiện được.
Việc dùng khuỷu tay để lăn từ vai này sang vai kia ở tư thế cầu vồng (hay ngược lại), chỉ được coi là một miếng đánh.
Trọng tài thảm sẽ ra ký hiệu số điểm thưởng cho đấu thủ. Nếu trọng tài biên đồng ý thì sẽ giơ bảng (có màu của đấu thủ được điểm) thể hiện giá trị điểm số (1, 2, 3 hay 5 điểm). Trong trường hợp có bất kỳ sự bất đồng nào giữa trọng tài thảm và trọng tài biên thì trưởng thảm đấu phải quyết định công nhận một trong hai đấu thủ được điểm mà không được đưa ra ý kiến khác.
Trong trường hợp xảy ra thua tuyệt đối vào lúc hết thời gian quy định của trận đấu thì chỉ có tiếng cồng của trọng tài thời gian mới có giá trị quyết định (chứ không phải là tiếng còi của trọng tài thảm).
Nếu không thống nhất về điểm cho một miếng đánh thì trưởng thảm đấu lấy biểu quyết để quyết định chính xác số điểm.
Một miếng đánh không được coi là một đòn thế mới trừ khi các đấu thủ quay trở lại tư thế ban đầu.
Bất cứ miếng đánh nào được thực hiện trọn vẹn lúc kết thúc trận đấu trước khi tiếng cồng nổi lên đều được công nhận có giá trị. Không công nhận bất cứ miếng đánh nào xảy ra sau khi tiếng cồng đã nổi lên.
Điều 41. Điểm kỹ thuật cho kỹ thuật ôm ngang lưng quấn
41.1. Điểm cho kỹ thuật khóa hai chân chéo nhau:
Điểm cho kỹ thuật khóa hai chân chéo nhau cần được thực hiện như sau:
- Khi thực hiện đưa đối phương vào tư thế nguy hiểm - 2 điểm.
- Khi thực hiện không đưa được đối phương vào thế nguy hiểm mà đối phương lại chuyển sang thế chống tay - 1 điểm.
Kỹ thuật này chỉ được thực hiện 1 lần không gián đoạn để tránh chấn thương. Đối thủ tấn công cần thả lỏng hoàn toàn khóa sau khi đã thực hiện xong miếng đánh. Trong cùng một trận đấu, để nhận được điểm cho miếng đánh này (khóa hai chân bắt chéo nhau) thì trước đó đấu thủ phải được thực hiện được miếng đánh có điểm kỹ thuật khác.
Trong trường hợp khi một đấu thủ bị nhắc nhở (cảnh cáo) hoặc tiêu cực (P) thì tất cả các trường hợp vật quỳ bò sau khi gián đoạn trận đấu, anh ta có thể được thực hiện kỹ thuật khóa hai chân chéo mới, mà không xét tới quy tắc phải có điểm bắt buộc giữa hai lần đánh.
41.2. Điểm cho kỹ thuật ôm ngang lưng quấn:
- Kỹ thuật ôm ngang lưng quấn - lăn trong tất cả các thế đánh đều được tính 1 điểm mà không phụ thuộc vào việc đấu thủ bị tấn công ở thế nguy hiểm hay không.
- Trong một trận đấu để nhận được thêm 1 điểm do kỹ thuật khóa ngang lưng quấn, thì trước đó đấu thủ phải thực hiện được miếng đánh có điểm kỹ thuật khác.
- Khi thực hiện kỹ thuật ôm ngang lưng quấn dù một đấu thủ đưa đối phương vào thế nguy hiểm, ngay cả khi nó kéo dài quá 5 giây, cũng không được tính thêm điểm.
- Đồng thời để bảo đảm nhịp độ trận đấu và khuyến khích các đối thủ thực hiện các miếng đánh khác, không làm gián đoạn trận đấu sau kỹ thuật ôm ngang lưng quấn, đấu thủ có thể thực hiện một số lần, nếu anh ta muốn (nhưng không được điểm) để chuẩn bị miếng đánh mới hoặc thắng tuyệt đối.
- Nếu một đấu thủ đã thực hiện miếng đánh quấn lăn hoàn chỉnh mà bị đối phương phản laị đưa anh ta vào thế thua tuyệt đối thì 1 điểm sẽ tính cho đấu thủ quấn lăn còn đối thủ của anh ta phản lại sẽ được 2 điểm và thắng tuyệt đối.
- Khi 1 đấu thủ bị cảnh cáo do tiêu cực (P) và trong tất cả các trường hợp quỳ bò sau khi gián đoạn trận đấu, kỹ thuật ôm ngang lưng quấn có thể thực hiện ngay lập tức mà không xét đến quy tắc phải có điểm kỹ thuật giữa hai lần quấn.
Điều 42. Thế nguy hiểm
Một đấu thủ sẽ bị coi ở thế nguy hiểm nếu đường thẳng 2 vai của anh ta song song hoặc thẳng đứng ở mặt thảm tạo thành một góc nhỏ hơn 90° khi anh ta dùng phần trên cơ thể của mình để chống lại một cú "thua tuyệt đối" (xem xác định của thua tuyệt đối).
Đấu thủ có thể dùng đầu, khuỷu tay hoặc vai của mình để kháng cự.
Thế nguy hiểm xảy ra khi:
42.1. Đấu thủ phòng thủ chấp nhận ở tư thế "uốn cầu vồng" để tránh bị đè ép xuống.
42.2. Đấu thủ phòng thủ có lưng áp xuống thảm đấu nhưng lại dùng một hoặc hai khuỷu tay chống đẩy người lên để tránh vai chạm mặt thảm.
42.3. Đấu thủ cùng lúc có một vai chạm mặt thảm còn vai kia tạo thành một góc lớn hơn 90° theo trục thẳng đứng so với mặt thảm (góc tù).
42.4. Tự đấu thủ thấy mình ở vào thế "thua tuyệt đối tức thời" tức là cả hai vai của anh ta chạm mặt thảm trong thời gian ít hơn 1 giây.
42.5. Đấu thủ lăn cuộn qua trên các vai.
Thế nguy hiểm không tồn tại khi đấu thủ vượt quá 90° theo trục thẳng đứng tính theo phần ngực và bụng úp vào mặt thảm.
Nếu lưng đấu thủ và mặt thảm đấu tạo thành góc 90° , thì không thể coi là ở "thế nguy hiểm" (điểm chết).
Điều 43. Cách thức ghi điểm
Trọng tài biên sẽ đánh dấu số điểm của mỗi đấu thủ vào một trang giấy riêng sau khi thực hiện một miếng đánh. Trong trận đấu, trọng tài biên sẽ ghi từng điểm sau khi thực hiện mỗi miếng đánh.
Để có bảng điểm thống nhất, một miếng đánh dẫn tới thế ngã thua tuyệt đối sẽ được đánh dấu trong bảng điểm bằng một vòng trong (ví dụ (2)).
Để phân biệt số điểm kỹ thuật với những điểm được thưởng sau khi thực hiện một miếng đánh "ôm ngang lưng lăn" thì phải gạch dưới 1 hoặc 2 điểm thưởng cho miếng "ôm ngang lưng lăn" đó. Ví dụ 1 hoặc 2.
Đánh dấu bằng số (O) các lời nhắc nhở do chạy ra thảm đấu, trốn tránh miếng đánh, từ chối bắt đầu đấu, có miếng đánh phạm luật hoặc hung bạo.
Sau mỗi lần nhắc nhở (O), thì đương nhiên đối phương của đấu thủ bị nhắc nhở được thưởng 1 hay 2 điểm kỹ thuật tùy theo mức độ nặng nhẹ của vi phạm luật.
Cảnh cáo tiêu cực được đánh dấu bằng (P).
Điều 44. Kỹ thuật "Quăng - Vòng lớn"
Bất cứ kỹ thuật hoặc miếng đánh của đấu thủ được thực hiện ở tư thế đứng đều được coi là miếng "quăng - vòng lớn" (grand amplitude) khi:
Làm đối phương mất mọi sự tiếp xúc với mặt thảm đấu, bay thành một đường cong rộng trên không và ngay lập tức ngã thẳng trực tiếp xuống mặt thảm trong thế nguy hiểm.
Ở tư thế "quỳ bò", đấu thủ tấn công thực hiện bất cứ đòn thế nào - nhấc bổng đối phương lên khỏi mặt thảm đấu, dù đấu thủ tấn công đặt được đối phương nằm thẳng hẳn ra (3 điểm) hoặc trong một tư thế nguy hiểm (5 điểm) thì đều được coi là một miếng "quăng - vòng lớn"(grand amplitude).
Ghi chú: Nếu chính đấu thủ thực hiện miếng vật "quăng - vòng lớn" chạm cả hai vai xuống thảm đấu thì anh ta chỉ được thưởng 3 hoặc 5 điểm còn đối phương được thưởng 2 điểm do "thua tuyệt đối tức thời" trong khi thực hiện miếng vật.
Điều 45. Điểm kỹ thuật của các miếng đánh
* Thưởng 1 điểm:
- Cho đấu thủ quật đối phương của mình xuống thảm đấu bằng cách vòng ra phía sau đối phương và khi ở vị trí này kìm giữ được đối phương xuống (có 3 điểm chạm: 2 tay và 1 đầu gối, hoặc 2 đầu gối và 1 tay).
- Cho đấu thủ đã dùng miếng chính xác khi ở tư thế đứng hay tư thế "quỳ bò" nhưng không làm đối phương vào thế nguy hiểm.
- Cho đấu thủ đã vượt qua, giữ và ghì được đối phương của mình bằng cách vòng được ra sau lưng đối phương.
