ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1488/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 9 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 15 CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI VỀ CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 29/6/2007 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 852/SKHĐT-KTN ngày 21/8/2009 về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Xây dựng, Công Thương, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất; Chủ tịch UBND các huyện: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ, Lý Sơn; Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 15 CỦA TỈNH ỦY VỀ CHIẾN LƯỢC BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài bờ biển khoảng 130 km, có 06 cửa biển: Cửa Sa Cần, Sa Kỳ, Cổ Lũy, Cửa Lở, Mỹ Á và Sa Huỳnh. Cách bờ biển khoảng 25km có huyện đảo Lý Sơn với diện tích 15km2 tương đối thuận lợi cho việc khai thác hải sản.
Vùng đặc quyền kinh tế biển Quảng Ngãi rộng trên 48.000 km2, trong đó vùng khai thác có hiệu quả rộng khoảng trên 11.000 km2, trữ lượng hải sản khoảng trên 70.000 tấn, trữ lượng khai thác khoảng 30.000 tấn với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
Vùng ven biển Quảng Ngãi với gần 1.000 ha mặt nước rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản. Do vậy, biển và vùng biển Quảng Ngãi chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế gắn với bảo vệ an ninh Tổ quốc, phục vụ tích cực sự phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng.
Ngoài những tiềm năng, lợi thế về phát triển kinh tế biển, trên địa bàn tỉnh đã hình thành Khu kinh tế Dung Quất, 2 khu công nghiệp Quảng Phú và Tịnh Phong, trong đó đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất với nhiều nhà máy lớn đi vào hoạt động như: Nhà máy lọc dầu Bình Sơn, Nhà máy sản xuất thiết bị nặng DooSan, Nhà máy đóng tàu VinaShin Dung Quất…, những nhà máy lớn trong Khu kinh tế đi vào hoạt động đã tác động nhiều nhà đầu tư và các tập đoàn kinh tế lớn đến khảo sát, xem xét quyết định đầu tư vào Khu kinh tế này, đến nay có 113 dự án đầu tư; trong đó 60 dự án đã được cấp phép đầu tư với tổng kinh phí gần 70.000 tỷ VN đồng.
Cùng với những tiềm năng, lợi thế của biển, vùng ven biển của tỉnh, các khu công nghiệp của tỉnh và đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất sẽ tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng và lợi thế của vùng biển và phát triển công nghiệp của tỉnh trong thời gian đến.
Tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế và điều kiện thuận lợi như trên, song Lý Sơn và vùng ven biển của tỉnh còn nhiều khó khăn:
- Tỷ lệ hộ nghèo của đảo và vùng bãi ngang ven biển còn khá cao, trình độ dân trí trong vùng còn rất hạn chế, tỷ lệ tăng dân số vẫn đang ở mức cao, thiên tai (bão, lũ, sạt lở bờ sông, bờ biển) hàng năm luôn xảy ra đã để lại hậu quả khá nặng nề.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong vùng chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển, các vũng neo trú tàu thuyền, cảng cá đang trong quá trình xây dựng, luôn trong tình trạng quá tải, hàng năm lại luôn bị bồi lấp; việc nuôi trồng thủy sản trên vùng triều ven biển chưa được quy hoạch, công tác môi trường chưa được chú trọng; do vậy tình trạng ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng đang là vấn đề bức xúc. Các khu du lịch sinh thái biển của tỉnh đã và đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng; tuy nhiên vẫn chưa hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
I- Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát: Xây dựng vùng biển, ven biển, hải đảo Quảng Ngãi phát triển toàn diện, bền vững cả nông, lâm, ngư, công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và xuất nhập khẩu, để đến năm 2020 trở thành một tỉnh mạnh về biển, làm giàu từ biển.
Hình thành và phát triển một số ngành kinh tế biển mũi nhọn gồm: Khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, du lịch biển, khai thác và chế biến dầu- khí… có trình độ tương đối hiện đại ngang tầm với các với các nước trong khu vực.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và các huyện vùng ven biển, đảo đóng góp trên 80% GDP của cả tỉnh, đóng góp 85-90% giá trị kim ngạch xuất khẩu.
- Tăng trưởng kinh tế tính theo GTSX bình quân giai đoạn 2011-2015 là 26%, giai đoạn 2016-2020 là 28%. Thu nhập bình quân đầu người vùng ven biển (theo giá trị sản xuất) đến năm 2010 khoảng 20-22 triệu đồng/năm, đến năm 2020 từ 40-42 triệu đồng/năm.
- Xây dựng và phát triển nhanh Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp của tỉnh, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng biển gồm: Cảng biển, cảng cá, khu neo đậu và trú bão tàu thuyền, các khu du lịch, điểm du lịch các huyện ven biển và huyện đảo Lý Sơn.
- Phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng, chế biến thủy sản. Phấn đấu đến năm 2020 sản lượng khai thác thủy sản đạt 110.000 tấn, nuôi trồng 25.000 tấn, chế biến 55.000 tấn. Gắn việc xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá vùng ven biển và hải đảo một cách đồng bộ.
II- Nhiệm vụ
1. Phát triển kinh tế - xã hội biển, đảo:
1.1. Phát triển về kinh tế: Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy về chiến lược biển đến năm 2020 là bước đột phá để khu vực biển, ven biển và hải đảo của tỉnh có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội biến khu vực này thành vùng kinh tế phát triển năng động góp phần cơ bản trong việc tăng trưởng GDP của tỉnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp và dịch vụ góp phần tăng trưởng kinh tế biển, ven biển một cách toàn diện.
Ngoài việc tiếp tục phát triển nông nghiệp đảm bảo nhu cầu về an ninh lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của các huyện ven biển. Để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế của vùng theo Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy cần tập trung phát triển công nghiệp và khai thác có hiệu quả tiềm năng của biển và vùng ven biển.
a) Phát triển công nghiệp:
- Từ nay đến năm 2010: Phấn đấu hoàn thành việc điều chỉnh, mở rộng Khu kinh tế Dung Quất lên 45.000 ha và tập trung phát triển Khu kinh tế này, các khu công nghiệp của tỉnh, các cụm công nghiệp thuộc các huyện ven biển, trong đó lấy Khu kinh tế Dung Quất làm trọng điểm phát triển công nghiệp. Ngoài các nhà máy lớn đã đi vào hoạt động như: Nhà máy lọc Bình Sơn, Nhà máy đóng tàu Dung Quất, Nhà máy sản xuất thiết bị nặng DooSan và đang xây dựng Nhà máy Polypropylen, Nhà máy thép Quảng Liên; Bến cảng số 2 của cảng Dung Quất.
Ngoài các dự án lớn có tính đột phá của Khu kinh tế Dung Quất, chính quyền các cấp tiếp tục phối hợp các chủ đầu tư để hoàn thành các nhà máy trong các khu công nghiệp của tỉnh và trên địa bàn các huyện ven biển như: Nhà máy sản xuất BioEtanol, Nhà máy ván gỗ Tân Mai, Nhà máy bia Sài Gòn… cùng với các cụm công nghiệp - TTCN trong vùng. Phấn đấu tăng giá trị ngành công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh lên 51% vào năm 2010.
