ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/QĐ-UBND | Điện Biên Phủ, ngày 31 tháng 01 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính Phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH , ngày 7/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính Phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Theo đề nghị của Sở Thương mại và Du lịch tại Tờ trình số 400/TT-TMDL ngày 05/9/2007; Báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 835/BC-SKHĐT-CN ngày 25/10/2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020” với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch:
1.1. Quan điểm phát triển:
- Phát triển du lịch nhanh, bền vững và góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phát triển du lịch gắn với an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
- Phát triển du lịch dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch tạo đà phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
- Phát triển du lịch gắn với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển du lịch của tỉnh phải đặt trong mối quan hệ với du lịch các tỉnh lân cận trong vùng TDMNBB đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và các tỉnh biên giới nước bạn để tạo thị trường khách ổn định, phù hợp với sản phẩm du lịch mà Điện Biên có thể phát triển.
- Phát triển du lịch đồng bộ, toàn diện cả du lịch văn hoá, sinh thái và nhiều loại hình du lịch khác để góp phần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.
1.2. Mục tiêu phát triển:
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nhịp độ tăng trưởng GDP du lịch bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 27,8%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 24,4%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15,7 %/năm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về khách du lịch: Phấn đấu năm 2010 đón được 50 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và 250 nghìn khách du lịch nội địa; năm 2020 đón khoảng 220 nghìn lượt khách quốc tế và 650 ngàn khách nội địa.
- Về thu nhập từ du lịch: Năm 2010 đạt 235 tỷ đồng; năm 2020 đạt 1.570 tỷ đồng.
- Về tổng sản phẩm du lịch (GDP): năm 2010 đạt 152 tỷ đồng; năm 2020 đạt 915 tỷ đồng.
- Về Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Đến năm 2010 phát triển số phòng khách sạn đạt khoảng 1.350 phòng, trong đó có khoảng 80% số phòng được xếp hạng (tương đương 1.080 phòng) với khoảng 15% phòng 3 - 4 sao (tương đương 200 phòng); phát triển được 1 khu du lịch quốc gia, 4 khu du lịch địa phương, tạo diện mạo mới về cảnh quan và môi trường... Sau năm 2010, tiếp tục chỉnh trang, đầu tư nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (8 - 10 khu du lịch kể cả giai đoạn trước); đến năm 2020 là 4.700 phòng khách sạn
- Nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch: Tổng nhu cầu đầu tư 2006 - 2020 khoảng 2.820 tỷ đồng (trong đó đầu tư cho hạ tầng khu du lịch khoảng 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 35% nhu cầu); giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 420 tỷ đồng;
- Về lao động việc làm: Năm 2010 lao động du lịch của tỉnh Điện Biên đạt khoảng 6.700 lao động, trong đó lao động trực tiếp khoảng 2.100 người; năm 2020 có 24.000 lao động, trong đó có 7.500 việc làm trực tiếp trong ngành du lịch.
- Về môi trường: Phát triển du lịch Điện Biên góp phần gìn giữ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch tự nhiên và nhân văn trên địa bàn.
- Về an ninh quốc phòng: Phát triển du lịch Điện Biên góp phần ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền biên giới, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc có chung đường biên giới với Điện Biên.
2. Định hướng phát triển du lịch:
2.1. Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch:
2.1.1. Thị trường khách du lịch:
- Các thị trường trọng điểm: Bao gồm một số thị trường quốc tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (khối Đông Bắc Á); thị trường Mỹ (Bắc Mỹ); thị trường Pháp, Đức, Anh (khối Tây Âu); thị trường khối các nước ASEAN ; thị trường Úc và thị trường nội địa từ các tỉnh khác.
- Thị trường tiềm năng: Có thể xác định thị trường này gồm các nước khối Bắc Âu, khối Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxambua), khối Đông Nam Âu, Ấn Độ, Niu Zi Lân và Canada… Đối với thị trường tiềm năng cần quan tâm khách du lịch đến từ Nga, Hà Lan, Ý, Thụy Sĩ và Thụy Điển.
2.1.2. Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: những loại hình du lịch chủ yếu bao gồm:
- Sản phẩm dựa trên loại hình du lịch văn hóa - lịch sử:
+ Du lịch tham quan nghiên cứu, tìm hiểu.
+ Du lịch văn hóa lễ hội, sự kiện lịch sử.
+ Du lịch thăm lại chiến trường xưa.
