ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1477/QĐ-UBND | Vũng Tàu, ngày 15 tháng 6 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC ĐÁ ĐEN NẰM TRÊN ĐỊA PHẬN HUYỆN TÂN THÀNH VÀ HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/ND9-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành quy chế phối hợp khai thác, bảo vệ an toàn các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Căn cứ Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 99/TTr-SNN-TL ngày 13 tháng 5 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định phê duyệt phương án bảo vệ công trình hồ chứa nước Đá Đen nằm trên địa phận huyện Tân Thành và huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Quản lý Thủy nông phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Châu Đức, Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành tổ chức triển khai thực hiện phương án bảo vệ công trình hồ chứa nước Đá Đen theo đúng nội dung phương án đã được phê duyệt tại Điều 1.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Châu Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thủy nông và Thủ trưởng các ngành có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
PHƯƠNG ÁN
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA NƯỚC ĐÁ ĐEN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1477/QĐ-UBND ngày15 tháng 6 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ:
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập; Thông tư số 33/2008/TT-BNN ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều thuộc Nghị định số 72/2007/ND9-CP ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
Căn cứ Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 48/2008/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc ban hành quy chế phối hợp khai thác, bảo vệ an toàn các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Căn cứ Thông tư số 45/2009/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thủy lợi;
Chi cục Quản lý Thủy nông lập phương án bảo vệ công trình hồ chứa nước Đá Đen như sau:
II. ĐĂC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÔNG TRÌNH:
1. Đặc điểm công trình:
Công trình hồ chứa nước Đá Đen xây dựng năm 1997, hoàn thành năm 2004 tại các xã Châu Pha, Sông Xoài thuộc huyện Tân Thành, xã Suối Nghệ, Bình Ba, Láng Lớn thuộc huyện Châu Đức tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, công trình có nhiệm vụ tưới cho 2773 ha Rau, Màu, lúa Đông xuân và Hè thu cho huyện Châu Đức, huyện Tân Thành, Cấp nước bổ sung cho đập Sông Dinh tưới cho các huyện Long Điền và thị xã Bà Rịa. Công trình hiện đang cung cấp nước thô cho nhà máy nước Sông Dinh với lưu lượng 120.000m3 ngày đêm, trong những năm qua áp dụng các giải pháp tưới công trình đã phát huy đạt hiệu quả cao.
a) Địa hình công trình:
Công trình thuộc lưu vực các Suối Lúp, Suối Đá Đen, Suối Sông Xoài, vị trí đập đất công trình có tọa độ (hệ tọa độ N72) X = 1.174.500; Y = 737.500, địa hình lòng hồ có cao trình từ + 28.5 đến + 47.
b) Địa chất công trình:
Địa chất công trình gồm các lớp:
- Lớp 1: Hỗn hợp dăm sạn lẫn sét màu xám nâu, nâu đỏ vệt đen. Thành phần dăm sạn chủ yếu là von kết latêrit, limôxit và các mảnh dăm bazan. Lượng dăm sạn phân bố không đều trung bình 46% có nơi 15 – 20%, cũng có nơi tới 60 – 70%. Đất ít ẩm, trạng thái dẽo 1/2 cứng, kết cấu chặt vừa.
- Lớp 2: Tàn tích bazan phong hoá thành hỗn hợp sét, á sét nặng lẫn nhiều dăm sạn bazan chưa phong hoá hoàn toàn một số nền bởi đa phần còn rắn. Lượng dăm sạn chiếm 50 - 60% có nơi tới 70 – 80%, ẩm, trạng thái 1/2 cứng, kết cấu chặt vừa.
- Lớp 3: Đá gốc bazan hang lỗ có nơi đặc xít phong hoá mạnh màu xám nâu phớt tím-xanh phớt đen. Đá mềm yếu búa đập dễ vỡ. Nỏn khoan thường bị vỡ vụn kích thước trung bình 2 – 5cm các khe nứt phát triển trung bình.
c) Tình hình mưa lũ trên lưu vực:
- Lượng mưa trên lưu vực hồ Đá Đen qua quan trắc nhiều năm của Chi cục Quản lý Thủy nông lượng mưa trung bình nhiều năm là 1.838mm.
d) Mặt bằng công trình:
- Diện tích công trình được bố trí là: 832,8 ha, bao gồm lòng hồ; đập đất; tràn xả lũ; cống lấy nước; diện tích được bố trí khu vực nhà quản lý là: 0,245 ha.
- Khu tưới: Tưới cho 2773 ha Rau, Màu, lúa Đông xuân và Hè thu cho huyện Châu Đức, huyện Tân Thành, Cấp nước bổ sung cho đập Sông Dinh tưới cho các huyện Long Điền và thị xã Bà Rịa. Công trình hiện đang cung cấp nước thô cho nhà máy nước Sông Dinh với lưu lượng 120.000m3 ngày đêm.
e) Các thông số thiết kế:
- Công trình cấp : III
- Tần suất thiết kế tưới : P = 75%.
