THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1410/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KHUNG MA TRẬN CHÍNH SÁCH CHU KỲ 3 (NĂM 2011) THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (SP-RCC)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các điểm c, d, g, h và i khoản 5 Điều 2 Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Khung ma trận chính sách chu kỳ 3 (năm 2011) thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC), kèm theo Quyết định này.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
CHƯƠNG TRÌNH
HỖ TRỢ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (SP-RCC) KHUNG MA TRẬN CHÍNH SÁCH (CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1410/QĐ-TTg ngày 16/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ)
Mục tiêu trung hạn | Dự kiến các hành động chính sách (Triggers- bắt buộc và Benchmarks- chính) | Cơ quan thực hiện | Các kết quả dự kiến của chương trình |
Chu kỳ 3 2011 | |||
Trụ cột I: Thích ứng | |||
Mục tiêu 1 - Phát triển đồng thời chống chịu biến đổi khí hậu: Tăng cường tính chống chịu của tài nguyên nước | |||
Tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước | 2.3.1 Xây dựng Luật mới về Tài nguyên nước | Bộ TNMT | Các cơ chế thể chế và tổ chức được tăng cường theo tiếp cận tổng hợp và thích ứng trong quản lý tài nguyên |
5.3.1 Xây dựng mô hình vận hành thí điểm chuyển giao quản lý kênh thủy nông cấp hai ít nhất là 3 hệ thống. 5.3.2 Xây dựng lộ trình thực hiện theo từng bước nhằm tăng hiệu quả cấp và sử dụng nước ở các công ty quản lý thủy lợi. | Bộ NN&PTNT | ||
Mục tiêu 2 - Phát triển đồng thời chống chịu biến đổi khí hậu: Tăng cường quản lý tổng hợp ven biển | |||
Lồng ghép BĐKH vào quản lý tổng hợp ven biển | 1.3.1 Ban hành Hướng dẫn chi tiết về lập quy hoạch biển và không gian ven biển 1.3.2 Xây dựng Luật Tài nguyên và Môi trường biển trong bối cảnh BĐKH 1.3.3 Xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý tổng hợp ven biển ở 14 tỉnh ven biển miền trung, 3 tỉnh ven biển miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định) và ở 3 ven biển miền Nam (Bà Rịa Vũng Tàu, Sóc Trăng, Kiên Giang) | Bộ TNMT | Cơ sở pháp lý và thể chế cho quản lý tổng hợp ven biển được tăng cường |
Đảm bảo quản lý bền vững ở các khu vực ven biển (đảm bảo cả đời sống của người dân và hệ sinh thái ở các khu vực ven biển) |
| Bộ TNMT | Phương pháp luận trong quản lý tổng hợp ven biển được cải tiến |
Mục tiêu 3 - Phát triển đồng thời chống chịu biến đổi khí hậu: Tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên | |||
Nâng cao tính sẵn sàng ứng phó với thảm họa thiên nhiên (bao gồm cả xói lở bờ biển) | 1.3.1 Xây dựng các kế hoạch phát triển rừng phòng hộ ven biển, bao gồm cả rừng ngập mặn và rừng phòng hộ ven biển chống gió và cát bay | Bộ NN&PTNT | Quản lý rừng (rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn, đê biển) và sẵn sàng ứng phó thiên tai được lồng ghép |
Xây dựng khung thể chế về bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với kịch bản BĐKH | 3.3.1 Xây dựng Quy hoạch tổng thể quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học trong đó bao gồm các phương pháp luận để thích ứng với BĐKH 4.3.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia 5.3.1 Triển khai Chương trình chiến lược về nâng cao nhận thức cộng đồng giai đoạn 2009-2011 dựa trên Chương trình thực thi Luật đa dạng sinh học | Bộ TNMT | Bảo tồn đa dạng sinh học phù hợp với kịch bản BĐKH được tăng cường |
Mục tiêu 4 - Phát triển đồng thời chống chịu biến đổi khí hậu: Tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng | |||