- Giai đoạn 2011-2015: Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển nhanh Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp của tỉnh; Trong đó, tiếp tục đầu tư và hoàn thành Nhà máy thép Quảng Liên, nâng cấp và mở rộng Nhà máy lọc dầu Bình Sơn từ 6,5 triệu tấn/năm lên 10 triệu tấn/năm, nâng cấp mở rộng Nhà máy đóng tàu hiện có,… Từng bước hình thành các ngành công nghiệp chủ lực gồm: Công nghiệp lọc hóa dầu, hóa chất, đóng tàu biển, cơ khí tàu thuyền, công nghiệp luyện kim, cán thép, cơ khí chế tạo. Đến năm 2015, dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp tăng 1,6 lần so với năm 2010.
- Giai đoạn 2016-2020: Giữ vững sự ổn định trong phát triển công nghiệp, đầu tư mở rộng hạ tầng Khu kinh tế Dung Quất về phía Nam, hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp của tỉnh tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút các dự án đầu tư vào các ngành hóa chất, luyện kim, cán thép cùng với ngành hóa dầu thành các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gấp hơn 2 lần năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động.
b) Phát triển ngành thủy sản: Tập trung phát triển kinh tế vùng ven biển, đảo một cách toàn diện trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất hợp lý giữa nuôi trồng và khai thác gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ nguồn lợi, bảo đảm phát triển bền vững.
- Khai thác thủy sản: Phát triển lực lượng tàu thuyền khai thác thủy sản theo hướng nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, hạn chế đánh bắt gần bờ, nâng dần tàu có công suất trên 90 CV, để đến năm 2010 đạt 30% tổng số mã lực tàu thuyền của tỉnh, bằng 300.000 CV, năm 2015 đạt 50% bằng 350.000 CV, năm 2020 đạt 70% bằng 400.000 CV. Khai thác thủy sản đến năm 2010 đạt sản lượng 90.000 tấn, năm 2015 đạt sản lượng 95.000 tấn và đến năm 2020 đạt sản lượng 110.000 tấn.
- Nuôi trồng thủy sản: Tập trung nuôi trồng tại các mặt nước lợ, nước mặn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản để thâm canh nâng cao năng suất, sản lượng đến năm 2015 đạt sản lượng 17.500 tấn, năm 2020 đạt sản lượng 25.000 tấn.
- Chế biến: Đầu tư xây dựng và nâng cấp trang thiết bị cho các nhà máy chế biến thủy sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng các mặt hàng tươi sống và xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 40.000 tấn và năm 2020 đạt khoảng 55.000 tấn;
c) Phát triển thương mại dịch vụ và du lịch:
Để đạt được mục tiêu đề ra các ngành thương mại, dịch vụ du lịch cần tập trung phát triển để đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội của vùng:
- Phấn đấu tăng trưởng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tăng 19% vào năm 2010 (cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh), tăng 16-18% cho giai đoạn 2011-2015 và 16% cho giai đoạn 2016- 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc xây dựng các siêu thị kinh doanh tổng hợp tại thành phố Quảng Ngãi, Dung Quất, Đức Phổ; tập trung xây dựng các chợ loại 1, loại 2. Ưu tiên trước mắt xây dựng các chợ Dung Quất, Bình Sơn, Đức Phổ và chợ đầu mối nông sản Quảng Ngãi.
- Đối với các ngành dịch vụ - du lịch: Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn đó là: các loại hình dịch vụ biển mà trọng tâm là dịch vụ cảng biển, vận tải biển, kho bãi, đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá. Ngoài ra tiếp tục phát triển mở rộng các dịch vụ: tài chính, ngân hàng, du lịch, bưu chính viễn thông, trong đó ưu tiên phát triển tại Khu kinh tế Dung Quất từng bước đưa cơ cấu kinh tế của các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế.
Trong giai đoạn 2011-2015: Ngoài việc phát triển ngành dịch vụ, cần tập trung phát triển các khu điểm du lịch ven biển. Cần đa dạng hóa các loại hình du lịch, gắn du lịch sinh thái ven biển với du lịch văn hóa, lịch sử tham quan Nhà máy lọc dầu với nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí tại Mỹ Khê, Thiên Đàng, Vạn Tường.
Chú trọng phát triển đảo Lý Sơn thành đảo du lịch theo hướng gắn kết với khu vực miền Trung, với các hoạt động du lịch cảnh quan Chùa Hang, Đình Lý Hải và các văn hóa phi vật thể trên đảo.
Giai đoạn 2016-2020: Tiếp tục hoàn chỉnh các khu du lịch Thiên Đàng, Mỹ Khê, Vạn Tường, Sa Huỳnh, khu du lịch phim trường (Đức Phổ), đồng thời phát triển các khu du lịch mới phục vụ Khu kinh tế Dung Quất.
1.2. Phát triển các lĩnh vực xã hội:
a) Phát triển văn hóa - thể thao: Đẩy mạnh Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa; thực hiện xã hội hóa phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung.
Quan tâm xây dựng gia đình thành những tế bào lành mạnh tạo nên xã hội văn minh: sinh đẻ có kế hoạch, nuôi dạy trẻ em tốt, có cuộc sống vật chất và văn hóa, tinh thần ngày càng cao, sống và làm việc theo pháp luật, hiếu nghĩa trong gia đình và tương thân tương ái trong cộng đồng.
Phấn đấu đến năm 2020 các xã biển đảo đạt 100% xã, phường, thị trấn có làng văn hóa, khu phố văn hóa được sử dụng điện, điện thoại và các dịch vụ bưu chính - viễn thông cơ bản, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao; bảo đảm về cơ bản cơ sở vật chất cho học sinh phổ thông học cả ngày tại trường.
b) Về phát triển Y tế:
Xây dựng hệ thống y tế huyện, xã của vùng ven biển và hải đảo đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân.
- Đến năm 2015 phấn đấu 100% số xã có trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia; 100% trạm y tế có bác sĩ, bố trí đủ các chức danh chuyên môn theo quy định và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, trang thiết bị; cán bộ y tế, thực hiện được một số kỹ thuật trong khám, điều trị một số bệnh thông thường, bệnh chuyên khoa, sức khỏe sinh sản và sức khỏe trẻ em theo quy định của Bộ Y tế.
- Nâng cao năng lực của đội ngũ y tế, đào tạo đội ngũ chuyên môn có trình độ cao, tăng cường đào tạo đủ nhân lực của các huyện ven biển và hải đảo, và có những chính sách đãi ngộ để cán bộ, công chức yên tâm công tác, phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn.
Tập trung phát triển cho những lĩnh vực trọng điểm, những chương trình có tác động rộng rãi đến sức khỏe và đời sống của cộng đồng, theo hướng ưu tiên cho những vùng khó khăn, y tế dự phòng, những chuyên ngành: Lao, tâm thần, Y học Cổ truyền, những trang thiết bị không thu được viện phí; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế, tạo điều kiện để phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế ngoài công lập.
c) Giáo dục - Đào tạo:
- Hoàn chỉnh hệ thống trường mầm non trọng điểm, trường đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đạt 25% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010, 50% trường đạt chuẩn vào năm 2015 và 70% trường đạt chuẩn vào năm 2020.
- Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phấn đấu đến năm 2010 có 40% số học sinh được học đủ 10 buổi/tuần, trên số trường tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia; đến năm 2020 có khoảng 70% số trường đạt chuẩn quốc gia.
- Giữ vững và nâng cao tiêu chí phổ cập trung học cơ sở ở 100% đơn vị xã, phường, thị trấn. Phấn đấu đến năm 2010 có 55%, năm 2015 có 65% và đến năm 2020 có 70% trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tiến tới phổ cập trình độ trung học phổ thông vào năm 2010. Nâng tỉ lệ học sinh trung học phổ thông so với dân số trong độ tuổi lên 70% vào năm 2010, 75% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.