- Diện tích lưu vực : F = 149 km2.
- Dung tích toàn bộ : Wtb = 33,4x106 m3.
- Dung tích hữu ích : Whi = 24,56x106 m3.
- Dung tích chết : Wc = 8,84x106 m3.
- Chiều cao đập đất : Hmax = 22,5 m.
- Chiều dài đập đất : Lđ = 1.258 m.
- Chiều rộng đỉnh đập : Bđ = 8 m.
- Cao trình đỉnh đập : Ñđđ = +47 m.
- Cao trình MNDGC : ÑMNDGC= +45,27 m.
- Cao trình MNDBT : ÑMNDBT= +44,8 m.
- Cao trình MNC : ÑMNC = +39 m.
- Cao trình ngưỡng cống : Ñ = +38,5 m.
- Cống lấy nước : BxH (100x200)cm.
- Cao trình ngưỡng tràn : Ñ = +39 m.
- Chiều rộng tràn : Btràn = 15,5 m.
- Lưu lượng thiết kế qua tràn : Qtràn = 389,8 m3/s.
- Cột nước tràn thiết kế : Htk = 6,27 m.
2. Đánh giá về hiện trạng, an toàn công trình:
Công trình hồ chứa nước Đá Đen xây dựng năm 1997, hoàn thành năm 2004 tại các xã Châu Pha, Sông Xoài thuộc huyện Tân Thành, xã Suối Nghệ, Bình Ba, Láng Lớn thuộc huyện Châu Đức, công trình có dung tích là: 33,4x106 m3 nước có nhiệm vụ tưới cho 2773 ha rau, màu, lúa Đông Xuân và Hè Thu cho huyện Châu Đức, huyện Tân Thành, Cấp nước bổ sung cho đập Sông Dinh tưới cho các huyện Long Điền và thị xã Bà Rịa. Công trình hiện đang cung cấp nước thô cho nhà máy nước Sông Dinh với lưu lượng 120.000m3 ngày đêm. Đến nay công trình vẫn đảm bảo ở mức độ an toàn, một số hạng mục công trình như: Thiết bị đóng mở cống lấy nước, tràn xả lũ, nhà quản lý, hệ thống thoát nước mái đập, hệ thống điện đường dây trung thế 22kV và 3 trạm biến áp,… do quá trình sử dụng quá lâu đến nay đã xuống cấp cần có kế hoạch sửa chữa và xây dựng mới. Lưu vực hồ Đá Đen được bắt nguồn từ khu vực Kim Long, Láng Lớn, là vùng hằng năm có lượng mưa lớn và thường tập trung vào tháng 9, mật độ che phủ trong lưu vực không còn vì vậy cần có những phương án phòng, chống lũ cho công trình trong mọi tình huống để công trình hồ chứa nước Đá Đen vẫn đảm bảo hoạt động bình thường. Việc quản lý đất trong hành lang bảo vệ công trình theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi gặp phải một số khó khăn nhất định, công trình chưa được thu hồi đất cho vùng thượng, hạ lưu công trình theo qui định. Hiện nay Chi cục Quản lý Thủy nông trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh, các ngành chức năng xem xét thu hồi đất theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi.
3. Tình hình quản lý, khai thác, bảo vệ công trình:
a) Nhân viên quản lý công trình:
Công trình hồ Đá Đen được bố trí nhân viên quản lý công trình là 06 người. Trong đó: 01 kỹ sư, 03 trung cấp và 02 công nhân thủy lợi được phân công cụ thể, tại nhà quản lý công trình 02 người, tràn xả lũ 02 người, cống lấy nước 02 người có nhiệm vụ quản lý, vận hành và bảo vệ an toàn công trình.
b) Khai thác công trình:
Hồ chứa nước Đá Đen có dung tích là: 33,4x106 m3 nước, theo thiết kế công trình có nhiệm vụ tưới cho 2773 ha Rau, Màu, lúa Đông xuân và Hè thu, thực tế qua các năm công trình đã tưới tổng diện tích là: 1.400 ha cho huyện Châu Đức, huyện Tân Thành, Cấp nước bổ sung cho đập Sông Dinh tưới cho các huyện Long Điền và thị xã Bà Rịa. Công trình hiện đang cung cấp nước thô cho nhà máy nước Sông Dinh với lưu lượng 120.000m3 ngày đêm.
c) Lực lượng bảo vệ công trình:
Lực lượng bảo vệ công trình được bố trí kiêm nhiệm từ nhân viên quản lý công trình là 06 người có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ trong phạm vi quản lý công trình, quản lý tài sản, thiết bị công trình, quản lý các cọc mốc vành đai công trình, quản lý việc lấn chiếm đất và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
III. QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN, ĐỊNH KỲ, KIỂM TRA ĐỘT XUẤT VÀ BÁO CÁO:
A) Quy định về chế độ kiểm tra công trình như sau:
- Kiểm tra đập đất: Kiểm tra các biểu hiện như: Lún, xói mòn, nứt dọc, ngang thân đập, các hiện tượng sạt lở mái thượng hạ lưu đập, rãnh tiêu nước trên mái đập; kiểm tra vị trí đường bão hòa, vật thoát nước, dòng thấm qua thân đập, dòng thấm dưới đáy đập khoảng cách trong phạm vi 100m so với chân đập.
