ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1492/QĐ-UBND | Rạch Giá, ngày 02 tháng 7 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG NGÀNH CÔNG AN TỈNH KIÊN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 tháng 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Kiên Giang;
Xét Đề án số 504/ĐA-CAT-PV11 ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Công an tỉnh và Tờ trình số 144/TTr-SNV ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án số 504/ĐA-CAT-PV11 ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Công an tỉnh Kiên Giang về thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong ngành Công an tỉnh Kiên Giang (kèm theo Đề án).
Điều 2. Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Đề án đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 05 ngày kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
BỘ CÔNG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 504/ĐA-CAT-PV11 | Rạch Giá, ngày 14 tháng 6 năm 2010 |
ĐỀ ÁN
THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG NGÀNH CÔNG AN TỈNH KIÊN GIANG
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỜI GIAN QUA
1. Căn cứ
- Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 ngày 6 tháng 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 104/2006/QĐ-BCA(X13) ngày 07 tháng 02 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Kế hoạch số 755/KH-CAT(PV11) ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Công an tỉnh về đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong lực lượng Công an Kiên Giang giai đoạn 2007 - 2010.
2. Thực trạng và tình hình thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua
a) Thực trạng
Xác định công tác cải cách thủ tục hành chính là khâu trọng tâm trong công tác cải cách hành chính, là một trong những nội dung được Công an tỉnh quan tâm thực hiện để cải tiến lề lối làm việc trong lãnh đạo điều hành, tập trung chỉ đạo làm chuyển biến được tình hình an ninh, trật tự (ANTT) và giải quyết các vấn đề phức tạp nổi lên. Xuất phát từ tinh thần đó, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo thực hiện cải cách thủ tục hành chính quyết liệt, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục cho cá nhân, tổ chức; mạnh dạn bãi bỏ hoặc đề xuất bãi bỏ các giấy tờ không cần thiết, giấy tờ có nội dung thông tin trùng lặp, hạn chế yêu cầu xác nhận vào mẫu đơn, mẫu tờ khai, loại bỏ các yêu cầu điều kiện mâu thuẫn, chồng chéo hoặc được ban hành không đúng thẩm quyền. Việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính trên các lĩnh vực thuộc phạm vi, chức năng quản lý ngành công an đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không gây phiền hà, sách nhiễu, tạo điều kiện thuận lợi trong giải quyết công việc cho tổ chức và công dân nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và phục vụ hiệu quả các yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng công an.
b) Tổ chức bộ máy
Công an tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức bộ máy gồm 29 phòng trực thuộc, trong đó có một số phòng có chức năng thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân là:
- Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với người nước ngoài lưu trú, hoạt động tại địa phương (cấp bổ sung, sửa đổi thị thực; cấp thẻ thường trú, thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú); tổ chức công tác xét duyệt, đề nghị Bộ cấp hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh cho công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy: tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy theo thẩm quyền; thẩm duyệt, kiểm tra thi công, tham gia nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với các dự án quy hoạch, dự án xây dựng, công trình xây dựng theo phân cấp của Bộ Công an; cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, xăng dầu, chất lỏng dễ cháy, chất khí, chất độc, chất phóng xạ trong phạm vi thẩm quyền; cấp giấy phép xác nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
- Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội: thực hiện công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (trừ vũ khí do Quân đội quản lý và vật liệu nổ công nghiệp); quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự và quản lý con dấu; cấp, quản lý chứng minh nhân dân và các giấy tờ đi lại khác theo quy định.
- Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ: tổ chức đăng ký, cấp biển số, thu hồi đăng ký biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
3. Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính
- Đẩy mạnh cải cách hành chính là một nội dung quan trọng trong chương trình cải cách ở các cơ quan nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do vậy, việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác hành chính nhà nước là một yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước.
- Để thực hiện mục tiêu, yêu cầu chung về cải cách hành chính theo hướng tạo thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân đến làm thủ tục hành chính (đề nghị cấp hộ chiếu, giấy thông hành biên giới; thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy; đăng ký con dấu; kinh doanh ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự; cấp chứng minh nhân dân; đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ...), Công an tỉnh đã xây dựng Đề án thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực quản lý nhà nước do ngành công an quản lý.