- Tạo bước đột phá về giáo dục nghề nghiệp để tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo. Vào năm 2010 đạt 40%, năm 2015 đạt 55% và năm 2020 đạt 60% tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong lực lượng lao động.
2. Xây dựng kết cấu hạ tầng:
- Tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển Khu kinh tế Dung Quất, trước mắt nâng cấp đường Bình Long - cảng Dung Quất, đường Trị Bình - cảng Dung Quất, tiếp tục mở rộng bến cảng số 1, cảng dầu khí và cảng tổng hợp, tập trung vốn cho việc đầu tư hạ tầng phân khu công nghiệp, hạ tầng xã hội, trường học, trường đào tạo nghề, bệnh viện các nhà máy đóng tàu, cơ khí, luyện kim cùng với nhà máy lọc dầu tạo bước chuyển biến đột phá trong Khu kinh tế Dung Quất.
- Triển khai có hiệu quả việc xây dựng hạ tầng và thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của tỉnh. Phấn đấu lấp đầy 2 Khu công nghiệp Quảng Phú và Tịnh Phong vào năm 2015 và Khu công nghiệp Phổ Phong vào năm 2020.
- Xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá quốc gia Lý Sơn và hoàn thành việc đầu tư các khu neo trú tàu thuyền Lý Sơn, Mỹ Á, Sa Huỳnh và hoàn thiện các khu dịch vụ hậu cần nghề cá Tịnh Kỳ, Sa Cần, Tịnh Hòa…, tiếp tục xây dựng mới và nâng cấp các khu du lịch Vạn Tường, Thiên Đàng, Mỹ Khê, Sa Huỳnh.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và cấp thoát nước, thông tin liên lạc, điện, các hạ tầng xã hội - văn hóa; trước hết là hạ tầng giao thông để gắn kết trong vùng, trong đó tuyến Dung Quất - Sa Huỳnh và các tuyến đường nhánh đóng vai trò quan trọng.
- Cùng với việc phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của vùng, tập trung đầu tư xây dựng thành phố Quảng Ngãi đạt tiêu chuẩn thành phố loại II, thành phố Vạn Tường thành thành phố công nghiệp, thị trấn Đức Phổ thành thị xã cùng với chuỗi đô thị từ Dốc Sỏi - Châu Ổ - Đồng Cát - Thạch Trụ - Sa Huỳnh thành các vùng động lực trong phát triển kinh tế.
3. Quốc phòng - An ninh:
Vùng ven biển Quảng Ngãi, đặc biệt là Khu kinh tế Dung Quất có những công trình trọng điểm quốc gia cùng với huyện đảo Lý Sơn là đơn vị tiền tiêu canh giữ bảo vệ chủ quyền biên giới trên biển, do vậy việc tăng cường củng cố công tác quốc phòng - an ninh phải được đặc biệt chú trọng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng quân sự, biên phòng và công an làm nòng cốt. Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch và các loại tội phạm trên biển và vùng ven biển của tỉnh. Xây dựng thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân thông qua việc quan tâm xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên của từng xã phường, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp đủ mạnh ứng phó kịp thời mọi tình huống xảy ra. Tập trung xây dựng các công trình phòng thủ tuyến biển, đảo Lý Sơn; hình thành tuyến phòng thủ cơ bản, liên hoàn vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Triển khai xây dựng đề án dân quân hoạt động trên biển và tổ chức thực hiện; đồng thời phát triển các tổ đội tàu đánh bắt xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên vùng biển và phối hợp với các lực lượng vũ trang hoạt động trên biển để tuần tra bảo đảm an ninh trên biển vừa đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vừa tăng khả năng tiềm kiếm cứu nạn trên biển.
4. Điều tra tài nguyên môi trường biển:
- Theo kết quả quan trắc môi trường năm 2007 do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cho thấy hầu hết các thông số (PH, SS, DO, BOD, dầu mỡ) không đạt tiêu chuẩn TCVN 5943-1995. So sánh các kết quả quan trắc trong giai 1995-2000 và 2000-2007 cho thấy chất lượng nước biển ven bờ có xu hướng xấu đi rõ nét làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên và môi trường biển, để bảo vệ và khai thác hợp lý trong thời gian đến cần:
- Phối hợp với các Bộ, ngành TW tiến hành triển khai thực hiện Quyết định 47/QĐ-TTg ngày 01/3/2006 về việc phê duyệt Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 để xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tài nguyên, môi trường vùng bờ, vùng biển phù hợp với cơ sở dữ liệu của cả nước và làm cơ sở cho việc khai thác và bảo vệ tài nguyên - môi trường biển.
- Xây dựng cơ chế phối hợp đa ngành và đồng quản lý trong quản lý tài nguyên - môi trường vùng ven biển để thu hút sự tham gia của nhiều bên, đặc biệt là cộng đồng dân cư vùng ven biển. Đồng thời có biện pháp quản lý thích hợp, có chương trình kiểm soát, quản lý rủi ro đối với nguồn nước ngọt phục vụ cho vùng ven biển, nhất là cho mục đích cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
- Xây dựng kế hoạch cải tạo môi trường các vùng bị ô nhiễm, nhất là các vùng ven biển và các cửa sông; kế hoạch nạo vét các dòng sông, cửa sông và cải tạo chất lượng nước. Có giải pháp quản lý giảm ô nhiễm để bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học của vùng biển và ven biển.
5. Phát triển khoa học công nghệ:
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ; đồng thời đầu tư nâng cấp các trung tâm ứng dụng khoa học - công nghệ hiện có, trước hết là các trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư để cải tạo, phát triển các giống cây, con cho năng suất và chất lượng cao, kỹ thuật chăm sóc, bảo quản sản phẩm. Từng bước hình thành các trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, sinh học, tự động hóa …
- Ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ trong nước và nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực, nhất là tin học, cơ giới, công nghệ sinh học và năng lượng mới. Phát triển các dịch vụ kỹ thuật như đo lường, thẩm định công nghệ; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đăng ký sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp) cho các sản phẩm sản xuất trong tỉnh.
6. Công tác phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường:
- Sự biến đổi khí hậu thời tiết trong những năm qua đã tăng tần suất xuất hiện hạn hán, bão lũ, xâm thực của sông, biển và thay đổi quy luật xảy ra thiên tai; tương lai khả năng diễn biến được dự báo sẽ còn phức tạp hơn, do vậy việc xây dựng kế hoạch phòng tránh và ứng phó với thiên tai là nhiệm vụ rất cấp bách:
+ Tiếp tục thực hiện quy hoạch và sắp xếp lại dân cư đến năm 2015, trước mắt tập trung cho các vùng dân cư sạt lở bờ sông, bờ biển ra khỏi khu vực nguy hiểm.
+ Trên cơ sở kế hoạch số 3378/KH-UBND ngày 19/11/2008 của UBND tỉnh về kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2008 đến năm 2020, hàng năm từng Sở, ngành phải lập kế hoạch phòng chống lụt bão, các biện pháp phòng tránh thiệt hại do thiên tai gây ra; lập quy hoạch và kế hoạch khai thác bền vững nguồn nước ngầm ven biển, phòng tránh ô nhiễm và việc xâm nhập mặn, đặc biệt là việc khai thác nước ngầm trái pháp luật trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trên cát.