- Sản phẩm dựa trên loại hình du lịch sinh thái:
+ Tham quan nghiên cứu: Các điểm cảnh quan, đa dạng sinh học, hang động... ở các khu vực như Mường Phăng, Pá Thơm, Thị xã Mường Lay, Mường Nhé, Pe Luông.
+ Nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần, chữa bệnh: Bao gồm các khu tắm nước nóng UVa, hồ Pá Khoang...
+ Thể thao leo núi mạo hiểm: Có thể phát triển rất nhiều nơi, tuy nhiên cần kết hợp với các khu nghỉ dưỡng, khu tắm nước nóng.
- Sản phẩm dựa trên loại hình du lịch thương mại, công vụ:
+ Du lịch hội nghị, hội họp và khuyến thưởng và hội chợ.
+ Du lịch kèm theo những sự kiện đặc biệt (như lễ hội, lễ kỷ niệm...)
2.2. Phát triển không gian lãnh thổ du lịch:
2.2.1. Tổ chức không gian du lịch:
- Trung tâm phát triển du lịch: Thành phố Điện Biên Phủ làm trọng tâm phát triển khu vực phía Nam và là Trung tâm Du lịch chính của tỉnh. Thị xã Mường Lay là trọng tâm phát triển du lịch ở khu vực phía Bắc tỉnh với vai trò phụ trợ cho trung tâm du lịch chính là Thành phố Điện Biên Phủ.
- Không gian ưu tiên phát triển du lịch: Tập trung ở thành phố Điện Biên Phủ và phụ cận, Thị xã Mường Lay và phụ cận, khu vực Mường Nhé, khu vực thị trấn Tuần Giáo và đèo Pha Đin.
2.2.2. Khu, điểm du lịch:
- Khu du lịch quốc gia: Điện Biên Phủ - Pá Khoang - Mường Phăng là khu du lịch chuyên đề văn hoá lịch sử và sinh thái quốc gia.
- Khu, điểm du lịch địa phương, khu vực: Hồ Pá Khoang và Sở Chỉ huy Chiến dịch ở Mường Phăng, Noong Bua; nước nóng Hua Pe, U Va; khu du lịch Him Lam; thành Bản Phủ và đền Hoàng Công Chất, động Pa Thơm; khu bảo tồn Mường Nhé, Thị xã Mường Lay và phụ cận, nước nóng bản Sáng, đèo Pha Đin...
2.2.3. Cụm du lịch:
- Cụm du lịch Thành phố Điện Biên Phủ và vùng phụ cận: Phát triển thành cụm du lịch văn hóa, sinh thái, thương mại công vụ với nhiều loại hình và sản phẩm du lịch hấp dẫn bao gồm: Tham quan, nghiên cứu, thăm chiến trường xưa; Lễ hội; Nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần; Vui chơi giải trí; Thể thao mạo hiểm; Hội nghị, hội thảo, liên hoan du lịch.
- Cụm du lịch thị xã Mường Lay và vùng phụ cận: Phát triển theo hướng sinh thái văn hóa lấy du lịch sinh thái sông nước làm chủ đạo. Các sản phẩm du lịch chính là: Du thuyền dọc sông Đà kết hợp vui chơi giải trí, thưởng thức văn hoá dân gian; Tham quan các điểm lịch sử văn hoá: nhà tù Lai Châu, bản dân tộc...
- Cụm du lịch Tuần Giáo- Pha Đin và phụ cận: Là cụm du lịch tiềm năng với việc khai thác các di tích lịch sử cách mạng ở huyện Tuần Giáo và cảnh quan đèo Pha Đin để phát triển du lịch sinh thái và tham quan nghiên cứu.
Ngoài ra phát triển cụm Mường Nhé cho giai đoạn lâu dài.
2.2.4. Tuyến du lịch :
* Tuyến du lịch nội tỉnh:
- Đường bộ:
+ Tuyến du lịch thành phố Điện Biên Phủ - Thị xã Mường Lay.
+ Tuyến du lịch thành phố Điện Biên Phủ - Tuần Giáo - vùng phụ cận. Ngoài ra còn có các tuyến du lịch phụ với vai trò bổ trợ như:
+ Tuyến du lịch thành phố Điện Biên Phủ - Pá Khoang - Mường Phăng - Bản Phủ - Pa Thơm - Tây Trang (tuyến nội cụm)
+ Tuyến du lịch thành phố Điện Biên Phủ - Mường Chà - Khu bảo tồn tự nhiên Mường Nhé (tuyến chuyên đề)
- Đường sông: Tuyến du lịch dọc theo sông Đà.
