BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2005/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2005 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng Số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Danh mục giống cây lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh”, bao gồm 5 loại sau:
1) Các giống được công nhận và giống từ các rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng được công nhận.
2) Giống của các loài được phép sản xuất, kinh doanh nhưng tối thiểu phải có nguồn giống là rừng chuyển hoá hoặc có các cây mẹ được công nhận.
3) Giống của các loài được phép sản xuất, kinh doanh nhưng phải có nguồn giống từ các lâm phần tuyển chọn.
4) Giống của các loài được phép sản xuất, kinh doanh không cần có nguồn giống được công nhận.
5) Các giống được phép kinh doanh qua nhập khẩu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan tới sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP |
GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT KINH DOANH
(Ban hành kèm theo quyết định số 14/2005/QĐ-BNN ngày 15 tháng 3 năm 2005)
1. Các giống được công nhận và giống từ các rừng giống, vườn giống, vườn cây đầu dòng được công nhận
a) Giống các loài bạch đàn
- Bạch đàn urophylla:
+ Các dòng PN14 (trồng đại trà); W4,W5, U6 (trồng thử nghiệm trên diện rộng); PN10, PN46, PN47 (vùng Trung tâm).
+ Các xuất xứ Lembata, Egon, Lewotobi.
- Bạch đàn lai: các tổ hợp lai U29E1, U29E2, U29C3, U29C4, U29U24, U29 U26, U15C4, U30E5 (giống mới).
- Bạch đàn tereticornis: Các xuất xứ Sirinumu, Orobay, Laura river
- Bạch đàn brassiana: Xuất xứ Jackey Jackey.
- Bạch đàn camaldulensis:
+ Các xuất xứ Katherine, Kennedy river, Morehead river, Petford area, Gibb river.
b) Giống các loài keo
- Keo lai: Các xuất xứ BV10, BV16, BV32 (trồng đại trà); BV5, BV27, BV29, BV33 ( khảo nghiệm trên diện rộng); TB03, TB05, TB06, TB12 (trồng thử trên diện rộng tại các tỉnh phía Nam), KL2 ( trồng ở Đông Nam bộ.
- Keo vùng thấp:
+ Acacia crassicarpa: các xuất xứ Mala, Periden, Dimisisi;
+ Acacia mangium: các xuất xứ Pongaki, Cardwell, Iron range;
+ Acacia auriculiformis: các xuất xứ Coen river, Mibini, Morehead river.
- Keo vùng cao:
+ Acacia mearnsii: các xuất xứ Bodalla, Nowra, Nowa nowa, Berriva;
+ Acacia irrorata: các xuất xứ Mt. Mee, Bodala;
+ Acacia melanoxylon: xuất xứ Mt. mee.
c) Giống loài phi lao: các dòng 601, 701 (TT2.6, TT2.7).
d) Giống các loài tràm
- Tràm ta (Melaleuca cajuputi): các xuất xứ 7V05 (Tịnh Biên-An Giang), 7V01 (Mộc Hoá-An Giang), 7V07 (Vĩnh Hưng-Long An);
- Tràm úc:
+ Melaleuca cajuputi: các xuất xứ Bensback PNG, Kuru PN;
+ Melaleuca leucadendra: các xuất xứ Weipa QLD, Rifle CK.QLD, Cambridge G.WA, Kuru PNG.
e) Giống các loài thông
- Thông caribaea var. hondurennnsis: các xuất xứ Cardwell (vùng trồng Đại Lải, Hà Tây); Byfield (vùng trồng Đông Hà, Pleku, Lang Hanh, Sông Mây); Poptun2 (vùng trồng Đông Hà); Poptun3 (vùng trồng Sông Mây, Đại Lải); Alamicamba (vùng trồng Pleyku, Lang Hanh).
- Thông 2 lá:
+ Giống thông nhựa (vùng cao) từ vườn giống vô tính ở Di Linh của Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên
+ Giống thông nhựa (vùng thấp) từ vườn giống vô tính ở Bố Trạch của Xí nghiệp Giống lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ.
- Giống thông 3 lá từ vườn giống vô tính, rừng giống hữu tính (Xuân Thọ-Lâm Đồng) ở Xí nghiệp Giống Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên .
f) Cách thức và thủ tục tiến hành
Khi muốn kinh doanh chủ sản xuất kinh doanh phải chứng minh được mình có các loại giống này và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về các loại giống sẽ sản xuất kinh doanh, địa điểm, khối lượng và dự kiến nơi cung cấp.