- Cho đấu thủ đã khóa đối phương của mình với 1 hoặc 2 tay vươn dài thẳng ra, mặt úp xuống thảm đấu.
- Cho đấu thủ - mặc dù bị ngăn cản không hoàn thành miếng đánh vì đối phương dùng một miếng đánh không hợp lệ - nhưng cuối cùng vẫn thực hiện được miếng đánh đó.
- Cho đấu thủ tấn công khi đối phương trốn miếng đánh, chạy ra khỏi thảm đấu, từ chối bắt đầu thi đấu, có hành động phạm luật hay hành động hung dữ.
- Cho đấu thủ khống chế đối phương của mình ở thế nguy hiểm trong thời gian 5 giây hoặc lâu hơn.
- Khi hai đấu thủ đang ghì nhau trên thảm, cho đấu thủ đã bị mất ưu thế, bị kiểm soát hoặc ngã xuống thảm đấu nhưng sau đó lại đứng được dậy đối diện ở tư thế đứng và chống lại đối phương khi vẫn tiếp xúc với anh ta.
Để khuyến khích các miếng đánh đẹp - yêu cầu những miếng đánh đó phải có cố gắng cao về kỹ thuật - đặc biệt là những miếng đánh được thực hiện khi đối phương bị nhấc khỏi mặt thảm, làm đấu thủ tấn công hoàn toàn không chạm được thảm đấu. Trong trường hợp này, trọng tài thảm sẽ thưởng 5 hoặc 3 điểm và sau đó sẽ thưởng thêm điểm ngoại lệ.
* Thưởng 2 điểm:
- Cho đấu thủ sử dụng một miếng đánh chính xác ở tư thế "quỳ bò" và làm cho đối phương của anh ta lâm vào thế nguy hiểm hay vào một thế "thua tuyệt đối tức thời".
- Cho đấu thủ tấn công và buộc đối phương của mình phải lăn trên vai của anh ta.
- Cho đấu thủ tấn công khi đối phương của anh ta chạy trốn miếng đánh bằng cách nhảy ra khỏi thảm đấu lúc đang ở thế nguy hiểm.
- Cho đấu thủ tấn công - khi đối phương của anh ta thực hiện một miếng đánh không đúng luật để ngăn anh ta không hoàn thành được miếng đánh mà anh ta đã sử dụng trước đó.
- Cho đấu thủ phòng thủ - nếu đấu thủ tấn công bị lâm vào thế "thua tuyệt đối tức thời" hoặc lăn trên vai của anh ta khi thực hiện miếng đánh.
- Cho đấu thủ khóa chặt đối phương của mình khi thực hiện miếng đánh ở tư thế đứng trong thế nguy hiểm.
* Thưởng 3 điểm:
- Cho đấu thủ thực hiện miếng đánh ở tư thế đứng làm đối phương của anh ta rơi vào thế nguy hiểm bằng một miếng "giật gọn" trực tiếp (short amplitude).
- Cho bất cứ miếng đánh nào thực hiện bằng cách bốc đối phương lên khỏi mặt thảm với biên độ lớn, ngay cả khi một hoặc hai đầu gối đấu thủ tấn công đang trên mặt thảm, đưa đối phương rơi vào ngay thế nguy hiểm.
- Cho đấu thủ thực hiện miếng đánh "quăng - vòng lớn" (grand amplitude) dù miếng đó không làm đối phương của anh ta trực tiếp rơi ngay vào thế nguy hiểm.
* Thưởng 5 điểm:
Các miếng đánh sau được thưởng 5 điểm:
- Tất cả các kỹ thuật "quăng - vòng lớn" ở tư thế đứng làm đấu thủ phòng thủ trực tiếp và rơi ngay vào thế nguy hiểm.
- Miếng đánh của một đấu thủ đang ở thế "quỳ bò" nhưng bốc (nhấc) được đối phương lên khỏi mặt thảm bằng một miếng "quăng - vòng lớn" làm đối phương rơi ngay vào thế nguy hiểm.
Chương 8
ĐIỂM PHÂN HẠNG SAU MỘT TRẬN ĐẤU
Điều 46. Điểm phân hạng (điểm rút gọn)
A- Nguyên tắc:
Điểm phân hạng thưởng cho các đấu thủ sẽ xác định thứ tự xếp hạng của anh ta.
B- Cách tính điểm phân hạng khi kết thúc trận đấu.
* 5 điểm cho đấu thủ thắng cuộc và 0 điểm cho đấu thủ thua cuộc trong trường hợp thắng tuyệt đối.
* 4 điểm cho đấu thủ thắng cuộc và 0 điểm cho đấu thủ thua cuộc trong trường hợp:
- Thắng ưu thế kỹ thuật (cách biệt 10 điểm) và đấu thủ thua cuộc không được điểm kỹ thuật nào.
- Chấn thương.
- Bỏ cuộc.
- Rút lui.
- Không đủ tư cách.
* 4 điểm cho đấu thủ thắng cuộc và 1 điểm cho đấu thủ thua cuộc trong trường hợp:
Thắng ưu thế kỹ thuật (cách biệt 10 điểm) nhưng đấu thủ thua ghi được điểm kỹ thuật.
* 3 điểm cho đấu thủ thắng cuộc và 0 điểm cho đấu thủ thua cuộc trong trường hợp:
Trận đấu kết thúc bằng thắng điểm khi đấu thủ thắng được 3 điểm kỹ thuật bắt buộc trong hiệp chính hoặc hiệp phụ mà đấu thủ thua không được điểm kỹ thuật nào.
Khi không đấu thủ nào được điểm kỹ thuật và tổ trọng tài phải quyết định đấu thủ thắng bằng biểu quyết.
* 3 điểm cho đấu thủ thắng cuộc và 1 điểm cho đấu thủ thua cuộc trong trường hợp:
Khi trận đấu kết thúc bằng thắng điểm do được tối thiểu 3 điểm kỹ thuật bắt buộc trong hiệp chính hay hiệp phụ và đấu thủ thua được 1 hay nhiều điểm kỹ thuật.
Khi người thắng được xác định do quyết định của tổ trọng tài mà không được 3 điểm bắt buộc hoặc nếu kết quả trận đấu hòa sau khi kết thúc hiệp phụ, dù cả hai đấu thủ đều đã ghi được điểm kỹ thuật.
Điều 47. Thắng tuyệt đối
Khi đấu phòng thủ bị đối phương kìm giữ ở tư thế cả hai vai anh ta chạm mặt thảm đấu trong thời gian đủ cho phép trọng tài trên thảm quan sát được toàn bộ sự kìm giữ đó, thì kết quả của miếng đánh đó được công nhận là "thắng tuyệt đối" (touche). Ở trường hợp công nhận là "thắng tuyệt đối" tại mép của thảm đấu thì vai của đấu thủ nhất thiết phải hoàn toàn tiếp xúc với khu tiêu cực (vùng tiêu cực) và đầu không được chạm khu (vùng) bảo vệ.
Không công nhận "thắng tuyệt đối" trong vùng bảo vệ.
Nếu đấu thủ bị khóa chặt cả hai vai do nguyên nhân phạm luật hoặc một miếng đánh phạm luật do lỗi của anh ta thì "thắng tuyệt đối" vẫn có giá trị.
" Thắng tuyệt đối" do trọng tài thảm quan sát được có giá trị nếu trọng tài biên hoặc trưởng thảm đấu báo hiệu đồng ý. Nếu trọng tài thảm không báo hiệu "thắng tuyệt đối" nhưng "thắng tuyệt đối" có giá trị (thực tế diễn ra) thì có thể công bố với sự đồng ý của trọng tài biên và trưởng thảm đấu.
Vì thế, để có thể quan sát và được công nhận thì "thắng tuyệt đối" phải được khẳng định rõ ràng. Hai vai của đấu thủ thua tuyệt đối phải cùng chạm mặt thảm trong khoảng thời gian được ghi (xác định) trong phần đầu tiên của điều này, thậm chí ngay cả trong trường hợp phần thân bên bị khóa và nhấc bổng lên.
Trong mọi trường hợp, trọng tài thảm chỉ đập tay xuống mặt thảm sau khi đã nhận được sự xác nhận đồng ý của trọng tài biên hoặc trưởng thảm đấu. Sau đó, trọng tài thảm sẽ thổi còi báo hiệu.
Điều 48. Thắng ưu thế về kỹ thuật
Ngoài các trường hợp kết thúc trận đấu do thắng tuyệt đối, do rút lui hoặc không đủ tư cách, thì trận đấu phải được chấm dứt trước khi hết thời gian của hiệp chính nếu giữa các đấu thủ đã hơn kém nhau 10 điểm. Không được dừng trận đấu để tuyên bố đấu thủ thắng cuộc do ưu thế kỹ thuật tới khi miếng đánh đã được thực hiện hoàn chỉnh (tấn công ngay lập tức hoặc phản công).
Khi giữa các đấu thủ đã hơn kém nhau 10 điểm, trưởng thảm đấu phải báo cho trọng tài thảm biết. Trọng tài thảm sẽ tuyến bố đấu thủ thắng cuộc sau khi đã thảo luận với các thành viên khác trong tổ trọng tài.
Điều 49. Thắng do quyết định của trọng tài
Nếu kết thúc 3 phút của hiệp phụ mà vẫn không xác định được đấu thủ thắng cuộc vì:
- Không đấu thủ nào được 3 điểm kỹ thuật.
- Số điểm của họ vẫn bằng nhau (hòa điểm).