II. PHƯƠNG ÁN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Mục đích, yêu cầu
- Tiếp tục rà soát, bố trí sắp xếp lại tổ chức bộ máy công an các cấp theo hướng tinh gọn, hợp lý, rõ về chức năng nhiệm vụ, đảm bảo về hiệu lực, hiệu quả công tác. Củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chiến sĩ công an; quan tâm rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, thái độ, lễ tiết tác phong trong thi hành công vụ, nhất là văn hóa ứng xử trong giải quyết công việc có liên quan đến tổ chức, công dân, quyết tâm xây dựng lực lượng công an trong sạch, vững mạnh. - Rà soát lại các thủ tục hành chính, tự bãi bỏ, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc trình cấp trên xem xét hủy bỏ, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính. Tiếp tục cải tiến, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi cho tổ chức và công dân nhưng phải đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực an ninh, trật tự và phục vụ hiệu quả các yêu cầu nghiệp vụ của lực lượng công an.
- Phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính ở công an các đơn vị, địa phương. Thủ trưởng công an các cấp phải xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên ở đơn vị, địa phương mình để nâng cao tinh thần trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả.
2. Nguyên tắc
- Niêm yết công khai, minh bạch các thủ tục (các loại giấy tờ, biểu mẫu) và quy trình, thời gian giải quyết công việc, phí và lệ phí theo quy định để tổ chức, công dân biết và thực hiện thuận lợi.
- Các loại thủ tục hành chính phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện, đảm bảo tiếp nhận và giải quyết công việc cho tổ chức, công dân một cách nhanh chóng, thuận tiện, đúng quy định của pháp luật.
3. Phạm vi đề án
Thực hiện ở các đơn vị thuộc Công an tỉnh: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ.
4. Các lĩnh vực thực hiện cải cách thủ tục hành chính
4.1. Quản lý xuất, nhập cảnh: 08 thủ tục.
4.2. Quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy: 06 thủ tục.
4.3. Đăng ký, quản lý con dấu: 02 thủ tục.
4.4. Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện: 04 thủ tục.
4.5. Cấp giấy chứng minh nhân dân: 03 thủ tục.
4.6. Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: 06 thủ tục.
5. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
5.1. Tên gọi: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
5.2. Cơ cấu tổ chức:
Công an tỉnh bố trí Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính gồm: 03 cán bộ
- Tổ trưởng: do Đội trưởng kiêm nhiệm.
- Tổ viên: 02 người.
5.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả:
Nhận hồ sơ, viết phiếu hẹn tiếp nhận, chuyển trả kết quả giải quyết công
việc cho tổ chức, cá nhân.
5.4. Mối quan hệ giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng chuyên môn:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, nhận hồ sơ ra phiếu hẹn; chuyển cho các bộ phận chuyên môn giải quyết, trình ký, chuyển trả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
III. QUY ĐỊNH THỜI GIAN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA TRONG NGÀNH CÔNG AN KIÊN GIANG
1. Lĩnh vực quản lý xuất, nhập cảnh
1.1. Thủ tục cấp, sửa đổi hộ chiếu phổ thông
- Hồ sơ gồm:
+ 01 tờ khai (theo mẫu TK/XC);
+ 04 ảnh 4x6cm (mới chụp, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, phông nền màu trắng).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 08 ngày làm việc.
- Lệ phí:
+ Cấp lần đầu 200.000đ (nếu có trẻ em đi kèm chung hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì thu thêm 50.000đ);
+ Cấp lại do bị hư hỏng hoặc bị mất: 400.000đ; cấp lại do hộ chiếu hết hạn hoặc tách trẻ em từ hộ chiếu của cha hoặc mẹ: 200.000đ;
+ Bổ sung, sửa đổi hộ chiếu 50.000đ.
1.2. Thủ tục cấp giấy phép cho người nước ngoài vào khu vực cấm, khu vực biên giới
- Hồ sơ gồm:
+ Văn bản của tổ chức, cơ quan bảo lãnh hoặc đơn của người nước ngoài đề nghị cấp giấy phép vào khu vực cấm, khu vực biên giới;
+ Hộ chiếu của người nước ngoài.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.
- Lệ phí: 10USD/giấy phép.
1.3. Thủ tục cấp giấy xác nhận không có tiền án cho công dân Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (Đài Loan)
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị theo mẫu 1a/XNTA(C27);
+ Bản sao chứng minh nhân dân;
+ Bản sao hộ khẩu;
+ Giấy xác nhận không có tiền án đã cấp lần trước (trường hợp xin cấp lại do quá hạn).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc (trường hợp cần phải xác minh thì cộng thêm 05 ngày).
- Lệ phí: 50.000đ.
