BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2001/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 15/2001/QĐ-BGD&ĐT NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH LẬP DỰ TOÁN VÀ THANH QUYẾT TOÁN CHI TIÊU ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRONG CƠ QUAN BỘ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước;
Theo đề nghị của ông Chánh Văn phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định lập dự toán và thanh quyết toán chi tiêu đối với các đơn vị trong cơ quan Bộ.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Phát (Đã ký) |
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH
LẬP DỰ TOÁN VÀ THANH QUYẾT TOÁN CHI TIÊU ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ TRONG CƠ QUAN BỘ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 14 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 1. Phạm vi áp dụng và đối tượng áp dụng
Quyết định này quy định về việc lập dự toán và thanh quyết toán chi tiêu bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp đối với các đơn vị trong cơ quan Bộ (gồm các Vụ, Thanh tra giáo dục và Văn phòng). Việc lập dự toán và thanh toán chi tiêu đối với các đề tài, đề án tuân theo các quy định khác.
Điều 2. Dự toán
Dự toán bao gồm dự toán năm và dự toán quý.
1. Yêu cầu đối với việc lập dự toán
Việc lập dự toán phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a. Đúng quy định, biểu mẫu của mục lục ngân sách (theo mẫu số 1).
b. Đúng thời gian quy định:
- Đối với dự toán năm: trước ngày 15/8 năm trước.
- Đối với dự toán quý: trước ngày 15 của tháng cuối quý trước.
c. Phải thuyết minh rõ cơ sở tính toán.
d. Bảo đảm sát với thực tế chi tiêu và nằm trong giới hạn các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Trình tự lập dự toán:
a. Các đơn vị lập dự toán năm theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch được giao gửi Phòng Kế toán theo thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này.
b. Phòng Kế toán lập dự toán các khoản chi thường xuyên (lương, phụ cấp, xăng xe, thuốc chữa bệnh, điện, điện thoại...) và tổng hợp dự toán của tất cả các đơn vị trong cơ quan Bộ, trình Chánh Văn phòng. Chánh Văn phòng xem xét dự toán và trình Bộ (Vụ Kế hoạch và Tài chính) phê duyệt.
c. Khi kế hoạch năm của đơn vị được phê duyệt, Văn phòng có trách nhiệm phân bổ kinh phí theo 2 phần:
- Phần chi chung cho cơ quan (có tính cố định) như nội dung các khoản chi thường xuyên nêu tại điểm b khoản 2 của Điều này.
- Phần còn lại phân bổ để các đơn vị chủ động sử dụng trên cơ sở nhiệm vụ phải thực hiện trong năm của các đơn vị.
d. Sau khi có số liệu phân bổ chính thức, Văn phòng có trách nhiệm thông báo lại cho các đơn vị lập dự toán biết và chỉ đạo Phòng Kế toán chi theo nhu cầu của từng đơn vị trong khuôn khổ kinh phí được phân bổ và dự toán được duyệt. Nhu cầu nào không thực hiện được do kinh phí không đủ chi, các đơn vị trình lãnh đạo Bộ để có hướng giải quyết.
Điều 3. Tạm ứng.
1. Điều kiện để tạm ứng:
Các nội dung chi phải có trong dự toán được duyệt. Đối với các khoản chi đột xuất không có trong dự toán phải được Lãnh đạo Bộ phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Chánh Văn phòng duyệt .
2. Đối tượng cấp tạm ứng: cán bộ, công chức thuộc các đơn vị trong cơ quan Bộ.
3. Mức tạm ứng: Văn phòng căn cứ vào khả năng kinh phí hiện có để giải quyết cấp tạm ứng 1 hoặc 2 lần nhưng tổng số không vượt quá số dự toán.
4. Trình tự và thủ tục tạm ứng: khi đã có đủ điều kiện tạm ứng, các cá nhân, đơn vị làm giấy đề nghị tạm ứng. Đối với tạm ứng tiền mặt theo mẫu số 2, tạm ứng séc theo mẫu số 3. Giấy đề nghị tạm ứng phải ghi đủ các mục theo mẫu.
5. Thời hạn thanh toán tạm ứng:
a. Sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc đối với các nội dung công việc sau: hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn; mua sắm tài sản, thiết bị, văn phòng phẩm, dụng cụ văn phòng; vé máy bay, tàu xe, công tác phí.
b. Đối với các chương trình, đề tài: theo đúng tiến độ trong hợp đồng nghiên cứu khoa học và thời hạn đặt ra trong giấy đề nghị tạm ứng.
c. Đối với sửa chữa thiết bị, nhà cửa: sau khi có biên bản nghiệm thu.
