ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2019/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 10 tháng 5 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THÔN, TỔ DÂN PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 21/2018/QĐ-UBND NGÀY 10 THÁNG 8 NĂM 2018 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP- UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Căn cứ Nghị định số 29/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2012/TT- BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Sở Nội vụ tại Tờ trình số 802/TTr-SNV ngày 08 tháng 4 năm 2019; Báo cáo thẩm định số 10/BCTĐ-STP ngày 04 tháng 4 năm 2019 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số Điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố như sau:
1. Khoản 1, Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau đây viết tắt là Thông tư số 14/2018/TT-BNV)”.
2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Tổ chức của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư số 14/2018/TT-BNV”.
3. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Điều kiện thành lập thôn mới, tổ dân phố mới
Việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới phải bảo đảm có đủ các điều kiện sau:
1. Quy mô số hộ gia đình:
a) Đối với thôn: Phải có từ 300 hộ gia đình trở lên; thôn thuộc các xã đảo phải có từ 100 hộ gia đình trở lên.
b) Đối với tổ dân phố: Phải có từ 350 hộ gia đình trở lên; tổ dân phố thuộc các thị trấn đảo phải có từ 150 hộ gia đình trở lên.
2. Các điều kiện khác:
Thôn và tổ dân phố cần có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để phục vụ hoạt động cộng đồng và bảo đảm ổn định cuộc sống của người dân.
3. Đối với các trường hợp đặc thù:
a) Thôn, tổ dân phố nằm trong quy hoạch giải phóng mặt bằng, quy hoạch giãn dân; thôn nằm ở nơi có địa hình bị chia cắt phức tạp; thôn, tổ dân phố nằm biệt lập trên các đảo; thôn có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn thì: Quy mô thôn có từ 50 hộ gia đình trở lên, tổ dân phố có từ 100 hộ gia đình trở lên.
b) Thôn, tổ dân phố đã hình thành từ lâu do xâm canh, xâm cư cần thiết phải chuyển giao quản lý giữa các đơn vị hành chính cấp xã để thuận tiện trong hoạt động và sinh hoạt của cộng đồng dân cư mà không làm thay đổi đường địa giới hành chính cấp xã thì thực hiện giải thể và thành lập mới thôn, tổ dân phố theo quy định. Trường hợp không đủ quy mô số hộ gia đình theo quy định tại Khoản 1, Điều này thì thực hiện việc ghép cụm dân cư theo quy định tại Điều 8 Quy chế này”.
4. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố
Điều kiện sáp nhập, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư số 14/2018/TT-BNV .
5. Khoản 2, Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Sau khi có chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo; giao Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới. Nội dung của Đề án thành lập thôn mới, tổ dân phố mới thực hiện theo quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm e và Điểm g Khoản 1, Điều 8 Thông tư số 04/2012/TT-BNV”.
7. Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Quy trình và hồ sơ sáp nhập thôn, tổ dân phố hiện có để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; giải thể thôn, tổ dân phố và chuyển thôn thành tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố; ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có:
1. Quy trình và hồ sơ sáp nhập thôn, tổ dân phố hiện có để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; giải thể thôn, tổ dân phố và chuyển thôn thành tổ dân phố; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố: Thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Điều 1, Thông tư số 14/2018/TT-BNV .
2. Quy trình và hồ sơ ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có: Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm đ Khoản 1; Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5, Điều 9, Thông tư số 04/2012/TT-BNV”.
8. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 1, Thông tư số 14/2018/TT-BNV”.
9. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 8, Điều 1, Thông tư số 14/2018/TT-BNV”.
10. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 15. Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố
“1. Đối với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố: Quy trình bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo quy định tại Khoản 9, Điều 1, Thông tư số 14/2018/TT-BNV .
2. Đối với Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố: Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố sau khi thống nhất với Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận.
3. Trường hợp sáp nhập thôn, tổ dân phố thì phải thực hiện quy trình bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ở thôn mới, tổ dân phố mới (hoặc cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời theo quy định tại Khoản 4, Điều này). Trường hợp giải thể thôn, tổ dân phố thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố đương nhiên kết thúc hoạt động kể từ ngày Hội đồng nhân dân thành phố quyết định giải thể thôn, tổ dân phố đó. Trường hợp chuyển thôn thành tổ dân phố trong trường hợp thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Phó trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố tiếp tục hoạt động đến thời điểm hết nhiệm kỳ.
4. Nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố:
a) Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ dân phố có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi. Trường hợp do thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố bầu được Trưởng thôn mới, Tổ trưởng tổ dân phố mới trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lâm thời.
b) Nhiệm kỳ của Phó Trưởng thôn, Tổ phó tổ dân phố, thực hiện theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.”
11. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Sở Nội vụ:
a) Thẩm định việc thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; sáp nhập thôn, tổ dân phố hiện có để thành lập thôn mới, tổ dân phố mới; đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
b) Đề xuất việc giải thể thôn, tổ dân phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, quyết định; tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố quyết định chuyển thôn thành tổ dân phố sau khi có Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập phường, thị trấn từ đơn vị hành chính xã.
c) Theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
d) Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Bộ Nội vụ về việc thực hiện Thông tư số 04/2012/TT-BNV , Thông tư số 14/2018/TT-BNV và Quy chế này.
