ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2006/QĐ-UBND | Tân An, ngày 17 tháng 4 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TƯ PHÁP GIAI ĐOẠN NĂM 2006-2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 11/4/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020;
Theo văn bản đề nghị số 358/TTr-STP ngày 12/4/2006 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định nầy Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn năm 2006-2010.
Điều 2. Giao cho Sở Tư pháp, Công an tỉnh phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh và UBND huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã thi hành Quyết định nầy.
Quyết định nầy có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 49-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐẾN NĂM 2020 (GIAI ĐOẠN 2006-2010)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 14 /2006/QĐ-UBND ngày 17 /4/ 2006 của UBND tỉnh)
Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 11/4/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn năm 2006-2010 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
- Quán triệt làm cho các Sở ngành cấp tỉnh và UBND các cấp nhận thức sâu sắc Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 11/4/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, qua đó đề cao vai trò trách nhiệm phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả theo mục tiêu, nhiệm vụ và lộ trình cải cách tư pháp của tỉnh đề ra.
- Thể chế hoá những định hướng nội dung nhiệm vụ cải cách tư pháp của tỉnh, nhằm không ngừng củng cố kiện toàn về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tư pháp; đẩy mạnh phòng ngừa, đấu tranh làm giảm các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
II. Những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện:
1. Công tác tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết:
1.1. Đối với các Sở ngành cấp tỉnh:
Sau Hội nghị triển khai của cấp tỉnh, các Sở ngành phải triển khai, quán triệt cho các đơn vị trực thuộc thông suốt về quan điểm, tư tưởng, nội dung, nhiệm vụ chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 11/4/2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chương trình hành động của Ban chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh và Kế hoạch của UBND tỉnh. Xác định vai trò trách nhiệm của từng ngành, từng đơn vị, đề ra kế hoạch tham gia phối hợp với các cơ quan tư pháp theo từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ có liên quan trong lộ trình cải cách tư pháp của tỉnh giai đoạn năm 2006-2010.
Sở Tư pháp và Công an tỉnh phối hợp tổ chức triển khai sâu rộng cho tất cả cán bộ, chiến sĩ, cán bộ công chức trong toàn ngành. Gắn với phổ biến, triển khai, phải kiểm điểm sâu sắc công tác tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, Chỉ thị 06-CT/TU và Công văn số 1758/CT-UB ngày 27/5/2002 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 8-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, đồng thời triển khai kế hoạch của ngành mình về nhiệm vụ cải cách tư pháp giai đoạn năm 2006-2010 và chương trình công tác tư pháp trong từng năm (hoàn thành trong tháng 4/2006).
1.2. Đối với UBND các huyện, thị xã:
Gắn với Cấp ủy và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt nghị quyết 49-NQ/TW, Chỉ thị số 06-CT/TU và kế hoạch của UBND tỉnh cho cán bộ lãnh đạo các ban ngành cấp huyện và xã, đồng thời xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác tư pháp giai đoạn năm 2006-2010 và từng năm (hoàn thành trong tháng 5/2006).
2. Công tác văn bản quy phạm pháp luật (QPPL):
2.1. Tiếp tục triển khai thực thi Quyết định số 2065/2005/QĐ-UBND ngày 18/5/2005 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND; không ngừng đổi mới hoàn thiện chương trình lập quy hàng năm; quy trình soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra và rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; huy động sự tham gia của nhân dân, các nhà khoa học, cộng tác viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm thực tiễn và các đối tượng chịu tác động trực tiếp vào quá trình soạn thảo, thẩm định văn bản QPPL.
2.2. Các Sở, ngành phải phát huy mọi nguồn lực tham mưu UBND tỉnh xây dựng chương trình lập quy hàng năm đảm bảo về số lượng, chất lượng và tiến độ thực hiện. Trong đó, cần tập trung thể chế kịp thời những quan điểm, định hướng cải cách về hoạt động tư pháp và bổ trợ tư pháp góp phần vừa tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước vừa đáp ứng yêu cầu hoạt động tố tụng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2.3. Các ngành cấp tỉnh, UBND huyện thị tập trung triển khai toàn diện, đồng bộ những mặt công tác kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo Chỉ thị số 02/2006/CT-UBND ngày 12/01/2006 của UBND tỉnh. Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành giúp UBND các cấp kiểm tra một số lĩnh vực bức xúc có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân và địa bàn có số lượng ban hành văn bản lớn. Kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị xử lý những văn bản trái pháp luật đã được phát hiện.