- Kiểm tra cống lấy nước: Kiểm tra dòng thấm xung quanh cống lấy nước, tiêu năng, thấm qua đáy công trình, cửa vào, cửa ra, cửa van, thiết bị máy đóng mở cống .
- Kiểm tra tràn xả lũ: Kiểm tra các hiện tượng xói lở cửa vào, cửa ra, tiêu năng, đất, đá và các vật cản trên ngưỡng tràn, kiểm tra dòng thấm hai bên thân tràn, dòng thấm dưới đáy tràn…
- Kiểm tra trữ lượng nước hồ, lượng mưa: Đo cao trình mực nước trong hồ, lượng mưa theo từng cơn, ngày mưa …theo quy định của chế độ đo mưa nhằm xác định lượng cường độ mưa, lũ trên lưu vực và trữ lượng tích nước hồ theo quy trình tích nước.
1. Chế độ kiểm tra thường xuyên:
Công tác kiểm tra được quy định nêu trên nhân viên quản lý công trình phải kiểm tra xong trước 09 giờ hằng ngày, ghi vào sổ nhật ký quản lý công trình, ký và ghi rõ họ tên người kiểm tra, trường hợp phát hiện những hư hỏng bất thường của công trình không đảm bảo an toàn phải báo cáo ngay với lãnh đạo Trạm quản lý Thủy nông.
2. Chế độ kiểm tra định kỳ:
Trạm quản lý Thủy nông cử người có trách nhiệm kết hợp nhân viên quản lý công trình thực hiện chế độ kiểm tra hằng tuần, tháng, năm. Các quy định trên về chế độ kiểm tra. Người được giao trách nhiệm, nhân viên quản lý công trình khi kiểm tra xong phải ghi vào sổ nhật ký quản lý công trình, ký và ghi rõ họ tên người kiểm tra, tổng hợp tình hình công trình, biện pháp xử lý báo cáo ngay với lãnh đạo Trạm quản lý Thủy nông, Chi cục Quản lý Thủy nông, đưa ra biện pháp xử lý, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
3. Chế độ kiểm tra đột xuất và báo cáo:
Khi có mưa, lũ lớn trên lưu vực, bão khẩn cấp đổ bộ vào khu vực, trữ lượng nước hồ lên nhanh, nhân viên quản lý công trình kiểm tra thường xuyên cứ 02 giờ tuần tra một lần với đập, cống và tràn, đặc biệt quan tâm các đoạn đê xung yếu, xung quanh cống lấy nước, thiết bị máy đóng mở cống… khi phát hiện công trình có hiện tượng bất thường như lún sụp, sạt lở … trước mắt thực hiện ngay biện pháp xử lý tạm thời, cắm cọc tiêu báo hiệu tại các vị trí sạt lở, cử người canh gác, báo cáo ngay về Trạm quản lý Thủy nông, Chi cục Quản lý Thủy nông. Chi cục Quản lý Thủy nông cử người kết hợp cùng trạm Quản lý thủy nông, chính quyền địa phương kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình, ghi vào sổ nhật ký quản lý công trình, ký và ghi rõ họ tên người kiểm tra, tổng hợp tình hình an toàn công trình, chỉ đạo các biện pháp xử lý, triển khai kế hoạch di dân vùng hạ lưu công trình khi cần thiết, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
B) Quy định vận hành công trình:
Việc vận hành cửa van cống, tràn xả lũ tháo nước phải tuân theo các quy định sau:
Tích nước và vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nghiêm cấm việc thao tác vận hành công trình trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật, chỉ người có trách nhiệm mới được vận hành công trình.
Không chấp hành theo các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền ra lệnh hoặc cưỡng ép vận hành công trình.
Ghi sổ nhật ký vận hành công trình: Người vận hành, người ra lệnh vận hành, thời gian vận hành, thứ tự vận hành các cửa van.
IV. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH:
A) Bảo vệ công trình trong điều kiện quản lý, vận hành bình thường:
Phạm vi bảo vệ công trình:
Căn cứ điều 25 Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04 tháng 4 năm 2001. Vùng lòng hồ công trình hồ chứa nước Đá Đen được tính từ đường biên cao trình đỉnh đập +47 trở xuống phía lòng hồ. Vùng phụ cận hạ lưu công trình hồ chứa nước Đá Đen được tính từ chân đập trở ra tối thiểu là 100m, phạm vi không được xâm phạm là 40m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập. Trong phạm vi bảo vệ công trình nghiêm cấm các hoạt động sau, trừ các trường hợp được phép tiến hành khi có giấy phép hoạt động trong phạm vi khai thác công trình thủy lợi của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Xả nước thải vào công trình thủy lợi.
- Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản; khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng.
- Trồng cây lâu năm.
- Khai thác các hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
- Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới, trừ xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
-Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện.
- Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản.
- Chôn, lấp phế thải, chất thải.
- Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây hại khác.
- Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
- Quản lý tốt các cọc mốc đường biên vùng thượng, hạ lưu công trình, quản lý vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão, các thiết bị máy đóng mở, quản lý việc lấn chiếm đất công trình đã được thu hồi và các hoạt động khác liên quan đến an toàn của công trình thủy lợi.
B) Chế độ bảo vệ công trình:
1. Chế độ bảo vệ thường xuyên:
Công tác bảo vệ công trình được quy định nêu trên nhân viên bảo vệ công trình phải kiểm tra xong trước 10 giờ hằng ngày, ghi vào sổ nhật ký bảo vệ công trình, ký và ghi rõ họ tên người kiểm tra, trường hợp phát hiện những hành vi, vi phạm về bảo vệ công trình, nhắc nhở đối tượng vi phạm, lập biên bản giữ nguyên hiện trường vi phạm, nêu biện pháp xử lý, trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết các vi phạm, nhân viên bảo vệ chuyển toàn bộ hồ sơ người vi phạm đến Ủy ban nhân dân xã, huyện, báo cáo ngay lãnh đạo Trạm quản lý Thủy nông đề nghị hỗ trợ xử lý, đồng thời báo cáo về Chi cục Quản lý Thủy nông theo quy định.
2. Chế độ bảo vệ định kỳ:
Trạm quản lý Thủy nông cử người có trách nhiệm kết hợp nhân viên bảo vệ công trình thực hiện chế độ kiểm tra hằng tuần, tháng, năm. Các quy định trên về chế độ bảo vệ. Người được giao trách nhiệm, nhân viên bảo vệ công trình khi kiểm tra xong phải ghi vào sổ nhật ký bảo vệ công trình, ký và ghi rõ họ tên người kiểm tra, tổng hợp tình hình công trình, trường hợp phát hiện những vi phạm về bảo vệ công trình, áp dụng các biện pháp xử lý như chế độ bảo vệ thường xuyên.
3. Chế độ bảo vệ đột xuất và báo cáo:
Khi phát hiện hoặc có dấu hiệu trộm cắp tài sản, các hoạt động vi phạm chế độ bảo vệ trong phạm vi khai thác và bảo vệ công trình, âm mưu phá hoại công trình…, không kể ngày hay đêm. Chi cục Quản lý Thủy nông, trạm Quản lý thủy nông cử người kết hợp cùng các ngành chức năng của Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành, Ủy ban nhân dân huyện Châu Đức kiểm tra toàn bộ hệ thống công trình, ghi vào sổ nhật ký bảo vệ công trình, ký và ghi rõ họ tên từng thành viên kiểm tra, trường hợp phát hiện những hành vi vi phạm về bảo vệ công trình, lập biên bản vi phạm, tùy theo mức độ vi phạm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo pháp luật hiện hành, đồng thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Tổ chức lực lượng bảo vệ: bố trí, phân công và trách nhiệm bảo vệ.
Bố trí lực lượng bảo vệ:
Lực lượng bảo vệ công trình được bố trí kiêm nhiệm từ nhân viên quản lý công trình là 06 người có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ trong phạm vi quản lý công trình, quản lý tài sản, thiết bị công trình, quản lý việc lấn chiếm đất và các hoạt động khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm bảo vệ:
Nghiêm cấm các hoạt động sau, trừ các trường hợp được phép tiến hành khi có giấy phép hoạt động trong phạm vi khai thác công trình thủy lợi của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
- Thải các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào công trình thủy lợi.
- Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản; khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng.
- Trồng cây lâu năm.
- Khai thác các hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
- Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới, trừ xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và xe cơ giới dùng cho người tàn tật.
- Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện.
- Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình.
- Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản.
- Chôn, lấp phế thải, chất thải.
- Nổ mìn và các hoạt động gây nổ không gây hại khác.
- Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước.
- Quản lý tốt các cọc mốc đường biên vùng thượng, hạ lưu công trình, quản lý vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão, các thiết bị máy đóng mở, kiểm tra sự phù hợp giữa giấy phép và các hoạt động khi được cấp phép, các hoạt động khác liên quan đến an toàn của công trình hồ chứa nước Đá Đen.
Phân công nhiệm vụ:
- Lực lượng bảo vệ công trình được bố trí kiêm nhiệm từ nhân viên quản lý công trình là 06 người: Trong đó có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó và 04 tổ viên; Tổ trưởng có trách nhiệm phổ biến trách nhiệm bảo vệ đã được quy định, phân công tuần tra, kiểm tra cho các thành viên trong tổ như sau:
- Lượt đi: Bắt đầu từ nhà quản lý công trình đi theo bờ phải dọc theo đường biên, cọc mốc ở cao trình +47 về phía thượng nguồn hồ chứa.
