ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1404/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 02 tháng 10 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRỌNG TÂM NĂM 2012 THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 05/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch rà soát thủ tục hành chính trọng tâm năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 367/QĐ-UBND ngày 07/3/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch rà soát quy định, thủ tục hành chính của tỉnh Cà Mau năm 2012;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc diện rà soát liên quan đến 76 thủ tục hành chính trọng tâm 2012 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh Cà Mau (đính kèm phụ lục Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính).
Điều 2. Giao các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã theo dõi việc thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính do cơ quan đơn vị mình phụ trách. Giao Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã và các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về Thủy sản
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
- Thẩm quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản.
Lý do: Tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng khác nhau, có thể có cơ quan quản lý khác ngoài Chi cục thú y. Vì vậy nên quy định rõ thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính này giao cho Chi cục Nuôi trồng thủy sản thay cho Chi cục thú y.
b) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Sửa đổi, bổ sung Giấy khai báo kiểm dịch thủy sản, sản phẩm vận chuyển trong nước như sau:
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ phần khai báo địa điểm kiểm dịch và thời gian kiểm dịch trong đơn.
Lý do: Tại điểm b, khoản 3, Điều 9 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản thì địa điểm kiểm dịch và thời gian kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền quyết định trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 7 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngay 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Cắt bỏ những yêu cầu khai báo không cần thiết trong đơn, đảm bảo đúng yêu cầu trong đơn chỉ thể hiện những cần thiết thuộc nghĩa vụ đối tượng phải khai báo. Tuy nhiên không giảm chi phí tuân thủ.
2. Thủ tục: Đăng kiểm tàu cá đóng mới
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Kiến nghị sửa đổi quy định trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ cụ thể như sau:
a) Trình tự thực hiện:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng kiểm tàu cá có trách nhiệm viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ. Nếu chưa đủ, yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng kiểm tàu cá đi kiểm tra và cấp biên nhận nghiệm thu từng phần và thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định. Trong trường hợp không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
c) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Ký hợp đồng giám sát kỹ thuật với cơ quan đăng kiểm tàu cá (01 bản chính);
2. Văn bản chấp thuận đóng mới tàu cá (01 bản chính);
3. Hồ sơ thiết kế tàu (01 bản chính);
4. Các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu của chủ tàu đối với các máy móc, thiết bị sẽ được lắp đặt trên tàu (01 bản chính).
d) Thành phần hồ sơ: 01 bộ.
Lý do: Văn bản quy định về thủ tục hành chính chưa quy định rõ các thành phần trên.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quy chế Đăng kiểm tàu cá Ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 742.500 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 577.500 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 165.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,57 %.
3. Thủ tục: cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với tàu cá đóng mới
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Sửa đổi, bổ sung “Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp”.
Lý do: Tại Cà Mau chưa có cơ sở đóng, sửa tàu cá do đó rất khó thực hiện quy định trong thành phần hồ sơ phải có Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp. Vì đa số người dân đóng, sửa tàu cá theo kinh nghiệm dân gian, “mướn thợ” mua gỗ về tự đóng tại bến bãi của gia đình hoặc là ‘‘thuê ụ”.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 5 Thông tư số 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung “Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp” thành “Giấy chứng nhận xuất xưởng do chủ cơ sở đóng, sửa tàu cấp hoặc hợp đồng công thợ, hóa đơn gỗ”.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Sửa đổi quy định về thành phần hồ sơ, nhằm tạo thuận lợi cho người dân và phù hợp với thực tế ở nhiều địa phương. Việc sửa đổi bổ sung trong thủ tục này không giảm và không làm tăng thêm chi phí tuân thủ TTHC.
4. Thủ tục: Đăng kiểm tàu cá trong quá trình hoạt động
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Đề nghị quy định thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ và cách thức thực hiện như sau:
a) Thành phần hồ sơ:
- Khi kiểm tra, chủ tàu cá trình hồ sơ đăng kiểm cũ của tàu (01 bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
c) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước;
- Điện thoại hoặc Fax;
- Email (thư điện tử).
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa quy định rõ thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ và cách thức thực hiện.
4.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 6 Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.410.000 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.113.000 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 304.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 12,6%.
II. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về Lâm nghiệp và Thú y
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y cho cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Sửa mẫu Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y.
Lý do: Nội dung yêu cầu khai trong đơn, tại mục “Hình thức kiểm tra” không cần thiết. Khi cơ sở đề nghị kiểm tra chỉ với điều kiện kiểm tra lần đầu để đảm bảo điều kiện cơ sở hoạt động. Không thực hiện gia hạn hoặc để cấp giấy chứng nhận lại (đều đưa vào 01 thủ tục cấp mới).