2. Giống của các loài đựơc phép sản xuất, kinh doanh nhưng tối thiểu phải có nguồn giống là rừng chuyển hoá hoặc có các cây mẹ được công nhận
2.1 Danh mục các loài cây tối thiểu phải có nguồn giống là rừng giống chuyển hoá
1) Quế (Cinamomum cassia Bl)
2) Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh . et de Vries)
3) Lát hoa (Chukrasia tabularia A. Juss)
4) Lim xanh (Erythrophloeum fordii)
5) Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet)
6) Thông 3 lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon)
7) Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb)
8) Keo tai tượng ( Acacia mangium )
9) Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis Wild )
10) Bạch đàn camaldulensis (Eucalyptus camaldulensis Dehanh )
11) Bạch đàn tereticorrnis (Eucalyptus tereticornis San )
12) Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst et Forst f)
13) Mỡ (Mangletia conifera Dandy )
14) Sa mộc ( Cuninghamia lanceolata (Lumb.). Hook)
15) Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre)
16) Tếch (Tectona grandis L.)
17) Đước ( Rhizophora apiculata )
18) Tràm cừ (Melaleuca leucadendra L.)
19) Xoan chịu hạn ( Azedarachta india), tên gọi khác là Neem
20) Dầu rái ( Dipterocarpus alatus Roxb. Ex. G.Don )
21) Sao đen (Hopea odorata Roxb )
2.2 Danh mục giống của các loài được phép tiếp tục sản xuất, kinh doanh có nguồn giống là rừng chuyển hoá đã được công nhận
a) Giống bồ
- Giống bồ đề từ rừng giống chuyển hoá ở Hàm Yên của Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh.
b) Giống thông
- Giống thông 3 lá từ rừng giống chuyển hoá ở Xuân Thọ-Đà Lạt-Lâm Đồng của Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Tây Nguyên
- Giống thông nhựa vùng thấp từ rừng giống chuyển hoá ở Bố Trạch của Xí nghiệp giống Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ.
c) Giống keo Acacia mangium: Giống từ rừng giống chuyển hoá ở Hàm Yên của Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh.
d) Giống bạch đàn
- Bạch đàn camaldulensis: Giống từ rừng giống chuyển hoá tại Bình Sơn, Quảng Ngãi.
- Bạch đàn urophylla:
- Giống từ rừng giống chuyển hoá tại Thác Bà của Trung tâm ngiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh.
2.3 Cách thức và thủ tục tiến hành
Đối với các loài thống kê ở Mục 2.1 nhưng chưa có rừng giống được chuyển hoá, nếu muốn được sản xuất, kinh doanh giống thì chủ kinh doanh phải tiến hành các thủ tục sau:
a) Năm 2005, làm các thủ tục đăng ký rừng giống với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chỉ rõ loài cây, địa danh, diện tích, loại rừng, các chỉ tiêu lâm sinh, khả năng cung cấp giống…). Sở kiểm tra và ra quyết định cho phép sản xuất kinh doanh tạm thời.
b) Từ năm 2006, phải tiến hành các biện pháp chuyển hoá theo quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống chuyển hoá (QPN 16-93, ban hành kèm theo quyết định số 804/QĐKT ngày 02/11/1993 của Bộ Lâm nghiệp) hay theo các quy trình kỹ thuật chuyển hoá rừng giống cho từng loài đã được ban hành. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và ra quyết định công nhận, trong quyết định phải thể hiện loài cây, diện tích, địa điểm, các chỉ tiêu lâm sinh và đặc biệt là khối lượng hạt có khả năng thu hoạch. Sau khi có quyết định công nhận, chủ rừng được phép sản xuất kinh doanh chính thức.
c) Việc công nhận nguồn giống mới và bãi bỏ nguồn giống không đạt yêu cầu được tiến hành thường xuyên.
2.4 Giống của các loài cây được phép sản xuất kinh doanh nhưng phải có cây mẹ được công nhận (hoặc có rừng giống chuyển hoá như ở mục 2.1)
a) Danh mục giống của các loài
1) Trám trắng lấy quả ( Canarium album (Lour.) Raeusch)
2) Quế ( Cinamomum cassia (L.) J. Presl)
3) Thảo quả ( Amomum aramaticum)
4) Sở (Camelia oleosa)
5) Sấu ( Dracontomelum mangiferum Bl.)
6) Dẻ lấy hạt (Castanopsis indica )
7) Hồi (Illicium verum Hook.f )
8) Các loài cây thuộc các mục 1, 2.1 và 3 nếu các chủ rừng có cây mẹ được công nhận cũng được phép kinh doanh.
b) Cách thức và thủ tục tiến hành.