- Lượt về: Từ thượng nguồn đi theo bờ trái dọc theo đường biên, cọc mốc ở cao trình +47 về phía hạ lưu hồ chứa cách chân hạ lưu công trình 100m.
- Cả lượt đi và lượt về kiểm tra các cọc mốc, các hoạt động bất thường trong phạm vi khai thác và bảo vệ công trình hồ Đá Đen.
- Sau khi kết thúc một đợt kiểm tra, người kiểm tra phải ghi các nội dung đã kiểm tra vào sổ bảo vệ công trình theo quy định, bàn giao ca, kíp tuần tra cho người tiếp theo theo sự phân công của tổ trưởng.
5. Bảng nội quy bảo vệ công trình:
Bảng nội quy bảo vệ công trình hồ chứa nước Đá Đen: 01 được đặt tại nhà quản lý công trình, 01 cổng vào công trình, đặt nơi dễ nhìn, dễ thấy, nội dung của bảng nội quy gồm 02 phần: phần I quy định về thời gian làm việc của các bộ phận quản lý công trình, quy định chế độ tiếp khách đến liên hệ công tác, khách đến tham quan, du lịch… phần II quy định cấm các hoạt động trong phạm vi khai thác công trình thủy lợi.
C) Bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình trong mùa mưa lũ và trong trường hợp công trình xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố:
1. Phương án phòng, chống lũ:
Công trình vào đầu mùa mưa tích nước, tuân theo quy trình tích nước đã được phê duyệt, khi có bão, lũ xuất hiện với tần suất 1% hoặc lớn hơn, tiến hành mở cống điều tiết mực nước hồ hoặc mở tràn theo trình tự sau:
- Khi hồ ở mực nước báo động cấp I, II: cho phép xả qua cống, tràn thời gian mở cống, tràn tùy thuộc mực nước trong hồ.
- Khi nước hồ ở mực nước báo động cấp III: nếu thấy thời tiết diễn biến phức tạp có khả năng mưa lũ tiếp diễn đe dọa đến an toàn công trình, cho phép tiến hành mở toàn bộ khẩu độ tràn.
- Trước khi xả lũ, Chi cục Quản lý Thủy nông có trách nhiệm thông báo và phối hợp cùng Chính quyền địa phương thực hiện phương án di dời dân vùng hạ lưu đến nơi an toàn.
a) Quy định về mức báo động:
- Báo động cấp I : Mực nước ở cao trình 44,8.
- Báo động cấp II : Error! Not a valid link..
- Báo động cấp III : Error! Not a valid link. ứng với MNDGC và trường hợp có khả năng xảy ra sự cố.
b) Hiệu lệnh báo động:
- Cấp I và cấp II: Nhân viên quản lý công trình báo động lũ bằng cách cắm 01 biển hoặc cờ, hình tam giác màu đỏ tại các vị trí cao của công trình, ban đêm có thể bổ sung 01 đèn xanh để dễ nhận biết, dùng điện thoại, máy bộ đàm thông báo cho trạm Quản lý thủy nông, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành, Chi cục Quản lý Thủy nông về tình hình bão, lũ và các sự cố tại công trình nếu có.
- Cấp III: Báo động khẩn nhân viên quản lý công trình báo động lũ bằng cách cắm 02 biển hoặc cờ, hình tam giác màu đỏ tại các vị trí cao của công trình, ban đêm có thể bổ sung 02 đèn xanh để dễ nhận biết, dùng điện thoại, máy bộ đàm thông báo cho trạm Quản lý thủy nông, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Châu Đức, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn thị xã Bà Rịa, Chi cục Quản lý Thủy nông về tình hình bão, lũ và các sự cố tại công trình nếu có.
2. Phương án tổ chức chỉ huy:
Khi nhận được thông tin báo bão, lũ có thể đổ bộ vào khu vực từ Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trung ương Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông tin báo bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin báo từ nhân viên quản lý công trình báo động theo quy định nêu trên thực hiện các phương án tổ chức chỉ huy, thực hiện Quyết định số 71/ QĐ-CCTN ngày 13 tháng 5 năm 2009 về kiện toàn tổ chức bộ máy Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông.
a) Trách nhiệm Trạm Quản lý thủy nông: (Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão công trình):
- Trưởng trạm Quản lý thủy nông báo cáo ngay Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành biết để phối hợp xử lý.
- Điều động lực lượng cán bộ công nhân viên của trạm kịp thời có mặt tại công trình nơi xảy ra sự cố, trong khi chờ lực lượng ứng cứu, chỉ đạo lực lượng tại chổ triển khai xử lý tạm thời các sự cố, theo dõi tại chổ cứ 30 phút báo cáo một lần.
b) Trách nhiệm Chi cục Quản lý Thủy nông: (Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông).
- Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông báo cáo Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông báo cho Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Châu Đức, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn thị xã Bà Rịa, phối hợp xử lý, sơ tán dân vùng hạ lưu công trình khi cần thiết.
- Chỉ đạo các thành viên trong Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông, cán bộ kỹ thuật, trực tiếp chỉ đạo thực hiện các biện pháp xử lý, ra lệnh điều động nhân lực, phương tiện, vật tư để ứng cứu kịp thời những tình huống cấp bách khi công trình vượt quá khả năng có thể xảy ra sự cố.
- Tổ chức lực lượng trực theo dõi diễn biến các sự cố đã xử lý xong, cứ 30 phút báo cáo một lần về Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Đối với Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành, Châu Đức: (Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành, Châu Đức).
- Khi nhận được thông tin báo động khẩn cấp từ trạm Quản lý thủy nông hoặc Chi cục Quản lý Thủy nông về công trình có khả năng xảy ra sự cố thì Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành, Châu Đức và các ngành chức năng của huyện có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Quản lý Thủy nông triển khai ngay phương án bảo vệ đập cũng như phương án Phòng, chống lụt, bão nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
- Chỉ đạo các cấp, các ngành, điều động nhân lực phối hợp với Chi cục Quản lý Thủy nông để thực hiện nhiệm vụ ứng cứu khi công trình xảy ra sự cố.
- Phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Châu Đức, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn thị xã Bà Rịa, thực hiện kế hoạch di chuyển người và tài sản nằm trong vùng hạ lưu công trình đến nơi an toàn khi cần thiết.
- Chịu trách nhiệm huy động vật tư, điều động các loại xe như: máy ủi, máy đào, xe ô tô tự đổ…trên địa bàn hiện có để phục vụ cho công tác xử lý các sự cố công trình. Các phương tiện này cần được dự trù đưa vào phục vụ công tác Phòng, chống lụt, bão công trình khi cần thiết.
- Chỉ đạo Đài Phát thanh, Truyền thanh ở địa phương đưa tin kịp thời cho nhân dân biết về tình hình diễn biến mức độ sự cố của công trình do mưa, bão, lũ gây ra chỉ đạo các biện pháp bảo đảm an ninh trên địa bàn.
3. Phương án kỹ thuật:
Hồ chứa nước Đá Đen khi tích nước hồ cao, gặp lũ, bão lớn đều có thể xuất hiện các sự cố bất thường của công trình vì vậy cần có các biện pháp xử lý kịp thời, triển khai các phương án cứu hộ đập đảm bảo an toàn cho công trình nhằm giảm nhẹ thiệt hại đến mức tối thiểu do sự cố công trình gây ra, biện pháp xử lý các sự cố công trình:
a) Đối với đập đất:
- Dòng thấm xuất hiện ngang thân đập vượt mức cho phép; Dòng thấm xuất hiện dưới đáy đập về phía hạ lưu công trình tạo thành mạch đùn, mạch sủi; vị trí đường bão hòa xuất hiện trên vật thoát nước.
- Biện pháp xử lý :
+ Dùng cát, đá dăm, vải lọc làm tầng lọc ngược.
+ Đào rãnh tiêu nước chân đập hạ lưu, xử lý, sửa chữa vật thoát nước đưa đường bão hòa hạ xuống đúng vị trí của vật thoát nước.
+ Kiểm tra, mái thượng, hạ lưu đập, phát hiện và xử lý kịp thời các tổ mối.
+ Khoan, phụt vữa xi măng, đất sét đạt đến độ thấm cho phép.
+ Trượt mái thượng, hạ lưu đập.
- Biện pháp xử lý:
+ Dùng đá hộc hoặc rọ đá để gia cố.
+ Bao tải đựng đất.
b) Đối với cống lấy nước:
- Dòng thấm có thể xuất hiện thấm dọc theo thân cống; thấm dưới đáy bể tiêu năng; sạt lở tường cánh thượng hạ lưu cống; hư hỏng cửa van, thiết bị đóng mở cống.
- Biện pháp xử lý:
+ Dùng cát, đá dăm, vải lọc làm tầng lọc ngược.
+ Dùng đá hộc hoặc rọ đá để gia cố.
+ Khoan, phụt vữa xi măng, đất sét đạt đến độ thấm cho phép.
+ Thay mới các thiết bị đóng mở cống.
c) Đối với tràn xả lũ:
- Tràn xả lũ làm việc với lưu lượng lớn có thể xảy ra hiện tượng xói lở bể tiêu năng, sạt lở tường cánh thượng hạ lưu, dòng thấm xuất hiện hai bên mang tràn, thấm qua bản đáy tràn.
- Biện pháp xử lý:
+ Dùng đá hộc hoặc rọ đá để gia cố.
+ Dùng cát, đá dăm, vải lọc làm tầng lọc ngược.