1.4. Thủ tục cấp giấy thông hành biên giới cho đồng bào Khmer sang Campuchia thăm thân nhân, làm ăn
- Hồ sơ bao gồm:
+ 01 tờ khai (theo mẫu TK10);
+ 03 ảnh 4x6 (mới chụp, mắt nhìn thẳng, đầu để trần);
+ 01 tờ khai (theo mẫu TK11) do người dân kê khai tại chỗ và nộp lại giấy thông hành cũ (trường hợp cấp lại), nếu bị mất giấy thông hành phải nộp 01 đơn báo mất (theo mẫu TK12).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: trong 01 giờ làm việc.
- Lệ phí: không.
1.5. Thủ tục gia hạn giấy thông hành biên giới cho đồng bào Khmer sang Campuchia thăm thân nhân, làm ăn
- Hồ sơ gồm:
+ 01 tờ khai (theo mẫu TK11);
+ Giấy thông hành biên giới cần gia hạn.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: trong 01 giờ làm việc.
- Lệ phí: không.
1.6. Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tạm trú ở Việt Nam
- Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh;
+ 01 tờ khai về thông tin về người nước ngoài xin tạm trú (theo mẫu), có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của cơ quan, tổ chức;
+ 02 ảnh 3x4cm;
+ 01 bản chụp hộ chiếu, thị thực còn giá trị, phiếu xuất nhập cảnh (mang bản chính để đối chiếu);
+ 01 bản sao hoặc bản photo (mang bản chính để đối chiếu) giấy tờ
chứng minh mục đích ở lại Việt Nam.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc.
- Lệ phí: thẻ có giá trị đến 1 năm: 60USD; thẻ có giá trị trên 1 năm đến 2
năm: 80USD; thẻ có giá trị trên 2 năm đến 3 năm: 100USD.
Trường hợp cấp đổi do gia hạn chứng nhận tạm trú: 10USD.
1.7. Thủ tục cấp, gia hạn chứng nhận tạm trú; cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực cho người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam
- Hồ sơ gồm:
+ Văn bản của cơ quan, tổ chức bảo lãnh hoặc đơn đề nghị (theo mẫu N14/M);
+ Hộ chiếu của người nước ngoài.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 01 ngày làm việc (trường hợp cần xác minh cộng thêm 02 ngày làm việc).
- Lệ phí:
+ Cấp thị thực có giá trị một lần: 25USD;
+ Cấp thị thực có giá trị nhiều lần dưới 6 tháng: 50USD; từ 06 tháng trở lên: 100USD;
+ Chuyển đổi thị thực: từ 01 lần thành nhiều lần, trong thời hạn thị thực gốc, dưới 06 tháng: 25USD, từ 06 tháng trở lên: 75USD; từ 01 lần thành nhiều lần, vượt quá thời hạn thị thực gốc, dưới 06 tháng: 50USD, từ 06 tháng trở lên: 100USD;
+ Chuyển ngang giá trị thị thực, tạm trú từ hộ chiếu cũ đã hết thời hạn sử dụng sang hộ chiếu mới: 10USD;
+ Sửa đổi, bổ sung các nội dung khác đã ghi trong thị thực: 10USD;
+ Gia hạn chứng nhận tạm trú: 10USD.
1.8. Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài ở Việt Nam
- Hồ sơ gồm:
+ 02 đơn xin thường trú (theo mẫu);
+ 04 ảnh 3x4cm (mới chụp, nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần);
+ 02 bản lý lịch tư pháp;
+ Công hàm của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân đề nghị giải quyết cho người đó được thường trú tại Việt Nam;
+ Giấy tờ chứng minh là vợ, chồng, con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam;
+ 02 bản photocopy hộ chiếu;
+ Các giấy tờ, tài liệu liên quan (nếu có).
Các giấy tờ nêu trên (trừ đơn xin thường trú, công hàm, hộ chiếu) phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc hợp pháp hóa theo quy định.
- Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
- Thời gian giải quyết: 180 ngày làm việc.
- Lệ phí: 100USD.
2. Lĩnh vực phòng cháy chữa cháy
2.1. Thủ tục cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy;
+ Tài liệu hoặc bản vẽ công trình;
+ Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch;
+ Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy chữa cháy;
+ Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư.
- Số lượng hồ sơ: 03 bộ.
- Thời gian giải quyết:
+ 10 ngày làm việc đối với chấp thuận địa điểm;
+ 25 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A;
+ 15 ngày làm việc đối với công trình thuộc nhóm B, C.
- Lệ phí: không.