+ Điều tra, nghiên cứu hiện tượng xâm nhập mặn do nước biển ngày càng dâng cao trên các sông để xây dựng phương án ứng phó, đồng thời điều tra, nghiên cứu trữ lượng, chất lượng của nguồn nước ngọt và đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống.
- Bảo vệ môi trường của vùng để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai:
+ Trước mắt xây dựng quy hoạch chất thải cho Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp của tỉnh, các khu du lịch, nuôi tôm trên cát, dân sinh tại vùng ven bờ và trên đảo Lý Sơn để ngăn ngừa và kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm trên đất liền có khả năng đổ ra biển; xây dựng chương trình kiểm soát khí thải từ các cơ sở công nghiệp, đặc biệt chú trọng chất thải y tế được thu gom và xử lý riêng.
+ Trong giai đoạn trước mắt cần xây dựng nhà máy xử lý rác thải cho thành phố Quảng Ngãi, Vạn Tường đáp ứng khoảng 95% vào năm 2020 và khu vực nông thôn đáp ứng khoảng 75%.
+ Thiết lập hệ thống an toàn giao thông hàng hải trên biển, lồng ghép công tác bảo vệ môi trường của các cảng biển, cảng cá, bến neo trú tàu thuyền để hạn chế việc lan truyền của các chất ô nhiễm. Lập và triển khai kế hoạch để ứng phó với sự cố tràn dầu bao gồm: Đào tạo nhân lực, tăng cường thiết bị ứng cứu, lập bản đồ các vùng nhạy cảm, đánh giá lại giá trị tài nguyên của vùng để làm cơ sở cho việc bồi thường, đền bù khi có sự cố xảy ra.
7. Quản lý nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển:
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước nắm chắc các luật và quy định về biển của tổ chức quốc tế, của TW; các cấp tỉnh, huyện, xã đảm bảo cho công tác quản lý của Nhà nước có hiệu lực và hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến biển, đảo.
- Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách của TW đã ban hành về Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp của tỉnh, các chính sách phát triển các xã bãi ngang ven biển, Chương trình chống sạt lỡ bờ biển, hạ tầng nuôi trồng thủy sản, du lịch và các chính sách phát triển về xã hội bảo đảm cho vùng ven biển và đảo Lý Sơn phát triển nhanh, bền vững.
- Tiến hành rà soát lại quy trình làm việc, nghiên cứu ban hành các chính sách mới áp dụng cho vùng, đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính đảm bảo tính pháp lý hiệu quả, công khai, minh bạch tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, nhà đầu tư kinh doanh trong vùng.
III- Các giải pháp
1. Tuyên truyền giáo dục về biển, đảo:
- Tiếp tục tổ chức học tập cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị, cho hội viên, đoàn viên trong các tổ chức chính trị - xã hội, tuyên truyền giáo dục và học tập sâu rộng trong nhân dân với nhiều hình thức, trong đó hệ thống thông tin truyền thông đóng vai trò quan trọng để nêu rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết TW4 và Chương trình hành động số 15-CTr/TU của Tỉnh ủy về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức Luật pháp quốc tế về biển cho cán bộ và nhân dân tham gia trực tiếp đến biển, nhất là các hoạt động vận tải, khai thác hải sản và bảo vệ chủ quyền lãnh hải trên biển.
2. Huy động vốn cho đầu tư phát triển:
+ Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát vùng ven biển, hải đảo đến năm 2020 ước khoảng 327.787 tỷ đồng; trong đó: Dự kiến kế hoạch năm 2010 là 17.600 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2011-2015 là 110.066 tỷ đồng tương đương 6,92 tỷ USD, bao gồm:
- Vốn do địa phương quản lý: 66.040 tỷ đồng; trong đó:
+ Ngân sách Nhà nước: 15.849 tỷ đồng
+ Tín dụng đầu tư: 3.302 tỷ đồng
+ Doanh nghiệp Nhà nước: 7.805 tỷ đồng
+ Ngoài Nhà nước: 39.084 tỷ đồng
- Vốn TW đầu tư trên địa bàn: 44.026 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách Nhà nước: 6.604 tỷ đồng
+ Doanh nghiệp Nhà nước: 37.422 tỷ đồng
* Giai đoạn 2016-2020 là: 200.121 tỷ đồng, tương đương 12,58 tỷ USD, bao gồm:
- Vốn do địa phương quản lý: 130.079 tỷ đồng; trong đó:
+ Ngân sách Nhà nước: 29.918 tỷ đồng
+ Tín dụng đầu tư: 7.154 tỷ đồng
+ Doanh nghiệp Nhà nước: 7.805 tỷ đồng
+ Ngoài Nhà nước: 85.202 tỷ đồng
- Vốn TW đầu tư trên địa bàn: 70.042 tỷ đồng, trong đó:
+ Ngân sách Nhà nước: 14.009 tỷ đồng
+ Doanh nghiệp Nhà nước: 56.033 tỷ đồng
+ Một số giải pháp thu hút vốn ngoài ngân sách:
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm đầu mối tiếp xúc, xúc tiến đầu tư để thu hút vốn tín dụng, liên kết với các doanh nghiệp và các địa phương ngoài tỉnh, dự kiến nguồn vốn này từ 4,5-5,5%.
- Vận dụng hợp lý các cơ chế chính sách, cải tiến các thủ tục đầu tư, lựa chọn các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế cho đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến nguồn vốn này chiếm khoảng 28-33%.
- Ngoài ra thực hiện các biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến; trong đó ưu tiên cho việc phát triển các hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích phục vụ Khu kinh tế Dung Quất; dự kiến nguồn này chiếm khoảng 40 - 45%.
- Tiếp tục nghiên cứu để huy động nguồn vốn từ quỹ đất, đồng thời tranh thủ sự tài trợ của ngân sách TW, Chương trình mục tiêu, các dự án ODA do các Bộ ngành quản lý.
3. Phát triển nguồn nhân lực:
- Thực hiện tốt Đề án phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đội ngũ cán bộ giỏi về công tác tại tỉnh, nhất là các chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực quan trọng như dầu khí, nuôi trồng thủy sản, du lịch… Xây dựng các chính sách đào tạo cho doanh nhân, dạy nghề ngắn hạn cho các thành phần kinh tế hoặc hỗ trợ tuyển dụng lao động đến làm việc tại địa bàn.
- Phối hợp chặt chẽ giữa xây dựng kế hoạch đào tạo với kế hoạch sử dụng lao động một cách có hiệu quả, trong đó đặc biệt chú trọng đến bố trí, sắp xếp và phân bổ lại lao động giữa các địa bàn trong vùng một cách hiệu quả nhất.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa đảm bảo tính chiến lược. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ đã được quy hoạch, nhất là cán bộ có trình độ đại học; ưu tiên đào tạo cho cán bộ cấp xã, phường và đào tạo theo hướng chuyên môn hóa cán bộ cấp huyện đảm bảo cho đội ngũ cán bộ công chức ngang tầm với nhiệm vụ.
4. Xây dựng cơ chế chính sách:
- Tiếp tục thực hiện các chính sách đã được ban hành liên quan đến vùng ven biển và hải đảo như: Chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp - làng nghề, hỗ trợ hạ tầng nuôi trồng thủy sản và đang triển khai thực hiện có hiệu quả.
