UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1494/2005/QĐ-UB | Việt trì, ngày 8 tháng 6 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V: PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SÔNG TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2005-2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 và Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 311/QLVT ngày 27 tháng 5 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải đường bộ, đường sông tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2005-2020 với những nội dung chủ yếu như sau:
I - MỤC TIÊU QUY HOẠCH
+ Làm cơ sở để quyết định các chủ trương đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống vận tải đường bộ, đường sông tỉnh Phú Thọ một cách hợp lý và đồng bộ, có quy mô phù hợp với từng khu vực huyện, xã trong tỉnh; từng bước hình thành những trung tâm kết nối giữa 2 phương thức vận tải chủ đạo là vận tải đường bộ, đường sông với các phương thức vận tải khác.
+ Tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của các tuyến vận tải, cảng, bến bãi, đáp ứng yêu cầu vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng hoá, phục vụ hành khách với chất lượng cao, hiệu quả.
+ Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo chủ trương của tỉnh trên cơ sở phát huy nội lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bằng mọi nguồn vốn nhằm phát triển bền vững.
+ Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý từ tỉnh đến cơ sở và từng đơn vị vận tải, mở rộng hoạt động cung cấp các dịch vụ vận tải.
II - NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI
GIAI ĐOẠN 2005-2020
1. Vận tải đường bộ.
a) Phương tiện vận tải.
+ Phương tiện vận tải hàng hoá:
Phát triển ô tô vận tải hàng hoá năm 2020 là 25.833 chiếc có trọng tải từ 5 tấn đến trên 9 tấn.
Cơ cấu chủng loại phương tiện:
Loại phương tiện | Giai đoạn 2004-2010 | Giai đoạn 2010-2020 |
- Dưới 5 tấn | 30% | 20% |
- Từ 5 tấn - 7 tấn | 35% | 30% |
- Từ 7 tấn - 9 tấn | 20% | 25% |
- Trên 9 tấn | 15% | 25% |
+ Phương tiện vận tải hành khách:
Đến năm 2020 là 3.392 xe chở khách các loại từ 9 đến trên 50 ghế.
b) Luồng tuyến vận tải hành khách:
- Tập trung phát triển theo hướng chất lượng ngày càng cao đối với các tuyến đã có.
- Mở mới các tuyến liên tỉnh khi đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á hoàn thành.
c) Vận tải hành khách bằng xe buýt trong thị xã và thành phố:
- Đến năm 2020 thành phố Việt Trì cần có 7 tuyến nội thị, 4 tuyến ngoại thành và kế cận với 153 xe.
- Thị xã Phú Thọ có 5 tuyến với 75 xe ô tô.
Tổng đến năm 2020 cần 228 xe ô tô buýt loại bình quân 60 chỗ.
2. Quy hoạch bến xe
Các huyện, thành, thị giai đoạn 2004-2010 đều nâng cấp và xây dựng để có 1 bến xe loại 4 tại vị trí trung tâm thuận lợi, riêng đối với:
- Thành phố Việt Trì: gồm 2 bến xe khách và 2 bến xe tải.
Giai đoạn 2005 - 2010 xây dựng bến xe khách phía Bắc loại III tại khu vực đầu mối giao thông kết nối với đường xuyên Á, khu du lịch Đền Hùng. Đến giai đoạn 2010 - 2020 nâng lên thành bến xe loại I.
Bến xe khách phía Đông Nam bố trí gắn kết với ga hành khách Việt Trì, quy mô loại 2.
Bến xe tải Tây Bắc bố trí gần khu vực ga Thuỵ Vân, gắn kết với ga, với khu công nghiệp, quy mô loại III.
Bến xe tải phía Đông Nam tại khu vực ngã 3 QL 2 và đường Nguyễn Tất Thành gắn kết phục vụ cảng vụ, quy mô loại III.
Bến xe trung tâm Việt Trì chuyển sang làm điểm đỗ xe qua đêm. Ngoài ra XD thêm các bãi đỗ xe qua đêm tại các phường xã như: Bến Gót, Thọ Sơn, Tiên Cát, Tân Dân, Dữu Lâu, Nông Trang, Vân Cơ. Tổng quỹ đất lấy bằng 2,5 % đất xây dựng đô thị.
Điểm dừng xe đón trả khách xây dựng theo hình thức nhà chờ, dọc các trục đường chính trong thành phố, với khoảng cách 700m - 1.000m một điểm. Các nhà chờ có thể kết hợp với nhà chờ xe buýt.