2.2. Thủ tục kiểm tra thi công về phòng cháy chữa cháy
- Hồ sơ gồm:
+ Hồ sơ thiết kế được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy;
+ Các chứng chỉ, tài liệu cần thiết liên quan đến chất lượng thi công, lắp đặt các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: trong ngày làm việc.
- Lệ phí: không.
2.3. Thủ tục nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy và biên bản kiểm tra thi công về phòng cháy chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy;
+ Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu phòng cháy chữa cháy;
+ Văn bản, chứng chỉ kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy chữa cháy đã lắp đặt trong công trình;
+ Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy chữa cháy;
+ Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy chữa cháy;
+ Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy chữa cháy của công trình, của phương tiện;
+ Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống, thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến phòng cháy chữa cháy.
(Các văn bản và hồ sơ nêu trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị thiết kế, nếu thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt; riêng các bản vẽ hoàn công của hệ thống phòng cháy chữa cháy và của các hạng mục có liên quan đến phòng cháy chữa cháy chỉ dịch ra tiếng Việt những nội dung cơ bản theo yêu cầu của Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.
- Lệ phí: không
2.4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị (theo mẫu PC5);
+ Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy và văn bản nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy;
+ Bản thống kê các phương tiện phòng cháy chữa cháy, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị (theo mẫu PC6);
+ Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những người đã qua huấn luyện về phòng cháy chữa cháy;
+ Phương án chữa cháy.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.
- Lệ phí: không
2.5. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển chất hàng nguy hiểm về cháy nổ
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị (theo mẫu PC8);
+ Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ hoặc biên bản kiểm tra điều kiện về phòng cháy chữa cháy;
+ Bản sao hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Bản sao các giấy tờ cần thiết đảm bảo phương tiện được phép lưu hành theo quy định của pháp luật (khi nộp hồ sơ phải có bản chính để đối chiếu).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 01 ngày làm việc.
- Lệ phí: không.
2.6. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy giới thiệu của cơ quan;
+ Giấy chứng minh nhân dân của người áp tải;
+ Giấy đăng ký vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
+ Lý lịch của người áp tải và người điều khiển phương tiện hoặc giấy giới thiệu về lý lịch, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm;
+ Báo cáo vật liệu nổ công nghiệp tồn kho tại thời điểm xin vận chuyển;
+ Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc giấy xác nhận vị trí sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực);
+ Lệnh xuất kho hoặc giấy báo hàng;
+ Biên bản kiểm tra điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 01 ngày làm việc.
- Lệ phí: không.
3. Lĩnh vực đăng ký, quản lý con dấu
3.1. Thủ tục khắc con dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
- Hồ sơ gồm: văn bản thành lập, cho phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 04 ngày làm việc.
- Lệ phí:
+ Khắc con dấu đồng: 200.000đ (trường hợp yêu cầu khắc con dấu bằng hộp thì 300.000đ).
+ Cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu: 20.000đ.
3.2. Thủ tục đổi, khắc lại con dấu
- Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
+ Văn bản nêu rõ lý do bị mất.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 01 ngày làm việc.
- Lệ phí: lệ phí khắc con dấu: 200.000 đồng/1 con dấu (bằng đồng); trường hợp yêu cầu khắc con dấu bằng hộp thì thu thêm 300.000 đồng/hộp dấu.
4. Lĩnh vực quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện
4.1. Thủ tục cấp giấy ký cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị (theo mẫu ĐD4);
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tương đương (có công chứng, hoặc chứng thực, hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước theo quy định);
+ Bản khai lý lịch (theo mẫu ĐD2);
+ Danh sách người làm trong cơ sở (theo mẫu ĐD3);
+ Sơ đồ khu vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: trong 01 ngày làm việc.
- Lệ phí: không
4.2. Thủ tục cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị (theo mẫu ĐD1);
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tương đương (có công chứng, hoặc chứng thực, hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước theo quy định);
+ Bản khai lý lịch (theo mẫu ĐD2);
+ Danh sách người làm trong cơ sở (mẫu ĐD3);
+ Sơ đồ khu vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy (theo mẫu ĐD6) hoặc biên bản kiểm tra xác nhận điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc.
- Lệ phí:
+ Tổ chức: 100.000đ;
+ Cá nhân: 50.000đ.
4.3. Thủ tục cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ
- Hồ sơ gồm:
+ Công văn của tổ chức đề nghị cấp giấy phép mua công cụ hỗ trợ;
+ Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân của người đến làm thủ tục;
+ Bản sao quyết định thành lập Đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, xí nghiệp; văn bản xin phép mua công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, lực lượng bảo vệ… có xác nhận của Công an cấp huyện.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 07 ngày làm việc.