- Để tạo sự đột phá trong việc khai thác, sử dụng và phát triển vùng biển và ven biển Quảng Ngãi, tỉnh nghiên cứu để ban hành một số chính sách hỗ trợ để phát triển ngành và lĩnh vực ưu tiên như du lịch, xử lý chất thải công nghiệp… hoặc chính sách hỗ trợ cho ngư dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải.
IV- Tổ chức thực hiện:
Sau khi kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được phê duyệt, UBND các huyện ven biển, Lý Sơn và các Sở ngành, BQL Khu kinh tế Dung Quất, BQL các khu công nghiệp của tỉnh xây dựng kế hoạch hành động cho đơn vị mình để tổ chức thực hiện bao gồm:
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hàng năm phải chủ trì xây dựng Chương trình hành động phối hợp thực hiện kế hoạch, hướng dẫn việc lồng ghép các nguồn vốn trên từng địa bàn, trong từng dự án để thực hiện nhiệm vụ các chương trình. Phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm, 5 năm để cân đối và bố trí vốn cho các danh mục dự án do ngân sách đầu tư và xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác để đầu tư phát triển.
2. UBND các huyện ven biển, Lý Sơn: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình bao gồm: Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm, lập các dự án nằm trong Chương trình, phối hợp với các Sở, ngành tổ chức thực hiện việc lồng ghép các Chương trình mục tiêu trên địa bàn từng huyện.
3. Các Sở chuyên ngành: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của ngành mình, xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án nằm trong Chương trình thuộc lĩnh vực của ngành, xây dựng các kế hoạch hàng năm, 5 năm và phối hợp với UBND các huyện ven biển, Lý Sơn để tổ chức thực hiện các Chương trình dự án thuộc ngành phụ trách trên địa bàn các huyện, đảo Lý Sơn.
4. Hàng năm, trên cơ sở thực hiện kế hoạch Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy, các Sở ngành, UBND các huyện ven biển và Lý Sơn tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện năm sau; 5 năm đánh giá sơ kết thực hiện Chương trình để rút kinh nghiệm và sau 10 năm thực hiện tổng kết Chương trình hành động số 15 của Tỉnh ủy./.
PHỤ LỤC 1
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
(Kèm theo Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Tên Chương trình | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian |
A | Các chương trình của tỉnh |
|
|
|
1 | Chương trình phát triển khu kinh tế Dung Quất | BQL KKT Dung Quất | Các ngành - Bình Sơn | Đang thực hiện |
2 | Chương trình phát triển toàn diện ngành Thủy sản | Sở NN&PTNT | Các Sở-huyện ven biển | Đang thực hiện |
3 | Chương trình công nghiệp- TTCN | Sở Công thương | Các Sở, UBND các huyện | Đang thực hiện |
4 | Chương trình phát triển du lịch và dịch vụ | Sở Văn hóa, TT và DL | Các Sở, UBND các huyện | Đang thực hiện |
5 | Chương trình giảm nghèo | Sở LĐTBXH | Các Sở, UBND các huyện | Đang thực hiện |
B | Chương trình-CTMT quốc gia của TW |
|
|
|
1 | Chương trình nước sạch VSMTNT | Sở NN&PTNT Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
|
2 | Chương trình bãi ngang ven biển | Sở LĐTBXH Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
|
3 | Chương trình biển đông - hải đảo | Sở KH và ĐT Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
|
4 | Chương trình hỗ trợ hạ tầng nuôi trồng thủy sản | Sở NN&PTNT Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
|
5 | Chương trình Dân số và KHHGĐ | Sở Y tế Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
|
6 | Chương trình hỗ trợ hạ tầng du lịch | Sở VHTT và DL Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
|
7 | Chương trình phòng chống AIDS và các bệnh xã hội | Sở Y tế Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
|
8 | Chương trình Văn hóa Sở VHTT và DL Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
|
|
9 | Chương trình phòng chống tội phạm | Công an tỉnh | Các huyện | Đến năm 2010 |
10 | Chương trình phát triển giống, cây trồng | Sở NN&PTNT | Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
11 | Chương trình chống sạt lở bờ biển | Sở NN&PTNT | Các Sở, UBND các huyện | Đến năm 2010 |
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN QUAN TRỌNG ĐẦU TƯ NĂM 2010
(Kèm theo Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Tên Chương trình, dự án | Qui mô, công suất | Dự kiến tổng vốn đầu tư (triệu đồng) | Ghi chú |
1 | Đường Nghĩa Phương - Nghĩa Trung | 4507 m | 19.022 |
|
2 | Đường Quốc lộ 1 - huyện đội Bình Sơn | 1209 m | 21.452 |
|
3 | Đường Bồ Đề - Đức Lợi - Mỹ Á | 10.000 m | 16.000 |
|
4 | Đường Phổ Thuận - Phổ An | 4.319 m | 25.565 |
|
5 | Đường cơ động phía Nam (Lý Sơn) | 4.960 m | 149.00 |
|
6 | Cầu cảng cá Sông Trà Bồng | 100.000 |
|
|
7 | Các tuyến đường trục KCN Dung Quất phía Đông | 13.300 m | 384.000 |
|
8 | Nguyễn Tự Tân | 2.403 m | 30.248 |
|
9 | Lê Đại Hành | 643 m | 30.706 |
|
10 | Cầu Mới |
| 23.700 |
|
11 | Đèo Chim Hút (Tư Nghĩa) | 4.881 m | 13.080 |
|
12 | Đường ven biển - Dung Quất - Sa Huỳnh | 99,81 km | 2.000.000 |
|
13 | Hồ chứa nước Lỗ Lá | Tưới 220 ha | 19.995 |
|
14 | Nâng cấp trạm bơm và kênh Bình Tân | 8.020 m | 15.786 |
|
15 | Đập dâng sông Trà Khúc | 245.000 |
|
|
16 | Tiêu thoát lũ qua kênh B3 | 250 m | 15.000 |
|
17 | Nâng cấp cụm cơ khí đập Thạch Nham | 12.800 |
|
|
18 | Trường Đại học Phạm Văn Đồng | 374.000 |
|
|
19 | Trường Chính trị (giai đoạn 2) | 12.617 m2 | 58.300 |
|
20 | Trường quay Đài PTTH | 1.105 m2 | 60.000 |
|
21 | Ký túc xá tại TP Hồ Chí Minh | 360 SV | 16.254 |
|
22 | Bệnh viện Lao - phổi | 100 giường | 22.643 |
|