1.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa mẫu đơn Phụ lục 1 Thông tư số 41/2010/TT-BNNPTNT ngày 05/7/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Việc sửa lại mẫu đơn, nhằm đơn giản bớt những yêu cầu cần khai báo trong đơn cho người dân. Việc đơn giản này không làm giảm chi phí tuân thủ TTHC.
2. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh, vi sinh vật, hóa chất sử dụng trong nuôi trồng thủy sản
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Bãi bỏ Tờ trình điều kiện kinh doanh thuốc Thú y và bổ sung các nội dung trong Tờ trình này vào Đơn đăng ký kiểm tra kinh doanh thuốc thú y.
Lý do:
Nội dung Tờ trình có quy định trong nội dung của Đơn. Vì vậy không cần phải có 02 loại thành phần hồ sơ đăng ký kiểm tra mà quy định cùng một nội dung kê khai.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ điểm b, khoản 1, Điều 13 Thông tư số 51/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y, thú y thủy sản.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.955.000 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 2.377.500 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 577.500 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,54%.
3. Thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Bổ sung Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y (01 bản theo mẫu quy định).
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính chưa mẫu hóa đơn để tiện lợi cho người đề nghị cấp chứng chỉ.
b) Bổ sung Bản sao bằng cấp chuyên môn về thú y (01 bản, mang theo bản chính để đối chiếu).
Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí cho người đề nghị cấp chứng chỉ.
c) Bổ sung 02 ảnh màu 3cmx4cm được chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Lý do: Để dán vào chứng chỉ xác định đúng người hành nghề và khoản thời gian trong vòng 6 tháng là phù hợp.
d) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính không có quy định số lượng hồ sơ, 01 bộ là điều kiện cần và đủ.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.172.500 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 842.500 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 330.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,14 %.
4. Thủ tục: Gia hạn chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực thú y
- Gia hạn chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, chẩn đoán bệnh, kê đơn, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe động vật;
- Gia hạn chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y;
- Gia hạn chứng chỉ hành nghề xét nghiệm, phẫu thuật động vật;
- Gia hạn chứng chỉ hành nghề tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về thú y.
4.1. Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ thủ tục Gia hạn chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực thú y.
Lý do:
- Chứng chỉ hành nghề thú y được cấp có thời hạn hiệu lực 05 năm, trong thời gian hoạt động hành nghề đó có nhiều phát sinh hoặc thay đổi (như: địa điểm hành nghề, lĩnh vực hành nghề ...). Do đó, người hành nghề phải làm thủ tục cấp mới. Thực tế, chỉ có số ít cá nhân đăng ký gia hạn chứng chỉ hành nghề.
- Trước khi chứng chỉ hành nghề hết hạn 01 tháng theo quy định, nếu cá nhân không yêu cầu gia hạn thì mặc nhiên chứng chỉ hành nghề hết giá trị hiệu lực và nếu cá nhân muốn tiếp tục hành nghề thì làm lại thủ tục cấp mới.
4.2. Kiến nghị thực thi:
- Kiến nghị Chính phủ bãi bỏ khoản 5, Điều 65 Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005.
- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ khoản 6, Mục 1 Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006.
4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.585.000 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 1.585.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
5. Thủ tục: Cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn, dịch vụ kỹ thuật về thú y
5.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Bổ sung Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề thú y (01 bản theo mẫu quy định).
Lý do: Các văn bản quy định thủ tục hành chính này không mẫu hóa đơn để tiện lợi cho người đề nghị cấp chứng chỉ.
b) Bổ sung Bản sao bằng cấp chuyên môn về thú y (01 bản, mang theo bản chính để đối chiếu).
Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người đề nghị giải quyết.
c) Bổ sung: 2 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm được chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp.
Lý do: Để dán vào chứng chỉ xác định đúng người hành nghề và khoản thời gian trong vòng 6 tháng là phù hợp.
d) Bổ sung: Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Lý do: Văn bản quy định thủ tục hành chính này không quy định cụ thể số lượng hồ sơ cần nộp bao nhiêu bộ.
5.2. Kiến nghị thực thi:
- Kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y.
- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y.
5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.172.500 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 842.500 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 330.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,14 %.
6. Thủ tục: Cấp lại chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực thú y
6.1. Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ thủ tục Cấp lại chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực thú y.
6.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ Điều 10, Mục 3 Thông tư số 37/2006/TT-BNN ngày 16/5/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu; hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y; kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở hành nghề thú y.
6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.810.000 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: không có.
- Chi phí tiết kiệm: 1.810.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
7. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung; sản xuất kinh doanh con giống; cơ sở giết mổ động vật, khu cách ly kiểm dịch, nơi tập trung động vật; cửa hàng kinh doanh động vật, sản phẩm động vật
7.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Bổ sung Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y theo mẫu quy định (01 bản).