Xác định các biện pháp ứng phó BĐKH nhằm bảo vệ mạng lưới đường bộ quốc gia, hệ thống cảng biển và hạ tầng giao thông | 1.3.1 Triển khai Kế hoạch hành động của Bộ ứng phó biến đổi khí hậu, giai đoạn 2010-2013, tập trung thực hiện việc đánh giá tác động và xây dựng giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và công nghiệp tàu thủy trong đó có nội dung xây dựng cơ sở dữ liệu GIS cho các khu vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu, nước biển dâng | Bộ Giao thông | Khung thể chế về hạ tầng đường bộ được xây dựng |
Cải tiến tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và các hướng dẫn kỹ thuật để ứng phó với BĐKH | 2.3.1 Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với hạ tầng cơ sở các khu dân cư đô thị và nông thôn | Bộ Xây dựng | Khung thể chế về quy hoạch xây dựng ứng phó biến đổi khí hậu được tăng cường |
Mục tiêu 5 - Phát triển đồng thời chống chịu biến đổi khí hậu: Tăng cường tính chống chịu của ngành y tế | |||
Tăng cường tính sẵn sàng ứng phó thảm họa thiên nhiên thông qua việc đưa ra các hướng dẫn, xác định các khu vực dễ bị tổn thương và thiết lập cơ sở dữ liệu | 1.3.1 Hoàn thiện và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu nhằm xác định phân bố khu vực dễ bị tổn thương và rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người do BĐKH gây ra | Bộ Y tế | Chất lượng của các phương tiện thu thập thông tin được cải thiện |
Tăng cường năng lực giám sát (bao gồm thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và cơ sở dữ liệu của việc bùng phát bệnh dịch, kiểm tra sức khỏe và kiểm dịch chặt chẽ các bệnh truyền nhiễm) |
| Bộ Y tế | Khung thể chế đối với các trường hợp chăm sóc y tế khẩn cấp được hình thành |
Tăng cường phát triển nguồn nhân lực và các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ ngành y tế và cộng đồng | 3.3.1 Thực hiện các kế hoạch tuyên truyền giáo dục theo Quyết định số 3557/QĐ-BYT về việc ban hành kế hoạch hành động của Bộ Y tế ứng phó BĐKH nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về sức khỏe và vệ sinh môi trường ứng phó BĐKH | Bộ Y tế | |
Mục tiêu 6 - Phát triển đồng thời chống chịu biến đổi khí hậu: Tăng cường tính chống chịu BĐKH của ngành nông nghiệp và An ninh lương thực | |||
Đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực | 1.3.1 Phân tích, đánh giá hệ thống canh tác không làm ải và các tiềm năng thích ứng khác đến khả năng thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu 1.3.2 Khuyến khích các sáng kiến trong hoạt động sản xuất và chọn giống dựa vào cộng đồng, sản xuất giống nông hộ nhằm chủ động nguồn giống khi thiên tai xảy ra và xác định các khó khăn rào cản đối với việc thích ứng của ngành nông nghiệp với thời tiết cực đoan | Bộ NN&PTNT | Hoàn thành một báo cáo dựa trên tổng kết kinh nghiệm trên thế giới và kinh nghiệm Việt Nam hiện có. Báo cáo cuối cùng với những đề xuất chính sách được hoàn thành và sẵn sàng để Cục Trồng trọt, Cục bảo vệ thực vật và Trung tâm khuyến nông Quốc gia áp dụng triển khai |
Tăng cường nghiên cứu nông nghiệp liên quan đến giải quyết các rủi ro liên quan đến khí hậu và thời tiết | 2.3.1 Đánh giá hiện trạng, nhu cầu và phạm vi lồng ghép BĐKH trong tương lai vào các chương trình nghiên cứu nông nghiệp của Việt Nam | Bộ NN&PTNT | Báo cáo đánh giá cuối cùng được hoàn thành và các khuyến nghị được áp dụng để cải thiện công tác nghiên cứu trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật |
Trụ cột II: Giảm nhẹ | |||
Mục tiêu 7 - Phát triển ít phát thải carbon: Khai thác các tiềm năng sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng | |||