23 | Bệnh viện Tâm thần | 100 giường | 16.352 |
|
24 | Hạ tầng nhà ở công nhân và LĐ có thu nhập thấp tại Dung Quất | 20 ha | 60.000 |
|
25 | Đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy Dung Quất | 5 ha | 125.000 |
|
26 | Trung tâm sát hạch lái xe | 16.628 |
|
|
PHỤ LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ KÊU GỌI ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số 1488/QĐ-UBND, ngày 18/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Tên Chương trình, Dự án | Qui mô, công suất | Dự kiến tổng vốn đầu tư |
A | CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN |
| 13,594 |
I | TẠI KKT DUNG QUẤT |
| 2,922 |
1 | Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý rác thải đô thị Vạn Tường | 30 Km | 150 |
2 | Khu xử lý chất thải rắn KKT Dung Quất mở rộng | 50.000 Tấn/năm | 100 |
3 | Hệ thống thoát nước mưa khu vực phía Tây và phía Đông KKT Dung Quất | 20 Km | 300 |
4 | Đường giao thông Trị Bình - Cảng Dung Quất (giai đoạn 1) | 10 Km | 650 |
5 | Hạ tầng các Khu dân cư trong KKT Dung Quất | 100 ha | 250 |
6 | Nhà ở cho người có thu nhập thấp tại KKT Dung Quất | 100.000 m2 | 350 |
7 | Đầu tư mở rộng hạ tầng kỹ thuật PKCN Sài gòn - Dung Quất | 50 ha | 400 |
8 | Đường Bình Long - Cảng Dung Quất (giai đoạn 2) | 9 km | 447 |
9 | Nâng cấp tuyến đường Dốc Sỏi đến Nhà máy đóng tàu | 5 km | 150 |
10 | Đầu tư xây dựng đội cảnh sát PCCC Trung tâm KKT Dung Quất | 5 ha | 125 |
II | TẠI CÁC KCN CỦA TỈNH |
| 180 |
1 | Cơ sở hạ tầng KCN Quảng Phú (San nền NM Bia gđ 2, các tuyến đường trong KCN, tường rào, PA đền bù GPMB NM Bia) |
| 78 |
2 | Cơ sở hạ tầng KCN Tịnh Phong (San nền lô C8, C9; các tuyến đường trong KCN, tường rào, mạng lưới cấp nước, trạm xử lý nước thải) |
| 102 |
III | LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM |
| 40 |
1 | Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Ngãi (cơ sở 2 ): sàn giao dịch việc làm, nhà xưởng dạy nghề, sản xuất - dịch vụ; trang thiết bị,… | 2-3 ha trên địa bàn TP Quảng Ngãi | 40 |
IV | KHU HÀNH CHÍNH TẬP TRUNG |
| 400 |
1 | Khu hành chính tập trung của tỉnh |
| 400 |
V | ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÔNG NGHỆ SINH HỌC |
| 334 |
1 | Đầu tư ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và Nhà nước |
| 30 |
2 | Đầu tư ứng dụng CNTT trong Doanh nghiệp |
| 80 |
3 | Đầu tư ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục |
| 35 |
4 | Đầu tư ứng dụng CNTT trong y tế |
| 15 |
5 | Đầu tư ứng dụng CNTT trong cộng đồng |
| 15 |
6 | Đầu tư phát triển hạ tầng CNTT |
| 105 |
7 | Đầu tư phát triển nguồn nhân lực CNTT |
| 24 |
8 | Đầu tư phát triển công nghiệp CNTT |
| 30 |
VI | Y TẾ - GIÁO DỤC - VĂN HÓA - THỂ DỤC - THỂ THAO |
| 473 |
1 | Đầu tư các cơ sở Y tế tuyến tỉnh (BV Y học cổ truyền, BV Phụ sản, BV mắt, BV Nhi, TT nội tiết, HIV/AIDS, Sức khỏe LĐ và MT, …) | 19 cơ sở, 1.250 giường | 245 |
2 | Đầu tư các cơ sở Y tế tuyến huyện (Nâng cấp, mở rộng các BVĐK, các Trung tâm Y tế dự phòng) | 25 cơ sở, 1.000 giường | 120 |
3 | Đầu tư các cơ sở Y tế tuyến xã (Xd mới và nâng cấp, mở rộng các Trạm Y tế xã) | 180 cơ sở | 108 |
4 | Khu du lịch di tích Đặng Thùy Trâm |
|
|
5 | Nhà văn hóa đa năng tỉnh |
|
|
6 | Nhà thi đấu đa năng TDTT tỉnh |
|
|
7 | Sân vận động mới |
|
|
VII | GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ |
| 4,936 |
1 | Tuyến tránh thị trấn Đức Phổ (Giai đoạn 2) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp I, 6 làn xe | 222 |
2 | Tuyến tránh thị trấn La Hà (Giai đoạn 1) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp I, 6 làn xe | 600 |
3 | Nâng cấp mở rộng mặt đường Km0-km69 Quốc lộ 24 | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 2,000 |
4 | Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh (giai đoạn 2) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 1,778 |
5 | Đường Châu Ổ - Sa Kỳ (ĐT.621) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 35 |
6 | Đường Dung Quất - Trà Bồng - Bình Thanh (ĐT.622) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 30 |
7 | Đường Sơn Tịnh - Sơn Tây (ĐT.623) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 109 |
8 | Đường Quảng Ngãi - Minh Long (ĐT.624) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 45 |
9 | Đường Bồ Đề - Đức Lợi - Mỹ Á (ĐT.627B) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 67 |
10 | Quốc lộ 1A - Chợ Chùa - Thanh An (ĐT.628) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 50 |
VIII | GIAO THÔNG ĐƯỜNG SÔNG - ĐƯỜNG BIỂN |
| 772 |
1 | Tuyến sông Sa Kỳ - Lý Sơn | Đạt tiêu chuẩn cấp V - ĐTNĐ | 12 |
2 | Bến tổng hợp, cảng Dung Quất | Tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT và khối lượng hàng hóa qua cảng 34 triệu tấn/năm | 500 |
3 | Cảng Lý Sơn | Cảng cá | 35 |
4 | Cảng Sa Huỳnh | Cảng cá | 50 |
5 | Trục đường chính Đông - Tây (Cảng Lý Sơn - Vũng neo đậu tàu thuyền An Hải) Các tuyến đường đấu nối vào trục chính | 7 km
| 95 |
6 | Âu neo đậu tàu thuyền cồn An Vĩnh | 200 tàu | 80 |
IX | THỦY SẢN |
| 315 |
1 | Cảng cá và Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá Sa Kỳ (Chuyển tiếp) | 500 tàu | 70 |
2 | Vũng neo đậu tàu thuyền và dịch vụ hậu cần đảo Lý Sơn | 800 tàu | 85 |
3 | Khu neo trú tàu thuyền Sa Huỳnh | 800 tàu | 80 |
4 | Khu neo trú tàu thuyền Sa Cần | 800 tàu | 80 |
X | THỦY LỢI |
| 2,105 |
1 | Kè bờ Nam sông Trà Khúc (TP Quảng Ngãi) | 1,5km+54ha | 70 |
2 | Kè bờ Bắc sông Trà Khúc (Sơn Tịnh) | 2,5km+50ha | 150 |
3 | Đập ngăn mặn sông Trà Bồng | tưới 650 ha | 80 |
4 | Tiêu úng thoát lũ Sông Thoa | Tiêu úng 2.300ha | 338 |