Thì trưởng thảm đấu thảo luận với trọng tài thảm và trọng tài biên, trên cơ sở những tiêu chuẩn đã có (các điểm kỹ thuật, nhắc nhở (O), cảnh cáo do tiêu cực (P) và ấn tượng chung) tổ trọng tài sẽ xác định đấu thủ thắng cuộc bằng biểu quyết (2/1) và trọng tài thảm thông báo đấu thủ nào thắng cuộc.
Nhìn chung, đấu thủ nào được số điểm kỹ thuật cao nhất thì đấu thủ đó sẽ được tuyên bố là thắng cuộc.
Chương 9.
TIÊU CỰC
Điều 50. Xác định tiêu cực
Trong môn Vật cũng như trong tất cả các môn thể thao khác đều yêu cầu vận động viên, đấu thủ phải dám thực hiện những miếng đánh mạo hiểm trong thi đấu.
"Tiêu cực" cũng tồn tại khi đấu thủ đang vật nhau ở tư thế "quỳ bò". Vì thế, trọng tài thảm phải khuyến khích đấu thủ ở trên - tức là đấu thủ có ưu thế hơn - phải tích cực.
Trong trường hợp đấu thủ không đáp ứng các yêu cầu của trọng tài thảm thì Điều luật về tiêu cực phải được áp dụng.
Nếu một đấu thủ có hành vi phòng thủ rõ ràng ngược lại với tinh thần và ý tưởng "Fair Play" đã được FILA công bố, có những hành động lừa dối rõ, vi phạm lỗi nghiêm trọng hoặc thi đấu hung bạo thì bằng quyết định thống nhất của tổ trọng tài sẽ ngay lập tức loại đấu thủ đó ra khỏi trận đấu. Trong trường hợp này đấu thủ đó sẽ không được xếp hạng.
Nói chung, tiêu cực là bất cứ hành vi nào trong hành động của 1 hay 2 đấu thủ đi ngược với tinh thần mục đích của môn Vật dù cho đang ở tư thế đứng hay tư thế "quỳ bò" nếu như:
- Không thực hiện một miếng đánh nghiêm túc.
- Bằng lòng với các cố gắng về thể lực nhằm giữ hòa với đối thủ.
- Tỏ ra không cố gắng thực hiện các miếng đánh hiệu quả.
- Liên tiếp cản trở các miếng đánh của đối phương.
- Tự ý chạy khỏi thảm đấu khi ở tư thế đứng hoặc tư thế "quỳ bò".
- Liên tục nằm sấp xuống thảm không chịu phản công.
- Ôm chặt đối phương bằng một hoặc hai tay để ngăn đối phương không thực hiện kỹ thuật được.
- Thi đấu bằng cách lao đầu về trước để tránh "cơ thể chạm cơ thể" trong Vật cổ điển.
- Trong Vật tự do, khi đang nằm sấp, kẹp chặt một chân của đối phương giữa hai chân của mình không chịu vật.
- Đẩy đối phương không thực hiện được kỹ thuật.
- Cố tình ngã xuống mặt thảm.
- Trườn ra khỏi khu giới hạn khi ở tư thế "quỳ bò" để tránh miếng đánh của đối phương.
Đẩy đối phương khỏi thảm đấu làm như anh ta giả trốn chạy là tiêu cực và phải bị phạt một lần cảnh cáo (P).
Điều 51. Chống tiêu cực
Để chống tiêu cực khi đấu thủ cố tình hành động ngược lại với tinh thần, đạo lý của FILA, trọng tài thảm phải nhắc nhở đấu thủ tiêu cực mà không ảnh hưởng trận đấu.
Ví dụ:
Đỏ: Ra đòn
Đỏ: Tiếp xúc
Đỏ: Mở ra
Nếu sau những yêu cầu trên, đấu thủ vẫn tiếp tục tiêu cực thì trọng tài thảm thông báo sự tiêu cực bằng giơ cánh tay có màu quy định của đấu thủ tiêu cực.
Tiếp đó, sau khi trọng tài biên hoặc trưởng thảm đấu ra hiệu (thông báo) đồng ý bằng giơ gậy màu của đấu thủ phạm lỗi lên, thì trọng tài thảm dừng trận đấu và cảnh cáo đấu thủ tiêu cực.
Cảnh cáo này được ghi lại bằng một chữ (P) trong bảng điểm của trọng tài biên và trưởng thảm đấu.
Sau đó, để tiếp tục trận đấu thì trọng tài thảm sẽ hỏi đấu thủ tích cực bằng dấu hiệu tương ứng là muốn đấu thủ phạm lỗi phải ở tư thế "quỳ bò", hay tư thế đứng.
Cảnh cáo này được áp dụng với số lần không hạn chế cho cả hai đấu thủ.
Trong mọi trường hợp, khi các đấu thủ đang thi đấu ở tư thế "quỳ bò", trọng tài thảm phải cho thời gian cần thiết để triển khai và thực hiện miếng đánh và không bao giờ làm ảnh hưởng tới trận đấu khi đang thực hiện miếng đánh đó.
Điều 52. Vật ở tư thế "quỳ bò"
Trọng tài thảm yêu cầu thi đấu ở tư thế "quỳ bò" khi:
- Đấu thủ tích cực yêu cầu đối phương tiếp tục trận đấu ở tư thế "quỳ bò" khi bị cảnh cáo tiêu cực (P) hay bị nhắc nhở do miếng đánh phạm luật (O).
- Trong tất cả các trường hợp khác, trận đấu sẽ tiếp tục ở tư thế mà các đấu thủ thi đấu trước khi trọng tài thảm tạm ngừng trận đấu.
Khi trận đấu tiếp tục ở tư thế "quỳ bò" các đấu thủ chỉ được phép bắt đầu lại khi trọng tài thảm đã thổi còi và các đấu thủ đã tuân thủ đứng luật tư thế "quỳ bò" được chỉ rõ như sau:
52.1. Tư thế:
Tư thế của các đấu thủ ở tư thế "quỳ bò" trước khi trọng tài thảm thổi còi:
Đấu thủ ở tư thế "quỳ bò" phải quỳ trên hai đầu gối, hai bàn tay chạm mặt thảm, các khuỷu tay duỗi thẳng cách đầu gối ít nhất 20 cm. Tay của anh ta phải duỗi thẳng và chân không được bắt chéo.
52.2. Tiếp xúc:
Trọng tài thảm yêu cầu đối thủ ở trên đặt 2 tay của anh ta lên lưng đối phương (tức người ở dưới). Đấu thủ tấn công được quyền chọn bất kỳ tư thế tấn công nào thuận lợi cho anh ta, nhưng đầu tiên phải đặt hai tay của mình song song chạm lưng đối phương và chân không được chạm chân hay cơ thể đối phương.
Sau khi thấy hai đấu thủ đã ở đúng tư thế yêu cầu, trọng tài thảm thổi còi tiếp tục trận đấu.
Đúng thời điểm này, đấu thủ ở trên có thể tấn công đối phương. Đấu thủ ở dưới được phép thoát khỏi tư thế bắt buộc trước đó và cũng có thể tấn công đối thủ bên trên và đứng ngay dậy.
52.3. Xử phạt sai tư thế bắt đầu:
Khi yêu cầu các đấu thủ phải ở tư thế "quỳ bò" họ có thể không làm ở đúng tư thế được yêu cầu hoặc có thể tranh thủ kéo dài thời gian để nghỉ (kể cả đấu thủ tấn công lẫn đấu thủ phòng thủ).
Trong trường hợp này, các trọng tài áp dụng thể thức dưới đây đối với đấu thủ từ chối không thực hiện hoặc chần chừ không làm đúng tư thế:
Đối với đấu thủ bên dưới:
- Lần thứ nhất: nhắc nhở nhẹ nhàng (chú ý).
- Lần thứ hai: cảnh cáo (giống như cảnh cáo chạy ra khỏi thảm đấu hoặc dùng miếng đánh phạm luật (O) và thưởng 1 điểm kỹ thuật cho đối thủ tấn công. Đấu thủ ở trên được quyền chọn tư thế đấu tiếp tục.
Đối với đấu thủ bên trên:
- Lần thứ nhất: nhắc nhở nhẹ nhàng (chú ý).
- Lần thứ hai: cảnh cáo (giống như cảnh cáo chạy ra khỏi thảm đấu hoặc dùng miếng đánh phạm luật (O)) và thưởng 1 điểm kỹ thuật cho đối phương của anh ta. Đấu thủ bên dưới được quyền chọn tư thế đấu tiếp tục.
Điều 53. Tư thế "quỳ bò" trong trận đấu
Trong trận đấu, nếu một trong hai đấu thủ phải ở tư thế "quỳ bò" thì trận đấu tiếp tục ở tư thế này đấu thủ nằm dưới có thể phản công đối phương và đứng dậy ngay.
Một đấu thủ đã quật được đối phương của mình xuống thảm đấu thì anh ta phải tích cực tiếp như vậy. Trong tình huống này, nếu anh ta tiêu cực, trọng tài thảm sẽ cảnh cáo tiêu cực, ngừng trận đấu và cho đối phương của anh ta được quyền lựa chọn đấu. Trận đấu tiếp tục ở tư thế đứng.
Tuy nhiên, nếu một đấu thủ đã quật được đối phương của mình xuống thảm và bị đối phương phản công lại làm anh ta không thể tiếp tục thực hiện được miếng đánh thì, trọng tài thảm, sau một khoảng thời gian nhất định sẽ ngừng trận đấu và yêu cầu các đối thủ tiếp tục thi đấu ở tư thế đứng.