Cải thiện khung chính sách nhằm tăng cường bảo tồn và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả | 1.3.1 Ban hành các quy định về thiết lập yêu cầu năng lực và cấp chứng chỉ đối với các nhà kiểm toán năng lượng và các nhà quản lý năng lượng 1.3.2 Ban hành các quy định về yêu cầu và quy trình xây dựng và trình phê duyệt Kế hoạch về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hàng năm và 5 năm của các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng. 1.3.3 Xây dựng cơ chế tài chính để tăng cường thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam 1.3.4 Chuẩn bị hành lang pháp lý cho việc thành lập các trung tâm đào tạo phát triển tổng thể nguồn nhân lực cho các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam 1.3.5 Thực hiện một nghiên cứu về cụ thể hóa lộ trình cho sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại một tiểu ngành công nghiệp và ngành điện | Bộ Công thương | Các phương thức nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng được hầu hết các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng triển khai thực hiện |
Xây dựng các kế hoạch và hoạt động bảo tồn năng lượng trong lĩnh vực vận tải | 2.3.1 Xây dựng và ban hành một Thông tư quy định biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải | Bộ Giao thông | Khung thể chế để kiểm soát khí thải và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông được tăng cường |
Xây dựng các kế hoạch và hoạt động bảo tồn năng lượng trong các tòa nhà | 3.3.1 Ban hành một thông tư hướng dẫn kỹ thuật để nâng cao hiểu biết về tiết kiệm năng lượng trong xây dựng. | Bộ Công thương/Bộ Xây dựng | Tiết kiệm 5-8% tổng năng lượng tiêu thụ trong lĩnh vực xây dựng |
Mục tiêu 8 - Thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo | |||
Cụ thể hóa khung chính sách nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo | 1.3.1 Thông qua Quy hoạch tổng thể về Phát triển Năng lượng tái tạo 1.3.2 Tiến hành một đánh giá về cơ chế biểu chi phí và đề xuất chương trình tiếp tục hỗ trợ phát triển năng lượng 1.3.3 Đề xuất phác thảo ban đầu về khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo: dự thảo một chương riêng về năng lượng tái tạo trong Luật điện lực sửa đổi | Bộ Công thương | Các mục tiêu cụ thể về phát triển năng lượng tái tạo được thông qua và các bước thực hiện đầu tiên nhằm cụ thể hóa các quy định pháp lý về phát triển năng lượng tái tạo được thực hiện |
Cụ thể hóa chính sách lâu dài cho nhiên liệu sinh học | 2.3.1 Triển khai các công tác chuẩn bị cho soạn thảo chính sách bền vững cho phát triển nhiên liệu sinh học, có cân nhắc đến các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu và an ninh lương thực | Bộ Công thương/Bộ NN&PTNT | Chính sách phát triển nhiên liệu sinh học được điều chỉnh có tính đến các tiêu chí về tính bền vững |
Mục tiêu 9 - Lưu giữ các bon: Tăng cường quản lý và phát triển rừng | |||
1. Xây dựng các chính sách quan trọng về phục hồi rừng | 1.3.1 Hoàn thành chương trình phát triển và bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2015 | Bộ NN&PTNT | Đến 2015 đạt được độ che phủ rừng trên toàn lãnh thổ là 41,5% |
2. Tạo môi trường thuận lợi cho quản lý bền vững rừng (SFM) | 3.3.1 Rà soát việc thực hiện 6 mô hình thí điểm về quản lý bền vững rừng 4.3.1 Báo cáo tổng hợp việc thực hiện PFEs ở 2 tỉnh (Sơn La và Lâm Đồng) 4.3.2 Ban hành một thông tư về đồng lợi ích (K-coefficient) | Bộ NN&PTNT | Quản lý rừng được tăng cường thông qua cải cách các quy định, khung thể chế và tài chính. |
3. Tăng cường năng lực thực thi REDD của Việt Nam | 7.3.1 Soạn thảo và thí điểm hệ thống MRV 8.3.1 Xây dựng sổ tay hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia và Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về REDD |
| Việt Nam được trang bị năng lực để thực hiện REDD, phù hợp với đàm phán quốc tế |
Mục tiêu 10 - Tăng cường quản lý chất thải | |||