+ Kiểm tra, vớt các vật cản trên ngưỡng tràn.
d) Mở tràn phụ:
Tràn xả lũ hồ chứa nước Đá Đen được bố trí là loại tràn sâu có cửa có chiều rộng tràn B = 7x2 = 14m +1,5m = 15,5m; kích thước 01 cửa van cung bxh = 7x 6,5m; Lưu lượng tràn Qmax = 389,8 m3/s vì vậy, công tác điều tiết nước tuân thủ theo quy trình tích nước đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trường hợp gặp lũ, bão đổ bộ vào khu vực, trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông quyết định mở các khẩu độ tràn đảm bảo thoát lũ an toàn cho công trình.
V. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VẬT TƯ, VẬT LIỆU, PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ:
Vật tư, vật liệu, phương tiện và trang thiết bị cần thiết cho công tác xử lý các sự cố công trình được trang bị, bố trí dự phòng tại các điểm xung yếu của công trình hồ chứa nước Đá Đen, các phương tiện như: máy ủi, máy đào, xe ô tô tự đổ…trên địa bàn phục vụ cho công tác xử lý các sự cố công trình. Các phương tiện này cần được dự trù đưa vào phục vụ công tác Phòng, chống lụt, bão khi cần thiết sẽ điều động và được phân bổ như sau:
1. Chi cục Quản lý Thủy nông: (Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông).
Bảng dự trù vật tư, phương tiện, kinh phí
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Stt | Nội dung | Đơn vị | Khối lượng | Đơn giá | Thành tiền |
1 | Đá hộc | m3 | 100 | 155 | 15.500 |
2 | Đá 1x2 | m3 | 20 | 160 | 3.200 |
3 | Cát | m3 | 20 | 140 | 2.800 |
4 | Vải lọc | m2 | 100 | 65 | 6.500 |
5 | Bao tải đựng đất | cái | 200 | 5 | 1.000 |
6 | Rọ sắt (2*1*0.3)m | cái | 40 | 500 | 20.000 |
7 | Cuốc | cái | 20 | 40 | 800 |
8 | Xẻng | cái | 20 | 40 | 800 |
9 | Cọc cừ | cọc | 100 | 50 | 5.000 |
10 | Phao cứu sinh | cái | 20 | 150 | 3.000 |
11 | Vỏ cao su xe máy cũ | vỏ | 50 | 10 | 500 |
12 | Dầu hôi thắp sáng | lít | 20 | 20 | 400 |
13 | Đèn pin (xách tay, 3pin) | cây | 10 | 120 | 1.200 |
14 | Đèn báo tính hiệu nguy hiểm (đèn xanh) | cây | 02 | 100 | 200 |
15 | Cờ báo tính hiệu nguy hiểm ( màu đỏ) | lá | 02 | 10 | 20 |
16 | Áo mưa | bộ | 20 | 120 | 2.400 |
17 | Giày (ủng) | bộ | 20 | 60 | 1.200 |
18 | Thước đo nước tại tràn | cái | 01 | 60 | 60 |
19 | Xe Jeep biển số 72C - 0111 | Xăng (lít) | 500 | 17 | 8.500 |
20 | Xe du lịch 72C – 0553 | Xăng (lít) | 500 | 17 | 8.500 |
Tổng cộng : | 81.580 |
2. Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành: (Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành).
Bảng dự trù phương tiện xe máy, kinh phí
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Stt | Nội dung | Đơn vị | Khối lượng | Đơn giá | Thành tiền |
02 | Máy ủi 100cv | ca | 05 | 2.000 | 10.000 |
03 | Máy đào dung tích gàu 1m3 | ca | 05 | 2.000 | 10.000 |
04 | Ô tô tự đỗ 5 tấn | ca | 05 | 1.500 | 7.500 |
Tổng cộng : | 27.500 |
VI. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG NHÂN LỰC, HẬU CẦN:
- Nhân lực do Chi cục Quản lý Thủy nông điều động:
- Nhân lực cứu hộ công trình được điều động trưởng, phó Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông (3 người), trưởng, phó Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão công trình (2 người), các cán bộ kỹ thuật (3 người), nhân viên quản lý công trình, lực lượng bảo vệ (6 người), trong đơn vị Chi cục Quản lý Thủy nông : tổng cộng 14 người.
Trong đó:
- Trưởng Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông chịu trách nhiệm đưa ra các phương án xử lý các sự cố, thời gian và khẩu độ mở tràn…, Các thành viên khác giúp cho trưởng Ban thực hiện các nhiệm vụ do trưởng ban phân công.
- Nhân lực do Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành điều động:
- Nhân lực cứu hộ công trình được điều động trưởng hoặc phó Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành (1 người), nhân công lao động tại địa phương là 20 người: tổng cộng 21 người. Trong đó:
+ Trưởng hoặc phó Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành có trách nhiệm phối hợp với Chi cục Quản lý Thủy nông thực hiện các nhiệm vụ xử lý các sự cố công trình nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức tối thiểu do thiên tai gây ra.