Cấm dấu thủ bên trên không được vật tiếp bằng cách nhảy vồ vào đối phương của mình. Nếu làm như vậy, trọng tài thảm phải khiển trách đấu thủ phạm lỗi đó và cho đấu thủ ở tư thế "quỳ bò" đứng dậy.
Đấu thủ bên trên không đựoc quyền làm ngừng trận đấu hoặc yêu cầu đấu tiếp tục ở tư thế đứng.
Nếu khi thực hiện miếng đánh, đấu thủ nằm dưới thoát khỏi thảm đấu không bị đối phương kiểm soát, thì trận đấu phải tiếp tục ở tư thế đứng.
Điều 54. Vùng tiêu cực
54.1. Vùng tiêu cực: được quy định nhằm mục đích phát hiện đấu thủ tiêu cực, đồng thời nhằm giúp loại bỏ việc trận đấu tiếp tục diễn ra ở cạnh thảm đấu và ngăn chặn bất cứ sự rời khỏi nào từ khu đấu.
Tất cả các miếng đánh hoặc đòn thế bắt đầu ở giữa thảm đấu và kết thúc trong khu đó đều có giá trị gồm có: thế nguy hiểm, đòn phản công và thắng tuyệt đối.
Bất cứ miếng đánh hoặc đòn phản công nào bắt đầu ở tư thế đứng tại khu trung tâm thảm đấu (không phải vùng tiêu cực) đều được công nhận, dù nó kết thúc ở khu nào (khu đấu, vùng tiêu cực hay vùng bảo vệ).
Tuy nhiên, nếu miếng đánh hay đòn phản công kết thúc ở vùng bảo vệ thì phải ngừng trận đấu và các đấu thủ phải trở lại giữa thảm tiếp tục thi đấu ở tư thế "quỳ bò". Các trọng tài sẽ cho điểm kỹ thuật tùy theo giá trị miếng đánh của họ.
" Thắng tuyệt đối" ở vùng bảo vệ là không có giá trị. Phải ngừng trận đấu và các đấu thủ phải quay vào giữa thảm tiếp tục trận đấu ở tư thế "quỳ bò" vì miếng đánh kết thúc ở ngoài thảm đấu.
Trong trường hợp đấu thủ tấn công thực hiện miếng đánh và bị rơi vào tư thế "thua tuyệt đối" ở vùng bảo vệ thì ngừng trận đấu ngay, đối thủ của anh ta được 2 điểm, sau đó tiếp tục trận đấu ở tư thế "quỳ bò" tại giữa thảm đấu.
Các đấu thủ có thể di chuyển vào khu tiêu cực khi thực hiện các miếng đánh hoặc đòn thế mà các miếng đánh hay đòn thế này đã bắt đầu trước đó tại vùng giữa thảm đấu, và trong khi tiếp tục di chuyển, họ có thể phát triển các miếng đánh ở mọi hướng với điều kiện bắt buộc là không được ngừng các miếng đánh đó (kéo, đẩy, xô, ôm chặt, khóa...).
Không được bắt đầu một miếng đánh hoặc một đòn thế khi đang ở tư thế đứng trong khu bảo vệ, trừ điều kiện bắt buộc chỉ có hai chân của các đấu thủ thực hiện miếng đánh đó ở trong khu này. Trong trường hợp đó, trọng tài thảm sẽ chấp nhận tình huống đó trong khoảng thời gian giới hạn để chờ miếng đánh được phát triển (tiếp tục).
Nếu đấu thủ trong khu tiêu cực mà không tiếp tục đòn thế của họ mà lại đứng yên, hoặc nếu không thực hiện bất cứ đòn thế nào nữa và 2 - 3 hoặc cả chân của họ đang ở trong khu này, thì trọng tài thảm ngừng trận đấu mà không bắt xử bất kỳ phạm luật tiêu cực nào.
Trong mọi trường hợp, khi ở tư thế đứng, một chân của đấu thủ tấn công trong khu bảo vệ, tức bên ngoài khu tiêu cực, thì phải ngừng trận đấu.
Khi một chân đấu thủ phòng thủ chạm khu tiêu cực nhưng đấu thủ tấn công lại thực hiện một miếng đánh bằng các đòn liên tiếp thì miếng đánh vẫn có giá trị.
Vào thời điểm một đấu thủ rơi vào khu tiêu cực, trọng tài thảm phải hô to: "Khu vực" (ZONE). Khi nghe từ đó, các đấu thủ phải cố trở lại giữa thảm đấu mà không được ngừng đòn thế của họ.
Khi đang đấu ở tư thế "quỳ bò" thì bất cứ đòn thế, miếng đánh hoặc đòn phản công nào thực hiện từ trong khu tiêu cực đều tốt, thậm chí cả khi chúng kết thúc ở khu bảo vệ.
Trọng tài thảm và trọng tài biên cho điểm kỹ thuật tất cả các đòn thế bắt đầu từ tư thế "quỳ bò" trong khu tiêu cực và thực hiện trong khu bảo vệ. Tuy nhiên vẫn phải dừng trận đấu và các đấu thủ phải quay lại giữa thảm tiếp tục đấu ở tư thế "quỳ bò".
Khi đang đấu ở tư thế "quỳ bò", đấu athủ tấn công có thể ngừng đòn thế của mình và nếu anh ta di chuyển ra ngoài khu tiêu cực khi đang thực hiện miếng đánh, thì điều kiện là hai vai và đầu của đối phương vẫn trong khu tiêu cực. Trong trường hợp này, cả 4 chân có thể ở ngoài thảm đấu.
54.2. Các quy định bổ sung:
Các đòn phản công trong khu bảo vệ không có giá trị.
Khu tiêu cực không ảnh hưởng tới các điều luật đánh giá tiêu cực.
Điều luật này phải được áp dụng đặc biệt trong các tình huống sau đây:
- Khi một hoặc cả hai đấu thủ trong khu tiêu cực mà không thực hiện bất cứ một kỹ thuật nào.
- Khi một đấu thủ đẩy đối phương vào khu tiêu cực hoăc ngăn cản không cho đối phương quay lại giữa thảm đấu.
Điều 55. Xử lý tiêu cực
55.1. Nguyên tắc:
Một lần cảnh cáo tiêu cực không bị phạt 1 điểm kỹ thuật.
Trọng tài thảm có thể nhận xét về đấu thủ phạm lỗi không cần có sự đồng ý của trọng tài biên hay trưởng thảm đấu. Tuy nhiên, khi cảnh cáo tiêu cực, trọng tài thảm phải được sự đồng ý của trọng tài biên hoặc trưởng thảm đấu.
Trong trường hợp bất đồng xảy ra giữa trọng tài thảm và trọng tài biên thì trưởng thảm đấu sẽ đưa ra quyết định theo ý kiến của một trong hai trọng tài.
Trọng tài thảm luôn là người chịu trách nhiệm duy nhất trong việc khuyến khích trận đấu, yêu cầu thực hiện miếng đánh hoặc sửa chữa bất cứ tư thế không đúng nào, nhưng không được ngừng trận đấu.
Trong bất kỳ thời điểm nào, trọng tài thảm đều có quyền yêu cầu các đấu thủ thi đấu nghiêm túc; nếu các đấu thủ không thi hành hoặc tiêu cực thì trọng tài thảm có quyền can thiệp bằng cách đưa ra nhận xét cần thiết nhưng không được làm ảnh hưởng tới trận đấu.
Trọng tài thảm phải phân biệt được giữa đấu thủ có ưu thế và đấu thủ tiêu cực.
Một đấu thủ có kỹ thuật kém hơn thì không bị cảnh cáo tiêu cực trừ khi anh ta từ chối thi đấu.
52.2. Tìm kiếm và áp dụng hệ thống xử phạt:
Đây là điều rất quan trọng (đặc biệt khi cả hai đấu thủ đều không thực hiện bất cứ kỹ thuật nào) để nhận xét và phân biệt rõ ai là đấu thủ tích cực và ai là đấu thủ đang tìm cách tránh thi đấu.
Nhiệm vụ của trọng tài thảm - nếu như các trọng tài khác đồng ý (2/1) - là xác định có tiêu cực hay không để báo cho đấu thủ đó biết bằng cách ngừng trận đấu, cảnh cáo đấu thủ phạm lỗi tiêu cực và cho đối phương của anh ta được quyền lựa chọn tư thế tiếp tục trận đấu.
Nếu đấu thủ tiếp tục tiêu cực thì trọng tài thảm ngừng ngay trận đấu và chỉ ra sai phạm, tiếp đó áp dụng xử phạt lỗi tiêu cực.
Chương 10.
CÁC MIẾNG ĐÁNH BỊ CẤM VÀ PHẠM LUẬT
Điều 56. Các điều cấm chung
Cấm các đấu thủ không được:
- Kéo tóc, tai, cơ quan sinh dục, véo bấu da, vặn ngón tay hay ngón chân,... nói chung không được dùng các miếng đánh và hành vi có ý đồ hành hạ hoặc làm đối phương đau đớn để ép buộc đối phương phải bỏ cuộc.
- Đá, húc đầu, bóp cổ, đẩy, dùng các miếng đánh nguy hiểm tới sinh mạng đối phương hoặc gây gãy xương hay trật khớp tay, chân; dẫm chân của đối phương hoặc đánh vào điểm giữa hai lông mày, vào sống mũi đối phương.
- Thúc khuỷu tay hoặc đầu gối vào thắt lưng hoặc bụng dưới đối phương, làm bất kỳ hành động vặn, xoắn nào gây đau đớn, hoặc giữ đối phương bằng cách túm áo anh ta.
- Bám hoặc bấu chặt vào thảm đấu.
- Nói khi đang đấu.