Xây dựng hệ thống và các quy định về giảm lượng phát thải khí nhà kính do các hoạt động xử lý chất thải gây ra thông qua việc thực hiện biện pháp “3 Giảm” (3R) và khuyến khích các công nghệ thích hợp | 1.3.1 Xây dựng Kế hoạch hành động tổng thể về biện pháp 3R và quản lý chất thải rắn dựa trên Chiến lược Quốc gia về Quản lý tổng hợp chất thải rắn do Bộ Xây dựng và Bộ TNMT cùng phối hợp | Bộ Xây dựng | Khung thể chế về quản lý chất thải rắn được xây dựng |
Mục tiêu 11 - Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực | |||
Góp phần cùng với Chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động về giảm phát thải khí nhà kính | 1.3.1 Đề án Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp đến năm 2020 được phê duyệt. | Bộ NN&PTNT | Đề án được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt và được đảm bảo cấp kinh phí để tổ chức thực hiện |
Xác định và phát triển các phương thức nông nghiệp bền vững nhằm giảm nhẹ BĐKH và đảm bảo đời sống cho người nông dân | 2.3.2 Tiến hành đánh giá các chính sách và các mô hình dịch vụ công có tác dụng hỗ trợ hoặc cản trở việc áp dụng rộng mô hình SRI và các tiếp cận tương tự trong canh tác lúa 2.3.3 Thúc đẩy mở rộng các dự án thực nghiệm trên cánh đồng đem lại hiệu quả giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam 2.3.4 Tìm kiếm tiềm năng giữ carbon trong đất nông nghiệp trong quá trình làm đất theo phương thức mới (làm đất tối thiểu hoặc không làm đất) | Bộ NN&PTNT | Hoàn thành báo cáo và đề xuất giải pháp để khuyến nông của Bộ NN&PTNT áp dụng Ít nhất một dự án thực nghiệm để thử nghiệm hiệu quả phương thức canh tác giảm phát thải khí nhà kính ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và một dự án thực nghiệm ở đồng bằng sông Mekong được phân bổ tài chính từ ngân sách của NTP-RCC. Một báo cáo dựa trên tổng kết kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm ở Việt Nam được chuẩn bị. |
Trụ cột III: Chính sách BĐKH liên ngành và Khung thể chế | |||
Mục tiêu 12- Tăng cường tính chủ động trong việc xây dựng, ưu tiên hóa và thực hiện các chính sách BĐKH | |||
Tăng cường cơ sở phân tích khoa học của các hoạt động ứng phó BĐKH, bao gồm cả hệ thống đánh giá giám sát | 1.3.1 Xây dựng chiến lược quốc gia về BĐKH làm cơ sở để Chính phủ quyết định các hành động cần thiết cho ứng phó BĐKH (Bộ TNMT/Cục KTTV&BĐKH) 1.3.2 Xây dựng phương pháp luận về thích ứng quốc gia với BĐKH làm cơ sở để ưu tiên hóa các kế hoạch hành động về thích ứng BĐKH (Bộ KHĐT/Vụ KHGDTN&MT) 1.3.3 Thiết lập khung thể chế cho việc tiến hành đánh giá về phát triển ít phát thải (low-carbon) (Bộ KHĐT/Vụ KHGDTN&MT) 1.3.4 Xây dựng cơ chế thể chế cho việc cập nhật thường xuyên thống kê khí nhà kính quốc gia làm cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá thực hiện NAMA (Bộ TNMT/Cục KTTV&BĐKH) | Bộ KHĐT
Bộ KHĐT | Phương pháp luận, cơ sở phân tích khoa học, và năng lực giám sát nhằm xác định các mục tiêu và các hoạt động ưu tiên cho BĐKH được cải thiện. |
Lồng ghép các quan tâm đến rủi ro khí hậu vào quá trình lập kế hoạch phát triển và tăng cường điều phối, đánh giá giám sát | 3.3.1 Xây dựng các chỉ số giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thiên tai cấp quốc gia và cấp tỉnh 3.3.2 Xây dựng Luật Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 3.3.3 Thiết lập một cơ chế điều phối quốc gia về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng BĐKH | Bộ NN&PTNT | Các đầu tư ưu tiên và các biện pháp giúp giải quyết các rủi ro thiên tai được thể hiện trong các quy hoạch và trong quá trình điều phối thực hiện và giám sát giữa các Bộ và các tỉnh Cơ chế điều phối được đưa vào Bản ghi nhớ. |
Mục tiêu 13 - Tăng cường khung pháp lý về cấp tài chính cho các hoạt động liên quan BĐKH | |||