Lý do: Văn bản có quy định thủ tục hành chính chưa quy định rõ loại giấy này bao nhiêu bản.
b) Bổ sung Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (01 bản sao công chứng).
Lý do: Văn bản có quy định thủ tục hành chính chưa quy định rõ loại giấy này bao nhiêu bản.
c) Bổ sung: Các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở:
- Quyết định (hoặc giấy phép) được lập cơ sở (01 bản sao công chứng);
- Kết quả thử nghiệm mẫu nước sử dụng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định (01 bản sao công chứng);
- Kết quả thử nghiệm mẫu nước thải phải đạt tiêu chuẩn theo quy định (01 bản sao công chứng);
- Bản cam kết bảo vệ môi trường (01 bản sao có công chứng);
- Giấy khám sức khỏe 01 bản (do TTYT huyện trở lên cấp).
Lý do: Phần này chưa quy định rõ ràng, loại giấy tờ nào, cần bao nhiêu bản? Gây khó khăn, trở ngại cho tổ chức, cá nhân khi làm hồ sơ đăng ký. Vì vậy quy định này không hợp lý, cần phải sửa đổi.
d) Bổ sung số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Lý do: Các văn bản có quy định thủ tục hành chính này không quy định cụ thể số lượng hồ sơ cần nộp bao nhiêu bộ.
7.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 29, Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy trình kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y.
7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.663.500.đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.168.500 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 495.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,75 %.
8. Thủ tục: Cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt
8.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Đề nghị quy định các thành phần hồ sơ sau:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt (theo mẫu Phụ lục 9 - 01 bản);
2. Tài liệu chứng minh nguồn gốc lâm sản nguy cấp, quý hiếm đề nghị cấp giấy phép vận chuyển;
3. Hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính;
4. Bản kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại, trên từng địa phương vận chuyển.
Lý do: Thành phần hồ sơ quy định tại “Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” của Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn hiệu lực, hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt (Phụ lục 09 ban hành kèm theo Thông tư này);
- Tài liệu chứng minh nguồn gốc lâm sản nguy cấp, quý, hiếm đề nghị cấp giấy phép vận chuyển (bản sao mang theo bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; bản sao có công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);
Tuy nhiên, Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thay thế Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 không có quy định thành phần hồ sơ hợp pháp vận chuyển động thực vật rừng quý hiếm phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt, hồ sơ gồm:
1. Hồ sơ của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
2. Hồ sơ của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
8.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và sửa đổi, bổ sung thêm khoản 3, Điều 15 Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
“Khoản 3 Điều 15:
Đối với động vật rừng nguy cấp, quý hiếm được nuôi sinh sản hoặc khai thác hợp pháp từ tự nhiên trong nước khi vận chuyển phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt do cơ quan Kiểm lâm cấp.”
8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Tạo sự thống nhất trong cả nước về việc thực hiện thủ tục này và đảm bảo TTHC được thực hiện có căn cứ pháp lý cụ thể, rõ ràng.
9. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
9.1. Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ toàn bộ thủ tục “Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng, lâm nghiệp”.
Lý do:
- Không hoàn toàn thực hiện được quản lý chất lượng đối với các nguồn giống cây trồng lâm nghiệp, vì điều kiện được xác định khi cấp giấy chứng nhận nhưng việc duy trì điều kiện trong quá trình sản xuất giống không được kiểm tra xác nhận.
- Nguồn giống được sản xuất ở những cơ sở có đủ điều kiện nhưng chất lượng giống không phải lúc nào cũng đạt được yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn đã được ban hành vì chất lượng giống phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất giống, đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp là điều kiện cần nhưng chưa đủ.
Biện pháp, các cơ sở sản xuất kinh doanh giống phải đăng ký và được cấp giấy phép kinh doanh, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng giống cây trồng và vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch giống do mình sản xuất.
9.2. Kiến nghị thực thi:
- Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính theo mẫu đơn số 9 - Phụ lục 1 của quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ khoản 2, Điều 36 Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004 về giống cây trồng.
9.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 660.000 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: Không có.
- Chi phí tiết kiệm: 660.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
III. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về Lĩnh vực khám, chữa bệnh
1. Thủ tục: Cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân đối với hình thức phòng khám chuyên khoa Mắt - Mã số hồ sơ trên CSDLQG: T-CMU-065468-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Sửa đổi Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động kiến nghị quy định ngôn ngữ trong đơn bằng song ngữ tiếng Việt - tiếng Anh.