- Lệ phí: 5.000đ.
4.4. Thủ tục cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ
- Hồ sơ gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ;
+ Quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, lực lượng bảo vệ;
+ Hóa đơn, chứng từ bán của cơ sở sản xuất, kinh doanh;
+ Danh sách lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, Công an xã, Công an viên, bảo vệ dân phố....;
+ Bản kê khai vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
+ Giấy phép sử dụng đã hết hạn;
+ Giấy giới thiệu;
+ Chứng minh nhân dân của người liên hệ.
- Hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.
- Lệ phí: 3.000đ.
5. Lĩnh vực cấp giấy chứng minh nhân dân
5.1. Thủ tục cấp mới chứng minh nhân dân
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng minh nhân dân (theo mẫu CM3), có ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn;
+ Sổ hộ khẩu;
+ 02 ảnh 3x4 (mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc.
- Lệ phí: không.
5.2. Thủ tục cấp lại chứng minh nhân dân
- Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp chứng minh nhân dân (theo mẫu CM3), có ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn;
+ 02 ảnh 3x4.
+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện không thu lệ phí cấp chứng minh nhân dân (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc.
- Lệ phí: 6.000đ (đối với các xã, thị trấn miền núi, biên giới, hải đảo và các khu vực khác, mức thu: 3.000đ).
5.3. Thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy chứng minh nhân dân cũ;
+ 02 ảnh 3x4.
+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện không thu lệ phí cấp chứng minh nhân
dân (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc.
- Lệ phí: 6.000đ (đối với các xã, thị trấn miền núi, biên giới, hải đảo và các khu vực khác, mức thu 3.000đ).
6. Lĩnh vực đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
6.1. Thủ tục cấp đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy khai đăng ký xe;
+ Giấy tờ của chủ xe;
+ Các giấy tờ của xe.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 01 ngày làm việc.
- Lệ phí:
+ Ô tô trên 07 chỗ: 150.000đ;
+ Ô tô dưới 07 chỗ: 800.000đ;
+ Xe máy từ 15 triệu đồng trở xuống: 200.000đ;
+ Xe máy trên 15 triệu đến 40 triệu đồng: 400.000đ;
+ Xe máy trên 40 triệu đồng: 800.000đ;
6.2. Thủ tục đăng ký, sang tên, di chuyển xe đến tỉnh khác
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy khai sang tên, di chuyển (theo mẫu số 03);
+ Giấy đăng ký xe;
+ Quyết định điều động công tác hoặc di chuyển hộ khẩu.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: trong 01 ngày làm việc.
- Lệ phí: 30.000 đồng.
6.3. Thủ tục đăng ký, sang tên, di chuyển xe trong phạm vi tỉnh Kiên Giang
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 02);
+ Giấy đăng ký xe;
+ Chứng từ mua bán, cho tặng xe;
+ Chứng từ lệ phí trước bạ.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: trong 01 ngày làm việc.
- Lệ phí: 30.000đ.
6.4. Thủ tục đăng ký tạm thời phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy khai đăng ký xe;
+ Giấy tờ của xe.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: trong 01 ngày làm việc.
- Lệ phí: 50.000đ.
6.5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận thu hồi đăng ký phương tiện giao thông
đường bộ
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy khai thu hồi đăng ký, biển số xe (theo mẫu 07);
+ Nộp lại đăng ký xe, biển số xe.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: trong 01 ngày làm việc.
- Lệ phí: không
6.6. Thủ tục đóng lại số khung, số máy phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
- Hồ sơ gồm:
+ Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 02);
+ Giấy tờ của chủ xe;
+ Các giấy tờ của xe;
+ Đơn xin đục lại số khung, số máy.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời gian giải quyết: 02 ngày làm việc.
- Lệ phí: 50.000đ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các đơn vị trực thuộc Công an tỉnh (Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ):
- Sắp xếp, bố trí nơi làm việc thuận tiện, phân công cán bộ có năng lực đảm bảo thực hiện đúng quy trình, giải quyết có hiệu quả các thủ tục hành chính.
- Xây dựng Quy chế hoạt động theo Đề án cải cách thủ tục hành chính đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang phê duyệt.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các tổ chức, cá nhân; nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống các biểu hiện quan liêu, sách nhiễu, cửa quyền.
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị kịp thời báo cáo Giám đốc Công an tỉnh những trường hợp phức tạp, vướng mắc, khó khăn. Duy trì chế độ báo cáo định kỳ để Giám đốc theo dõi chỉ đạo. Biểu dương khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đồng thời xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.