- Thị xã Phú Thọ: Giai đoạn 2010 - 2020 nâng lên tiêu chuẩn bến xe loại II. Đồng thời xây dựng thêm 1 bến xe cấp 4 tại ngã 3 Hà Lộc (nơi giao nhau giữa tỉnh lộ 311 và tỉnh lộ 315). Làm nhiệm vụ vận chuyển hành khách theo các tuyến phía Bắc đồng thời đây cũng là điểm cuối cho 1 số tuyến xe buýt.
- Huyện Thanh Sơn có 3: Bến thị trấn Thanh Sơn loại 2. Bến xe Thu Cúc và bến xe Đề Ngữ loại 4.
- Bãi đỗ qua đêm: Trên QL2, QL70, QL32 xây dựng bãi đỗ xe qua đêm tại Phù Ninh, Đoan Hùng (sát địa phận Hạ Hoà), Cẩm Khê, Thanh Sơn.
Khu vực đường Hồ Chí Minh và đường xuyên Á, căn cứ vào điều kiện thực tế để XD các bãi đỗ cho phù hợp.
Tổng nhu cầu sử dụng đất của hệ thống bến xe khách và bến xe buýt như sau:
STT | Hệ thống | Quỹ đất 2010 (m2) | Quỹ đất 2020 (m2) |
1 | Bến xe khách | 85.000 | 93.000 |
2 | Bến xe buýt | 36.960 | 110.160 |
| Tổng cộng | 121.960 | 203.160 |
2. Vận tải đường sông
a) Phương tiện vận tải:
- Có sự lựa chọn các loại tàu đẩy để đầu tư phát triển gia tăng hàng năm.
- Ưu tiên loại phương tiện có trọng tải từ 50-150 tấn để hoạt động tới các huyện ven sông trong tỉnh và > 300 tấn để vận chuyển từ Việt Trì đi Lao Cai - Tuyên Quang và ngược lại.
- Nghiên cứu đầu tư phát triển một số phương tiện có trọng tải lớn để vận chuyển đường dài trên các tuyến liên tỉnh Việt Trì - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Phát triển hệ thống vận tải hành khách bằng đường sông.
b) Mạng lưới cảng, bến bãi.
+ Mục tiêu chung: Tập trung xây dựng một số cảng hiện đại có công nghệ tiên tiến tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Phấn đấu đến năm 2020 các cảng đầu mối có năng xuất bốc xếp hàng bao kiện tính trên 1m dài = 2.000 tấn/năm.
Tỷ lệ chuyển thẳng đạt 80 - 90 % đối với hàng bao kiện.
Cơ giới hoá 100% các cảng đầu mối và 60 - 70 % các cảng địa phương.
Nghiên cứu khả năng khai thác hàng Conainer.
Chuẩn bị điều kiện luồng tuyến cho phép tàu 500 tấn ra vào.
+ Quy hoạch cảng sông tỉnh Phú Thọ
- Cảng đầu mối Việt Trì đến năm 2020: Cho tàu có trọng tải 400 tấn. Đoàn xà lan từ 400 - 600 T + Tàu 150 - 135 + 225 CV vào.
Đầu tư hoàn thiện kho bãi, đường trong ngoài cảng và các hệ thống kỹ thuật cho cảng.
Năng lực bốc xếp của cảng đạt 1,25 triệu tấn/năm.
Hoàn thiện hệ thống đường sắt của cảng với hệ thống đường sắt quốc gia.
Quy hoạch mặt bằng cho cảng Việt Trì đến năm 2020 là 17,55 ha.
- Cảng thị xã Phú Thọ: Đầu tư XD ở thị xã Phú Thọ thành một cảng địa phương cấp tỉnh có chức năng là một cảng tổng hợp. Cảng sẽ có nhiệm vụ cấp hàng hoá cho thị xã, các huyện ở phía Bắc tỉnh và khu vực xung quanh.
Đến năm 2020 có 1 dây truyền bốc xếp nhằm đảm bảo lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 200.000 T/năm.
Luồng vào cảng: Xây dựng đảm bảo cho tàu 200 tấn lưu thông.
- Cảng Yến Mao: Quy hoạch cảng sông chuyên dùng phục vụ cho chủ trương nâng công xuất bột giấy ở Bãi Bằng lên 200.000 T/năm và Nhà máy xi măng Yến Mao công suất 1,2 triệu tấn/năm.
Đến giai đoạn năm 2020 đầu tư thêm 1 cảng sông ở Thạch Đồng (huyện Thanh Thuỷ) công suất 500.000 tấn/năm phục vụ cho vận tải khoáng sản cao lanh, Fenspat và phục vụ khu công nghiệp Trung Hà.
