ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 150/2002/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 12 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ PHÊ DUYỆT QUY CHẾ GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Theo Quyết định số 1523/QĐ-UB-NCVX ngày 04 tháng 4 năm 1997 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Hội đồng chấm giải văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 1740/QĐ-UB ngày 23 tháng 4 năm 2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về thay đổi, bổ sung thành viên Hội đồng chấm giải “Giải thưởng văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh” ;
Xét đề nghị của Liên Hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố tại Văn bản số số 03/VHNT ngày 30 tháng 10 năm 2002 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay phê duyệt Quy chế Giải thưởng văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh kèm theo quyết định này .
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký .
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố, Chủ tịch Liên Hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố và Tổng thư ký các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành thành viên, các thành viên Hội đồng chấm giải “Giải thưởng văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh” chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.-
Nơi nhận : | KT. CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
|
QUY CHẾ
GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 150 /2002/QĐ-UB ngày 13 / 12/2002 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố).
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Giải thưởng văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh là giải thưởng hai năm một lần cho các tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc thuộc các ngành : Văn học, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh, kiến trúc và múa.
Điều 2.- Những tác phẩm được giải thưởng là những tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật, phản ảnh lịch sử dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa của nhân dân ta. Ưu tiên cho những tác phẩm lấy đề tài về thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG, CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
Điều 3.- Phương thức giới thiệu :
Các tác phẩm tham dự giải thưởng phải được bầu chọn, giới thiệu từ Ban Thư ký của mỗi Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành hoặc từ Hội đồng chấm giải “Giải thưởng văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh”.
Điều 4.- Đối tượng tác giả và tác phẩm được tham dự giải thưởng:
4.1. Về tác giả :
Tất cả văn nghệ sĩ là Hội viên hoặc chưa phải là Hội viên của các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành, hiện đang hoạt động sáng tạo tại thành phố Hồ Chí Minh đều được tham dự giải thưởng.
4.2. Về tác phẩm :
4.2.1.Tác phẩm tham dự giải thưởng là tác phẩm của cá nhân hoặc tập thể tác giả thuộc các ngành : Văn học, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, điện ảnh, nhiếp ảnh, kiến trúc và múa ;
4.2.2. Tác phẩm tham dự giải thưởng phải là tác phẩm mới đã được công bố trong vòng hai năm trước khi xét giải được tính từ ngày 01 tháng 11 năm thứ hai của kỳ chấm giải trước đến hết ngày 30 tháng 10 năm thứ hai của kỳ chấm giải hiện tại ;
4.2.3. Tác phẩm tham dự giải thưởng có thể là tác phẩm đã được tặng giải trong nước hoặc quốc tế.
Điều 5.- Cơ cấu giá trị giải thưởng :
Giải thưởng văn học nghệ thuật của thành phố Hồ Chí Minh được chia thành hai loại :
5.1. Loại “Giải thưởng” :
5.1.1. Cho tác phẩm điện ảnh, sân khấu, múa : Mỗi giải trị giá 35.000.000 đồng.
5.1.2. Cho tác phẩm văn học, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc, nhiếp ảnh : Mỗi giải trị giá 20.000.000 đồng.
5.2. Loại “Tặng thưởng” :
5.2.1. Cho tác phẩm điện ảnh, sân khấu, múa : Mỗi giải trị giá 17.500.000 đồng.
5.2.2. Cho tác phẩm văn học, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc, nhiếp ảnh: Mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng.
5.3. Tỷ lệ phân chia giá trị giải thưởng và tặng thưởng của các tác phẩm được trao giải thuộc các bộ môn : Điện ảnh, sân khấu và múa sẽ do Ban thư ký các Hội quy định.
Chương 3:
SƠ KHẢO VÀ CHUNG KHẢO XÉT VÀ TRAO GIẢI THƯỞNG
Điều 6.- Về công tác Sơ khảo xét giải thưởng :
6.1. Hội đồng chuyên môn và Ban Thư ký từng Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành là Ban sơ khảo xét giải thưởng ở ngành mình.