* Tuyến du lịch liên tỉnh:
- Đường bộ: tuyến du lịch qua miền Tây Bắc
Tuyến Hà Nội - Vĩnh Phúc - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai - Lai Châu - Điện Biên - Sơn La - Hoà Bình - Hà Tây - Hà Nội và ngược lại.
- Đường hàng không:
Tuyến Hà Nội - Thành phố Điện Biên Phủ và ngược lại
* Tuyến du lịch quốc tế:
- Đường bộ:
+ Tuyến từ Trung Quốc qua cửa khẩu Ma Lu Thàng - Thị xã Mường Lay - Thành phố Điện Biên Phủ sau đó đi các điểm du lịch khác.
+ Tuyến từ Lào qua cửa khẩu Tây Trang - Thành phố Điện Biên Phủ sau đó đi các điểm du lịch khác.
+ Tuyến từ Lào qua cửa khẩu Huổi Puốc - Thành phố Điện Biên Phủ sau đó đi các điểm du lịch khác.
- Tuyến từ Trung Quốc qua cửa khẩu A Pa Chải - Mường Nhé - Mường Chà - Thành phố Điện Biên Phủ sau đó đi các điểm du lịch khác.
- Đường hàng không: Đây là tuyến du lịch tiềm năng đến các nước trong khu vực như Trung Quốc, ASEAN.
2.3. Đầu tư phát triển du lịch :
2.3.1. Các lĩnh vực đầu tư: Với tổng nhu cầu đầu tư đến năm 2020 khoảng
2.820 tỷ đồng, định hướng tập trung đầu tư phát triển trong các lĩnh vực sau:
- Đầu tư phát triển hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch
- Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch: nâng cấp và xây dựng mới các khách sạn trong đó chú ý khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và các khách sạn có tính "dân tộc, dân dã". Ngoài ra cần đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn dân tộc.
- Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí: các công trình văn hoá - thể thao, hội nghị - hội thảo - hội chợ triển lãm tại trung tâm Thành phố Điện Biên Phủ; xây dựng hệ thống công viên vui chơi giải trí, chuyên đề ở các khu du lịch trọng điểm (hồ Pá Khoang, hồ Huổi Phạ, Noong Bua, Hua Pe, Pa Thơm; Noong U..); khu kinh tế cửa khẩu (Tây Trang); xây dựng hệ thống các công viên nhỏ với thảm hoa, cây cảnh đan xen giữa các phố, gần các nhà hàng, khách sạn trong thị xã, thị trấn tạo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp. Phát triển tour du lịch đường sông từ thị xã Mường Lay theo sông Đà.
- Tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng và phát triển hệ thống các bản văn hoá dân tộc Tây Bắc kết hợp lễ hội, nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch
- Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch và tuyên truyền giáo dục nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư
2.3.2. Dự án ưu tiên đầu tư: Có phụ lục chi tiết kèm theo.
3. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch:
Bảo tồn hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh; tăng cường biện pháp quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và hoạt động kinh tế xã hội khác có nguy cơ gây ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên môi trường du lịch; kịp thời khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp các tài nguyên và môi trường du lịch. Trước mắt cần có giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch tại các khu vực có tài nguyên du lịch, các hồ nước, các khu bảo tồn tự nhiên, các di tích lịch sử văn hoá…
4. Các chính sách và giải pháp thực hiện:
- Nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về lợi ích phát triển du lịch, tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch trong cộng đồng dân cư; Kết hợp với nhân dân địa phương, ủng hộ và khuyến khích dân cư trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch.
- Phát triển sản phẩm du lịch, thực hiện đồng bộ các chiến lược sản phảm thị trường: Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ; Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới; Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ; Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới để đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ, mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ về dịch vụ ăn uống, nhà hàng, dịch vụ khách sạn...cho đội ngũ lao động du lịch trên địa bàn song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
- Giữ gìn và phát triển tài nguyên du lịch, ngoài những tài nguyên đã được đánh giá và đưa vào khai thác, không ngừng phát hiện những tài nguyên còn ở dạng tiềm năng, có chính sách khuyến khích phát triển những tài nguyên du lịch nhân tạo, góp phần làm phong phú hệ thống tài nguyên du lịch tỉnh trong xu thế phát triển bền vững.
- Phát triển và mở rộng thị trường, áp dụng đồng thời nhiều chiến lược như:
nhiều sản phẩm cho nhiều thị trường; sản phẩm riêng biệt cho thị trường riêng biệt...
- Nâng cao trình độ quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện.