Thúc đẩy một tiếp cận tổng hợp về vấn đề cấp tài chính cho các ưu tiên về BĐKH, bao gồm cả các hoạt động theo dõi và báo cáo | 1.3.1 Xây dựng cơ chế thể chế thúc đẩy các nguồn tài chính tiềm năng cho các hoạt động BĐKH (Bộ KHĐT/Vụ KHGDTN&MT) 1.3.2 Đảm bảo đủ ngân sách cho vận hành và điều phối SP-RCC nhằm tăng cường công tác điều phối của Ban điều phối chương trình và điều phối tại các Bộ liên quan. (Bộ TNMT/VP NTP và Bộ TC/Vụ HCSN) | Bộ KHĐT
Bộ TNMT | Lập kế hoạch cấp tài chính cho BĐKH dựa trên các ưu tiên và báo cáo |
Mục tiêu 14 - Phổ biến thông tin về BĐKH cho công chúng | |||
Tăng cường thông tin và giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với các vấn đề liên quan BĐKH (Chương trình NTP-RCC) | 1.3.1 Thực hiện các hội nghị hội thảo và các cuộc thi về BĐKH cho các nhóm đối tượng theo Kế hoạch hành động của NTP-RCC 1.3.2 Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo/tập huấn phát triển nhân lực về BĐKH, đặc biệt lĩnh vực tài nguyên môi trường | Bộ TNMT | Nhận thức về BĐKH được nâng cao và chất lượng của các công cụ phân tích tác động BĐKH được cải thiện |
Các chương trình giáo dục và đào tạo về BĐKH được xây dựng | 2.3.1 Khẳng định hiện trạng nâng cao nhận thức về BĐKH trong ngành giáo dục | Bộ Giáo dục Đào tạo |
|
Các thuật ngữ dùng trong Khung ma trận chính sách:
- Hành động chính sách (PA): là hành động do các Bộ, các tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện về mặt chính sách để ứng phó với biến đổi khí hậu trong khung thời gian của các chu trình thuộc Chương trình SP-RCC. Hoạt động chính sách không phải là hoạt động dự án mà là chính sách hoặc các chiến lược do các Bộ và các cơ quan xây dựng để giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Các hành động chính sách phải phù hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 158/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm 2008; với các chương trình hành động của ngành và với Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
- Hành động chính sách bắt buộc: là hành động mang tầm quan trọng về mặt chiến lược. Các hành động này hình thành khung cơ bản cho thảo luận chính sách của toàn bộ chu kỳ. Mức độ thực hiện thành công các hành động chính sách này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc giải ngân nguồn vốn đã cam kết của các nhà tài trợ cho chương trình SP-RCC.
- Hành động chính sách chính: là những hành động phục vụ cho việc phát triển khung chính sách trong khuôn khổ chương trình SP-RCC.
- Ma trận chính sách (PM) là văn bản tổng hợp các hoạt động chính sách bắt buộc và các hoạt động chính sách quan trọng do các hội nghị kỹ thuật đề ra, được Thủ tướng Chính phủ duyệt và do cán bộ các địa phương và các cơ quan tham gia Chương trình thực hiện;
- Nhóm giảm thiểu: bao gồm các biện pháp hoặc hành động do các ngành kinh tế hoặc các địa phương thực hiện để giảm lượng phát thải khí nhà kính nhằm làm ổn định hiện tượng nóng lên toàn cầu;
- Nhóm thích ứng: bao gồm các biện pháp và các hành động do các ngành, địa phương thực hiện để làm giảm sự tổn thương các hệ thống tự nhiên và con người do biến đổi khí hậu hiện nay hoặc tương lai gây ra;
- Nhóm liên ngành: bao gồm các hoạt động thuộc các ngành và các địa phương nhằm xác lập những vấn đề lớn và quan trọng cho việc thực hiện các hoạt động của nhóm giảm phát thải và nhóm thích ứng như: thực hiện các quá trình quy hoạch chiến lược, giám sát và quản lý, tạo cơ chế tài chính để thực hiện Chương trình, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực…;
- Chu kỳ: của SP-RCC đặt ra khung thời gian với thời hạn một năm (từ tháng 1 đến tháng 12) trong đó việc xây dựng và tiến độ thực hiện của mỗi hành động chính sách sẽ được thảo luận và cập nhật.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.