2.4. Gắn công tác kiểm tra, quan tâm duy trì và nâng cao hiệu quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL. Trước mắt, tập trung hoàn thành công tác rà soát văn bản QPPL giai đoạn 2001-2005; rà soát văn bản QPPL kinh tế phục vụ việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và gia nhập WTO; rà soát văn bản QPPL dân sự theo kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 726/2006/QĐ-UBND ngày 03/3/2006, Quyết định số 4877/2005/QĐ-UBND ngày 14/12/2005 và Quyết định số 486/2004/QĐ-UBND ngày 10/12/2004 của UBND tỉnh. Kể từ tháng 4 năm 2006 ban hành công báo cấp tỉnh; hàng năm văn bản QPPL được tiến hành tập hợp hệ thống và 5 năm tập hợp hệ thống hóa theo lĩnh vực.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
3.1. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần phải đẩy mạnh và tập trung xuống cơ sở để thật sự đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân. Tổ chức sơ kết 3 năm và tiếp tục chỉ đạo thực hiện Quyết định số 2047/2004/QĐ-UBND ngày 11/6/2004 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với cán bộ đảng viên. Hoàn thành và tổng kết việc thực hiện Quyết định số 3841/2003/QĐ-UB ngày 03/11/2003 của UBND tỉnh về chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2003-2007, đồng thời triển khai chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn năm 2008-2012. Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện 4 Đề án của Chính phủ về Chương trình hành động quốc gia phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ nhân dân ở xã phường, thị trấn giai đoạn năm 2005-2010.
3.2. Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm phải bám sát chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ và HĐND, UBND để kịp thời phổ biến các văn bản pháp luật mới. Gắn với nhu cầu thực tế từng đối tượng, chú trọng đến các đối tượng liên quan đến lĩnh vực cải cách tư pháp, hợp tác đầu tư. Tập trung chỉ đạo đổi mới và nhân rộng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, gắn với đầu tư phát triển hình thức phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mạng máy tính.
3.3. Thường xuyên củng cố kiện toàn về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp chương trình phổ biến giáo dục pháp luật ở các cấp. Củng cố và tăng cường đội ngũ báo cáo viên pháp luật ngay tại địa bàn cơ sở và trong các cơ quan quản lý Nhà nước ở từng cấp. Triển khai thực hiện tốt chính sách phục vụ cho công tác củng cố nâng chất lượng hòa giải ở cơ sở theo Quyết định số 3870/2005/QĐ-UBND ngày 12/10/2005 của UBND tỉnh, đảm bảo tỷ lệ các vụ việc hòa giải thành từ 75% trở lên.
4. Công tác thi hành án dân sự (THADS):
4.1. Không ngừng củng cố và phát huy vai trò Ban chỉ đạo thi hành án dân sự ở 2 cấp, tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 08/9/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 3840/2003/QĐ-UB ngày 10/11/2003 của UBND tỉnh. Đến năm 2008 toàn tỉnh tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác THADS.
4.2. Hàng năm, Sở Tư pháp và Thi hành án dân sự tỉnh tham mưu UBND tỉnh với nhiều giải pháp sáng tạo, hữu hiệu; duy trì việc huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống Chính trị tập trung thúc đẩy làm chuyển biến mạnh mẽ, phấn đấu đến năm 2010 công tác THADS đi vào nề nếp cơ bản. Trước mắt, cần tổ chức nhiều đợt cao điểm vận động quần chúng THADS nhất là địa bàn trọng điểm. Cần tập trung vào số vụ việc nổi cộm, phức tạp; diện được miễn giảm; giải quyết theo luật nhằm giảm đáng kể lượng án tồn đọng kéo dài. Đảm bảo tỷ lệ THADS toàn tỉnh đều đạt chỉ tiêu quy định.
4.3. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về THADS và giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc chức năng quản lý Nhà nước ở các cấp gắn với hoạt động giám sát của HĐND, kiểm sát việc thi hành pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân và công tác chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy Đảng. Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa UBND cấp huyện và Sở Tư pháp, giữa Phòng Tư pháp và các cơ quan THADS nhằm quản lý tốt về tổ chức cán bộ và hoạt động THADS.