6.2. Việc sơ khảo được tiến hành hai bước :
6.2.1 : Thường trực các Hội đồng chuyên môn xét chọn.
6.2.2 : Tất cả thành viên trong Hội đồng chuyên môn và Ban Thư ký Hội cung cấp đầy đủ tác phẩm, tham gia xem xét, đọc và bỏ phiếu kín bầu chọn tác phẩm, lập biên bản giới thiệu lên Hội đồng chấm giải.
6.3. Ban sơ khảo của các Hội có thể lưu ý Hội đồng chấm giải về một tác phẩm nào đó hoặc cung cấp cho Hội đồng chấm giải ý kiến của thành viên sơ khảo, nếu có đề xuất đặc biệt.
6.4. Các tác phẩm được chọn đưa vào chung khảo để tham dự xét giải phải có số phiếu thuận quá bán của tổng số thành viên Ban sơ khảo có mặt.
6.5. Thành viên Ban sơ khảo nếu có tác phẩm tham dự xét giải thì không tham gia phần xét và bỏ phiếu cho tác phẩm của mình.
6.6. Các cuộc họp sơ khảo ở các Hội chuyên ngành đều phải ghi biên bản. Các biên bản, bản giám định và phiếu bầu của các thành viên đều phải lưu giữ đầy đủ và chuyển giao tới Hội đồng chấm giải.
6.7. Mỗi Hội chuyên ngành được chọn tối đa không quá 03 (ba) tác phẩm để giới thiệu tham dự xét giải.
Điều 7.- Về công tác chung khảo xét giải thưởng :
7.1. Hội đồng chấm giải Giải thưởng văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh” thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 1523/QĐ.UB.NC.VX ngày 04 tháng 4 năm 1997 của Ủy ban nhân dân thành phố.
7.2. Hội đồng chấm giải làm việc tập thể, trao đổi, thảo luận, đánh giá, so sánh thật cụ thể, khách quan các tác phẩm do các Hội chuyên ngành tuyển chọn sơ khảo để chọn ra những tác phẩm có giá trị nhất và bỏ phiếu kín đề nghị Thường trực Thành Ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xét tặng giải thưởng.
7.3. Tác phẩm được “Giải thưởng” hoặc “Tặng thưởng” đều phải đạt quá bán số phiếu thuận của tất cả thành viên Hội đồng có mặt trong phiên họp xét chọn.
7.4. Nếu thành viên Hội đồng có tác phẩm tham dự vòng chung khảo thì bản thân thành viên đó không tham gia phần đánh giá và bỏ phiếu cho tác phẩm của mình.
7.4. Tất cả các phiên họp của Hội đồng đều phải có biên bản. Các biên bản, các giám định và phiếu bầu đều phải được lưu giữ.
Điều 8.- Các tác phẩm được trao giải thưởng chỉ có giá trị và được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng sau khi đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ký quyết định tặng giải thưởng.
Chương 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9.- Giải thưởng văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh được tiến hành xét chọn vào ngày 01 tháng 11 năm thứ hai của kỳ chấm giải hiện tại.
Điều 10.- Thường trực Hội đồng giải thưởng cùng với Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ :
10.1. Đôn đốc các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành về tiến trình xét chọn phần sơ khảo cho kịp thời gian chung.
10.2. Dự trù kinh phí cho công tác giải thưởng bao gồm các việc tổ chức đi khảo sát, xem phim, xem kịch, xem các vở múa, mua sách, sao chụp sách và mọi chi phí khác.
10.3. Văn phòng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố có nhiệm vụ mời họp, tổ chức các cuộc họp làm việc của Hội đồng chung khảo. Tiến hành các khâu chuẩn bị cho lễ trao giải.
10.4. Các thành viên Hội đồng chung khảo, Ban sơ khảo ở các Hội chuyên ngành, ban tổ chức, các thư ký, phục vụ được hưởng một khoản thù lao cho các công việc mà mình tham gia, trích ra từ kinh phí tổ chức giải thưởng.
Điều 11.- Trong quá trình thực hiện, Quy chế này sẽ được Ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế theo đề nghị của Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố và Hội đồng chấm giải “Giải thưởng văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh”.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.