Lý do:
- Tiện lợi cho tổ chức khi làm hồ sơ đăng ký hành nghề và giúp cơ quan quản lý có thông tin tổng quát về năng lực và nguyện vọng của cơ sở trên khi xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.
- Thông tin trong đơn xây dựng bằng ngôn ngữ tiếng Việt gây hạn chế tiếp cận cho tổ chức nước ngoài khi họ có đủ điều kiện và nhu cầu hành nghề tại Việt Nam.
- Hiện nay tiếng Anh là ngôn ngữ khá thông dụng trên thế giới. Do vậy cần thiết lập mẫu đơn bằng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh để người hành nghề có nhu cầu sử dụng khi lập hồ sơ đăng ký.
b) Sửa đổi Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kiến nghị quy định ngôn ngữ trong đơn bằng song ngữ tiếng Việt - tiếng Anh.
Lý do:
- Mẫu bản Kê khai rất tiện lợi cho tổ chức khi làm hồ sơ đăng ký hành nghề và giúp cơ quan quản lý có thông tin tổng quát về thực trạng hiện có của cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự của bệnh viện.
- Ngôn ngữ sử dụng trong bản kê khai xây dựng bằng tiếng Việt gây hạn chế tiếp cận cho tổ chức nước ngoài khi họ có đủ điều kiện và nhu cầu hành nghề tại Việt Nam.
- Tiếng Anh hiện nay là ngôn ngữ giao dịch khá thông dụng trên thế giới.
- Các bên tham gia hiện nay là người Việt Nam và cả người nước ngoài. Vì vậy cần sử dụng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trong mẫu kê khai.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Y tế sửa đổi Phụ lục 13, Phụ lục 14, Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Tạo thuận lợi cho việc điền đầy đủ thông tin trong mẫu đơn, mẫu tờ khai giữa người Việt Nam và người nước ngoài trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thủ tục hành chính nói riêng. Tuy nhiên không giảm chi phí tuân thủ.
IV. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về Người có công
1. Thủ tục: Đăng ký mua bảo hiểm y tế đối với người có công
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ thủ tục “Đăng ký mua bảo hiểm y tế đối với người có công”.
Lý do: Do đã phân cấp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nên không cần phải can thiệp bằng biện pháp ban hành thủ tục hành chính.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bãi bỏ Tiết 2.4, khoản 2, Mục XIII, Phần I Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 567.000 đồng,
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 567.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
2. Thủ tục: Quyết định hưởng chế độ điều dưỡng
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Bãi bỏ thủ tục “Quyết định hưởng chế độ điều dưỡng”.
Lý do: Do thủ tục hành chính này chỉ phát sinh trong nội bộ giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nên không phải cần phải can thiệp bằng biện pháp ban hành thủ tục hành chính.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính và Bộ Y tế bãi bỏ Mục I, Phần II, Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính và Bộ Y tế.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 504.000 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 0 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 504.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 100%.
V. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về Quy hoạch xây dựng
1. Thủ tục: Cung cấp thông tin quy hoạch
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Không yêu cầu cung cấp bản sao 01 (một) trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất.
Lý do: Để xác định độ tin cậy của bản sao chụp, thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với bản gốc là đủ.
a) Thời hạn giải quyết: Rút ngắn 05 ngày làm việc cụ thể như sau:
- Đối với công trình nhà ở: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối với các công trình khác: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Tổ chức nối mạng vi tính và bố trí cán bộ thực hiện có kinh nghiệm giúp công việc nhanh hơn.
1.2. Kiến nghị thực thi:
* Kiến nghị Bộ Xây dựng sửa đổi nội dung Điểm d, khoản 2, Mục II - Phần IV Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng “Thời gian xem xét cấp chứng chỉ quy hoạch không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.
* Sửa đổi nội dung khoản 1, khoản 2 Điều 10 Quyết định số 16/2006/QĐ-UBND ngày 03/3/2006 của UBND tỉnh Cà Mau như sau:
1. Đối với công trình có vị trí quan trọng trong đô thị, có yêu cầu cao về kiến trúc, về mặt đứng đường phố - không gian đô thị, về bảo vệ môi trường và bảo vệ di tích văn hóa - lịch sử thì thời gian hoàn thành hồ sơ cung cấp thông tin quy hoạch không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Đối với nhà ở nhân dân thời gian hoàn thành hồ sơ cung cấp thông tin quy hoạch không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa là 45.552.413 đồng cho 150 đối tượng tuân thủ. Do kiến nghị cắt giảm thời gian thực hiện nên việc tính toán chi phí tuân thủ trước và sau khi được đơn giản hóa không thể hiện rõ giá trị cụ thể về mặt số học: chi phí sau khi đơn giản hóa, chi phí tiết kiệm. Nhưng chi phí cắt giảm thời gian đối với từng trường hợp thể hiện rất rõ, cụ thể: Thời gian thực hiện 15 ngày đề nghị cắt giảm thực hiện là 10 ngày đạt 66.666667% và thời gian thực hiện 20 ngày đề nghị cắt giảm thực hiện là 15 ngày đạt 75%.