- Năm 2005 các chủ sản xuất kinh doanh làm các thủ tục đăng ký với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về số lượng cây giống, địa danh, các chỉ tiêu đo đếm của các cây mẹ..., khối lượng giống có khả năng sản xuất.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra và tiến hành công nhận. Trong quyết định công nhận phải ghi rõ số lượng, mã số cây, vị trí, các chỉ tiêu đo đếm cây, số lượng hạt giống có khả năng cung cấp của từng chủ nguồn giống.
- Từ năm 2006 chỉ được phép sản xuất kinh doanh giống từ các cây mẹ đã được công nhận.
- Việc công nhận cây mẹ mới và bãi bỏ cây mẹ không đạt yêu cầu được làm thường xuyên.
3. Giống của các loài được phép sản xuất kinh doanh nhưng phải có lâm phần được tuyển chọn.
a) Danh mục giống của các loài
1) Sang lẻ (Lagerstroemia calyculata kuruz)
2) Cọ phèn ( Pastrium serratum Engl)
3) Huỷnh ( Tarietia javanica Bl.)
4) Giổi xanh (Michelia mediscris Dandy)
5) Chò chỉ ( Parasorea chinensis Wang Hsie)
6) Dó trầm (Aquilaria crossna Piere)
7) Vạng ( Endospermum chinense Beth )
8) Vối thuốc (Schima wallichii Choisy)
b) Cách thức và thủ tục tiến hành.
- Đối với các lâm phần tuyển chọn đã được công nhận được tiếp tục sản xuất kinh doanh.
- Đối với các loài thống kê nói trên nhưng chưa có nguồn giống được công nhận thì chủ sản xuất kinh doanh phải làm các thủ tục đăng ký với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chỉ rõ loài cây, địa danh, diện tích, loại rừng, các chỉ tiêu lâm sinh, khả năng cung cấp giống....). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra và ra quyết định cho phép sản xuất kinh doanh.
- Từ năm 2006 trở đi, đối với các loài cây trong Mục 3 chỉ được phép sản xuất kinh doanh khi có quyết định công nhận nguồn giống được tuyển chọn.
- Khuyến khích chủ sản xuất kinh doanh tác động các biện pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng của các lâm phần tuyển chọn.
4. Giống của các loài cây được phép sản xuất, kinh doanh không cần có nguồn giống được công nhận.
a) Tiêu chí lựa chọn
- Các loài cây trồng ít phổ biến nhưng có trong danh mục loài cây trồng rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Các loài cây trồng với diện tích nhỏ (khối lượng giống tiêu thụ ít, không đủ bù đắp đầu tư xây dựng rừng giống).
- Các loài cây chưa nắm chắc kỹ thuật gây trồng.
- Các loài cây chưa có quần thụ hoặc không có khả năng tạo thành quần thụ rừng trồng.
- Các loài cây còn rất ít cá thể hoặc mọc rất phân tán trong rừng tự nhiên.
- Các loài cây chỉ trồng với mục đích đơn thuần phòng hộ.
- Các loài cây thuộc họ tre nứa.
b) Danh mục giống các loài cây không có nguồn giống được công nhận
Tất cả các loài cây khác, không thuộc các loài đã quy định tại Mục 1, 2 và 3 nhưng có trong danh mục loài cây được phép trồng rừng.
c) Cách thức và thủ tục tiến hành
Chủ sản xuất kinh doanh phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về giống các loài kinh doanh, địa điểm thu hái (tỉnh, huyện, xã), khối lượng sản xuất, dự kiến nơi cung cấp…, tự công bố tiêu chuẩn giống và chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình sản xuất.
5. Các giống được phép kinh doanh qua nhập khẩu
a) Tiêu chí lựa chọn
- Các dòng, các xuất xứ đã thử nghiệm cho kết quả tốt, được công nhận nhưng chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đủ giống cho yêu cầu trồng rừng.
- Các giống chưa được công nhận nhưng bước đầu đạt hiệu quả tốt (có hướng dẫn kỹ thuật gây trồng hoặc có mô hình thành công hoặc có đề tài nghiên cứu ) song chưa có khả năng sản xuất hoặc sản xuất không đủ giống cho yêu cầu trồng rừng. b) Danh mục giống được phép kinh doanh qua nhập khẩu.
- Tất cả các dòng, các xuất xứ đã được công nhận trong Mục 1.
- Các giống chưa được công nhận nhưng có triển vọng:
+ Lát Mexico ( Cedrela odorata)
+ Ngân hoa ( Grevillea robusta A. Cunn)
+ Giẻ mo li (lấy hạt)
+ Tre măng điềm trúc, lục trúc
c) Cách thức và thủ tục tiến hành: Chủ sản xuất, kinh doanh phải tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về loại giống nhập để kinh doanh, nơi nhập, khối lượng, nơi cung cấp./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.