- Cảng An Đạo: Đến giai đoạn 2010 - 2020 nâng cấp cải tạo cảng chuyên về bốc xếp vật liệu xây dựng, hàng hoá - Quy mô 800.000 tấn/năm.
- Cảng Minh Phương: Xây dựng cảng chuyên về hàng hoá phục vụ khu CN Thuỵ Vân - Quy mô 500.000 tấn/năm trong giai đoạn 2006 - 2020.
- Cảng Bạch Hạc: Xây dựng cảng mới chuyên về hàng hoá, hỗ trợ giảm tải cảng Việt Trì và dự phòng khả năng quy hoạch Việt Trì thành thành phố lễ hội. Công suất cảng 800.000 tấn.
- Bến tàu khách: Xây dựng bến tàu khách tại Việt Trì và Hùng Lô phục vụ các tuyến đường sông đi Hà Nội, Hoà Bình, Tuyên Quang và du khách đến lễ hội Đền Hùng.
- Xây dựng mới cảng nội địa ICD tại Khu công nghiệp Thuỵ Vân giai đoạn 2006 - 2020.
+ Quy hoạch hệ thống kho tàng, bến bãi.
- Tổ chức hệ thống kho hàng, bến bãi để thu gom tiếp chuyển hàng hoá giữa các loại hình vận tải đường sông, đường bộ, đường sắt.
Đến năm 2010 nghiên cứu xây dựng kho chứa hàng hoá tại thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.
Từ 2010 - 2020 xây dựng thêm hệ thống bến bãi, kho chứa tại thành phố, thị xã, các khu kinh tế tập trung.
Cấp xã phường nằm theo các sông Lô, sông Hồng, sông Đà cần đầu tư 1 vị trí bến ở xã hoặc phường với quy mô thích hợp, khoảng 50 bến, ước tính vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.
+ Quy hoạch luồng tuyến vận tải đường sông.
Mục tiêu: Nâng cấp các tuyến vận tải chính để đưa vào đúng cấp kỹ thuật (B.H.R) cần thiết. (Bao gồm cả thời gian chạy tàu trong ngày).
Tuyến Việt Trì - Tuyên Quang: Đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn cấp 3, B = 30m, H = 1.5m.
Tuyến Việt Trì - Yên Bái: Từ nay đến năm 2020 nâng lên tiêu chuẩn cấp III.
Tuyến Việt Trì - Hà Nội: Nâng tiêu chuẩn cấp II vào năm 2020.
Tuyến Việt Trì - Bãi Bằng: Đạt tiêu chuẩn cấp II.
Ngoài ra cần mở thêm các tuyến du lịch trên sông Hồng, sông Lô đi Hà Nội, Tuyên Quang, Hoà Bình.
4. Quy hoạch công nghiệp GTVT.
a) Về phương tiện vận tải đường bộ: Giai đoạn 2004 - 2010 đầu tư 2 dây truyền lắp ráp, sản xuất ô tô xe máy tại Khu công nghiệp Thuỵ Vân và Khu công nghiệp Trung Hà.
Hỗ trợ các thành phần kinh tế tư nhân, tập thể và các doanh nghiệp trong lĩnh vực lắp ráp phương tiện đơn giản (xe máy, xe vận tải nhỏ) về mặt kỹ thuật và vốn đầu tư.
Đưa dây truyền sản xuất phụ tùng, cơ điện ô tô xe máy thuộc khu Công nghiệp Thuỵ Vân, thành phố Việt Trì vào hoạt động theo dự kiến.
Xây dựng các nhà máy, dây truyền chuyên môn hoá trong lĩnh vực bảo dưỡng, sửa chữa, đáp ứng được các loại phương tiện đời mới.
b) Về phương tiện vận tải đường sông: Di dời 2 nhà máy đóng tàu Sông Lô và Công ty cổ phần cơ khí giao thông vận tải về địa điểm mới, dự kiến vào khu công nghiệp Bạch Hạc.
- Nhà máy đóng tàu sông Lô: Nâng công suất đạt 40.000 T.phương tiện/năm.
- Xí nghiệp cơ khí giao thông Phú Thọ: giai đoạn 2010 - 2020 công suất đạt 5.000 - 7.000 T.phương tiện/năm.
- Ngoài ra khuyến khích tư nhân tham gia vào lĩnh vực này trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng.
- Giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần nghiên cứu xây dựng thiết lập hệ thống trạm đăng kiểm tàu sông đồng bộ và đầu tư trang thiết bị công nghệ phục vụ bốc xếp hàng hoá với trọng tải lớn.
III - TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Nhu cầu vốn đầu tư để phát triển vận tải
ĐVT: Tỷ đồng
STT | Hạng mục | Giai đoạn | Ghi chú | |
2005 - 2010 | 2011 - 2020 | |||
I | Đường bộ: |
|
|
|
1 | Phương tiện VT HH | 2.804 | 15,691 |
|
2 | Phương tiện VTHK | 342 | 1034,50 |
|
3 | VT bằng xe buýt | 47,76 | 204,54 |
|
4 | Bến xe, điểm đỗ | 10,35 | 4,85 | Nâng cấp |
II | Đường sông: |
|
|
|
1 | Phương tiện | 504,60 | 317,9 | Nâng cấp |
2 | Cảng, bến bãi | 73,5 | 134,5 |
|
3 | Kho chứa tại Việt Trì, PT | 8 | 10 |
|
4 | Cải tạo luồng lạch | 23,7 | 47,2 |
|
2. Cơ cấu vốn:
a) Phân chia vốn đầu tư cho phát triển vận tải hàng hoá | ||
Thành phần kinh tế | Năm 2010 (tỷ đồng) | Năm 2020 (tỷ đồng) |
- Cổ phần | 442 |
|
- Tập thể |
|
|
- Tư nhân |
|
|
b) Vốn đầu tư cho phương tiện vận tải hành khách | ||
- Cổ phần | 69,9 | 211,5 |
- Tập thể | 115,8 | 350,2 |
- Tư nhân | 156,3 | 472,8 |
c) Vốn đầu tư cho vận tải đường sông | ||
- Vốn nhà nước | 72 | 126 |
- Thành phần KT khác | 432,6 | 191,9 |
d) Vốn đầu tư cho xe buýt: áp dụng phương án xã hội hoá cho các thành phần kinh tế tham gia.
- Đấu thầu mở tuyến
- Ưu đãi vay vốn mua phương tiện, thuê đất…
3. Các chính sách và giải pháp thực hiện
a) Ngoài các chính sách, giải pháp chung của ngành GTVT áp dụng thì một số chính sách giải pháp cụ thể cần sử dụng như:
- Đầu tư có trọng điểm các công trình và đưa vào khai thác sớm.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình giao thông, bến bãi có thu phí theo quy định.
- Cổ phần hoá toàn bộ các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bốc xếp để thu hút vốn từ những thành viên tham gia doanh nghiệp.
- Đa dạng hoá các biện pháp huy động sức dân và các doanh nghiệp để đầu tư xây dựng. Thực hiện dân chủ, công bằng, chất lượng và hiệu quả đầu tư.
b) Các giải pháp huy động vốn:
- Huy động vốn từ Trung ương; vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước; vốn từ các dự án đầu tư nước ngoài trên cơ sở xác định các dự án trọng điểm để đầu tư.
- Xây dựng cơ chế riêng về vay tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn mua phương tiện để tham gia trong lĩnh vực vận tải.
- Phát hành trái phiếu công trình giao thông.
- Huy động đầu tư từ các doanh nghiệp.
- Thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển giao thông vận tải.
c) Tăng cường công tác quản lý:
+ Về quản lý phương tiện:
- Kiên quyết xử lý những phương tiện chở quá khổ, quá tải, quá niên hạn sử dụng. Các phương tiện thô sơ tự chế.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát phương tiện, xử lý nghiêm những lỗi vi phạm.
+ Về quản lý luồng tuyến:
- Mở rộng các tuyến vận tải đường bộ, đường sông trên cơ sở khảo sát kỹ các điều kiện kỹ thuật.
- Xây dựng các tuyến vận tải hành khách liên huyện, liên tỉnh.
- Phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sông để ngăn chặn tình trạng vận tải hành khách, hàng hoá không đúng quy định.
+ Quản lý bến bãi:
- Thực hiện quy chế bắt buộc phương tiện đón trả khách đúng quy định.
- Xây dựng quy chế của bến bãi. Tăng cường công tác trật tự an toàn, văn minh.
+ Đối với cảng sông:
- Cần bố trí lại dây truyền hoạt động, phương thức hoạt động để tận dụng hết công suất. Nạo vét thường xuyên để tàu bè ra vào an toàn. Cơ giới hoá xếp dỡ để tăng năng suất.
- Đối với các bến đò ven sông cần có quy định bắt buộc về việc lập bến. Các bến đò chỉ mở dưới danh nghĩa cơ quan quản lý cấp xã.
Điều 2. Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp các ngành, các cấp, các huyện, thành, thị triển khai thực hiện quy hoạch được duyệt tại Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.