2. Các sở, ban, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
3. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Quyết định ghép cụm dân cư vào thôn, tổ dân phố hiện có sau khi đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện thông qua.
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện Quy chế này trên địa bàn; định kỳ tháng 11 hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố và việc thực hiện Quy chế này về Ủy ban nhân dân thành phố (qua Sở Nội vụ tổng hợp).
4. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Thực hiện theo quy định tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư số 14/2018/TT-BNV”.
Điều 2.
1. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2019.
2. Quyết định này bãi bỏ Khoản 1, Điều 3; Điều 4; Điều 5; Điều 6; Khoản 2, Khoản 6, Điều 7; Điều 8; Điều 10; Điều 13; Điều 15; Điều 16 của Quy chế về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
BẢNG TỔNG HỢP
Ý kiến của Ủy viên UBND thành phố vào dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 21/2018/QĐ-UBND
stt | Họ tên, chức vụ | Ý kiến | Đề xuất của Văn phòng |
1. | Nguyễn Xuân Bình - PCT Thường trực UBND TP | Nhất trí. |
|
2. | Lê Khắc Nam - PCT UBND TP | Nhất trí. |
|
3. | Nguyễn Văn Thành - PCT UBND TP | Nhất trí. |
|
4. | Nguyễn Văn Điệp - Chỉ huy trưởng BCHQS TP | Nhất trí. |
|
5. | Lê Ngọc Trữ - Giám đốc Sở Tài chính | Nhất trí. |
|
6. | Dương Ngọc Tuấn - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ | Nhất trí. |
|
7. | Nguyễn Anh Tuân - Giám đốc Sở Ngoại vụ | Nhất trí. |
|
8. | Phạm Thu Xanh - Giám đốc Sở Y tế | Nhất trí. |
|
9. | Nguyễn Bách Phái - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội | Nhất trí. |
|
10. | Bùi Quang Hải - Giám đốc Sở Công Thương | Nhất trí. |
|
11. | Nguyễn Hải Bình - Chánh Thanh tra TP | Nhất trí. |
|
12, | Nguyễn Thị Thương Huyền - Giám đốc Sở Du lịch | Nhất trí. |
|
13. | Nguyễn Xuân Trường - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo | Nhất trí. |
|
14. | Phùng Văn Thanh - Giám đốc Sở Xây dựng | Nhất trí. |
|
15. | Lã Thanh Tân - Giám đốc Sở Tư pháp | Sở Tư pháp đã có Báo cáo thẩm định số 10/BCTĐ- STP ngày 04/4/2019. Sở Nội vụ đã tiếp thu ý kiến thẩm định. |
|
16. | Nguyễn Đức Thọ - Giám đốc Sở Giao thông vận tải | Đề nghị bổ sung cụm từ “và bãi bỏ” vào tên dự thảo Quyết định. | Tên Quyết định có cụm từ “sửa đổi, bổ sung một số điều của...”, không có từ “bãi bỏ” là theo đúng quy định tại Điều 77 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 |
17. | Phạm Văn Lập - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - Đề nghị bổ sung từ “bãi bỏ” vào tên Quyết định để thống nhất với Điều 1 Quyết định. | Tên Quyết định có cụm từ “sửa đổi, bổ sung một số điều của...”, không có từ “bãi bỏ” là theo đúng quy định tại Điều 77 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016. |
- Đề nghị nêu rõ thời gian hiệu lực của văn bản. | - Tiếp thu ý kiến; nêu cụ thể khi trình ký. | ||
- Đề nghị bổ sung nơi nhận: “Ủy ban MTTQVN thành phố”. | - Tiếp thu ý kiến; sửa lại nơi nhận của dự thảo. | ||
- Đề nghị bỏ nơi nhận “Sở Tư pháp””, “CVP”. | - Nơi nhận đã theo đúng quy định thể thức văn bản. | ||
18. | Trần Việt Tuấn - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư | Đề nghị không đánh số trang thứ nhất của văn bản. | - Tiếp thu ý kiến; đánh số lại trang dự thảo. |
19. | Lê Văn Quý - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao | - Đề nghị nêu rõ thời gian hiệu lực của văn bản theo quy định: không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. | - Tiếp thu ý kiến; nêu cụ thể khi trình ký. |
20. | Lương Hải Âu - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông | - Đề nghị bỏ Khoản 6, Điều 1 “Bãi bỏ Khoản 6, Điều 7” vì đã quy định ở Khoản 2, Điều 2 và bỏ cụm từ “và bãi bỏ” tại tên Điều 1. | - Dự thảo đã thực hiện theo đúng mẫu 37 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016. |
- Đề nghị bỏ các cụm từ tại Khoản 2, Điều 2: bãi bỏ “Khoản 1, Điều 3; Điều 4; Điều 5; Điều 6; Khoản 2 (Điều 7)...; Điều 8; Điều 10; Điều 13; Điều 15; Điều 16”. | - Dự thảo đã thực hiện theo đúng mẫu 37 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016. - Việc nêu cụ thể các Điều, Khoản, Điểm được sửa đổi, bổ sung để bãi bỏ phục vụ hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. | ||
21. | Trần Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường | Đề nghị sửa thể thức ký: “TM. ỦY BAN NHÂN DÂN” thành “TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ” | Thể thức ký: “TM. ỦY BAN NHÂN DÂN” là theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 65 Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.