- Túm lòng bàn chân đối phương (chỉ cho phép túm phần trên của chân hoặc gót chân).
Điều 57. Trốn tránh miếng đánh
57.1. "Trốn tránh miếng đánh" xảy ra khi đấu thủ phòng thủ cố tình tránh tiếp xúc để ngăn đối phương của anh ta không thực hiện hay bắt đầu một miếng đánh. Các tình huống này xảy ra ở cả hai thế đứng và "quỳ bò". Chúng có thể xảy ra tại khu giữa thảm đấu hay từ giữa thảm tới khu tiêu cực.
Phạt "Trốn tránh miếng đánh" bị phạt giống như khi chạy trốn khỏi thảm đấu. Đó là:
- Một lần nhắc nhở vi phạm (O).
- Thưởng một điểm cho đối phương.
- Đấu thủ tích cực được quyền lựa chọn tư thế đấu tiếp tục đứng hay "quỳ bò".
57.2. Nghĩa vụ của hiệu lệnh "Tiếp tục" "lồng tay tư".
Trong tất cả các nội dung vật, hiệu lệnh "Khóa lồng tay tư" được đưa ra khi các đấu thủ có điểm 0-0 sau hiệp thứ 1 của trận đấu. Đầu hiệp 2 trọng tài mời hai đấu thủ vào vị trí khóa lồng, ngực đối ngực (một tay để trên vai đối phương tay kia ép vào tay đối phương giữa khuỷu tay và vai và 2 tay khóa vào nhau ở sau lưng). Trọng tài cần ra hiệu lệnh vị trí ban đầu ở giữa thảm với 4 bước bắt buộc của các đấu thủ, ở vòng tròn đường kính 1 mét giữa thảm.
Chân của các đấu thủ cần giãn cách xa nhau.
- Dùng cách bốc thăm để chọn đấu thủ được ưu tiên khóa trước (tung đồng xu hoặc bốc thăm).
- Cần chấp hành 4 bước của khóa tay tư sau khi bốc thăm.
+ Bước 1: Đấu thủ bị thua khi bốc thăm đứng ở giữa thảm ở tư thế đứng ngực hướng về phía trước, 2 tay buông lỏng cạnh hông.
+ Bước 2: Đấu thủ được ưu tiên ôm tay khóa trước trong vị trí có lợi cho mình (bên tay trái hoặc tay phải).
+ Bước 3: Đấu thủ được ưu tiên khóa tay xong, trọng tài cho phép đối thủ cũng khóa tay.
+ Bước 4: Cả 2 đấu thủ đứng ở vị trí ngực đối ngực (không phải vai đối vai), trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu.
Nếu một trong các đấu thủ làm sai các thủ tục trên, trọng tài sẽ thông báo là đấu thủ xanh hoặc đỏ: chú ý lần đầu nhắc nhở đầu tiên, nếu đấu thủ đó tiếp tục vi phạm thì trọng tài sẽ thông báo hình phạt và cho đấu thủ kia 2 điểm cùng với sự lựa chọn tư thế đứng hoặc quỳ bò.
Theo quy tắc chung thời gian khóa lồng tay tư kéo dài không quá 1 phút. Nếu sau thời gian này cả hai đấu thủ vẫn ở tư thế khóa, thì người được ưu tiên bị phạt cảnh cáo, còn đấu thủ kia được nhận 1 điểm kỹ thuật và lựa chọn tư thế.
- Nếu cả hai đấu thủ đang trong tư thế khóa, cùng bước 1 chân ra vùng bảo vệ mà tổ trọng tài không xác định được ai bước ra trước thì một lần khóa mới ở giữa thảm sẽ được công bố và lần này sẽ đổi vị trí người được ưu tiên.
- Nếu tình trạng trên lặp lại lần thứ 2, tổ trọng tài cần dứt khoát phải xác định được, ai vi phạm trước và hình phạt áp dụng cảnh cáo bị trừ 1 điểm và lựa chọn tư thế.
- Nếu tổ trọng tài xác định được ai vi phạm trước ngay trong lần bước ra ngoài thảm đầu tiên, hình thức phạt được áp dụng ngay.
- Nếu giả vờ động tác để làm gián đoạn tiếp xúc cũng sẽ bị phạt như vậy: cảnh cáo trừ 1 điểm và lựa chọn tư thế.
KHÓA TAY TƯ NĂNG ĐỘNG
- Nếu 1 trong các đấu thủ bị bật khóa còn đấu thủ kia thực hiện đòn kỹ thuật ngay lập tức thì đòn này được tính điểm, mà người có lỗi không bị phạt và trận đấu sẽ tiếp tục.
- Nếu 1 hoặc cả 2 đấu thủ bị bật khóa tay, trọng tài không được ngừng ngay trận đấu, mà cần thực hiện các biện pháp sau:
- Báo hiệu cho trọng tài biên biết, ai bị bật khóa trước. Trọng tài chờ đủ thời gian cần thiết để cho phép đấu thủ bị bật khóa hoặc đấu thủ kia thay đổi động tác khóa và bắt đầu động tác kỹ thuật mới.
- Nếu sau khi bật khóa, trận đấu rơi vào "điểm chết" không có đòn đánh và không đấu thủ nào có thể thực hiện động tác kỹ thuật (đòn đánh), trọng tài cho ngừng trận đấu và đấu thủ bị bật khóa sẽ bị nhắc nhở (cảnh cáo), còn đấu thủ kia được 1 điểm kỹ thuật và lựa chọn tư thế.
- Một hoặc một số lần khóa nữa có thể được tổ trọng tài cho phép trong hiệp 2 hoặc thời gian bổ sung, nếu 1 hoặc cả 2 đấu thủ thi đấu tiêu cực rõ ràng.
- Một đấu thủ sẽ bị phạt khóa tay nếu bị nhắc nhở tiêu cực 2 lần liên tiếp, không được điểm kỹ thuật nào giữa 2 lần nhắc nhở.
- Thủ tục khởi đầu sẽ luôn như nhau, nhưng đấu thủ tích cực có thể bắt đầu khóa trước.
Điều 58. Ra khỏi thảm đấu
Khi một đấu thủ chạy ra khỏi thảm đấu cho dù ở tư thế đứng hay tư thế "quỳ bò" trọng tài thảm sẽ lập tức nhắc nhở ngay đấu thủ vi phạm.
Thưởng điểm cho đấu thủ tấn công như sau:
- Chạy ra khỏi thảm đấu: 1 điểm + 1 lần nhắc nhở đối phương (O). Đấu thủ tấn công được lựa chọn tư thế đấu tiếp.
- Chạy ra khỏi thảm đấu khi đang ở thế nguy hiểm; 2 điểm + 1 lần nhắc nhở đối phương (O). Đấu thủ tấn công được chọn tư thế được chọn tư thế đấu tiếp.
Tất cả các điểm thưởng do đối phương chạy ra khỏi thảm đấu đều được coi là điểm kỹ thuật.
Điều 59. Các miếng đánh phạm luật
Nghiêm cấm dùng các miếng đánh và các đòn thế phạm luật sau đây:
- Bóp cổ.
- Vặn tay với góc lớn hơn 90°.
- Ép chặt cánh tay vào cẳng tay.
- Giữ đầu hoặc cổ bằng cả hai tay cũng như trong tất cả các tình huống và tư thế bóp cổ khác.
- Miếng "Double Nelson" không thực hiện từ phía bên mà dùng chân chạm bất cứ bộ phận cơ thể nào của đối phương.
- Kéo tay đối phương về phía sau lưng của anh ta và đồng thời đè mạnh lên nó trong tư thế mà cẳng tay tạo thành góc lớn.
- Thực hiện miếng đánh bằng kéo dãn (dài) xương xuống sống đối phương.
- Kẹp đầu hoặc cổ của đối phương bằng 1 hoặc 2 tay theo bất cứ hướng nào.
- Những miếng đánh duy nhất được phép là khóa đầu và một tay.
- Nếu ở tư thế đứng, thực hiện miếng đánh từ phía sau khi đối phương bị quay lộn ngược lại (đảo ngược thắt lưng); miếng thua tuyệt đối phải thực hiện từ phía bên và không bao giờ được thực hiện từ trên xuống dưới (chúi đầu xuống). Một vài phần của cơ thể trừ chân của đấu thủ tấn công thực hiện miếng đánh phải chạm thảm đấu trước khi phần trên cơ thể của anh ta chạm thảm đấu.
Một số điều cấm khác:
- Khi thực hiện miếng đánh, dùng cả hai tay để giữ (ghì) đầu hoặc cổ đối phương.
- Nhấc đối phương lên khi anh ta đang ở tư thế "cầu vồng" sau đó đập mạnh xuống thảm; tức là ấn đè ép cầu vồng xuống.
- Húc thẳng đầu để phá miếng "cầu vồng".
- Nói chung, nếu phát hiện đấu thủ tấn công là phạm luật khi thực hiện miếng đánh, thì miếng đó hoàn toàn không có giá trị và phạt cảnh cáo đấu thủ phạm lỗi. Nếu đấu thủ tấn công tiếp tục phạm lỗi sẽ bị cảnh cáo. Đối phương của anh ta được 1 điểm và được chọn tư thế đấu tiếp.
- Nếu đấu thủ phòng thủ có bất cứ hành động phạm luật nào nhằm ngăn cản đối phương phát triển miếng đánh, thì bị nhắc nhở và đối phương sẽ được 2 điểm và được chọn tư thế đấu tiếp.
Khi có đấu thủ phạm luật trách nhiệm của trọng tài thảm là:
- Chấm dứt sự vi phạm.