5 | Cũng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê biển tỉnh Quảng Ngãi | BV tính mạng và tài sản nhân dân | 915 |
6 | Quy hoạch phòng chống lũ phục vụ bố trí dân cư, CSHT của tỉnh | Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ | 500 |
7 | Đập dự trữ nước tự nhiên núi Thới Lới và núi Giếng Tiền | 1 km | 52 |
XI | LÂM NGHIỆP |
| 5 |
1 | Dự án trồng rừng trên đất cát (APSA) | các huyện ven biển (400 ha) | 5 |
XII | NÔNG NGHIỆP |
| 742 |
1 | Quy hoạch điều chỉnh, bổ sung vùng mía nguyên liệu tập trung | 10.222 ha | 70 |
2 | Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Quảng Ngãi | Đàn trâu: 56.500 con, đàn bò: 380.300 con, đàn heo: 846.000 con, gia cầm: 4,7 triệu con | 406 |
3 | Quy hoạch vùng Muối Sa Huỳnh | 141ha | 27 |
4 | Quy hoạch phát triển ngành, nghề nông thôn | Tạo việc làm cho 50.000 lao động | 149 |
5 | Các DA Chương trình nước sạch VSMT NT | Cung cấp nước sạch cho vùng DA | 90 |
XIII | PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN |
| - |
1 | Nhiệt điện Dung Quất |
|
|
XIV | AN NINH - QUỐC PHÒNG |
| 95 |
1 | Đường cơ động vào đồn và nâng cấp, cải tạo Đồn BP300 (Mỹ Á) | 5 Km; 1.500m2 | 30 |
2 | Đường cơ động vào Đồn BPCK cảng Sa Kỳ | 4 km | 20 |
3 | Nâng cấp, cải tạo Đồn Trạm BPCK cảng Dung Quất, các Trạm KSBP Cửa Lỡ, Hải đội 2 Biên phòng |
| 20 |
4 | Bến cập quân sự Lý Sơn | Bến cập tàu | 25 |
XV | MỘT SỐ DỰ ÁN KHÁC |
| 275 |
1 | CSHT vùng rau an toàn | 25 ha | 25 |
2 | HT cung cấp nước ngọt cho công tác nuôi tôm trên cát | 25 km | 100 |
3 | HT xử lý nước thải ở các hồ nuôi tôm ở các xã: Đức Phong, Đức Minh, Đức Thắng, Đức Chánh | 110 ha | 110 |
4 | Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng công cộng các tuyến đường xây dựng mới | 15km | 40 |
B | CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ |
|
|
I | THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - DU LỊCH |
|
|
1 | Trung tâm thương mại Bình Sơn | 5.683 m2 |
|
2 | Trung tâm thương mại Nghĩa Chánh | 11.000 m2 |
|
3 | Trung tâm Triển lãm, Hội chợ thương mại Quảng Ngãi | 24.700 m2 |
|
4 | Khu du lịch Mỹ Khê |
|
|
5 | Dự án Khai thác nước sạch cung cấp cho Khu du lịch Mỹ Khê |
|
|
6 | Khu du lịch sinh thái và tắm bùn khoáng Nghĩa Thuận |
|
|
7 | Khu du lịch Sa Huỳnh |
|
|
II | KKT DUNG QUẤT |
|
|
1 | Sản xuất nhựa Polystyren (PS) | 30.000 T/n |
|
2 | Sản xuất chất tẩy rửa công nghiệp (LAB) | 80.000 T//n |
|
3 | Sản xuất than đen (Carbon Black) | 350.000 T/n |
|
4 | Sản xuất sơ Polyester | 45.000 T/n |
|
5 | Sản xuất Dầu nhờn | 50.000 T/n |
|
6 | Sản xuất axit Axetic |
|
|
7 | Sản xuất xăm, lốp xe tải, máy kéo |
|
|
8 | Sản xuất bồn chứa khí, bình chứa khí |
|
|
9 | Sản xuất thép đặc biệt | 50.000 T/n |
|
10 | Sản xuất ống thép |
|
|
11 | Sản xuất thép tấm cán nóng, thép tấm cán nguội | 1,5-2 triệu tấn/n |
|
12 | Sản xuất sơn công nghiệp và sơn tàu thủy |
|
|
13 | Sản xuất các sản phẩm nhôm |
|
|
14 | Chế biến bột giấy và giấy các loại |
|
|
15 | Sản xuất ván ép nóng (công nghệ Đức) |
|
|
16 | Sản xuất thiết bị điện dân dụng, thiết bị, vật liệu điện đa dụng |
|
|
17 | Sản xuất các sản phẩm ống nhựa PVC |
|
|
III | CÁC KCN CỦA TỈNH |
|
|
1 | Sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn nuôi tôm | 40.000 Tấn/năm |
|
2 | Sản xuất Sơn | 3.000 Tấn/năm |
|
3 | Sản xuất các sản phẩm cơ khí điện máy | 100.000 SP/năm |
|
4 | Sản xuất dây cáp, thiết bị điện dân dụng | 150.000 SP/năm |
|
5 | Sản xuất dụng cụ học tập, đồ chơi phục vụ giáo dục | 1 triệu sản phẩm/năm |
|
6 | Khu dân cư, dịch vụ phục vụ Khu công nghiệp Tịnh Phong | 130.965 m2 |
|
PHỤ LỤC 4
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ KÊU GỌI ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 1488/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Tên Chương trình, Dự án | Qui mô, công suất | Dự kiến tổng vốn đầu tư |
A | CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN |
| 17,523 |
I | TẠI KKT DUNG QUẤT |
| 1,500 |
1 | Đường giao thông trục chính nối trung tâm phía Bắc và phía Nam đô thị Vạn Tường | 8 Km | 250 |
2 | Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải phía Đông KKT Dung Quất | 5.040 ha | 470 |
3 | Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước thải phía Tây KKT Dung Quất | 2.100 ha | 340 |
4 | Công viên văn hóa và Quảng trường Đô thị Vạn Tường | 18 ha | 90 |
5 | Hạ tầng dịch vụ thương mại cho dân tái định cư của KKT Dung Quất | 10 ha | 250 |
6 | Trung tâm hàn kỹ thuật cao tại KKT Dung Quất | 10 ha | 100 |
II | TẠI CÁC KCN CỦA TỈNH |
| 552 |
1 | Cơ sở hạ tầng KCN và KDC -DV Phổ Phong (PA đền bù GPMB, san lấp MB, đường GT, hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, tường rào) |
| 552 |
III | LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM |
| 30 |
1 | Trường trung cấp nghề Quảng Ngãi (giai đoạn III): Xd xưởng thực nghiệm, thực hành nông - lâm - hải sản; Xd khoa Du lịch TM và khu hoạt động VH học sinh sinh viên, Chung cư cho CBGV,... |
| 30 |
IV | KHU HÀNH CHÍNH TẬP TRUNG |
| 1,520 |
1 | Cơ sở hạ tầng và Trung tâm tích hợp dữ liệu di động Trung tâm hành chính tỉnh |
| 20 |
2 | Trung tâm hành chính các huyện, thành phố |
| 1,500 |
V | ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÔNG NGHỆ SINH HỌC |
| 60 |
1 | Nhà máy xử lý rác thải (Chế biến phân bón) | 50 tấn/ngày | 40 |
2 | Trại nghiên cứu ứng dụng Công nghệ sinh học | 10-15ha | 20 |
VI | Y TẾ - GIÁO DỤC - VĂN HÓA - THỂ DỤC - THỂ THAO |
| 100 |
1 | Xây dựng TT văn hóa và thư viện thành phố Quảng Ngãi | 5000m2 | 50 |
2 | Xây dựng TT thể dục thể thao thành phố | 5000m2 | 50 |