5. Công tác bổ trợ tư pháp:
5.1. Sở Tư pháp phối hợp Đoàn luật sư Long An xây dựng và triển khai Đề án phát triển đội ngũ luật sư giai đoạn 2006-2010 theo định hướng chiến lược cải cách tư pháp cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động tư vấn, tranh tụng của luật sư. Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động của Đoàn luật sư và các Văn phòng, Chi nhánh Văn phòng luật sư để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương và nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và nhân dân.
5.2. Sở Tư pháp khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động giám định tư pháp, nhằm thực hiện Pháp lệnh giám định tư pháp và Nghị định 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ. Trong năm 2006, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Văn hóa thông tin, Sở Tài chính, Sở Y tế, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh giải thể tổ chức giám định văn hóa; thành lập Phòng giám định pháp y hoặc Trung tâm pháp y phù hợp với điều kiện, khả năng hiện nay; củng cố, tăng cường năng lực và điều kiện làm việc của đội ngũ giám định ở các lĩnh vực đã có, đồng thời phát triển đội ngũ giám định viên ở các lĩnh vực mới như Xây dựng, Môi trường, Tài chính, đủ về số lượng và chất lượng phục vụ cho yêu cầu tố tụng cần thiết hiện nay. Hàng năm các ngành tập trung chỉ đạo củng cố, kiện toàn phù hợp với lộ trình chiến lược cải cách tư pháp của tỉnh giai đoạn 2006-2010 đã đề ra.
6. Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác:
6.1. Thực hiện Chỉ thị số 37/2004/QĐ-TTg ngày 18/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 09/CP và chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn năm 2005-2010, Công an tỉnh chủ trì phối hợp các Sở ngành và UBND huyện, thị tập trung quán triệt, triển khai thực hiện các kế hoạch số 372 và 377/KH-UBND ngày 24/01/2005 của UBND tỉnh về đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm có tính quốc tế, tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên giai đoạn năm 2006-2010.
6.2. Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp các Sở ngành và UBND huyện, thị tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 11/2006/QĐ-UBND ngày 06/4/2006 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
Sở Tài chính phối hợp các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động của tỉnh về thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
6.3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn năm 2006-2010.
6.4. Tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình hành động phải tập trung vào chiều sâu, có trọng tâm trọng điểm, phối hợp đồng bộ với các chương trình mục tiêu quốc gia khác. Phát huy sức mạnh tổng hợp các cấp, các ngành, các lực lượng, tổ chức Chính trị, Đoàn thể trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, liên tục mở đợt tấn công cao điểm nhằm thực hiện các mục tiêu giảm từng loại tội phạm và vi phạm khác. Phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử đúng người đúng tội, đúng pháp luật, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
7. Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp:
Tiếp tục thực hiện chương trình phát huy nguồn nhân lực của tỉnh, có chính sách thu hút, điều động, luân chuyển, hỗ trợ cán bộ tư pháp đi học. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ các chức danh tư pháp; phối hợp tổ chức các lớp Đại học luật vừa học vừa làm để chuẩn hóa và tạo nguồn cán bộ tư pháp. Phấn đấu đến năm 2010 đủ cán bộ cho các cơ quan tư pháp cấp huyện và đáp ứng yêu cầu hoàn thành tăng thẩm quyền cho cấp này vào năm 2009.
8. Bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động tư pháp:
Thực hiện lộ trình chiến lược cải cách tư pháp của tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp hỗ trợ các cơ quan tư pháp tỉnh tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện làm việc để xây dựng Đề án đề nghị cơ quan tư pháp Trung ương đầu tư cho ngành. Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh bảo đảm điều kiện về đất xây dựng, hỗ trợ kinh phí hoạt động, mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho các cơ quan tư pháp. Phấn đấu đến năm 2010 các cơ quan tư pháp nhất là cấp huyện có đủ trụ sở, kho vật chứng, phương tiện làm việc và cơ sở tạm giam, tạm giữ theo tiêu chuẩn quy định.
III. Tổ chức thực hiện:
Trên cơ sở nội dung nhiệm vụ được phân công các Sở ngành có liên quan và UBND huyện, thị cụ thể hoá kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.
Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức Đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp cùng các ngành chức năng của tỉnh thực hiện có hiệu quả.
Sở Tư pháp, Công an tỉnh có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nầy, kịp thời đề xuất UBND tỉnh xử lý những vướng mắc và định kỳ báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.