- Buộc đấu thủ bỏ miếng đánh nếu như nó nguy hiểm.
- Nhắc nhở đấu thủ phạm luật.
- Thưởng điểm và giá trị tương ứng với miếng đánh cho đối phương của người phạm luật nếu anh ta có thể thực hiện được đòn thế.
- Thưởng 2 điểm cho đối phương của người phạm luật nếu đối thủ đó không thực hiện được đòn thế.
- Nếu đấu thủ tấn công thực hiện miếng đánh phạm luật thì trọng tài thảm can thiệp ngay buộc chấm dứt miếng đó và nhắc nhở đấu thủ phạm luật. Đấu thủ không phạm lỗi được quyền chọn tư thé đấu tiếp tục.
Điều 60. Các miếng đánh cấm không được sử dụng ở các lứa tuổi học sinh và thiếu niên
Để bảo vệ sức khỏe cho các đấu thủ trẻ, các miếng đánh sau đây là phạm luật và cấm sử dụng ở lứa tuổi học sinh và thiếu niên:
- Miếng "Double Nelson" từ cả phía trước lẫn phía sau.
- Trong Vật tự do, một chân móc chân của đối phương cộng với miếng "Double Nelson".
Điều 61. Các điều cấm khác
61.1. Trong Vật cổ điểm, nghiêm cấm ôm chặt phần dưới hông của đối phương và ép siết chặt bằng chân. Cấm tuyệt đối mọi hành động: đẩy, nén ép hay nhấc bổng bằng chân chạm bất cứ bộ phận nào của cơ thể đối phương.
61.2. Khác với Vật tự do, điều cần trong Vật cổ điển phải ngã theo đối phương xuống thảm đấu.
61.3. Trong Vật tự do, cấm sử dụng miếng khóa cắt kéo vào đầu, cổ hay cơ thể của đối phương.
Điều 62. Các nhân tố gây ảnh hưởng tới trận đấu
Nếu do kết quả của miếng đánh phạm luật mà đấu thủ dùng miếng đó (đấu thủ phạm lỗi) rơi vào thế bất lợi, thì phải đấu tiếp tục mà không được can thiệp tới khi kết thúc miếng đó. Đấu thủ phạm lỗi bị nhắc nhở (O) và đối phương của anh ta sẽ được thưởng điểm tương ứng với miếng phạm luật.
Nếu đấu thủ phòng thủ phạm luật thì trọng tài thảm, nếu có thể, phải dừng ngay đòn thế phạm luật mà không được cản trở miếng đánh. Khi không có nguy hiểm, trọng tài thảm cho phép miếng đánh được phát triển và đợi kết quả của miếng đánh này, sau đó trọng tài thảm được toàn quyền xử lý; có nghĩa là hoặc chấp nhận hoặc không chấp nhận miếng đánh này. Sau đó trọng tài thảm công bố điểm và nhắc nhở đấu thủ phạm lỗi.
Nếu bắt đầu miếng đánh đúng và sau đó mới phạm luật thì phải đánh giá miếng đó cho đến thời điểm phạm luật.
Phải hủy bỏ lợi thế do kết quả của miếng đánh phạm luật, thậm chí ngay cả khi đấu thủ phạm luật đã thôi miếng đánh đó, và trọng tài thảm phải nhắc nhở đấu thủ phạm lỗi.
Trong mọi trường hợp, khi đấu thủ cố tình húc đầu hoặc có bất cứ hành động hung bạo nàp khác thì có thể loại ngay đấu thủ phạm lỗi khỏi trận đấu bằng quyết định thống nhất của tổ trọng tài, hoặc loại ra khỏi cuộc thi đấu bằng quyết định của Ban giám khảo.
Chương 11.
KHIẾU NẠI
Điều 63. Khiếu nại
63.1. Tất cả mọi trường hợp khiếu nại sau trận đấu đều bị bác bỏ. Chỉ có kết quả được trọng tài công bố trên thảm và tổ trọng tài thông báo sau trận đấu là có giá trị.
Trong thời gian trận đấu, các biện pháp sau được áp dụng:
- Nếu trong thời gian làm việc trọng tài thảm và trọng tài biên có ý kiến giống nhau thì trưởng thảm không thể can thiệp, và ý kiến của ông ta không thể thay đổi kết quả của hai trọng tài.
- Nếu giữa trọng tài thảm và trọng tài biên có bất đồng ý kiến thì trưởng thảm đấu cần phải có chính kiến của mình ủng hộ người này hoặc người kia. Trưởng thảm không được phép hỏi ý kiến cũng như tranh luận hoặc xem băng video.
- Trong trường hợp sự phán quyết của trọng tài thảm hoặc trọng tài biên hoàn toàn sai, hoặc trận đấu giả dối thì trưởng thảm đấu cần phải:
63.1.1. Ngừng ngay trận đấu, tham khảo ý kiến với cán bộ phụ trách thảm hoặc phụ trách giải thi đấu để cùng thống nhất đưa ra quyết định đúng đắn.
63.1.2. Nếu có điều kiện họ có thể xem lại các trích đoạn trận đấu trên video.
63.1.3. Trong trường hợp nếu sai phạm của trọng tài biên là rõ ràng, trưởng thảm ngay lập tức đưa ra quyết định nghiêm khắc và quyết định này không được phép khiếu nại (kháng cao).
Trong thời gian thực hiện biện pháp này, các trọng tài vẫn ở nguyên vị trí của mình nhưng không được tham gia các quyết định. Các quyết định sẽ được ủy quyền hoàn toàn cho trưởng thảm và cán bộ giám sát.
Trong trường hợp, nếu cán bộ phụ trách giải thi đấu khẳng định được rằng tổ trọng tài cố ý lạm dụng uy tín của mình để làm sai lệch kết quả trận đấu, hội đồng trọng tài cần phân tích trận đấu trên video và đề nghị Ban thường vụ FILA các hình thức kỷ luật có thể đối với người sai phạm, từ truất quyền tham gia giải đến mất (giảm) thứ hạng và cuối cùng là truất quyền điều hành tại các giải.
63.2. Chỉ định trọng tài bốc thăm tại các giải vô địch Châu lục, thế giới và Đại hội Olympic.
Ban thường vụ FILA nhận thấy rằng có một số trọng tài được chỉ định thường xuyên hơn nhiều so với các trọng tài khác, đặc biệt là đối với cùng một số đấu thủ nào đó hoặc là với cùng một số nước nào đó.
Hiện tượng này không đựoc phép xảy ra đặc biệt là đối với các trọng tài cùng đẳng cấp.
Ban thường vụ FILA đã quyết định cần phải rất nghiêm ngặt khi xét trao đẳng cấp để bảo đảm trình độ trọng tài cao, và chỉ định các tổ trọngt ài bằng cách bốc thăm.
BỐC THĂM ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ SAU:
- Mỗi thảm do một trong các thành viên của Hội đồng trọng tài FILA phụ trách và chỉ đạo việc bốc thăm cùng với trưởng thảm đấu.
- Đối với các trận chung kết được tiến hành tại thảm trung tâm, việc bốc thăm do ông Chủ tịch Hội đồng trọng tài hoặc một ủy viên được chỉ định của Ban thường vụ FILA chỉ đạo.
- Việc bốc thăm được tiến hành cho mỗi trận đấu giữa các trọng tài đã được chỉ định cho mỗi thảm.
- Sau khi một trận đấu bắt đầu, sẽ tiến hành bốc thăm cho trận sau và cứ tiếp tục như vậy.
- Cán bộ phụ trách thảm cần có túi đựng số của các trọng tài được chỉ định tới mỗi thảm (Ban tổ chức cần chuẩn bị các túi này).
- Tất cả các trọng tài của mỗi thảm cần phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khi làm trọng tài biên cũng như làm trọng tài thảm.
+ Số bốc đầu tiên chỉ định trọng tài thảm.
+ Số bốc thứ hai chỉ định trọng tài biên.
+ Trưởng thảm được chọn theo cách " người ở giữa" trong số các quan chức sau khi đã bốc thăm trọng tài.
- Các số được lấy khỏi túi bốc thăm, sau khi các quan chức đã được chỉ định làm trọng tài sẽ được để riêng cho tới khi tất cả được chỉ định. Khi tất cả đã được chỉ định, thủ tục này lại được lặp lại.
- Nếu theo kết quả bốc thăm, một người (trọng tài) cùng quốc gia với một trong các đấu thủ thì quan chức phụ trách trả lại số đó vào túi và lấy ra số khác để lập ra tổ trọng tài "ở giữa".
- Các số của những cán bộ được chỉ định làm trọng tài thảm, được đưa vào một túi, còn các số của trọng tài biên - được đưa vào túi khác, để có thể tiến hành chọn trọng tài (thảm và biên) lần thứ 2.
Chương 12.
LUẬT QUỐC TẾ CHO VẬT NỮ
Điều 64. Hạng cân và lứa tuổi
Các lứa tuổi quy định cho vật nữ giống như của nam.
- Học sinh: 14 - 15 tuổi (kể cả tuổi 13 với điều kiện có giấy chứng nhận y tế và giấy bảo đảm của bố mẹ).
- Thiếu niên; 16 - 17 tuổi (kể cả tuổi 15 với điều kiện có giấy chứng nhận y tế và giấy bảo đảm của bố mẹ).
- Trẻ: 18 - 20 tuổi (kể cả tuổi 17 với điều kiện có giấy chứng nhận y tế và giấy bảo đảm của bố mẹ).
- Trưởng thành: 20 tuổi trở lên.