3 | Tiếp tục đầu tư các thiết chế TDTT tại Khu tổ hợp TDTH tỉnh |
|
|
4 | Đầu tư, tôn tạo và phát huy tác dụng quần thể di tích chiến thắng Vạn Tường |
|
|
5 | Khu du lịch văn hóa Thiên Ấn |
|
|
6 | Bảo tàng văn hóa biển tại Lý Sơn |
|
|
7 | Đền thờ Bác Hồ, Bác Phạm Văn Đồng và tôn tạo lại mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng |
|
|
8 | Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Trung bộ |
|
|
9 | Tượng đài Bác Phạm Văn Đồng |
|
|
10 | Khu lưu niệm Bác Phạm Văn Đồng (giai đoạn 2) |
|
|
11 | Hồ bơi phục vụ thi đấu đạt tiêu chuẩn Quốc gia |
|
|
12 | Xây dựng thiết chế cơ bản TDTT cho các huyện, thành phố |
|
|
VII | GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ |
| 9,277 |
1 | Đường cao tốc Quảng Ngãi - Đà Nẵng | Đạt tiêu chuẩn đường cấp I, 6 làn xe | 7,500 |
2 | Tiểu dự án Sông Trường - Trà Bồng - Bình Long (giai đoạn 2) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 150 |
3 | Đường Đông Trường Sơn | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 1,000 |
4 | Quốc lộ 1A - Trà Phong (ĐT.622B) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 100 |
5 | Quốc lộ 1A - Trà Bồng (ĐT.622C) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 35 |
6 | Đường Quảng Ngãi - Thạch Nham (ĐT.623B) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 33 |
7 | Đường Quảng Ngãi - Cổ Lũy (ĐT.623C) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 20 |
8 | Đường Quán Lát - Đá Chát (ĐT.624B) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 44 |
9 | Quốc lộ 24 - Đồng Cát (ĐT.624C) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 20 |
10 | Quốc lộ 24 - Minh Long - Sơn Kỳ (ĐT.625) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 40 |
11 | Quốc lộ 24 - Tây Trà (ĐT.626) | Đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 4 làn xe | 120 |
12 | Nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn qua Thị xã Đức Phổ | 9 km | 90 |
13 | XD tuyến Cầu Chui - Di Chỉ VH Sa Huỳnh | 2 km | 35 |
14 | Cầu Sông Vệ (Hành Phước - Hành Thịnh) | 3 km | 40 |
15 | Tuyến Đức Hiệp - Đức Hòa - Đức Tân | Cấp IV: 10 km | 50 |
VIII | GIAO THÔNG ĐƯỜNG SÔNG - ĐƯỜNG BIỂN |
| 255 |
1 | Tuyến sông Kinh Giang | Đạt tiêu chuẩn cấp V - ĐTNĐ | 50 |
2 | Tuyến sông Châu Ổ - Sa Kỳ | Đạt tiêu chuẩn cấp V - ĐTNĐ | 35 |
3 | Cảng Sa Kỳ | Tiếp nhận tàu có trọng tải 2.000 DWT | 50 |
4 | Cảng Cổ Lũy | Cảng tổng hợp | 30 |
5 | Cảng giao thông vận tải biển Bến Đình | 150 km | 50 |
6 | Tàu cao tốc Lý Sơn 2 | 250 hành khách | 40 |
IX | GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT |
| 2,306 |
1 | Cầu đường sắt |
| 150 |
2 | Nhà ga, kho bãi ở Quảng Ngãi |
| 6 |
3 | Thông tin tín hiệu |
| 90 |
4 | Tuyến đường sắt Dốc sỏi - Dung Quất |
| 2,000 |
5 | Nhà ga, kho bãi ở Bình Sơn |
| 60 |
X | THỦY SẢN |
| 50 |
1 | Xây dựng cầu cảng cá sông Trà Bồng (Chuyển tiếp) | 350 tàu | 50 |
XI | THỦY LỢI |
| 435 |
1 | Chống sạt lỡ sông Trà Khúc |
|
|
2 | Kè xung quanh đảo Lý Sơn |
| 300 |
3 | Kè Sông Vệ | 12km bảo vệ dân cư 654 hộ và đất canh tác 200 ha | 135 |
XII | PHÁT TRIỂN NGUỒN ĐIỆN |
| 500 |
1 | Điện cáp ngầm (hoặc các nguồn điện khác) | 30 km | 500 |
XIII | AN NINH - QUỐC PHÒNG |
| 190 |
1 | Đường cơ động phí Bắc, Đông, Tây (Đảo Lớn) kết hợp kè chắn sóng Kè xung quanh đảo Bé | 5 km
| 190 |
XIV | MỘT SỐ DỰ ÁN KHÁC |
| 748 |
1 | Mở rộng CCN Quán Lát, Thạch Trụ | 40 ha x 2 | 40 |
2 | CSHT vùng lúa chất lượng cao | 2500 ha | 100 |
3 | Xây dựng NM công nghiệp xử lý chất thải rắn | 10 ha | 100 |
4 | Cụm CN thành phố Quảng Ngãi | 20 ha | 200 |
5 | Xây dựng hệ thống thoát nước thành phố | 15km | 100 |
6 | Xây dựng mới 03 Trường THPT (Đức Phổ) | 54.000 m2 sàn xây dựng | 108 |
7 | Cấp thoát nước nội thị (Đức Phổ) | 1.400 ha | 100 |
B | CÁC DỰ ÁN KÊU GỌI VỐN ĐẦU TƯ |
|
|
I | THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - DU LỊCH |
|
|
1 | Trung tâm thương mại Vạn Tường | 40.000 m2 |
|
2 | Trung tâm thương mại Dốc Sỏi | 21.000 m2 |
|
3 | Trung tâm thương mại Đức Phổ | 30.000 m2 |
|
4 | Trung tâm thương mại Khe Hai | 15.000 m2 |
|
5 | Chợ Tây thành phố Quảng Ngãi | 7.000 m2 |
|
6 | Khu du lịch sinh thái Vạn Tường |
|
|
7 | Khu dịch vụ du lịch Thiên Ấn |
|
|
8 | Khu du lịch Hồ Núi Ngang |
|
|
II | KKT DUNG QUẤT |
|
|
1 | Sản xuất Methyl TeriaryButyl Ether (MTBE) | 60.000 T/n |
|
2 | Sản xuất Formalin để chế tạo keo dán gỗ | 30.000 T/n |
|
3 | Sản xuất cao su tổng hợp | 40.000 T/n |
|
4 | Sản xuất Caustic Soda, Chloride - EDC |
|
|
5 | Sản xuất PTA & BTX |
|
|
6 | Sản xuất Styrene Monomer | 210.000 T/n |
|
7 | Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy |
|
|
8 | Sản xuất linh kiện nhựa cho ôtô |
|
|
9 | Sản xuất động cơ Diesel 30-50 mã lực (2,3,4 xi lanh) |
|
|
10 | Sản xuất động cơ xăng đa dụng |
|
|
11 | Sản xuất kính cao cấp, kính màu |
|
|
12 | Sản xuất giấy chống thấm Bitum biến tính |
|
|
13 | Sản xuất tấm lợp cốt sợi hữu cơ | 10 triệu m2/n |
|
14 | Sản xuất sợi, dệt, nhuộm (hoàn tất) |
|
|
15 | Sản xuất đồ thủy tinh, pha lê |
|
|
16 | Sản xuất tấm lợp trần và đồ nội thất bằng nhựa |
|
|
17 | Nhà máy nhiệt điện than | 1200 MW |
|
18 | Nhà máy chế tạo thiết bị tàu thủy |
|
|
19 | Nhà máy sản xuất container |
|
|
20 | Các Nhà máy chế tạo thiết bị siêu trường, siêu trọng |
|
|
III | CÁC KCN CỦA TỈNH |
|
|
1 | Sản xuất thực phẩm, thức ăn nhanh các loại | 10.000 Tấn/năm |
|
2 | Sản xuất cấu kiện phi tiêu chuẩn | 5.500 Tấn/năm |
|
3 | Sản xuất Nhôm thanh | 1.500 Tấn/năm |
|
4 | Sản xuất Nhôm trang trí họa tiết và Nhôm thành phẩm | 1.500Tấn/năm |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.