2. Thủ tục: Thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh - Mã số hồ sơ trên CSDLQG: T-CMU-065651-TT
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thời hạn giải quyết: Rút ngắn 05 ngày làm việc cụ thể như sau:
Thời hạn giải quyết trong 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Tổ chức nối mạng vi tính và bố trí cán bộ thực hiện có kinh nghiệm giúp công việc nhanh hơn.
2.2. Kiến nghị thực thi:
* Kiến nghị Chính phủ sửa đổi nội dung Điểm b, khoản 1, Điều 28 của Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng “Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan trình có thẩm định”.
* Kiến nghị Chính phủ sửa đổi nội dung Điểm b, khoản 2, Điều 19 Nghi định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng “Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch - Kiến trúc đối với các tỉnh, thành phố có Sở Quy hoạch - Kiến trúc thẩm định các nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của cơ quan trình có thẩm định, trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định”.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa là 2.063.880 đồng cho 05 đối tượng tuân thủ. Riêng đối với Hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch theo quy định và Biên bản thông qua nhiệm vụ quy hoạch, đồ án quy hoạch không thể xác định được thời gian, chi phí trong quá trình tính toán cho phí tuân thủ. Do kiến nghị cắt giảm thời gian thực hiện nên việc tính toán chi phí tuân thủ trước và sau khi được đơn giản hóa không thể hiện rõ giá trị cụ thể về mặt số học: chi phí sau khi đơn giản hóa, chi phí tiết kiệm. Nhưng chi phí cắt giảm thời gian đối với từng trường hợp thể hiện rất rõ, cụ thể: Thời gian thực hiện 30 ngày đề nghị cắt giảm thực hiện là 25 ngày đạt 83.333333%.
VI. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về Bổ trợ tư pháp
1. Thủ tục: Cấp giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư - Mã số hồ sơ trên CSDLQG: T-CMU-188209-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
- Bãi bỏ “Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh”.
- Bãi bỏ “Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư và bản sao Thẻ luật sư của trưởng chi nhánh”.
Lý do: Chỉ cần đối chiếu với bản chính là đủ. Bởi vì trong thành phần hồ sơ có quy định nộp hồ sơ đối với bản sao, người yêu cầu cần mang theo bản chính để đối chiếu. Mặc khác những giấy tờ này cũng được thông tin rộng rãi trên phương tiện thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng khi lập trụ sở chính.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Quốc hội bãi bỏ Điểm b, e, khoản 3, Điều 41 của Luật Luật sư năm 2006.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.987.595 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.341.633 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 645.962 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9%.
2. Thủ tục: Yêu cầu trợ giúp pháp lý
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Bãi bỏ “Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý”.
Lý do: Đây chỉ là giấy tờ làm cơ sở xác định đối tượng được trợ giúp pháp lý đã ghi nhận đầy đủ thông tin trong đơn yêu cầu trợ giúp, mà chỉ cần xuất trình là đủ.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Quốc hội bãi bỏ Điểm b, khoản 1 Điều 43 của Luật trợ giúp pháp lý.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 136.451.952 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 125.955.648 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 10.496.304 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 8 %.
3. Thủ tục: Cấp thẻ tư vấn viên pháp luật
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Bãi bỏ “Giấy tờ xác nhận về thời gian công tác pháp luật của người đề nghị”.
Lý do: Giấy đề nghị cấp thẻ tư vấn viên pháp luật đã có thông tin này và người đề nghị đã có cam đoan về lời khai của mình.
3.2. Kiến nghị thực thi:
Bãi bỏ Điểm c, khoản 1, Điều 3 Thông tư số 19/2011/TT-BTP ngày 31/10/2011 của Bộ Tư pháp.
3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 289.784 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 238.187 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 51.597 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 18%.
VII. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về hoạt động khoa học và công nghệ
1. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Khoa học và Công nghệ)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Kiến nghị Bổ sung các thành phần hồ sơ sau:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản về tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng: Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy Đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép ngành nghề được hoạt động;
- Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên ký tên trong hợp đồng;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước);
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).
Lý do: Nhằm cụ thể hơn trong việc chuyển giao hợp đồng khoa học công nghệ, cụ thể rõ ràng giữa bên nhận chuyển giao và bên chuyển giao.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Chính phủ sửa đổi bổ sung và hướng dẫn áp dụng các biểu mẫu được quy định tại Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 11.225.813 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.719.073 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 2.506.740 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 22%.
2. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, sửa đổi hợp đồng chuyển giao công nghệ (trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Khoa học và Công nghệ)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Kiến nghị bổ sung các thành phần hồ sơ và rút ngắn thời hạn giải quyết cụ thể như sau:
a) Thành phần hồ sơ:
- Văn bản về tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng: Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép phù hợp ngành nghề được hoạt động;
- Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện các bên ký tên trong hợp đồng;
- Văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ (nếu có sử dụng vốn nhà nước);
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ).
b) Thời hạn giải quyết:
Thời hạn giải quyết: 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lý do: Nhằm cụ thể hơn trong việc chuyển giao sửa đổi, bổ sung hợp đồng khoa học công nghệ, nhằm cụ thể, rõ ràng giữa bên nhận chuyển giao và bên chuyển giao. Thời hạn giải quyết 07 ngày là phù hợp đồng thời giảm được thời gian phải chờ đợi để cấp giấy.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Chính phủ sửa đổi bổ sung và hướng dẫn áp dụng các biểu mẫu được quy định tại Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.738.712 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.555.070 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 2.183.642 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32 %.
VIII. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về Sở hữu trí tuệ
1. Thủ tục: Hỗ trợ kinh phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Rút ngắn thời hạn giải quyết cụ thể như sau:
- Sau khi nhận được thủ tục đề nghị hỗ trợ hợp lệ của các doanh nghiệp, trong thời gian không quá 03 ngày làm việc (trong nội ô Thành phố Cà Mau) và 05 ngày làm việc (đối với tuyến huyện), Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ sẽ xem xét ra quyết định hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp.
Lý do:
- Trong nội ô Thành phố Cà Mau thuận tiện trong việc đi lại, chuyển tiền hỗ trợ cho doanh nghiệp nhanh và thuận lợi nên cần cắt giảm thời gian giải quyết là 03 ngày.
- Cấp huyện đi lại mất nhiều thời gian, chuyển tiền phải qua nhiều bước mới đến được doanh nghiệp nên giữ nguyên thời gian quy định là 05 ngày.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi khoản 2, Điều 7 Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND ngày 15/9/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành quy định hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1,137,134 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 724,358 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 412,776 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 36%.
IX. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về Năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân
1. Thủ tục: Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ (sử dụng máy X - Quang chẩn đoán trong y tế)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
Rút ngắn thời hạn giải quyết cụ thể như sau:
Sửa đổi “Ba mươi ngày đối với thiết bị X-quang sử dụng trong y tế” thành “Hai mươi bảy ngày (trong phạm vi nội ô thành phố) và ba mươi ngày (đối với tuyến huyện) đối với thiết bị X-quang sử dụng trong y tế”.
Lý do: Trong nội ô Thành phố Cà Mau thuận tiện trong việc đi lại nên sớm cấp chứng chỉ để đủ điều kiện tiến hành công việc, cần cắt giảm thời gian giải quyết là 27 ngày.
- Cấp huyện thời hạn quy định là 30 ngày.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Quốc hội sửa đổi điểm b, khoản 2, Điều 77 Luật Năng lượng Nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 8,449,431 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5,691,569 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 2,757,862 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33%.
2. Thủ tục: Cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-Quang chẩn đoán trong y tế)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
Kiến nghị rút ngắn thời hạn giải quyết cụ thể như sau:
Sửa đổi “Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Chứng chỉ nhân viên bức xạ được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này” thành “Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong nội ô thành phố) và 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (đối với tuyến huyện), cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Chứng chỉ nhân viên bức xạ được cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này
Lý do:
- Trong nội ô Thành phố Cà Mau thuận tiện trong việc đi lại nên sớm cấp chứng chỉ để đủ điều kiện tiến hành công việc, cần cắt giảm thời gian giải quyết là 7 ngày.
- Cấp huyện là 10 ngày.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sửa khoản 3, Điều 24 Thông tư số 08/2010/TT-BKHCN ngày 22/07/2010 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về việc khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ và cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ.
2.3. Lợi ích của phương án đơn gỉản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2,289,973 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1,580,809 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 709,164 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31%.
X. Nhóm thủ tục hành chính, quy định hành chính liên quan về lĩnh vực Tài nguyên nước
1. Thủ tục: Cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt - Mã số hồ sơ trên CSDLQG: T-CMU-065287-TT
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Kiến nghị bãi bỏ “Đề án khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp đang có công trình khai thác”.
Lý do: Trong quá trình thực hiện xét thấy thành phần hồ sơ này quy định không phù hợp với thực tế.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Chính phủ bãi bỏ điểm b, khoản 1, Điều 21 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.758.303 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 487.688 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 6.270.615 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 93 %.