Các đấu thủ thuộc lứa tuổi trẻ có thể đượ thi đấu trong các cuộc thi của lứa tuổi trưởng thành.
Các hạng cân của vật nữ được phân chia như sau:
- Học sinh: | - Thiếu niên |
28 - 30 kg | 36 - 38kg |
32kg | 40kg |
34kg | 43kg |
37kg | 46kg |
40kg | 49kg |
44kg | 52kg |
48kg | 56kg |
52kg | 60kg |
57kg | 65kg |
57 - 62kg | 65 - 70kg |
- Trẻ: | - Trưởng thành: |
40 - 43kg | 41 - 46kg |
46kg | 51kg |
50kg | 56kg |
54kg | 62kg |
58kg | 68kg |
63kg | 68 - 75kg |
68kg |
|
68 - 75kg |
|
Điều 65. Trang phục
Khi thi đấu các đáu thủ nữ phải mặc như sau:
- Quần áo bó sát: các đấu thủ nữ bắt buộc phải có sẵn hai bộ quần áo bó sát: một bộ màu đỏ, một bộ màu xanh theo bất kỳ kiểu dáng nào để thay đổi.
- Các đấu thủ nữ phải đi giầy vật mềm, không có gót, không có khóa hay gắn bất cứ vật kim loại nào.
- Mặc áo nịt không dây buộc.
- Tóc phải được buộc gọn về phía sau bằng dây chun hoặc ruy băng không gắn các vật kim loại.
- Nghiêm cấm đeo hoa tai, vòng trang sức, nhẫn hay bất cứ vật kim loại hay vật cứng cũng như mặc áo thi đấu của các đấu thủ nam có áo thun bên trong.
- Tất cả các đấu thủ nữ ở mọi lứa tuổi đều phải đeo dụng cụ bảo vệ tai đã được FILA công nhận.
Điều 66. Kiểm tra trọng lượng
Nguyên tắc: kiểm tra trọng lượng các đấu thủ nữ giống như các đấu thủ nam đã được quy định tại Điều 22 của luật này.
Điều 67. Thời gian của một trận đấu
Lứa tuổi học sinh và thiếu niên: hai hiệp đấu, mỗi hiệp 2 phút.
Lứa tuổi trẻ và trưởng thành: hai hiệp đấu, mỗi hiệp 3 phút.
Thời gian nghỉ giữa hai hiệp đấu là 30 giây.
Thời gian đấu của 1 hiệp phụ cho các lứa tuổi là 2 phút và bắt đầu ngay sau khi hết hiệp chính.
Điều 68. Các điều luật kỹ thuật chung
Áp dụng tất cả các Điều luật vật của nam cho nữ.
Điều 69. Các miếng đánh phạm luật
Tương tự như các miếng đánh phạm luật đã được quy định cho nam, các miếng dưới đây bị nghiêm cấm trong vật nữ:
Tất cả các miếng Double Nelson ở tư thế "quỳ bò" hay tư thế đứng.
Chương 13.
DỊCH THUẬT CÁC ĐIỀU LUẬT
Điều 70. Các thay đổi và các việc chưa dự kiến
Chỉ có Ban chấp hành của FILA mới có quyền quyết định thay đổi các quy định trên nếu như thật cần thiết cho việc phát triển kỹ thuật vật. Các quyết định này phải được kiểm tra cẩn thận và được duy trì đến Đại hội lần sau.
PHỤ LỤC 1
CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN
Tất cả các thành viên trong tổ trọng tài đều phải thuộc và áp dụng các từ dưới đây vào trận đấu. Vốn từ này là phương tiện giao tiếp chính thức giữa các trọng tài.
1- SALUT: Chào
Các đấu thủ phải chào, bắt tay nhau.
2- START: Bắt đầu
Lời mời các đấu thủ đang đứng ở các góc đối diện của thảm đấu bước vào giữa thảm để kiểm tra và bắt tay. Sau đó họ sẽ quay trở lại góc thảm đã được chỉ định và đợi tiếng còi của Trọng tài trên thảm gọi yêu cầu họ bắt đầu trận đấu.
3- CONTACT: Tiếp xúc
Trọng tài trên thảm yêu cầu đấu thủ đặt cả hai tay anh ta lên lưng của đối thủ đang ở dưới. Tư thế đứng của các đấu thủ phải có sự tiếp xúc "cơ thể với cơ thể".
4- OPEN: Mở
Đấu thủ phải thay đổi tư thế của anh ta và thực hiện (chấp nhận) chiến thuật mở hơn.
5- DAWAI: Tích cực
Trọng tài trên thảm khuyến khích các đấu thủ thi đấu tích cực hơn.
6- ATTENTION: Nhắc nhở
Trọng tài trên thảm nhắc nhở đấu thủ tiêu cực trước khi đưa ra cảnh cáo vì từ chối tiếp tục thi đấu ở tư thế "quỳ bò".
7- ACTION: Hành động
Đấu thủ phải thực hiện miếng đánh mà anh ta đã triển khai.
8- HEAD UP: Ngẩng đầu
Đấu thủ phải ngẩng đầu lên. Yêu cầu này do trọng tài trên thảm đưa ra trong trường hợp tiêu cực và những miếng tấn công lặp lại của một đấu thủ luôn lao đầu về phía trước.
9- JAMBE: Chân
Đấu thủ đã vi phạm một lỗi chân (trong Vật Cổ điển).
10- POSITION: Tư thế
Bắt đầu tư thế trên mặt thảm đấu của các đấu thủ (tư thế quỳ bò), trước khi trọng tài trên thảm thổi còi.
11- ATERRE: Qùy xuống
Trận đấu tiếp tục ở tư thế quỳ bò.
12- PLACE: Vị trí
Bằng cách đập tay xuống thảm đấu đồng thời phát âm từ "vị trí" (place), trọng tài trên thảm nhắc nhở các đấu thủ không được ra ngoài thảm đấu.
13- DANGER: Nguy hiểm
Thế nguy hiểm.
14- FAULT: Lỗi
Một miếng đánh không hợp lệ hoặc vi phạm lỗi kỹ thuật.
15- PASSIF: Tiêu cực
Đỏ tiêu cực, xanh tiêu cực.
Lời cảnh cáo đấu thủ tiêu cực. Được ra hiệu bằng cách giơ tay đeo ống có màu tượng trưng cho đấu thủ phạm lỗi.
16- REMARK: Chú ý
Tín hiệu từ Trọng tài trên thảm xác nhận sự tiêu cực của một đấu thủ với trọng tài và trưởng thảm đấu.
17- STOP: Dừng (ngừng lại)
Từ này có nghĩa là chấm dứt trận đấu.
18- ZONE: Khu vực
Từ này phải được nói to khi đấu thủ bước vào khu tiêu cực
19- CONTINUER: Tiếp tục
Trận đấu phải được tiếp tục theo hiệu này của trọng tài trên thảm, trọng tài trên thảm đồng thời cũng dùng từ này để buộc các đấu thủ tiếp tục nếu các đấu thủ dừng lại vì nhầm lẫn và nhìn trọng tài trên thảm như là họ muốn được giải thích.
20- TIEM OUT: Dừng đồng hồ
Khi một đấu thủ dừng thi đấu do cố tình hay bị chấn thương hoặc bất cứ một lý do nào khác, trọng tài trên thảm sẽ dùng từ này để yêu cầu trọng tài thời gian bấm đồng hồ dừng lại.
21- CENTRE: Trung tâm (giữa thảm)
Các đấu thủ phải quay lại giữa (trung tâm) của thảm đấu và tiếp tục trận đấu tại đó.
22- UP: Đứng
Trận đấu phải được tiếp tục ở tư thế đứng.
23- INTERVENTION: (Can thiệp) - Thôi - Ngừng
Trọng tài biên, trọng tài trên thảm hay trưởng thảm đấu yêu cầu can thiệp.
24- OUT: Bên ngoài
Miếng đánh được thực hiện bên ngoài thảm đấu.
25- OK: Tốt
Miếng đánh có giá trị (hợp lệ chính xác). Nếu trọng tài biên và trưởng thảm đấu đang ngồi ở vị trí không cho phép họ quan sát được điều gì đang diễn ra ở phía bên kia (phía đối diện) thì trọng tài trên thảm phải giơ tay của ông ta lên để xác nhận rằng miếng đánh ở rìa thảm đấu có được thực hiện ở phía trong đường biên của thảm đấu hay không.
26- NON: Không
Từ này được dùng để xác nhận rằng một miếng đánh là không có giá trị và do vậy không có hiệu lực.
27- TOUCHE: Chạm 2 vai - Thua
Từ này dùng để xác nhận rằng một đấu thủ đã bị đánh bại (thua cuộc) vì chạm tuyệt đối. Đối với thua tuyệt đối, chính trọng tài biên trên thảm phải bnói "TOMBE", đập tay xuống thảm và thổi còi để xác nhận trận đấu kết thúc.
28- DECLARE BATTU
Quyết định được đưa ra sau khi có một đấu thủ bị đánh bại về ưu thế kỹ thuật.
29- DEFAITE: Bị thua
Đấu thủ đã bị đánh bại (thua cuộc).
30- DISQUALIFICATION: Không đủ tư cách
Không đủ tư cách vì có hành vi phi thể thao hoặc có hành động hung bạo.
31- FIN: Kết thúc
Kết thúc trận đấu.
32- CHRONEMETRE: Đồng hồ đo thời gian
Trọng tài thời gian phải dừng hoặc bắt đầu bấm đồng hồ theo lệnh này của trọng tài trên thảm.
33- GONG
Tiếng cồng báo hiệu bắt đầu và kết thúc một trận đấu.