- Vận dụng một số cơ chế chính sách thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Tăng cường công tác hợp tác, liên kết với vùng du lịch Tây Bắc, thủ đô Hà Nội xây dựng tour và sản phẩm du lịch, phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ quản lý nhà nước, xây dựng các chiến lược thị trường, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tiến tới công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành du lịch và tạo khả năng hội nhập với hoạt động phát triển du lịch cả nước trong khu vực và trên thế giới.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
Sở Thương mại - Du lịch có trách nhiệm tổ chức công bố công khai Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 và Chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đảm bảo đúng quan điểm, mục tiêu, định hướng được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
DANH MỤC
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ƯU TIÊN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 150/QĐ-UBND ngày 31 tháng 01 năm 2008 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Tên dự án | Quy mô (ha) | Phân kỳ vốn đầu tư(Tỷ VND) | Nguồn vốn | Ghi chú | ||||
Tổng | 2006-2010 | 2011-2015 | 2016-2020 | Ngân sách | Khác | ||||
(1) | (2) | (3) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
1 | Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang - Mường Phăng | 2.400 | 1.000 | 100 | 400 | 500 | 250 | 750 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung và XD bản văn hoá |
2 | Trùng tu, tôn tạo và nâng cấp hệ thống di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ phục vụ tham quan du lịch | - | 450 | 50 | 200 | 200 | 112 | 338 | Vốn ngân sách + Kêu gọi từ vốn khác |
3 | Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các trung tâm du lịch | - | 150 | 25 | 50 | 75 | 38 | 112 | Vốn ngân sách + Kêu gọi từ vốn khác |
4 | Trung tâm dịch vụ du lịch tỉnh | 1,5 | 150 | 25 | 50 | 75 | 38 | 112 | Vốn ngân sách + Kêu gọi từ vốn khác |
5 | Trung tâm HN -HT và công viên văn hoá | 5,0 | 50 | 30 | 20 | - | 10 | 40 | Vốn ngân sách + Kêu gọi từ vốn khác |
6 | Khu vui chơi giải trí Noong Bua - Hua Pe kết hợp tham quan bản dân tộc. | 150 | 50 | 30 | 20 | - | 12 | 38 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
7 | Khu du lịch nghỉ dưỡng tắm nước nóng UVa. | 50 | 50 | 30 | 20 | - | 10 | 40 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
8 | Khu du lịch sinh thái hồ Huội Phạ | 100 -150 | 100 | 30 | 70 | - | 20 | 80 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
9 | Khu du lịch sinh thái hang động Pa Thơm | 50 - 100 | 50 | 20 | 30 |
| 10 | 40 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
10 | Khu du lịch hồ và tuyến du lịch trên sông nước ở Thị xã Mường Lay | 50 | 50 | - | - | 50 | 12 | 38 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
11 | Dự án phát triển bản văn hoá các dân tộc Điện Biên ở Noong Bua | - | 150 | - | 50 | 100 | 30 | 120 | Thực hiện theo hình thức lồng ghép các chương trình, dự án của các ngành liên quan |
12 | Khu du lịch sinh thái Khu bảo tồn Mường Nhé | 300 | 30 | - | - | 30 | 8 | 22 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
13 | Dự án tăng cường công tác xúc tiến quảng bá | - | 20 | 5 | 10 | 10 | 4 | 16 | Vốn ngân sách +vón khác |
14 | Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch | - | 20 | 5 | 15 | - | 4 | 16 | Vốn ngân sách +vốn khác |
15 | Khu du lịch sinh thái và văn hóa lịch sử đèo Pha Đin, Pú Nhung, Tênh Phông. | 250 | 25 | 5 | 20 | - | 5 | 20 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
16 | Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang kết hợp du lịch thương mại, công vụ | 20 | 200 | 50 | 50 | 100 | 40 | 160 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
17 | Phát triển tuyến du lịch sinh thái mạo hiểm | - | 50 | - | - | 50 | 13 | 37 | Vốn ngân sách + doanh nghiệp |
18 | Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo | - | 100 | 20 | 30 | 50 | 25 | 75 | Vốn ngân sách thực hiện theo phương thức lồng ghép với các chương trình, dự án khác |
19 | Khu du lịch hồ Noong U | 50 | 30 | - | 10 | 10 | 7 | 23 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
20 | Dự án phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch | - | 150 | - | 50 | 100 | 38 | 112 | Vốn ngân sách |
21 | Khu DL sinh thái tắm khoáng nóng bản Sáng | 50 | 25 | 10 | 15 | - | 7 | 18 | Vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng khung |
| Tổng cộng | Khoảng 4.500 | 2.820 | 420 | 1.000 | 1.400 | 663 | 2.157 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.