2. Thủ tục: Cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước - Mã số hồ sơ trên CSDLQG: T-CMU-065351-TT
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Thành phần hồ sơ:
Kiến nghị bãi bỏ:
- Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải; trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước thì phải có báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;
Lý do: Trong quá trình thực hiện xét thấy thành phần hồ sơ này quy định không phù hợp với thực tế.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Chính phủ bãi bỏ điểm d, e, khoản 1, Điều 22 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ về quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.816.991 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 487.688 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 6.329.303 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 93 %.
Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện ……… (Phần nội dung này dùng cho UBND cấp huyện)
I. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Công thương
1. Thủ tục: Đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh
1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Về thành phần hồ sơ:
Cần sửa đổi từ ngữ lại cho ngắn gọn, rõ ràng hơn, sửa đổi thành phần hồ sơ và cắt giảm thông tin không cần thiết ở Mẫu đơn để giảm chi phí cho cá nhân thực hiện thủ tục hành chính này.
Kiến nghị sửa đổi thành phần hồ sơ cụ thể như sau:
1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (01 bản chính theo mẫu quy định tại Phụ lục I-6);
2. Danh sách các cá nhân góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có)(01 bản chính theo mẫu quy định tại Phụ lục II-5);
3. Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình xuất trình bản gốc để đối chiếu và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
* Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định nêu trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
* Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định thì kèm theo các giấy tờ quy định nêu trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Lý do: Không trái với quy định của văn bản cấp trên nhưng ghi dài dòng, cần nêu ngắn gọn, dễ hiểu.
b) Mẫu đơn mẫu tờ khai:
Bãi bỏ thông tin không cần thiết: “Chỗ ở hiện tại” ở các mẫu đơn thuộc phụ lục I-6 và II-5.
* Lý do: Việc quy định chỗ ở hiện tại là không cần thiết vì trong mẫu đơn đã ghi địa chỉ thường trú và địa điểm đăng ký kinh doanh.
c) Phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: cần giảm khoản thu lệ phí đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh là 15.000 đồng/1 lần chứng nhận. Không thu tiền mẫu đơn và tiền photocopy để lưu hồ sơ.
* Lý do: Giảm chi phí thực hiện thủ tục hành chính này cho cá nhân.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Kiến nghị Chính phủ sửa đổi điểm d, khoản 1, Điều 52 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký Doanh nghiệp.
- Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi các phụ lục I-6; phụ lục II-5 của Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 17.122.500 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.858.500 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 5.264.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31%.
II. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Xây dựng
1. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị
1.1. Nội dung đơn giản hóa
a) Thành phần hồ sơ:
Bãi bỏ mục e trong thành phần hồ sơ (chứng chỉ quy hoạch hoặc giấy thỏa thuận địa điểm xây dựng, trừ trường hợp được miễn theo quy định).
Lý do: Việc đề nghị cung cấp chứng chỉ quy hoạch hoặc giấy thỏa thuận địa điểm xây dựng là không cần thiết vì các loại giấy tờ trên đều do cùng một cơ quản lý nhà nước cấp; Chỉ cần theo dõi trong hồ sơ lưu trữ ở cơ quan, đơn vị là được; Không cần các chủ đầu tư cung cấp thêm.
b) Số lượng hồ sơ: quy định 02 bộ.
Lý do: Việc quy định 03 bộ hồ sơ là quá nhiều, chỉ cần 02 bộ là đủ.
c) Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc đối với công trình và 08 ngày làm việc đối với nhà ở.
Lý do: Việc cấp phép xây dựng đơn giản cũng chỉ kiểm tra hồ sơ và đôi lúc đi kiểm tra thực tế vị trí xây dựng công trình, nhà ở thì thời gian không quá 3 ngày; Nếu cần thiết xin ý kiến của các ngành chức năng thì cũng không quá 7 ngày (đối với công trình); nhà ở riêng lẻ thì không cần thiết; tổng hợp và xử lý hồ sơ 03 ngày, trình cấp có thẩm quyền ký 02 ngày.
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 63, mục 1, Chương V Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003.
- Kiến nghị Chính phủ sửa đổi Điều 20, Chương III, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009.
- Kiến nghị sửa đổi Điều 17, Chương III, Quyết định số 16/2006/QĐ-UBND ngày 03/3/2006.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 209.460.000 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 207.864.000 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 1.956.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 1 %.
2. Thủ tục: Cấp giấy chứng nhận trong trường hợp sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng trang trại tại khu vực nông thôn
2.1. Nội dung đơn giản hóa
Kiến nghị không xem xét trường hợp Cấp giấy chứng nhận trong trường hợp sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng trang trại tại khu vực nông thôn là loại thủ tục hành chính.