Các trường hợp tạm ứng đều phải được thanh toán đúng thời hạn quy định trên đây. Phòng Kế toán sẽ từ chối giải quyết tạm ứng tiếp để chi các nội dung khác đối với các đơn vị, cá nhân không thanh toán tạm ứng đúng hạn.
Mọi khoản tạm ứng trong năm đều phải thanh toán trước ngày 25/12. Trước thời hạn 01 tháng, Văn phòng sẽ có thông báo và nhắc nhở các đơn vị về các khoản tạm ứng phải thanh toán.
Điều 4. Chứng từ thanh toán.
Chứng từ thanh toán được quy định cụ thể đối với một số loại hình chi tiêu như sau:
1. Việc mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việc (sau đây gọi chung là hàng hoá): được quy định tại Thông tư số 121/2000/TT-BTC ngày 29-12-2000 của Bộ Tài chính:
a. Hàng hoá có đơn giá hoặc tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên phải tổ chức mua sắm theo các hình thức và quy định tại Thông tư 121/2000/TT-BTC ;
b. Hàng hoá có giá trị dưới 100 triệu đồng: Bộ quyết định lựa chọn hình thức mua sắm phù hợp, có hiệu quả, có thể áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp hoặc chỉ định.
2. Sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ:
a. Đối với sửa chữa lớn các công trình có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên:
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán nếu công trình đầu tư bằng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Bản dự toán, quyết toán hoặc tổng quyết toán công trình được duyệt nếu công trình được đầu tư bằng các nguồn vốn khác.
- Hợp đồng kinh tế.
- Biên bản của Hội đồng nghiệm thu công trình.
b. Đối với sửa chữa các công trình có giá trị dưới 10 triệu đồng :
- Dự toán và quyết toán công trình sửa chữa được duyệt.
- Các chứng từ, hoá đơn hợp pháp khác.
3. Hội nghị:
- Quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép tổ chức hội nghị hoặc giấy mời họp do Chánh Văn phòng ký.
- Dự toán được lãnh đạo Bộ duyệt hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo uỷ quyền của lãnh đạo Bộ.
- Hợp đồng thuê khách sạn, báo giá ăn, ở...(nếu có)
- Danh sách có chữ ký nhận tiền của đại biểu tham dự.
- Hoá đơn, phiếu thu séc (nếu có) và các chứng từ chi khác.
- Bảng tổng hợp thanh toán chi (theo mẫu số 4)
4. Đoàn vào:
- Quyết định đón đoàn vào của lãnh đạo Bộ.
- Dự toán được lãnh đạo Bộ duyệt hoặc tổ chức phê duyệt theo uỷ quyền của lãnh đạo Bộ.
- Báo giá ăn ở của khách sạn, phương tiện đi lại (nếu có).
- Hợp đồng kinh tế nếu phải thuê xe hoặc ăn ở của khách có giá trị trên 10 triệu đồng và thanh lý Hợp đồng.
- Hoá đơn, vé, biên lai lệ phí.
- Bảng tổng hợp thanh toán chi (theo mẫu số 4).
- Phiếu thu séc của đơn vị thụ hưởng séc (nếu có).
5. Hợp đồng nghiên cứu khoa học, đề tài, đề án cấp Bộ
Việc lập dự toán và thanh quyết toán chi tiêu đối với các hợp đồng nghiên cứu khoa học, đề tài, đề án cấp Bộ được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 5. Hợp đồng và Thanh lý Hợp đồng
Khi làm Hợp đồng và Thanh lý Hợp đồng được lập theo mẫu số 5 và số 6 ban hành kèm theo bản Quy định này và làm thành 4 bản: 1 bản lưu tại Kho bạc Nhà nước, 1 bản lưu tại Phòng Kế toán, 1 bản kèm theo chứng từ chi hoặc chuyển tiền qua Ngân hàng, 1 bản lưu tại đơn vị hoặc đối tác (nếu có).
Tất cả các nội dung phát sinh ngoài dự toán, nếu có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên thì phải ký tiếp một bản hợp đồng khác hoặc phụ lục và thanh lý hợp đồng sau khi hoàn thành.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.