34- JURY: Ban giám khảo.
35- ARBITRE: Trọng tài trên thảm
Trọng tài điều khiển trận đấu trên thảm (trọng tài trên thảm).
36- JUGE: Trọng tài biên
- Trọng tài trợ giúp (giúp đỡ) trọng tài trên thảm và thưởng điểm cho các đấu thủ trong trận đấu (Trọng tài biên). Anh ta đồng thời được yêu cầu phải (ghi lại) tất cả các hành động được thực hiện trong suốt trận đấu lên bảng điểm của mình.
37- CHEF DE TAPIS: Trưởng thảm đấu
Trưởng thảm đấu là người (trọng tài) chịu trách nhiệm cho một thảm đấu. Anh ta có trách nhiệm phải đưa ra quyết định cuối cùng dựa trên quyết định của trọng tài trên thảm hoặc trọng tài biên trong trường hợp có sự bất đồng.
38- CONSULTATION: Thảo luận, lưu ý
Trưởng thảm đấu thảo luận (bàn bạc) với trọng tài trên thảm và trọng tài biên trước khi thông báo (công bố) một quyết đnhj hay không chấp nhận trong bất cứ vấn đề nào có sự không thống nhất.
39- CAUTION: Nhắc nhở
Hình thức phạt do trọng tài trên thảm áp dụng đối với một đấu thủ do vi phạm luật.
40- CLINIC: Hội ý
Ban giám khảo hội ý.
41- PROTEST: Kháng nghị
Bản kháng nghị do kết quả của một quyết định có thể về bất cứ vấn đề gì.
42- DOCTEUR: Bác sĩ
Bác sĩ chính thức của trận đấu.
43- VICTORY: Chiến thắng (thắng cuộc)
Trọng tài trên thảm tuyên bố đấu thủ thắng cuộc.
Những điều quy định này đã được đề ra cùng với tất cả các thông điệp và thông tin do FILA phát hành.
Chúng bao gồm tất cả các gợi ý được các nhà tổ chức bổ trợ (và văn phòng) đề nghị và được Hội đồng FILA chấp thuận.
Các Điều luật này thay thế tất cả các Điều luật khác (liên quan tới các Điều luật vật) đã được ban hành trước đây và là tài kiệu duy nhất có giá trị.
PHỤ LỤC 2
THỂ THỨC THI ĐẤU VÀ BIÊN BẢN TRỌNG TÀI
|
|
|
|
|
|
|
| Trận |
|
|
|
| Nouv | Anc |
1-5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | 3 3 | 2 đấu thủ đầu mỗi nhóm chung kết 1 -2 | 8 | 9 |
7 | 3 4 | 2 đấu thủ thứ hai mỗi nhóm đấu chung kết 3 - 4 | 11 | 11 |
8 | 4 4 |
| 14 | 13 |
|
|
|
|
|
9 | 3 3 3 R | 3 đấu thủ thứ 2 mỗi nhóm đấu lại theo Nordic | 16 | 15 |
10 | 3 3 4 R |
| 19 | 17 |
11 | 3 4 4 R |
| 22 | 19 |
|
|
|
|
|
12 | 3 3 3 3 | Đấu thủ thứ nhất mỗi nhóm đấu bán kết | 16 | 21 |
13 | 3 3 3 4 | Đấu thủ thứ nhất của bán kết đấu tranh 1 - 2 | 19 | 23 |
14 | 3 3 4 4 | Đấu thủ thua đấu tranh 3 - 4 | 22 | 25 |
|
|
|
|
|
15 | 3 3 3 3 3 | Các trận đấu giành ưu thế sẽ tiến hành với các đấu thủ thắng của mỗi nhóm bảng | 20 | 27 |
16 | 3 3 3 3 4 | Bắt đầu đấu đối kháng để xác định thứ hạng trên của 4 đấu thủ bán kết | 23 | 29 |
17 | 3 3 3 4 4 | Từ thứ 5 trở xuống dưới, xếp hạng cho đấu thủ đã đấu loại giành được thứ tự | 26 | 31 |
18 | 3 3 3 3 3 3 | và trên cơ sở điểm ưu thế toàn bộ là được. Khi ngang nhau điểm kỹ thuật là căn cứ để xếp hạng | 24 | 33 |
19 | 3 3 3 3 3 4 |
| 27 | 35 |
20 | 3 3 3 3 4 4 |
| 30 | 37 |
21 | 3 3 3 3 3 3 3 |
| 28 | 39 |
22 | 3 3 3 3 3 3 4 |
| 31 | 41 |
23 | 3 3 3 3 3 4 4 |
| 34 | 43 |
|
|
|
|
|
24 | 3 3 3 3 3 3 3 3 | Đấu thủ đầu mỗi nhóm đấu tứ kết | 32 | 45 |
25 | 3 3 3 3 3 3 3 4 | Đấu thủ từ thứ 5 trở xuống phải quy định theo cùng cách như trên | 35 | 47 |
26 | 3 3 3 3 3 3 4 4 |
| 38 | 49 |
|
|
|
|
|
27 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 |
| 36 | 51 |
28 | 3 3 3 3 3 3 3 3 4 |
| 39 | 53 |
29 | 3 3 3 3 3 3 3 4 4 |
| 42 | 55 |
30 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 |
| 40 | 57 |
31 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 |
| 43 | 59 |
32 | 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 |
| 46 | 61 |
33 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 |
| 44 | 63 |
34 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 | - Trận đấu xác định thứ tự tiến hành với các đấu thủ thắng của mỗi nhóm | 47 | 65 |
35 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 | - Bắt đầu xếp chơi đấu để xác định 8 đấu thủ của vòng tứ kết | 50 | 67 |
36 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 | - Từ đấu thủ thứ 5 sẽ xếp hạng như cách là đã xác định ở trên | 48 | 69 |
37 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 |
| 51 | 71 |
38 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 |
| 54 | 73 |
39 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 |
| 52 | 75 |
40 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 |
| 55 | 77 |
41 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 |
| 58 |
|
42 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 |
| 56 |
|
43 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 |
| 59 |
|
44 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 |
| 62 |
|
45 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 |
| 60 |
|
46 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 |
| 63 |
|
47 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 |
| 66 |
|
|
|
|
|
|
48 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 | Đấu thủ đầu mỗi nhóm thi đấu vòng 1/8 | 64 |
|
49 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 | Từ đấu thủ thứ 5 trở xuống, xếp hạng theo cách nêu trên | 67 |
|
50 | 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 4 4 |
| 70 |
|
LIÊN ĐOÀN VẬT QUỐC TẾ
MẪU
CỦA HỆ THỐNG THI NORDIC
(đấu vòng 1:1)
| Vòng 1 |
|
1 - 2 3 - 4 - 5 - |
|
|
| Vòng 2 |
|
5 - 1 2 - 3 - 4 - |
|
|
| Vòng 3 |
|
4 - 1 5 - 2 - 3 - |
|
|
| Vòng 4 |
|
3 - 1 4 - 5 - 2- |
|
|
| Vòng 5 |
|
2 - 4 3 - 5 - 1 - |
|
|
BIÊN BẢN THI ĐẤU
| VÔ ĐỊCH |
| Trọng tài Số |
| THẾ GIỚI |
| Trọng tài Số |
| NGƯỜI LỚN |
| Trọng tài thảm Số |
Thời gian | Trận đấu số | Cân nặng | Loại đấu | Vòng | Xếp hạng chung kết | Thảm số |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Đỏ |
|
|
|
| Xanh |
|
Tên | Nước | Số |
| Tên | Nước | Số | ||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thời gian |
| Điểm KT |
|
| Thời gian |
| Điểm KT |
|
Phút 1 |
|
|
|
| Phút 1 |
|
|
|
Phút 2 |
|
|
|
| Phút 2 |
|
|
|
Phút 3 |
|
|
|
| Phút 3 |
|
|
|
Nghỉ 30" |
|
|
|
| Nghỉ 30" |
|
|
|
Phút 4 |
|
|
|
| Phút 4 |
|
|
|
Phút 5 |
|
|
|
| Phút 5 |
|
|
|
Phút 6 |
|
|
|
| Phút 6 |
|
|
|
Kéo dài thời gian |
|
|
|
| Kéo dài thời gian |
|
|
|
| ĐỎ CỘNG | ĐIỂM KỸ THUẬT | XANH CỘNG |
|
NGƯỜI THUA BỊ LOẠI (GẠCH CHÉO)
ĐIỂM XẾP HẠNG |
|
|
| ĐIỂM XẾP HẠNG |
Người thắng | Thời gian |
|
|
ĐIỂM XẾP HẠNG
TO 4:0 | Thắng trực tiếp |
|
|
ST 4:0 | Thắng ưu thế được 10 điểm |
| Đối thủ không có điểm |
SP 4:1 | Thắng ưu thế về kỹ thuật - người thua mất điểm |
|
|
PP 3:1 | Thắng hơn điểm - người thua do kém điểm kỹ thuật |
|
|
PO 3:0 | Thắng hơn điểm - người thua không có điểm kỹ thuật |
|
|
PA 4:0 | Thắng do đối phương bị chân thương |
|
|
EX 4:0 | Ba lần cảnh cáo "O" phạm luật |
|
|
EV 4:0 | Truất quyền thi đấu bất kỳ trận đấu nào do phạm luật |
|
|
EF 4:0 | Thắng do bỏ cuộc đấu thủ không được xếp hạng |
|
|
E2 0:0 | Khi đấu athủ không được xếp hạng bị cảnh cáo do phạm luật |
|
|
| Chữ ký trọng tài |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.