Lý do:
- Văn bản quy phạm pháp luật không quy định rõ về thời gian, trình tự thực hiện, không có mẫu đơn, mẫu tờ khai mà là hướng dẫn thực hiện những quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thủ tục hành chính áp dụng thực hiện sẽ không đáp ứng với mục tiêu đề ra.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Kiến nghị Chính phủ sửa Điều 9 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.
III. Các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo
1. Thủ tục: Cấp giấy phép dạy thêm ngoài nhà trường đối với cấp THCS
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
a) Trình tự, cách thức thực hiện: Quy định trình tự thực hiện như sau:
Cá nhân xin cấp giấy phép dạy thêm đến nộp hồ sơ trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện theo thời gian quy định của pháp luật. Cán bộ nghiệp vụ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn một lần để người đến nộp hồ sơ chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đúng theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn.
Sau 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cán bộ nghiệp vụ Phòng Giáo dục và Đào tạo trả kết quả cho cá nhân theo giấy hẹn. Trường hợp không giải quyết được trả lời bằng văn bản.
Lý do: TTHC không quy định rõ trình tự thực hiện.
b) Mẫu đơn mẫu tờ khai: Ban hành mẫu “Đơn xin đăng ký dạy thêm”.
Lý do: Thủ tục này không có mẫu đơn, mẫu tờ khai, nhưng yêu cầu phải có đơn xin đăng ký dạy thêm (viết tay).
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ sung thêm Điều 5, 9, Chương II, III của Quy định về dạy thêm học thêm kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 1 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Kiến nghị cho bổ sung thêm Điều 6, 7 Quy định về dạy thêm học thêm ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của Ủy ban nhân tỉnh Cà Mau.
1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.050.000 đồng.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 682.000 đồng.
- Chi phí tiết kiệm: 368.000 đồng.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 35%.
Mẫu 07: Dành cho cơ quan, đơn vị tổng hợp số liệu và các cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC báo cáo về các trường hợp hồ sơ giải quyết bị quá hạn
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BC-UBND | Cà Mau, ngày tháng năm 2012 |
NGUYÊN NHÂN QUÁ HẠN ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP TỒN ĐỌNG
TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH1 TRONG QUÝ III NĂM 2012
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính).
1. Tổng hợp nguyên nhân quá hạn
STT | Lĩnh vực, công việc giải quyết | Số lượng hồ sơ | Nguyên nhân quá hạn | Ghi chú |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp | 08 | 03 hồ sơ đăng ký thay đổi chờ bổ sung hồ sơ, 05 hồ sơ đăng ký mới trễ do mã số trả chậm. |
|
2 | Lĩnh vực Ngân sách nhà nước | 03 | Do chủ đầu tư chưa cung cấp đủ hồ sơ theo quy định. |
|
3 | Lĩnh vực Tư pháp cấp huyện | 20 | Do bộ phận tham mưu thẩm tra hồ sơ trễ. |
|
4 | Lĩnh vực Giao thông Vận tải cấp huyện | 01 | Do bộ phận tham mưu thẩm tra hồ sơ trễ. |
|
5 | Lĩnh vực Đất đai cấp xã | 08 | Quá trình xác minh gặp nhiều khó khăn, người dân tranh chấp không hợp tác, chồng lấn với đất công do xã quản lý, không chấp nhận giải quyết của UBND cấp xã. |
|
| Tổng số: |
|
|
|
2. Các trường hợp quá hạn do quy định hành chính
a) a1x5:
STT | Tên TTHC | Nội dung vưóng mắc | Văn bản QPPL |
1 | 2 | 3 | 4 |
I | Lĩnh vực A | ||
1 | Thủ tục hành chính 1 (ví dụ thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ) | Chưa rõ ràng ở quy định về điều kiện ... (ví dụ điều kiện về khu dân cư hiện hữu, ổn định) | Quy định tại Điều ... Khoản ... Điểm... của Nghị định số.../.../NĐ-CP ngày ... tháng... năm ... của Chính phủ về …. (ví dụ: quy định tại Khoản 7 Điều 4 của Quyết định số 68/2010/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2010 của UBND TP HCM về cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh); |
2 | Thủ tục hành chính 2 |
|
|
II | Lĩnh vực B | ||
1 | Thủ tục hành chính 3 |
|
|
2 | Thủ tục hành chính 4 |
|
|
3 | Thủ tục hành chính 5 |
|
|
b) a2x3:
1 Các trường hợp tồn đọng nêu tại cột số 11 của mẫu báo cáo 01, 02, 03, 04, 05, 06
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.