Hậu Cần:
Chi cục Quản lý Thủy nông chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, nước uống, các loại thuốc cảm thông thường, tiêu chảy… dự trữ đủ trong 03 ngày cho lực lượng cứu hộ công trình, tổng số nhân lực là 35 người, các trường hợp bệnh nặng được chuyển và điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa cách vị trí công trình 18 km.
Dự trù lương thực, nước uống như sau
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Stt | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
01 | Mì tôm | Ly | 315 | 6 | 1.890 |
|
02 | Nước uống | Chai | 315 | 5 | 1.575 |
|
03 | Thuốc uống |
|
|
| 1.000 | Kê đơn theo trung tâm y tế dự phòng |
Tổng cộng | 4.465 |
|
Tổng kinh phí dự trù cho công tác phòng, chống lụt, bão, bảo vệ công trình hồ Đá Đen là :113,545 triệu đồng.
( Một trăm mười ba triệu, năm trăm bốn mươi lăm ngàn). Trong đó:
+ Vật tư, vật liệu : 81,580 triệu đồng.
+ Phương tiện, xe máy : 27,500 triệu đồng.
+ Lương thực, thuốc chữ bệnh : 4,465 triệu đồng.
VII. PHƯƠNG ÁN THÔNG TIN LIÊN LẠC:
- Công trình hồ chứa nước Đá Đen xây dựng năm 1997, hoàn thành năm 2004 công trình có dung tích là: 33,4 x 106m3 nước là một trong những công trình trọng điểm của tỉnh, hiện nay công trình được bố trí điện, máy bộ đàm, điện thoại cố định phục vụ cho công tác phòng, chống lụt, bão của công trình.
- Khi công trình có khả năng hoặc xảy ra sự cố, nhân viên quản lý công trình, các thành viên trong Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão Chi cục Quản lý Thủy nông. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão công trình hồ chứa nước Đá Đen. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành và các thành viên khác có liên quan liên hệ các số điện thoại như sau:
Stt | Tên tổ chức, cá nhân | Chức vụ | Số điện thoại | Ghi chú |
01 | - Công trình hồ chứa nước Đá Đen | Văn phòng | 0643945549 Máy bộ đàm |
|
02
| -Trạm Quản lý thủy nông huyện Tân Thành | Văn phòng | 0643893847 Fax: 0643893847 |
|
- Trần Văn Chính | Trạm trưởng | 0918001349 |
| |
- Bùi Văn Hiếu | Tổ trưởng QL hồ Đá Đen | 0989875676 |
| |
03 | - Phòng Quản lý nước - Chi cục Quản lý Thủy nông | Văn phòng | 0643825269 Fax: 0643825269 |
|
- Vũ Văn Lợi | Trưởng phòng | 0918374588 |
| |
- Võ Khắc Thiên Bình | P.Trưởng phòng | 0983512347 |
| |
04 | -Chi cục Quản lý Thủy nông
| Văn phòng | 0643825616 0643825464 Fax: 0643824431 |
|
- Nguyễn Đình Lưu | Chi cục trưởng | 0913840096 |
| |
- Trần Văn Hiếu | P.Chi cục trưởng | 0913666366 |
| |
- Nguyễn Văn Hồng | P.Chi cục trưởng | 0918545979 |
| |
05 | - Sở Nông nghiệp và PTNT | Văn phòng | 0643828999 Fax: 0643828999 |
|
06 | - Ủy ban nhân dân huyện Tân Thành (Phòng nông nghiệp) | Văn phòng | 0643876114 Fax: 0643895579 |
|
VIII. PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN:
Vùng hạ lưu công trình hồ chứa nước Đá Đen, tương đối bằng phẳng, mật độ dân cư không cao sống dọc hai bên bờ Sông Xoài, về phía bờ trái sông thuộc quản lý hành chính của huyện Châu Đức, về phía bờ phải sông thuộc quản lý hành chính của huyện Tân Thành, sau phần địa giới hành chính của huyện Tân Thành, huyện Châu Đức, dọc hai bên bờ Sông Dinh là địa giới hành chính của thị xã Bà Rịa mật độ dân cư đông đúc chủ yếu là các nhà cấp 4, vùng ảnh hưởng khi công trình xảy ra sự cố cần có kế hoạch di dời các hộ dân sống dọc theo hai bờ sông từ vùng hạ lưu công trình đến tiếp giáp khu vực Bến Xúc thị xã Bà Rịa.
Khi nhận được thông tin báo động khẩn cấp từ Trạm quản lý Thủy nông huyện Tân Thành, Chi cục Quản lý Thủy nông. Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tân Thành có trách nhiệm triển khai phương án phòng, chống lụt, bão của huyện đã được phê duyệt, thông báo cho Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Châu Đức, Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn thị xã Bà Rịa sơ tán, di dời người và tài sản của nhân dân đang sống trong vùng hạ lưu công trình hồ chứa nước Đá Đen ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn. Kiên quyết không để nhân dân ở lại vùng nguy hiểm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do sự cố công trình gây ra.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.